Có thể xây dựng một số tuyến du lịch liên kết trên phạm vi vùng như sau:
Tuyến du lịch theo quốc lộ 1A: Hà Nội – Bắc Ninh – Bắc Giang – Lạng Sơn: Thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế từ Hà Nội, các tỉnh phụ cận đến Bắc Giang và khách quốc tế từ các cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn)
– Trung Quốc đến tham quan du lịch trong nước.
Tuyến du lịch theo quốc lộ 279: Đồng Mỏ (Lạng Sơn) – An Châu (Sơn
Động, Bắc Giang) – Hạ Long (Quảng Ninh): phục vụ khách du lịch từ phía Bắc xuống, quácảnh tại An Châu và tham quan một số điểm du lịch thuộc vùng Đông Bắc của tỉnh từ 1 – 3 ngày.
Tuyến du lịch theo quốc lộ 37 và quốc lộ 31 (hiện nay đã hoàn thiện tuyến đường tâm linh): Thái Nguyên – Bắc Giang – Chũ (Lục Ngạn) – An Châu (Sơn Động, Bắc Giang) – Yên Tử, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh): thu hút khách du lịch từ các tỉnh phía Tây đi qua địa bàn tỉnh Thái Nguyên để tới tham quan các điểm du lịch của Bắc Giang và các điểm du lịch của tỉnh Quảng Ninh như: Chùa Yên Tử; thành phố Hạ Long.
4.5.3. Hình thành Hiệp hội du lịch trên phạm vi 4 địa phương
* Lý do lựa chọn giải pháp: Mục đích của Hiệp hội là liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau về kinh tế kỹ thuật về kinh doanh dịch vụ, tạo bình ổn thị trường, nâng cao giá trị chất lượng, sản phẩm du lịch, khả năng cạnh tranh trong và ngoài nước của hội viên; đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Hội viên. Vì vậy, việc thành lập các Hiệp hội du lịch trên 4 địa phương của lãnh thổ nghiên cứu là rất cần thiết.
* Nội dung giải pháp:
+ Hình thành Hiệp hội kinh doanh lữ hành
+ Hình thành Hiệp hội khách sạn
+ Hình thành Hiệp hội nhà hàng
+ Hình thành Hiệp hội vui chơi giải trí
Hiệp hội Du lịch của 4 địa phương duy trì đối thoại với các cơ quan quản lý các cấp nhằm phản ánh kịp thời những vướng mắc trong cơ chế chính sách có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động du lịch cùng như phản biện những dự thảo, chủ trương chính sách có liên quan trước khi các cấp có thẩm quyền phê chuẩn, ví dụ như các luật, nghị định, quyết định... của các cấp có thẩm quyền.
Để khuyến khích việc thành lập các Hiệp hội, chính quyền các địa phương cần hỗ trợ 1520% kinh phí hoạt động của các Hiệp hội này.
* Cơ
quan thực hiện giải pháp:
Các Sở
Văn hóa, Thể
thao và Du lịch
(riêng Hà Nội là Sở Du lịch), các sở, ban, ngành có liên quan, Trung tâm xúc tiến Du lịchcủa 4 tỉnh, thành phố.
4.5.4. Hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng du lịch
* Lý do lựa chọn giải pháp: Xây dựng tuyến hành lang có hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ. Đẩy mạnh giao thương và hợp tác phát triển giữa các tỉnh khu vực biên giới giữa hai nước Việt Nam Trung Quốc, phát huy vai trò quan trọng trong hợp tác kinh tế thương mại Trung Quốc ASEAN và là bộ phận quan trọng của toàn tuyến Nam Ninh Lạng Sơn Hà Nội Hải Phòng Quảng Ninh.
* Nội dung giải pháp: Để liên kết phát triển du lịch theo tuyến HLKT cần
ưu tiên một số việc sau đây:
Hoàn thiện tuyến cao tốc Hà Nội đường cao tốc từ Bắc Giang đi Lạng Sơn.
Lạng Sơn. Nhanh chóng xây dựng
Hoàn thiện các đoạn đường nối kết tuyến cao tốc với các diểm, khu du lịch dọc tuyến HLKT Lạng Sơn Hà Nội.
Dành khoảng 50% tổng vốn đầu tư phát triển du lịch theo tuyến HLKT để xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch theo tuyến HLKT này.
Hà Nội là đô thị có tính cạnh tranh tương đối khá và có vị thế trong khu vực và quốc tế. Hà Nội có ý nghĩa là trung tâm đa năng trong việc thúc đẩy tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội phát triển nhanh. Hà Nội có vai trò quan trọng trong các lĩnh vực: giao lưu khoa học, công nghệ, đào tạo, chữa bệnh, văn hóa, du lịch…
Xây dựng Hà Nội thành thành phố quốc tế với chức năng là Thủ đô của nước Việt Nam 100 triệu dân, là trung tâm kinh tế lớn của tuyến hành lang xuyên Á, trở thành trung tâm thương mại và lưu thông hàng hóa, trung tâm tài chính ngân hàng, và là đầu mối giao thông, trung tâm dịch vụ chất lượng cao, trung tâm thông tin liên lạc nối Trung Quốc với các nước ASEAN. Xây dựng Hà Nội thành cực tăng trưởng kinh tế có cơ cấu kinh tế hiện đại.
Vận hành tuyến Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội trước vì đây là tuyến đã hình thành, có đường bộ, đường sắt và cơ sở hạ tầng tốt. Tuyến này cần được đẩy mạnh hơn nữa về giao thương, phát triển du lịch nhất là du khách Trung Quốc đến Việt Nam.
Tuyến
quốc lộ
1A cơ
bản đã hình thành với hệ
thống đường tốt, hệ
thống cảng và sân bay dọc tuyến đáp ứng nhu cầu trước mắt. Tuy nhiên tuyến này cần phải nâng cấp để vận chuyển có thể nhanh hơn. Cải tạo đường sắt trên tuyến cũng là một vấn đề cần quan tâm. Cải tạo thành đường sắt đôi hay đường sắt tốc độ cao. Sau khi được Quốc hội thông qua thì Chính phủ cần phải đẩy mạnh việc xây dựng để có thể vận hành sớm hệ thống này.
Kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài thông qua việc thực hiện các dự án:
Vốn đầu tư trực tiếp (FDI): Có quy hoạch kêu gọi nguồn vốn FDI ít nhất 2
năm/lần, tổ
chức Hội nghị
kêu gọi đầu tư
nước ngoài vào lĩnh vực du lịch.
Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đối với các dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi như điều 15 Nghị định 51/1999/NĐCP về khuyến khích đầu tư trong nước; địa bàn ưu đãi có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, và đặc biệt khó khăn, như điều 16 nêu tại Nghị định 51/1999/NĐCP và Nghị định 35/2002/NĐCP và mức ưu đãi quy định tại điều 18 Nghị định 51/1999/NĐCP.
Kêu gọi nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), đặc biệt là từ 3 nhà tài trợ lớn là Ngân hàng Phát triển Thế giới (WB); Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB); tài trợ của Chính phủ Nhật Bản. Nguồn tài trợ này chủ yếu đầu tư vào
CSHT phát triển du lịch các quốc lộ trong tỉnh; trục giao thông chính; hệ thống đường, cấp điện, cấp nước vào các khu, điểm du lịch quốc gia..
Huy động vốn đầu tư của các doanh nghiệp và các tổ chức khác: Tạo điều kiện, cung cấp thông tin để các doanh nghiệp đầu tư vào các cơ sở kinh doanh nhà nghỉ, lữ hành, khu vui chơi giải trí… theo quy hoạch phát triển du lịch của địa phương; các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư toàn bộ hay tham gia đầu tư, hình thành các cơ sở đào tạo chuyên môn nghiệp vụ du lịch dân lập, bán công… phù hợp với xu hướng xã hội hoá đào tạo của ngành du lịch.
Đóng góp của cộng đồng: Thực hiện xã hội hoá phát triển du lịch để thu hút sự tham gia và phát huy sự đóng góp của cộng đồng bằng các nguồn lực khác nhau (vốn, lao động), khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động du lịch dưới các hình thức khác nhau; thực hiện xã hội hóa đầu tư bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh, các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch.
Quy hoạch kết cấu hạ tầng: Cơ bản giữ nguyên tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn
xe như hiện tại đồng thời đẩy nhanh tiến độ dự án xây dựng đường cao tốc Hà Nội Lạng Sơn, quy mô 4 làn xe. Cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội Lạng Sơn theo tiêu chuẩn quốc tế khổ 1435mm [8].
Bảng 4.15: Dự báo phát triển hạ tầng kỹ thuật du lịch tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nôi
Đơn vị | 2016 | 2020 | 2025 | |
1.Khách sạn, nhà nghỉ | Khách sạn | 1905 | 3.305 | 5.405 |
Lạng Sơn | “ | 105 | 176 | 230 |
Có thể bạn quan tâm!
- Dự Báo Tổng Hợp Sản Phẩm Du Lịch Theo Tuyến Hlkt
- Dự Báo Cơ Cấu Doanh Thu Du Lịch Theo Chuỗi Cung Ứng Dịch Vụ,
- Ý Kiến Của Các Doanh Nghiệp Kinh Doanh Lữ Hành: Các Giải Pháp
- Xác Định Danh Mục Dự Án Ưu Tiên Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Hiệu Quả Và Bền Vững.
- /08/2016 Về Kế Hoạch Phát Triển Ktxh 5 Năm 2016 – 2020 Của Thành Phố Hà Nội.
- How Do You Travel To Hanoi, Bac Ninh, Bac Giang And Lang Son?
Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.
“ | 25 | 50 | 105 | |
Bắc Ninh | “ | 35 | 150 | 280 |
Hà Nội | “ | 1740 | 2.929 | 4.790 |
2. Trung tâm văn hóa cung đình | Trung tâm | | | 1 |
3. Khu cố đô (Đô thị trung tâm cổ) | Khu | | | 1 |
4. Trung tâm văn hóa, giải trí | Trung tâm | 1 | 1 | 2 |
5. Nhà hát và Trung tâm biểu diễn nghệ thuật | Cơ sở | 8 | 12 | 20 |
6. Xe ô tô chuyên chở khách du lịch | Cái | 127 | 290 | 480 |
Nguồn: Số liệu các năm 2020, 2025 là dự báo của tác giả; số liệu 2016 là số liệu tại [47, 48, 49, 50]
* Cơ
quan thực hiện giải pháp:
Các Sở
Văn hóa, Thể
thao và Du lịch
(riêng Hà Nội là Sở Du lịch), Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ban, ngành có liên quan, Trung tâm xúc tiến Du lịch của 4 tỉnh, thành phố.
4.5.5. Phát triển nhân lực du lịch có chất lượng cao
* Lý do lựa chọn giải pháp: Nguồn lao động trong du lịch của 4 địa
phương sẽ có sự tăng trưởng cao trong vòng 12 năm tới, tuy nhiên phải quan tâm vấn đề đào tạo để nâng cao chất lượng lao động. Hà Nội sẽ đóng vai trò then
chốt, đào tạo lao động du lịch trên toàn tuyến với hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp có chất lượng cao.
* Nội dung giải pháp: Tập trung các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch: đảm bảo chất lượng, số lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch và hội nhập quốc tế. Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo về du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị giảng dạy đồng bộ, hiện đại; chuẩn hóa chất lượng giảng viên; chuẩn hóa giáo trình khung đào tạo du lịch. Xây dựng và ban hành khung trình độ nghề quốc gia trong lĩnh vực du lịch tương đương trong khu vực và quốc tế.
Bảng 4.16: Dự báo phát triển lao động du lịch của 4 địa phương dọc theo HLKT Lạng Sơn – Hà Nội
Đơn vị: 1000 người
2016 | 2020 | 2025 | |||||
Tổng số | HLKT | Tổng số | HLKT | Tổng số | HLKT | ||
1. Tổng lao động du lịch | 153,8 | 46,1 | 218 | 98 | 518,9 | 441,1 | |
Lạng Sơn | 19,1 | 5,7 | 26,5 | 11,9 | 63,1 | 53,6 | |
Bắc Giang | 17,1 | 4,8 | 24,5 | 17,1 | 58,3 | 49,6 | |
Bắc Ninh | 19,3 | 5,6 | 27,0 | 19,3 | 64,3 | 54,7 | |
Hà Nội | 98,3 | 30,9 | 140 | 98,3 | 333,2 | 283,2 |
44,1 | 33,9 | 76 | 60,8 | 378 | 320 | |
Tỷ trọng so tổng lao động du lịch, % | 28,7 | 34,7 | 34,9 | 50 | 72,8 | 90 |
2. Lao động quản lý | 12,5 | 3,8 | 22 | 17,6 | 60 | 51 |
Tỷ trọng so tổng lao động du lịch, % | 8,1 | 8,2 | 10,1 | 11,4 | 11,6 | 11,6 |
Nguồn: Số liệu các năm 2020, 2025 là dự báo của tác giả (tính toán theo công thức số 3 tại chương 2 luận án); số liệu 2016 là sốliệu [47, 48, 49, 50]
Ghi chú: Tổng số: Tổng số trên địa bàn nghiên cứu; HLKT: Tổng hợp trên tuyến HLKT.
Trên cơ sở làm việc với các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (riêng Hà Nội là Sở Du lịch), các công ty lữ hành và dựa vào điều tra, tính toán của tác giả luận án: Dự báo tổng lao động du lịch trên tuyến HLKT năm 2016 chiếm 30%, năm 2020 chiếm 45% và năm 2025 chiếm khoảng 65% tổng số lao động của lãnh thổ nghiên cứu.
* Cơ quan thực hiện giải pháp: Các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (riêng Hà Nội là Sở Du lịch), Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ban, ngành có liên quan.
4.5.6. Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển du lịch của nhà nước
* Lý do lựa chọn giải pháp: Hiện nay cơ chế và chính sách đối với các vùng lãnh thổ đặc biệt của nước ta còn rất hạn chế. Đối với hình thức TCLT là HLKT ở nước ta chưa có văn bản pháp lý quy định, chưa có quy chế, chính sách cho việc tổ chức và hoạt động, gây khó khăn trong việc tổ chức phối hợp, liên
kết phát triển. Để thực hiện được các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển cho các
HLKT trên cả nước nói chung và HLKT Lạng Sơn – Hà Nội nói riêng cần có cơ chế, chính sách một cách toàn diện, đồng bộ và hợp lí. Đồng thời các cơ chế
chính sách phải tạo ra các yếu tố đòn bẩy đủ mạnh cho sự phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng:
* Nội dung giải pháp:
4.5.6.1. Hoàn thiện chủ trương phát triển du lịch theo tuyến HLKT
Tăng cường quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch để vừa đảm bảo an ninh vừa đảm bảo thúc đẩy sự phát triển du lịch theo tuyến HLKT. Hàng năm cần tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phát triển du lịch, nhất là phát triển du lịch theo chuỗi giá trị. Tăng cường hoạt động quản lý Nhà nước đối với hoạt động du lịch, đặc biệt các công ty lữ hành, các khách sạn để giảm bớt những phàn nàn về chất lượng và giá cả dịch vụ cung ứng cho khách để đảm bảo sự hài lòng và công bằng cho khách du lịch. Phối hợp chặt chẽ với UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn mỗi địa phương để rà soát, xác định danh mục cụ thể các dự án, công trình phát triển du lịch có tính khả thi cao, mời gọi đầu tư, bố trí nguồn lực đầu tư nhằm phát huy các giá trị tiềm năng khu/điểm du lịch của mỗi địa phương, thúc đẩy phát triển du lịch. Nghiên cứu, đề xuất thực hiện và tổ chức các hoạt động thiết thực để hỗ trợ thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, cá nhân tham gia phát triển du lịch. Hoàn thiện cơ chế chính sách, quy trình thủ tục và tăng cường các giải pháp tổ chức thực hiện để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều phối nhà nước về du lịch trên địa bàn; đẩy mạnh liên kết hợp phát triển phát triển du lịch với các địa phương trong nước và quốc tế.
Tăng cường công tác chỉ đạo triển khai quy hoạch; điều phối; kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch. Kiện toàn phát huy vai trò của Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch Thành phố. Tăng cường vai trò và năng lực quản lý nhà nước về du lịch của cấp huyện.
Xây dựng quy hoạch các Khu du lịch, điểm được định hướng phát triển thành khu, điểm du lịch quốc gia; khu, điểm du lịch địa phương theo trình tự tổng thể và từng khu chức năng.
Tiếp tục đổi mới doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực du lịch theo hướng cổ phần hóa toàn bộ phần vốn nhà nước; khuyến khích phát triển doanh nghiệp có thương hiệu mạnh; chú trọng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc