Dự Báo Cơ Cấu Doanh Thu Du Lịch Theo Chuỗi Cung Ứng Dịch Vụ,


Dựa trên tiềm năng, thế

mạnh, lợi thế

so sánh và hạn chế

của các địa

phương dọc theo HLKT Lạng Sơn ­ Hà Nội đối với phát triển du lịch và chuỗi giá trị du lịch, có thể dự kiến các sản phẩm du lịch và chuỗi giá trị du lịch phát triển theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội gắn với phát triển du lịch: Du lịch văn hóa, lịch sử, di tích danh thắng, bảo tàng; du lịch làng nghề, phố nghề, ẩm thực; du lịch MICE, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cuối tuần, du lịch nông nghiệp và trang trại, du lịch vùng biên, du lịch mua sắm…

Trên cơ sở liên kết dọc ­ ngang như đã trình bày ở sơ đồ 4.2, cần thay đổi

cơ cấu doanh thu trong chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch dọc theo tuyến HLKT

Lạng Sơn ­ Hà Nội theo hướng gia tăng doanh thu từ cung ứng dịch vụ, vui chơi, giải trí, kinh doanh lữ hành và ăn uống. Dự báo trong thời gian tới, cơ cấu doanh thu du lịch theo chuỗi cung ứng dịch vụ thay đổi như sau:

Bảng 4.10: Dự báo cơ cấu doanh thu du lịch theo chuỗi cung ứng dịch vụ,

2016 – 2025

Đơn vị: %

Lĩnh vực dịch vụ

2016

2025

Tổng doanh thu du lịch

100

100

+ Kinh doanh lữ hành

21,3

21,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - 22


+ Khách sạn, nhà nghỉ

26,2

23,0

+ Dịch vụ ăn uống

24,2

24,5

+ Dịch vụ mua sắm

20,1

19,5

+ Dịch vụ vui chơi, giải trí

2,4

8,0

+ Dịch vụ khác

5,6

3,5

Nguồn: Điều tra của tác giả luận án, 2016

4.4.3. Định hướng kết nối du lịch giữa các địa phương

Liên kết phát triển du lịch giữa các tỉnh, các vùng trong cả nước là một xu hướng tích cực và cần thiết cho sự phát triển du lịch của mỗi tỉnh. Hà Nội với vai trò là thủ đô ­ trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học công nghệ và giao lưu của cả nước; Bắc Giang có vị trí vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, có địa hình tự nhiên đa dạng, phong phú, là vùng đất cổ có nhiều di tích lịch sử văn hoá gắn liền với đất và người vùng Kinh Bắc. Lạng Sơn là tỉnh miền núi biên giới phía Bắc của tổ quốc, điểm đầu của quốc lộ 1A với cửa khẩu Hữu Nghị, là trung

tâm nối Trung Quốc với các nước ASEAN… Lạng Sơn có bề

dày lịch sử

với

nhiều di tích lịch sử, khảo cổ, cảnh quan thiên nhiên phong phú… Để việc liên kết đạt hiệu quả cao, thời gian tới, cần xác định rõ lộ trình cụ thể hoá những vấn đề


hợp tác, liên kết phát triển du lịch của 4 tỉnh, thành phố như xây dựng và đa dạng hoá sản phẩm du lịch đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông đến các điểm du lịch mang tính liên vùng…

Trong những năm qua giữa Hà Nội với Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh đã có sự hợp tác, liên kết với nhau trên nhiều lĩnh vực. Các hoạt động này bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển du lịch giữa Hà Nội và Lạng Sơn. Hà Nội ­ trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học ­ công nghệ; thành phố vì hòa bình, tài nguyên tự nhiên và nhân văn rất phong phú và là trung tâm du lịch lớn, một trong những điểm đến hấp dẫn, thân thiện và mến khách của Việt Nam, hàng năm thu hút nhiều khách du lịch nội địa và quốc tế.

Mặt khác, sự phát triển du lịch của Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn

những năm gần đây cũng tạo điều kiện thuận lợi để du lịch Hà Nội kết nối, tạo ra các chương trình du lịch phong phú và độc đáo, từ đó thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến Thủ đô. Mối liên kết giữa du lịch Hà Nội với Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn thể hiện rõ tính chất liên vùng và tương hỗ, tạo điều kiện để cùng nhau khai thác tiềm năng thế mạnh phát triển du lịch.

Do đặc trưng của du lịch là tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao, sự phát triển du lịch không chỉ trong phạm vi mỗi địa phương, mỗi thành phố, mà phải là vấn đề chung của cả nước và các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Sự liên kết, phối hợp giữa du lịch Hà Nội với Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn không chỉ là là hoạt động chia sẻ lợi ích mà còn là yêu cầu tự thân của ngành du lịch ở từng địa phương. Để sự hợp tác về du lịch giữa bốn địa phương ngày càng thiết thực và hiệu quả hơn, tác giả đề xuất một số phương hướng trong việc phát triển du lịch và liên kết phát triển du lịch giữa Hà Nội với ba địa phương như sau:

(1). Liên kết hình thành các tour:


­ Liên kết khai thác các tour du lịch nội địa (từ Hà Nội và phụ cận) đến du lịch

Bắc Giang, Bắc Ninh ­ Nội:

Lạng Sơn và đưa khách từ Lạng Sơn về Bắc Giang ­ Hà

Từ trung tâm đô thị ­ du lịch Hà Nội tới các trung tâm đô thị lân cận tương đối gần như: kỳ quan thiên nhiên thế giới Hạ Long, thành phố du lịch biển Sầm Sơn Thanh Hóa, di tích kỳ quan thiên nhiên ở Ninh Bình… Đây là một hướng phát

triển du lịch theo các tour nối dài từ Hà Nội mà việc phát triển du lịch tuyến

HLKT Lạng Sơn ­ Hà Nội phải tính đến.

+ Đưa khách du lịch nội địa (từ Hà Nội và phụ cận) lên du lịch Bắc Giang,

Bắc Ninh ­ Lạng Sơn: Được đánh giá là cửa ngõ, trung tâm phân phối, trung

chuyển khách du lịch quan trọng cho cả nước nói chung; với mức thu nhập bình quân ở mức tương đối cao và nhu cầu đi du lịch lớn, Hà Nội là thị trường khách du lịch nội địa lớn và là điều kiện tốt để thu hút thị trường khách này đến với Bắc Giang ­ Lạng Sơn. Có thể khai thác thị trường khách Hà Nội bằng các tour du lịch tham quan, du lịch tâm linh kết hợp với du lịch mua sắm.

+ Đưa khách từ Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn về du lịch Hà Nội: Hà Nội đã, đang và sẽ chắc chắn là điểm đến du lịch rất hấp dẫn. Các doanh nghiệp du lịch Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn cần tạo thêm uy tín, nâng cao năng lực và hợp tác chặt chẽ hơn với các doanh nghiệp du lịch Hà Nội để tổ chức tốt hơn việc chào bán các tour du lịch về Thủ đô sao cho phù hợp với sở thích, thị hiếu và năng lực chi tiêu của đại bộ phận người dân ở đây.

­ Liên kết giới thiệu nối tour cho khách du lịch quốc tế từ Hà Nội lên du lịch Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn: Với tiềm năng lớn về du lịch tham quan các hang động, du lịch tâm linh và đặc biệt là du lịch mua sắm, Sở Du lịch Hà Nội mong muốn sẽ phối kết hợp với Sở VHTT&DL Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh để nghiên cứu, khảo sát, xây dựng các sản phẩm du lịch mới hấp dẫn khách du lịch nội địa và quốc tế trên tuyến Hà Nội ­ Bắc Ninh ­ Bắc Giang ­ Lạng Sơn.


­ Liên kết khai thác khách du lịch Trung Quốc, khách du lịch quốc tế đường bộ nối tour Trung Quốc – Việt Nam:

Phía Bắc Việt Nam là thị trường khách du lịch rất giàu tiềm năng, tỉnh

Quảng Tây (Trung Quốc), có dân số khoảng 46 ­ 47 triệu người (2015), có thủ phủ là thành phố Nam Ninh nổi tiếng và có rất nhiều kỳ quan như dãy núi Lam Lĩnh, Phượng Hoàng; lại có các thành phố nổi tiếng như Quế Lâm, Liễu Châu, Long Môn. Tạo điều điện thuận lợi để hút khách quốc tế vào Việt Nam, đồng thời đưa khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài. Đứng trước những thị trường du lịch giàu tiềm năng đó, việc nối dài các tour du lịch từ Lạng Sơn sang Nam Ninh là rất khả thi.

Trung Quốc hiện là thị trường khách du lịch hàng đầu của Việt Nam, với tỷ trọng khách lớn nhất là đường bộ qua các cửa khẩu tại Quảng Ninh và Lạng Sơn phần lớn là khách du lịch vào Việt Nam bằng Giấy thông hành (Khách 849). Thêm vào đó, việc thông quan “kiểm tra 1 lần” tại cửa khẩu Hữu Nghị là việc làm tạo điều kiện thu hút ngày càng nhiều khách du lịch Trung Quốc và khách du lịch quốc tế đến với Lạng Sơn, đến với Hà Nội qua cửa khẩu Hữu Nghị. Để khai thác hiệu quả hơn khách du lịch từ nguồn này cần sự liên kết chặt chẽ giữa Hà Nội, Lạng Sơn với các địa phương liên quan nhằm thúc đẩy sự phát triển về

số lượng, chất lượng thị trường khách Trung Quốc đến với Lạng Sơn, Bắc

Giang, Bắc Ninh, Hà Nội nói riêng và các tỉnh, thành phố của cả nước nói chung.

(2). Liên kết trong các sự kiện xúc tiến quảng bá, xúc tiến đầu tư phát triển du

lịch:

Công tác quảng bá xúc tiến du lịch luôn là việc được Sở Du lịch Hà Nội

quan tâm, chú trọng. Năm 2010 là năm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của du lịch thủ đô như Năm Du lịch Quốc gia và Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long ­ Hà Nội. Hà Nội đã và đang tích cực tăng cường hợp tác trong và ngoài nước nhằm


quảng bá, xúc tiến du lịch như: ký kết hợp tác về du lịch với các tỉnh thành trong

cả nước, tham gia các tổ chức quốc tế (Mạng lưới các Thành phố lớn Châu Á

thế kỷ 21 ­ANMC21, Hội đồng Xúc tiến Du lịch Châu Á ­ CPTA, Hội đồng Xúc tiến du lịch Châu Á ­ Thái Bình Dương ­ TPO…) và tổ chức hoặc tham gia nhiều

sự kiện diễn ra trong nước. Đây cũng là những cơ

hội tốt để

du lịch Hà Nội

quảng bá về du lịch Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn. Sự hợp tác, liên kết này cũng là một đòi hỏi rất khách quan, do đặc tính “liên vùng” rất rõ rệt của ngành du lịch, vì lợi ích song phương và đa phương. Các địa phương cần liên kết trang web xúc tiến du lịch của bốn tỉnh thành phố, cung cấp thông tin lẫn nhau phục vụ công tác xúc tiến du lịch, xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực du lịch ở trong và ngoài nước

(3). Hợp tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch :

Hà Nội là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực du lịch của cả vùng với nhiều cơ sở đào tạo có uy tín và nhiều chuyên gia giỏi trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Hà Nội có thể hỗ trợ Bắc Giang, Bắc Ninh và Lạng Sơn trong việc đào tạo đội ngũ nhân lực phục vụ du lịch với nhiều phương thức khác nhau nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch của các địa phương, tạo nên sự thống nhất trong mặt bằng chất lượng nhân lực phục vụ du lịch của các địa phương.

(4). Hợp tác, trao đổi kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch:

Bốn địa phương cần phối hợp chặt chẽ trong quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch cung cấp cho du khách. Thông qua việc trao đổi kinh nghiệm quản lý nhà nước trên lĩnh vực du lịch, các địa phương có thể phát huy các ưu điểm và khắc phục các nhược điểm của mỗi địa phương trong việc thực thi các hoạt động quản lý cũng như tham mưu tới các cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách phù hợp nhằm tạo ra môi trường du lịch trong sạch, lành mạnh. Bốn địa phương cũng có thể đồng tham mưu đề xuất,


kiến nghị

tới cơ quan quản lý du lịch trung

ương nhằm ban hành các cơ

chế,

chính sách thuận lợi cho việc phát triển ngành du lịch Việt Nam nói chung. Trong

thời gian vừa qua, các địa phương đã tổ chức chương trình khảo sát nhằm đánh

giá tiềm năng và thực trạng tuyến, điểm du lịch của 4 tỉnh, thành phố: Hà Nội,

Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn. Từ

đó, đề

xuất định hướng phát triển sản

phẩm du lịch và khả năng liên kết các tuyến, điểm du lịch của các tỉnh theo quốc lộ 1A, tăng cường thu hút khách du lịch trong thời gian tới. Trong thời gian tới, chương trình liên kết phát triển du lịch Hà Nội – Bắc Ninh – Bắc Giang – Lạng Sơn sẽ mở ra cơ hội xây dựng các sản phẩm du lịch mới, hình thành các tour, tuyến du lịch nhằm thu hút du khách đến với 4 địa phương, đồng thời, thúc đẩy hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch; tăng cường sự hợp tác và gắn kết trong khai thác phát triển du lịch giữa cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch của bốn tỉnh, thành phố.

4.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển du lịch theo tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội

Căn cứ vào cơ sở lý thuyết, cơ sở thực tiễn, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch theo tuyến HLKT ở chương 2, hiện trạng phát triển du lịch và nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong phát triển du lịch theo tuyến HLKT của lãnh thổ nghiên cứu đã phân tích ở chương 3 và trên cơ sở phiếu điều tra (Bảng 4.11, Bảng 4.12, Bảng 4.13 và phụ lục 2), tác giả luận án đưa ra 7 giải pháp để phát triển có hiệu quả du lịch theo tuyến HLKT Lạng Sơn – Hà Nội, các giải pháp này phải phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng để mang lại hiệu quả cao nhất giữa 3 chủ thể:

­ Nhà nước (cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm) chịu trách nhiệm ban hành đường lối, chủ trương phát triển; ban hành và tổ chức thực hiện luật pháp, chính sách phát triển du lịch và có trách nhiệm đứng ra thúc đẩy việc liên kết giữa các doanh nghiệp để phát triển du lịch theo tuyến HLKT.


­ Doanh nghiệp: Với tư các là các tổ chức hay đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch phải căn cứ vào luật pháp, chính sách của nhà nước để chủ động trong việc phối kết hợp, liên kết tạo ra các sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu của du khách.

­ Người dân: Có trách nhiệm hưởng ứng, ủng hộ chủ trương phát triển du lịch, luật pháp, chính sách đối với phát triển du lịch theo tuyến HLKT trên tinh thần tự giác, thân thiện và cùng nhau thúc đẩy du lịch phát triển.

Bảng 4.11: Ý kiến của các chuyên gia về các biện pháp để phát triển tốt du lịch theo tuyến hành lang Lạng Sơn – Hà Nội

Các sản phẩm du lịch

Tổng số phiếu thu về

Tổng số ý kiến đồng thuận

Tỷ lệ % đồng thuận

Hoàn thiện kết cấu hạ tầng phát triển du lịch.

16

16

100

Hợp tác, liên kết phát triển du lịch

16

16

100

Xây dựng chính sách để phát triển du lịch theo tuyến HLKT

16

16

100

Hình thành Hiệp hội du lịch

16

14

87,5

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả luận án, 2016

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 02/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí