Ý Kiến Của Các Doanh Nghiệp Kinh Doanh Lữ Hành: Các Giải Pháp


Bảng 4.12: Ý kiến của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành: Các giải pháp

để phát triển du lịch liên kết dọc theo hành lang kinh tế

Nội

Lạng Sơn – Hà


Các sản phẩm du lịch

Tổng số phiếu thu về

Tổng số ý

kiến đồng thuận

Tỷ lệ % đồng thuận

Các địa phương hợp tác liên kết để cho ra đời sản

phẩm du lịch hấp dẫn

91

89

97,8

Hình thành Hiệp hội du lịch trên phạm vi 4 địa phương

91

80

87,9

Hoàn thiện kết cấu hạ tầng phát triển du lịch

91

91

100

Xây dựng chính sách để

phát triển du lịch theo tuyến HLKT

91

86

94,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - 23

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả luận án, 2016

Bảng 4.13: Nhận định của khách du lịch được khảo sát về các biện pháp để phát triển tốt du lịch theo tuyến hành lang Lạng Sơn ­ Hà Nội

Các sản phẩm du lịch

Tổng số phiếu thu về

Tổng số ý kiến đồng

thuận

Tỷ lệ % đồng

thuận

Các địa phương cần liên kết để có các sản phẩm du lịch

độc đáo, hấp dẫn

618/618

491

79,4

Chính sách phát triển du lịch thông thoáng, không gây phiền

hà cho du khách

580/618

451

77,8

Các Công ty lữ hành tổ chức tốt các tour truyền thống, xây dựng

618/618

547

88,5


các tour mới




Tuyên truyền, quảng bá tốt các

sản phẩm du lịch liên kết dọc tuyến hành lang

518/618

370

71,4

Hoàn thiện kết cấu hạ tầng phát triển du lịch.

602/618

459

76,2

Phát triển nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cao

618/618

574

92,9

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả luận án, 2016

4.5.1. Đầu tư cho phát triển du lịch

* Lý do sdng gii pháp: Đầu tư đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với phát triển du lịch, để phát triển du lịch hiệu quả và bền vững trên tuyến HLKT thì cần phải vừa gia tăng vốn đầu tư cho phát triển du lịch vừa phải tiến hành đầu tư có trọng điểm và đồng bộ. Vốn đầu tư trực tiếp cho phát triển du lịch được phân bổ theo từng giai đoạn, từng hạng mục, tuy nhiên so với tổng số vốn đầu tư cho phát triển KTXH của lãnh thổ nghiên cứu còn chưa đáng kể, trong đó đầu tư cho phát triển các công trình hạ tầng kỹ thuật du lịch chiếm tỷ trong cao nhất, thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.14: Dự báo vốn đầu tư 4 địa phương dọc theo HLKT Lạng Sơn ­ Hà Nội

(Giá 2010)


Lĩnh vực đầu tư

2011­2016

2017­2025


Tổng số

HLKT

Tổng số

HLKT


Tổng đầu tư xã hội (Tỷ đồng)

5.800.405

3.886.270

7.540.525

5.278.365

Vốn đầu tư trực tiếp cho du lịch

141.472

388.625

414.730

545.230

Tỷ trọng so tổng đầu tư

2,4

10,0

5,5

15,0

1. Đầu tư nâng cấp các di tích

phục vụ du lịch so tổng đầu tư du lịch

51.867

145.734

145.155

217.692

% so tổng số

36,6

37,5

35,0

40

2. Đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật du lịch

83.497

226.568

228.100

244.904

% so tổng số

59,0

58,5

55,0

45

3. Đầu tư phát triển nhân lực

6.108

16.323

41.475

82.634

% so tổng số

4,4

4,0

10,0

15

Nguồn: Số liệu từ năm 2017 – 2025 là dự báo của tác giả (tính toán theo công thức số 6 tại chương 2); số liệu từ năm 2011­ 2016 là số liệu [47, 48, 49,

50]

Ghi chú: Tổng số: Tổng số trên địa bàn nghiên cứu; HLKT: Tổng hợp trên tuyến HLKT.

Theo tính toán và điều tra của tác giả luận án, trên cơ sở làm việc với các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của 4 tỉnh, thành phố (riêng Hà Nội là Sở Du lịch): Tổng số vốn đầu tư xã hội trên tuyến HLKT giai đoạn 2011 – 2016 chiếm khoảng


67% và giai đoạn 2017 – 2025 chiếm khoảng 70% tổng đầu tư phát triển của 4 địa phương.

* Ni dung gii pháp: Để có đủ vốn đầu tư cho phát triển du lịch cần đa dạng hóa cách thức, nguồn vốn đầu tư. Huy động tối đa các nguồn vốn đảm bảo nhu cầu đầu tư phát triển du lịch:

­ Hàng năm trên cơ sở khả năng ngân sách địa phương, ưu tiên vốn ngân sách đầu tư lập quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng đến các khu, điểm du lịch quốc gia và địa phương; đào tạo phát triển nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá du lịch trong và ngoài nước, hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch… Thực hiện lồng ghép các chương trình dự án mục tiêu quốc gia gắn với phát triển du lịch.

­ Đa dạng hóa các loại hình đầu tư; tạo cơ chế thuận lợi, thông thoáng cho các dự án đầu tư hạ tầng, kỹ thuật du lịch cho các khu du lịch quốc gia thông qua hình thức BT, BOT; đẩy mạnh xúc tiến, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Khai thác tốt các nguồn hỗ trợ quốc tế cho du lịch; kêu gọi các dự án hỗ trợ kỹ thuật từ nước ngoài cho một số lĩnh vực như: quy hoạch, quảng bá sản phẩm, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực du lịch…

­ Thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch để tạo nguồn lực lớn với đóng góp chủ yếu từ nguồn xã hội hóa, cơ chế sử dụng lấy hiệu quả làm trọng tâm, đề cao yếu tố hợp tác công tư; thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để tạo đột phá, tập trung vào một số địa bàn trọng điểm.

* Cơ

quan thực hiện giải pháp:

Các Sở

Văn hóa, Thể

thao và Du lịch

(riêng Hà Nội là Sở Du lịch), Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ban, ngành có liên quan.

4.5.2. Hợp tác, liên kết phát triển du lịch

4.5.2.1. Đối với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ du lịch

­ Đối với tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội nên thực hiện chế độ chi trả hoa hồng không chỉ đối với lĩnh vực khách sạn mà còn đối với cả lĩnh vực lữ


hành, nhà hàng. Theo kinh nghiệm thực thi chế độ chi trả hoa hồng của các khách sạn Hà Nội với các khách sạn của Ninh Bình thì nếu khách sạn của Hà Nội giới thiệu và đưa được khách du lịch đến khách sạn của Ninh Bình thì khách sạn Ninh Bình chi trả khoảng 2­3% tổng chi của du khách cho khách sạn của Hà Nội.

­ Các nhà cung ứng dịch vụ du lịch thuộc 4 địa phương Lạng Sơn, Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh nên ký thỏa thuận với nhau về hợp tác và liên kết cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Bản thỏa thuận nầy phải được sự chứng kiến, khuyến khích của chính quyền 4 địa phương và đôn đốc thực hiện.

­ Trước hết, các công ty lữ hành của 4 địa phương cần đứng ra phối kết hợp với chính quyền các địa phương tổ chức Hội nghị liên kết và ký thỏa thuận liên kết.

­ Các nhà cung ứng dịch vụ du lịch cần thống nhất với nhau về trang phục, văn hóa giao tiếp, văn hóa ẩm thực và chế độ ưu đãi đối với du khách để tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh và phối hợp phục vụ du khách với phong cách mới, tiêu chuẩn mới đủ sức hấp dẫn khách du lịch.

4.5.2.2. Đối với các địa phương

Cần thực thi hai nhóm công việc quan trọng:

* Nhóm công việc thứ nhất: Rà soát lại quy hoạch phát triển du lịch, xây dựng chính sách khuyến khích đủ hấp dẫn để phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn ­ Hà Nội.

* Nhóm công việc thứ hai: Để gia tăng liên kết phát triển du lịch, theo đề nghị của nhiều chuyên gia du lịch của các cơ quan trung ương và địa phương thì chính quyền các địa phương nên hỗ trợ 50% kinh phí xúc tiến du lịch; khoảng 15­ 20% lãi suất tín dụng cho các nhà đầu tư tư nhân vay vốn phát triển du lịch theo thỏa thuận tham gia liên kết.

­ Tác giả

đồng tình với đề

nghị

của các nhà quản lý du lịch

ở các địa

phương rằng, chính quyền các địa phương cần hỗ trợ lãi suất tín dụng khoảng 30% đối với đầu tư phát triển các hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn 4 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương.


­ Đẩy mạnh công tác xúc tiến thu hút đầu tư du lịch, quảng bá giới thiệu các sản phẩm du lịch đặc trưng nhằm thu hút khách du lịch đến với các điểm du lịch trên tuyến hành lang. Chính quyền các địa phương cần hỗ trợ 80% kinh phí quảng bá và tổ chức xúc tiến đầu tư phát triển du lịch.

­ Phát triển du lịch “mở

và thân thiện” và cho phép tổ

chức hệ

thống

tuyến, điểm du lịch với nhiều loại hình du lịch và các sản phẩm du lịch hấp dẫn, tương xứng với tầm vóc phát triển và vị trí du lịch của lãnh thổ trong chiến lược phát triển du lịch chung của cả nước.

­ Ưu tiên đầu tư và sớm đưa vào khai thác một số khu du lịch có ý nghĩa quan trọng như khu du lịch sinh thái Suối Mỡ, vui chơi giải trí Nhị ­ Tam Thanh ­ Núi Tô Thị và Thành nhà Mạc thành phố Lạng Sơn gắn với các hoạt động du lịch cửa khẩu, khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Mẫu Sơn, du lịch miền quan họ Bắc

Ninh, các khu du lịch ngoại thành Hà Nội… Kiến nghị chính quyền các địa

phương hỗ trợ 100% vốn đầu tư cải tạo các di tích và xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở các điểm, khu du lịch.

­ Tăng cường đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành du lịch (khách sạn, các hình thức và phương tiện vui chơi giải trí, cơ sở đào tạo đội ngũ nhân viên).

­ Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững các đô thị, nhất là các đô thị trung tâm và đô thị tinh, các điểm di tích, du lịch… Hợp tác bảo vệ môi trường, ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu trong lĩnh vực phát triển du lịch theo tuyến HLKT. Bảo vệ môi trường càng trở nên cấp thiết đối với hoạt động phát triển du lịch theo tuyến hành lang nhằm góp phần quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh của các cụm, điểm du lịch… vì định hướng tầm nhìn đến 2030 các đô thị toàn tuyến hành lang phải phát triển theo hướng “xanh, sạch, bản sắc và hiện đại”…

­ Liên kết các điểm đến du lịch đặc sắc dọc theo HLKT để hình thành nên các sản phẩm du lịch đặc thù có sức cạnh tranh cao, hấp dẫn du khách.


­ Phối hợp, liên kết để hình thành các tour du lịch kết nối các điểm du lịch, khai thác tối đa lợi thế tài nguyên du lịch của 4 địa phương, bao gồm tour du lịch nội địa, từ Hà Nội và vùng phụ cận lên du lịch Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn và đưa khách từ Lạng Sơn về du lịch Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội; nối tour cho khách quốc tế từ Hà Nội lên du lịch Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn; khai thác khách du lịch Trung Quốc, khách du lịch quốc tế đường bộ nối tour Trung Quốc ­ Việt Nam, khách du lịch đến từ các nước Đông Nam Á, Hàn Quốc, các nước Châu Âu... 4 địa phương cũng có thể liên kết xây dựng và khai thác các sản phẩm như: du lịch Kinh Bắc (du lịch nông thôn, du lịch làng nghề thủ công truyền thống, du lịch tín ngưỡng);

vòng cung Đông Bắc (du lịch sinh thái, du lịch trekking); du lịch biên giới, du lịch

miền quan họ, lồng ghép sản phẩm du lịch Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Hà Nội vào các chương trình du lịch miền Bắc và xuyên Việt (du lịch thăm quan biển, du lịch sinh thái – dân tộc, du lịch sinh thái – lịch sử, du lịch sinh thái – nông thôn)...

­ Lạng Sơn là tỉnh có đường biên giới với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), một trong những thị trường khách du lịch lớn của Việt Nam. Chính phủ hai nước đã ký các hiệp định hợp tác phát triển kinh tế song phương và đa phương như hợp tác hai hành lang một vành đai. Lạng Sơn thuận lợi là nằm trong vành đai phát triển kinh tế chung vì vậy vấn đề hợp tác quốc tế phát triển du lịch là hết sức quan trọng. Vì vậy,

cần có quan điểm hợp tác rõ ràng và xây dựng nội dung, hình thức hợp tác cụ thể:

Quan điểm hợp tác:

+ Bổ sung những hạn chế, phát huy những thế mạnh về du lịch vùng biên của mỗi quốc gia nhằm tạo được sức cạnh tranh chung về du lịch so với các lãnh thổ khác.

+Tôn trọng chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi trong hợp tác phát triển du lịch giữa các quốc gia, địa phương có chung đường biên giới.


Nội dung và chương trình hợp tác:

+ Hợp tác trong công tác điều tra tài nguyên, quy hoạch du lịch.

+ Hợp tác về bảo vệ môi trường du lịch.

+ Hợp tác trong phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng du lịch, đầu tư phát triển sản phẩm du lịch.

+ Xây dựng các chương trình du lịch chung của hai quốc gia về phát triển du lịch biên giới đường bộ.

+ Hợp tác trong quảng bá xúc tiến hình ảnh du lịch vùng biên như một điểm

đến.

Hình thức hợp tác: Một số hình thức hợp tác chủ yếu cần được xem xét

như cam kết hợp tác chính thức về du lịch giữa chính quyền hai tỉnh Lạng Sơn và Quảng Tây, hợp đồng liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch hai nước

với sự hỗ trợ của chính quyền các địa phương… Các hoạt động hợp tác phát

triển trên cần tiến hành từng bước có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với quy hoạch đồng bộ, đồng thời với việc xây dựng các cơ chế chính sách, các giải pháp chỉ đạo cụ thể [2].

Sự liên kết của tuyến du lịch trên tuyến Hà Nội, Bắc Giang, Lạng Sơn hay tuyến Thái Nguyên, Hải Dương, Quảng Ninh, Sơn La... bước đầu sẽ vấp phải sự cạnh tranh của nhiều vùng, miền, khu vực đã có mối quan hệ liên kết lâu dài có tiềm lực về du lịch, đây là một thách thức đặt ra cho ngành du lịch của các địa phương trong việc lựa chọn xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng miền, có sức cạnh tranh cao. Nhưng đây cũng chính là cơ hội cho ngành du lịch của các địa phương thử sức trên con đường hội nhập và phát triển, liên kết, lan tỏa ra các vùng kế cận và quốc tế để thấy vấn đề động hơn, toàn diện hơn. Một vùng, một dải hoặc một hành lang dù to, dù nhỏ nhưng không thể đóng kín trong sự liên kết của mình chỉ theo một tuyến hành lang.

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 02/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí