Dự Báo Tổng Hợp Sản Phẩm Du Lịch Theo Tuyến Hlkt


Về nguyên tắc, sản phẩm du lịch, giá cả chi cho thực hiện các tour du lịch, trình độ tổ chức du lịch và thái độ thân thiện của cơ quan nhà nước cũng như của người dân ảnh hưởng lớn đến khách du lịch. Vì thế việc xác định đúng đắn các sản phảm du lịch sẽ phát triển sẽ tạo ra sức hấp dẫn đặc biệt đối với khách du lịch, nhất là khách du lịch quốc tế. Căn cứ vào tiềm năng tài nguyên du lịch (cả tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn) và quan sát thực tiễn phát triển du lịch ở lãnh thổ nghiên cứu tác giả kiến nghị danh mục sản phẩm du lịch mang tính đặc sắc của vùng nghiên cứu có tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội chạy qua.

Bảng 4.8: Dự báo tổng hợp sản phẩm du lịch theo tuyến HLKT


Địa phương

Sản phẩm du lịch

Lạng Sơn

­ Du lịch kỳ quan thiên nhiên, du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng (Mẫu Sơn), du lịch tâm linh kết hợp du lịch văn hóa (ải Chi Lăng, đền Bắc Lệ…)

­ Du lịch Homestay, du lịch vùng biên, du lịch cửa khẩu, du lịch mua sắm, du lịch treckking

­ Nối dài tour du lịch sang Nam Ninh Trung Quốc

Bắc Giang

­ Du lịch văn hóa lịch sử (di tích Yên Thế, thành cổ Xương Giang)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - 21



­ Du lịch tâm linh văn hóa (Chùa Vĩnh Nghiêm – nơi lưu giữ văn pháp cổ Phật giáo)

­ Du lịch Homestay, du lịch sinh thái, du lịch leo núi, du lịch camping, du lịch lễ hội, du lịch nông thôn

Bắc Ninh

­ Du lịch di tích lịch sử (Khu di tích nhà Lý), du lịch làng nghề, du lịch miền quan họ, du lịch sinh thái, du lịch nông thôn

­ Du lịch tâm linh kết hợp văn hóa (Thành Luy Lâu và Trung Tâm tín ngưỡng Tứ Pháp: Pháp vũ, Pháp vân, Pháp lôi, Pháp điện)

­ Du lịch Homestay

Hà Nội

­ Du lịch di tích, văn hóa, lịch sử, danh thắng, bảo tàng(Hoàng Thành, chùa một cột, lăng Bác Hồ…, Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam)

­ Du lịch công trình kiến trúc và văn hóa (Tòa Nhà Quốc Hội, Trung tâm Hội nghị quốc gia, Trung tâm thương mại…), du lịch làng nghề, phố nghề, ẩm thực

­ Du lịch văn hóa, vui chơi giải trí, leo núi, du lịch võ thuật, du lịch chữa bệnh và phục hồi sức khỏe, du lịch mua sắm



­ Du lịch MICE, du lịch Nông nghiệp và trang trại (Ba Vì), du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cuối tuần

­ Nối dài tour du lịch tới Hạ Long và Sầm Sơn, Ninh Bình

Nguồn: Tác giả đề xuất

­ Phát huy thế mạnh cả về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn của các địa phương dọc HLKT Lạng Sơn – Hà Nội, phát triển mạnh các điểm và các tour du lịch mang sắc thái riêng, tạo ra sản phẩm du lịch phong

phú, đa dạng, hoạt động quanh năm, lưu giữ du khách dài ngày và thu hút du

khách đến nhiều lần… Đồng thời, cũng gắn du lịch văn hoá của tuyến hành lang với các trung tâm du lịch lớn của hai nước.

­ Phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng như: Tham quan nghiên cứu nền văn hóa các dân tộc Việt Nam; Tham quan nghiên cứu các hệ sinh thái điển hình, đa

dạng sinh học; Thể thao – mạo hiểm qua các lát cắt địa hình tiêu biểu, dọc các dòng sông lớn; Tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí ở các vùng cảnh quan đặc sắc…

Tăng cường sự hợp tác du lịch giữa các địa phương dọc tuyến và phát

triển đi vào chiều sâu: việc mở tuyến du lịch, việc hợp tác khai thác điểm du lịch, việc hợp tác tuyên truyền khuyến mại, việc đào tạo nhân lực cho du lịch…

Định hướng về sản phẩm du lịch là yếu tố quan trọng để phát triển du lịch bền vững, bởi mỗi điểm du lịch cần phải xây dựng những sản phẩm đặc thù nhưng đồng thời cần phải kết hợp với các sản phẩm khác để tạo nên sự gắn kết dọc theo HLKT, hình thành bản sắc du lịch đặc trưng của 4 địa phương dọc HLKT Lạng Sơn

– Hà Nội. Tuy nhiên, nếu so sánh về CSVCKT phục vụ du lịch của các địa phương


trong HLKT thì có sự chênh lệch vô cùng rõ rệt, Hà Nội là “đầu tàu” phát triển, lợi thế hơn hẳn các địa phương khác, Lạng Sơn là cửa ngõ biên giới đón khách du lịch, Bắc Ninh và Bắc Giang kém lợi thế hơn, do vậy khi xây dựng các tour du lịch cần lưu ý thực tế này, làm sao để du khách dừng chân ở các điểm du lịch của Bắc Giang, Bắc Ninh.

Trên tuyến hành lang, cần kết hợp các quan điểm về phát triển du lịch chất lượng cao, hướng tới thu hút khách chi trả cao là lưu trú dài, đặc biệt là

hướng phát văn hóa và sinh thái. Cần lựa chọn chiến lược ưu tiên phát triển

mạnh về sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng cao cấp. Một trong những định hướng quan trọng mà tuyến hành lang và ngành du lịch cần xác định là việc tạo dựng các liên kết sản phẩm. Nếu như các sản phẩm du lịch hiện nay phát triển ồ ạt nhưng trùng lặp và nghèo nàn về nội dung thì việc liên kết phát triển sẽ tạo ra được

những sản phẩm mạnh và phong phú để tạo được thành các sản phẩm điểm.

Theo tiến trình phát triển chung, các liên kết sẽ dần được hình thành trên cơ sở các lợi ích chung và trên cơ sở sắp xếp phát triển theo hướng hiệu quả và bền vững tạo ra khả năng cạnh tranh cao hơn.

4.4.2. Định hướng phát triển chuỗi giá trị du lịch

Chuỗi giá trị sản phẩm du lịch thực chất là sự kết nối, tương tác hỗ trợ lẫn nhau giữa các đối tượng sau: Công ty lữ hành, khách sạn, nhà hàng ăn uống, giao thông vận tải, mua sắm, thông tin du lịch, quản lý du lịch. Thể hiện ở sơ đồ sau:


Hình4.1: Sơ đồ hoạt động chuỗi giá trị du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn

– Hà Nội (TT: trung tâm)

Nguồn: Tác giả đề xuất phỏng theo sơ đồ 2.2 chương 2

Công ty kinh doanh lữ

hành giữ

vai trò nòng cốt trong việc hình thành

chuỗi giá trị du lịch. Nếu trên địa bàn nghiên cứu có nhiều công ty kinh doanh lữ hành thì Hiệp hội du lịch sẽ là người giữ vai trò “Nhà tổ chức chuỗi”. Các chủ khách sạn, nhà hàng, trung tâm vui chơi giải trí, ban quản lý các điểm tham quan, đơn vị vận tải, trung tâm thông tin và quảng bá du lịch, hải quan, vận tải, cơ quan cấp VISA… là những người tham gia chuỗi giá trị du lịch. Các chủ thể tham gia chuỗi giá trị cùng nhau chia sẻ lợi ích và cùng nhau chia sẻ rủi ro trong hoạt động cung ứng dịch vụ cho khách du lịch. Chính điều này tạo nên sự vững chắc của chuỗi giá trị du lịch. Tác giả luận án cho rằng, vấn đề mấu chốt của việc hình

thành chuỗi giá trị

du lịch là phân chia lợi ích, chia sẻ

rủi ro và chia sẻ

trách

nhiệm một cách công bằng. Đồng thời, nêu cao tinh thần thượng tôn cống hiến và phục vụ du khách cũng như coi trọng lợi ích quốc gia, địa phương và lợi ích của doanh nghiệp, không được triệt tiêu lợi ích của bất cứ chủ thể nào.

Chuỗi giá trị du lịch, chúng thay đổi theo thời gian, theo tiến bộ khoa học công nghệ và theo trình độ dân trí, trình độ quản lý của cơ quan nhà nước cùng thái độ của những cá nhân, tổ chức có liên quan. Chuỗi giá trị du lịch phát triển từ đơn giản tới phức tạp, từ kém hoàn chỉnh đến hoàn chỉnh, từ chất lượng thấp đến chất lượng cao [57].

Bảng 4.9: Ma trận liên kết trong chuỗi giá trị du lịch tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội


Trung tâm đô thị du

lịch

Đơn vị lữ hành

Khách sạn

Nhà hàng ăn uống

Trung tâm mua sắm

Trung tâm vui chơi, giải trí

Điểm đến du lịch

Lạng Sơn

*

*

+

+

*

+

Bắc Giang

+

+

+



+

Bắc Ninh

+

+

+



+

Hà Nội

*

*

+

+

*

+

Ghi chú: * Giữ vị trí nòng cốt trong quá trình liên kết; + Thực hiện vai trò tổ chức phối

hợp (Nguồn: Tác giả đề xuất)

Sự liên kết để phát triển du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội phải diễn ra cả theo chiều dọc và chiều ngang (xem hình 4.2):


Hình4.2. Sơ đồ liên kết chuỗi giá trị du lịch tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội

(Nguồn: Tác giả đề xuất)

­ Theo chiều dọc: đó là sự liên kết giữa các nhà cung ứng dịch vụ du lịch cùng chức năng (Các công ty lữ hành liên kết với nhau; Các khách sạn liên kết với nhau; Các chủ nhà hàng liên kết với nhau; Các trung tâm vui chơi giải trí liên kết với nhau; Các địa điểm tâm linh liên kết với nhau...)

­ Theo chiều ngang: Trên địa bàn mỗi địa phương các nhà cung ứng dịch vụ du lịch liên kết với nhau theo chuỗi giá trị du lịch. Gắn kết các chủ cung ứng dịch vụ một cách đồng bộ để phục vụ du khách tốt nhất và đem lại hiệu quả cao nhất cho tất cả các chủ thể và cho xã hội.

Theo sơ đồ trên, sự liên kết tồn tại theo cả chiều dọc (chuyên lĩnh vực) và chiều ngang (giữa các trung tâm du lịch theo địa bàn). Cụ thể là:

+ CTLH (công ty lữ hành): CTLH của Hà Nội và của Lạng Sơn giữ vai trò nòng cốt (nhà tổ chức chính).

+ KS (Khách sạn): KS của Hà Nội và của Lạng Sơn giữ vai trò nòng cốt

+ NH (nhà hàng ăn uống): Hệ thống nhà hàng liên kết với nhau để phục vụ du khách một cách tốt nhất, tránh trùng lắp gây nhàm chán.

+ TTMS (trung tâm mua sắm): Tại thành phố Lạng Sơn và Hà Nội sẽ có Trung tâm mua sắm phục vụ khách du lịch thỏa mãn nhu cầu của du khách đến Việt Nam từ nhiều quốc gia.

+ TTVCGT (trung tâm vui chơi giải trí): Tại thành phố Hà Nội, thành phố Lạng Sơn và TP. Bắc Ninh sẽ có một số Trung tâm vui chơi, giải trí, biểu diễn


nghệ thuật, xiếc mang bản sắc địa phương và thỏa mãn nhu cầu thưởng thức của du khách đến từ nhiều quốc gia.

+ ĐDDL (Điểm đến du lịch): Cả 4 trung tâm du lịch thuộc 4 địa phương đều gắn kết với các điểm đến du lịch đặc sắc: TP. Lạng Sơn gắn với các động

và đền thờ Mẫu, Khu du lịch Mẫu Sơn; TP. Bắc Giang gắn với chùa Vĩnh

Nghiêm và khu di tích Yên Thế; TP. Bắc Ninh gắn với khu di tích Nhà Lý, thành Luy Lâu và bốn chùa thờ tứ Pháp (chùa Dâu, Chùa Đậu, chùa Pháp Vân…), Hà Nội gắn với chùa Một Cột, Lăng Hồ Chí Minh, thành Cổ Loa, Viện bảo tàng…

Trong quá trình phát triển du lịch sẽ có sản phẩm du lịch này phát triển

trước

và có sản phẩm du lịch khác phát triển sau một chút. Việc xác định triển vọng các sản phẩm du lịch dựa trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh, lợi thế về du lịch. Hoạt động du lịch của một địa phương chịu sự tác động lớn của hoạt động du lịch của một quốc gia. Một quốc gia có tài nguyên du lịch phong phú, độc đáo và có du lịch phát triển mạnh mẽ thì du lịch của các địa phương sẽ có được ảnh hưởng tốt và ngược lại. Phải biết sản phẩm du lịch nào giữ vai trò chủ đạo và tương lai chúng phát triển ra sao để xác định sự phát triển của chuỗi giá trị.

Như vậy, việc gắn kết nhiều doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức ở nhiều lĩnh vực khác nhau, ở các địa phương dọc theo HLKT Lạng Sơn ­ Hà Nội bao gồm Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội trong việc phát triển du lịch có trách nhiệm. Đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững. Tuy các chủ thể tham gia chuỗi giá trị du lịch sẽ giảm tính tự do nhưng gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau. Chính sự phụ thuộc lẫn nhau thông qua các hợp đồng kinh tế tự nguyện tuy ràng buộc các chủ thể nhưng nó sẽ giảm thiểu sự phát triển tự phát, tránh bớt sự rủi ro cho các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau. Chính vì thế nó gia tăng sự phát triển bền vững.

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 02/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí