Xác Định Danh Mục Dự Án Ưu Tiên Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Hiệu Quả Và Bền Vững.


biệt là các hộ gia đình gắn với phát triển du lịch cộng đồng, du lịch ở vùng nông thôn, vùng xa.

­ Nhà nước có chính sách mở rộng việc kết nối phát triển du lịch giữa Lạng Sơn với Nam Ninh và một số khu vực ở Tây Nam Trung Quốc.

4.5.6.2. Hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển du lịch theo tuyến HLKT

­ Nghiên cứu ban hành cơ chế ưu tiên đầu tư hạ tầng khung các khu, điểm du lịch trọng điểm, chính sách hỗ trợ thuế đối với sản xuất hàng lưu niệm, du lịch quốc tế, du lịch gắn với nông thôn và nông nghiệp… Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh du lịch nhất là đầu tư các khu vui chơi giải trí hiện đại, các công viên chuyên đề. Tăng cường hỗ trợ tài chính và xã hội hóa hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch.

­ Tăng ngân sách nhà nước cho hoạt động xúc tiến quảng bá, thực hiện chương trình xúc tiến du lịch quốc gia. Kiện toàn hệ thống xúc tiến du lịch từ Trung ương đến địa phương; vai trò của các hiệp hội, doanh nghiệp trong công tác xúc tiến quảng bá du lịch. Ban hành các cơ chế hấp dẫn, hành lang pháp lý cụ thể để huy động các nguồn lực của doanh nghiệp du lịch, của xã hội tham gia hoạt động xúc tiến quảng bá về du lịch, theo đó cơ quan nhà nước thực hiện vai trò định hướng, tập hợp, kết nối, các doanh nghiệp triển khai cụ thể.

­ Chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch cần được quan tâm sát sao, vì đây là một trong những yếu tố quyết định chất lượng phát triển du lịch: Các địa phương cần hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo các doanh gia (nhà quản trị doanh nghiệp kinh doanh du lịch), hỗ trợ 30% kinh phí đào tạo lao động du lịch.Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo nghiệp vụ cho người lao động, cán bộ quản lý trong lĩnh vực du lịch, tổ chức các cuộc thi nâng cao tay nghề cho đội ngũ

nhân viên, cán bộ quản lý trong lĩnh vực du lịch, thường xuyên trau dồi kinh

nghiệm nghiệp vụ

cho người lao động, cán bộ

quản lý thông qua các chuyến

công tác, khảo sát, hội nghị, hội thảo về du lịch… chú trọng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực địa phương và ưu tiên sử dụng nguồn lao động này.


­ Chính sách VISA cho khách du lịch đến từ Trung Quốc qua cửa khẩu Lạng Sơn vào Việt Nam mà trước hết là theo tuyến HLKT Lạng Sơn ­ Hà Nội. Tạo điều kiện để các công ty kinh doanh lữ hành liên kết với các công ty lữ hành của Quảng Tây và một số địa phương của Trung Quốc gần Lạng Sơn.

­ Chính sách phát triển cluster du lịch (phân tích chu kỳ cluster chỉ ra rằng

mỗi khu vực đều có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh). Chính quyền các địa

phương cần hỗ trợ 100% kinh phí nghiên cứu lập dự án và tổ chức Hội nghị bàn bạc hình thành các cluster du lịch và chuỗi giá trị du lịch dọc tuyến HLKT. Đó là giải pháp phát triển bền vững du lịch trên cơ sở hình thành cluster và các chuỗi giá trị du lịch trên địa bàn, tập trung khuyến khích:

* Tạo ra sự ràng buộc và liên kết với các thành phần cốt lõi trong cluster du lịch bao gồm các công ty: kinh doanh vận chuyển, kinh doanh lưu trú, kinh doanh lữ hành liên kết với nhau để cung cấp những sản phẩm chất lượng cao với chi phí thấp cho du khách.

* Các thành phần cốt lõi liên kết với những ngành bổ trợ để nâng cao chất lượng sản phẩm và gia tăng giá trị cho khách hàng.

* Thiết lập mối liên kết với những nền tảng kinh tế quan trọng như cơ sở hạ tầng, cộng đồng dân cư và tài nguyên môi trường cho sự phát triển bền vững. Để phát triển cluster du lịch bền vững, điều quan trọng là phải xây dựng được mối liên kết và những ràng buộc giữa các thành viên. Sau đó, tạo ra những mối quan tâm chung giữa các thành viên bằng cách tạo ra sản phẩm chung.

* Cơ quan thc hin gii pháp: Các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (riêng Hà Nội là Sở Du lịch), Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ban, ngành có liên quan, Trung tâm xúc tiến Du lịch.

4.5.7. Xác định danh mục dự án ưu tiên phát triển du lịch theo hướng hiệu quả và bền vững.


* Lý do la chn gii pháp: Cần xác định các dự án ưu tiên cho phát triển du lịch vì đây là vấn đề then chốt để “hút” khách du lịch, “trải thảm đỏ”, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư du lịch.

* Ni dung gii pháp: Xem xét ban hành các chính sách ưu đãi cho dự án đầu tư phát triển du lịch như: Kéo dài thời gian thuê đất đến 70 năm; miễn tiền thuê đất đối với các dự án phi lợi nhuận; đơn giản hóa các thủ tục hành chính; hỗ trợ bồi

thường giải phóng mặt bằng. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp (tối thiểu

bằng cao nhất mức hiện hành). Miễn thị thực nhập cảnh cho khách du lịch quốc tế tại một số khu vực thông qua cơ chế đặc thù; nhà đầu tư được phép cư trú lâu dài, cùng thời gian với dự án đầu tư. Nghiên cứu mở rộng đối tượng khách được miễn visa đến một số thị trường khách du lịch nhiều tiềm năng như: Úc, Ấn Độ, New Zealand… Gia hạn thời gian miễn thị thực nhập cảnh đơn phương cho công dân các nước đang từ 01 năm lên 05 năm; tăng thời gian miễn thị thực nhập cảnh từ 15 ngày lên 30 ngày để phù hợp với nhu cầu của khách du lịch, nhất là khách du lịch từ thị trường xa như Tây Âu... [49].

Bảng 4.17: Dự kiến danh mục dự án ưu tiên phục vụ phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội

Tên dự án

Mục tiêu

Cơ quan tổ chức thực hiện

Khởi công và kết thúc

Dự kiến nhu cầu vốn (Tỷ đồng)

giá hiện hành

1. Cải tạo di tích phục vụ du lịch

­ Cải tạo di tích

Tam Thanh Lạng

Sơn

Nâng cấp di tích

UBND

Sơn

tỉnh

Lạng

2021­2025

120

­ Khu thành Luy

Lâu và thờ Tứ

Pháp ở Bắc Ninh

Quy hoạch, cải

tạo

UBND

Ninh

tỉnh

Bắc

2020­2025

85

2. Xây dựng khách sạn, nhà nghỉ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - 25


­ 2 Khách sạn 4­

5 sao ở Lạng

Sơn,

Xây dựng mới

UBND tỉnh Lạng Sơn

2018­2020

40­45

­ 10 khách sạn 3 sao ở Bắc Giang,

Bắc Ninh

Xây dựng mới

UBND các địa phương

2018­2022

150­180

­ 20 nhà nghỉ ở 4 địa phương phục

vụ Homstay

Cải tạo theo đăng ký của các

hộ gia đình

UBND các địa phương và các hộ

gia đình

2018­2021

100

3. Xây dựng các Trung tâm vui chơi, giải trí

­ 4 Trung tâm

nghệ thuật biểu diễn

Nâng cấp

UBND các địa

phương phối hợp xã hội hóa

2018­2025

100­120

­ Trung tâm văn hóa cung đình ở

Hà Nội

Xây mới ở Hà Nội

UBND Hà Nội phối hợp tư nhân

2020­2023

80­100

­ Trung tâm các cố đô

Xây dựng ở Bắc Ninh khu cố đô

UBND tỉnh Bắc Ninh phối hợp với UBND các tỉnh: Vĩnh Phúc, Thừa Thiên Huế, Hà Nội,

Phú Thọ

20202­

2025

50­70

­ Củng cố làng văn hóa các dân

tộc Việt Nam

Cải tạo, nâng cấp

Trung ương và UBND Hà Nội

2019­2022

150­200

4. Dự án nối dài các tour du lịch tới Nam Ninh và tới Hạ Long, Sầm Sơn

­ Dự án nối dài

tour tới Nam Ninh

Xây dựng và trao đổi

UBND Lạng Sơn làm đầu mối

2019­2020

15­20

­ Dự án nối dài tour tới Sầm Sơn

UBND các địa phương

UBND Hà Nội làm đầu mối

2019­2020

10­12

­ Dự án nối dài tour tới Sầm Sơn

UBND các địa phương

UBND Hà Nội làm đầu mối

2019­2020

10­12


5. Phát triển ẩm thực đặc trưng

­ Dự án ẩm thực Hà Thành

Phát triển các

món ăn nổi tiếng của Hà Nội

Hiệp hội khách sạn

phối hợp với UBND thành phố Hà Nội

2018­2020

10

­ Dự án ẩm thực Lạng Sơn

Phát triển các

món ăn nổi tiếng của Lạng Sơn

Hiệp hội khách sạn

phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn

2018­2020

10

Nguồn: Tác giả (có tham khảo dự án phát triển du lịch của các địa phương thuộc lãnh thổ nghiên cứu)

* Cơ quan thc hin gii pháp: Các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (riêng Hà Nội là Sở Du lịch), Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ban, ngành có liên quan, Trung tâm xúc tiến Du lịch.

4.6. Đánh giá hiệu quả phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội đến năm 2025

Đánh giá hiệu quả có thể đạt được khi phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn ­ Hà Nội là việc tương đối khó nhưng tác giả đã cố gắng tiến hành.

* Căn cứ tính toán:

­ Các kết quả dự báo về một số chỉ tiêu tổng hợp đối với phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội đến 2025 của tác giả.

­ Tham khảo các chỉ số tính toán của hai Đề án quy hoạch phát triển tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng (với hệ số hiệu quả khoảng 1,79 lần so với thời kỳ trước) và tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội –

Hồ Chí Minh – Mộc Bài (với hệ số

hiệu quả

khoảng 2,3 lần so với thời kỳ

trước) của Viện Chiến lược phát triển đã công bố vào năm 2007 và 2010.

* Phương pháp tính toán: Theo các công thức tính toán đã trình bày ở chương

2.

4.6.1. Đánh giá khái quát

Hiệu quả phát triển du lịch theo tuyến hành lang là hiệu quả tổng hợp do phát triển du lịch theo tuyến hành lang mang lại cho nền kinh tế xã hội, cho các địa phương tham gia phát triển theo tuyến hành lang du lịch. Nó bao gồm ba mặt: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.


Bảng 4.18: Lợi ích của phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế và không theo tuyến hành lang kinh tế

Phát triển du lịch không

theo tuyến HLKT

Phát triển du lịch theo tuyến HLKT

Có 2 điểm, 2 đô thị trung

­ Kết nối các điểm du lịch dọc HLKT, xây dựng các tour du lịch kết nối, phát huy được các lợi thế so sánh về du lịch giữa các địa phương…

­ Địa phương có hoạt động du lịch phát triển lôi kéo, thúc đẩy địa phương kém hơn…

­ HLKT sẽ tạo điều kiện cho đầu tư, hợp tác thương mại, du lịch… giữa các địa phương, vừa hỗ trợ, vừa thu hút lẫn nhau. Liên kết giúp đỡ nhau thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển.

­ Tăng cường mối giao lưu KTXH trong đó có du lịch giữa các vùng

­ Tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi lao động, phát triển thương mại, du lịch giữa các quốc gia, giúp tăng cường thu nhập, cải thiện đời sống dân cư, xóa đói giảm nghèo, cho các nước còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là vùng biên giới.

==> ­ Số ngày lưu trú trên tuyến nhiều hơn

­ Doanh thu du lịch cao hơn

­ Hiệu quả du lịch cao hơn

­ Phát triển du lịch bền vững hơn

tâm – du lịch đầu và cuối

(điểm đi và điểm đến)

­ Phát triển du lịch tự phát,

các địa phương không liên

kết được với nhau... phát

triển chênh lệch.

­ Các địa phương không

phát huy được các lợi thế

so sánh của mình trong

phát triển du lịch.

==>

­ Số ngày lưu trú trên

tuyến ít hơn

­ Doanh thu du lịch ít hơn

­ Hiệu quả du lịch thấp

hơn

­ Phát triển du lịch kém

bền vững hơn


Nguồn : Tác giả đề xuất


4.6.2. Đánh giá theo chỉ tiêu

Phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội có thành công hay không phải căn cứ vào hiệu quả phát triển du lịch trên toàn tuyến. Căn cứ vào


những quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội và giải pháp phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội có thể dự báo một số chỉ tiêu về phát triển du lịchtrên tuyến đến năm 2025 như sau:

Bảng 4.19: Dự báo một số chỉ tiêu về hiệu quả phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội

Đơn vị: %


Chỉ tiêu

2016

2020

2025

1. Tốc độ tăng doanh thu du lịch.

6,9

7,5

8,5­9,0

Tỷ lệ đóng góp của du lịch theo tuyến HLKT

30,9

34

40

2. Năng suất lao động du lịch, tính theo doanh thu

56,6

74

155­160

Tỷ lệ đóng góp của du lịch theo tuyến HLKT

31,8

35,5

45

3. Tỷ trọng GTGT trong doanh thu

35,7

40

50­55

Tỷ lệ đóng góp của du lịch theo tuyến HLKT

36,1

40

50

4. Tỷ trọng GTGT du lịch trong tổng GRDP của

các địa phương

4,2

6,5

14­15

5. Tỷ trọng lao động du lịch trong tổng lao động

xã hội của các địa phương

2,8

3,5

7­9

Nguồn:Tác giả đề xuất (trên cơ sở tính toán theo công thức số 1, 2, 3, 4, 6, 7 tại chương 2 luận án)

Dù là mới tính toán sơ bộ đã cho thấy, nếu thực hiện thành công định hướng, giải pháp phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội thì kết quả và hiệu quả đem lại là rất đáng kể. Tỷ trọng đóng góp của việc phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế ngày càng rõ nét hơn và ngày càng cao hơn. Vì thế, việc liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương dọc theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội là rất cần thiết và rất khả thi, chỉ có con đường này mới có thể đưa ngành du lịch của các địa phương phát triển nhanh chóng, tương xứng với tiềm năng vốn có của mình.

Tiểu kết chương 4


1. Căn cứ vào các quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế chung của Đảng và nhà nước, của từng địa phương dọc tuyến HLKT, được phân tích, nghiên cứu gắn với lãnh thổ HLKT Lạng Sơn – Hà Nội (dọc quốc lộ 1A), tác giả luận án đề xuất những định hướng và giải pháp phát triển phát triển du lịch dọc theo tuyến HLKT đến năm 2025. Các định hướng thể hiện rõ sự phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù (du lịch văn hóa – tâm linh, du lịch mua sắm, du lịch nghỉ dưỡng…), phát triển chuỗi giá trị du lịch trên cơ sở liên kết tự nguyện giữa các

chủ thể

cung

ứng dịch vụ du lịch, đẩy mạnh sự kết nối du lịch giữa các địa

phương trên phạm vi tuyến HLKT. Kết quả và hiệu quả phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội là rất đáng kể. Nhìn chung các chỉ tiêu hiệu quả đều tăng 2,5 ­ 3 lần so với giai đoạn trước 2016.

2. Để phát triển du lịch dọc theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội có hiệu quả, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp: Thứ nhất, đầu tư cho phát triển du lịch. Thứ hai, hợp tác, liên kết phát triển du lịch. Thứ ba, hình thành Hiệp hội du lịch trên phạm vi 4 địa phương. Thứ tư, hoàn thiện kết cấu hạ tầng phát triển

du lịch. Thứ năm, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao. thiện cơ chế, chính sách để phát triển du lịch theo tuyến HLKT.

Thứ sáu, hoàn

Thứ bẩy, xây

dựng danh mục dự vững.

án ưu tiên phát triển du lịch theo hướng hiệu quả


KẾT LUẬN

và bền


1. Luận án “Phát trin du lch theo tuyến HLKT Lng Sơn – Hà Ni” có cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn vững chắc. Hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện cả về lý luận và thực tiễn phát triển du lịch theo tuyến HLKT.

2. Luận án đã làm rõ nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về HLKT, phát triển du lịch theo tuyến HLKT, trong đó đã làm rõ nội hàm, bản chất của việc phát triển

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 02/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí