Một Số Thuận Lợi Và Khó Khăn Đối Với Phát Triển Du Lịch Bền Vững Từ Điều Kiện Kinh Tế - Xã Hội Và Tài Nguyên Du Lịch Của Tỉnh Phú Thọ


của cả nước, của vùng Bắc Bộ, Phú Thọ còn có khá nhiều lễ hội truyền thống rất cổ, mang nét đặc sắc riêng. Trên địa bàn tỉnh hiện có 260 lễ hội, trong đó có 228 lễ hội truyền thống, 32 lễ hội lịch sử - cách mạng; có 92 lễ hội được bảo lưu hoàn chỉnh, 30 lễ hội xếp loại A, 1 lễ hội cấp quốc gia [117]. Có thể kể đến một số lễ hội tiêu biểu như: Lễ hội Đền Hùng gắn với lịch sử dựng nước của dân tộc, được tổ chức hàng năm với nghi thức cấp quốc gia; Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ có ý nghĩa văn hoá tâm linh đặc biệt gắn với truyền thuyết Mẹ Âu Cơ; Lễ hội Đền Lăng Sương gắn với truyền thuyết về Tản Viên Sơn Thánh; Lễ hội rước voi Đình Đào Xá; Lễ hội Phết Hiền Quan; bơi chải Bạch Hạc; hát Xoan Kim Đức - An Thái, Trò Trám Tứ Xã...

- Làng nghề truyền thống: Ở Phú Thọ còn tồn tại và duy trì khá nhiều làng nghề cổ. Nét riêng có của các làng nghề ở Phú Thọ là sự lâu đời về lịch sử hình thành; đồng thời là sự độc đáo về chủng loại sản phẩm mang tính truyền thống và do nhiều làng vẫn giữ cách thức sản xuất sản phẩm nghề theo lối cổ truyền, ít bị pha tạp. Có những làng nghề mà sản phẩm của làng gắn với các truyền thuyết, những tích truyện xa xưa, từ thời Hùng Vương dựng nước như làng nghề bánh dày Mộ Chu Hạ - Bạch Hạc; làng nghề mì miến Hùng Lô; làng nghề trồng dâu nuôi tằm Lâu Thượng; làng nghề trồng nếp thơm tiến vua Hương Trầm; làng trồng trầu không Dữu Lâu; làng nghề gói bánh chưng Minh Nông… Các làng nghề ở Phú Thọ nếu được khai thác, phát huy tốt có thể trở thành những điểm nhấn quan trọng trong các chương trình du lịch văn hoá, hành hương về cội nguồn dân tộc.

- Các trò chơi, văn nghệ diễn xướng dân gian: Hầu hết các trò chơi dân gian đều gắn với các di tích và huyền thoại từ thời kỳ Hùng Vương như Bơi Chải ở Tam Giang, Bạch Hạc; Đu tiên ở Minh Nông; Kéo co ở Dữu Lâu; Chọi trâu ở Phù Ninh; Đánh phết ở Sơn Vi, Hiền Quan; Vật đuổi giải ở Cao Xá…

Văn nghệ, diễn xướng dân gian khá phong phú và đa dạng, với một số thể loại tiêu biểu cả cổ xưa và đương đại như: Hát Xoan, hát Ghẹo, hát Nhà tơ, hát Trống quân; hát Xường, hát Rang, hát Ví (dân tộc Mường); hát Ru, múa Sinh Tiền, múa Xuân Ngưu, múa Mỡi, đâm Đuống, múa Chuông, múa Rùa (dân tộc Dao); truyện cười Văn Lang; thơ Bút Tre... Trong số các loại hình diễn xướng dân gian,


đặc biệt phải kể đến hát Xoan, loại hình nghệ thuật đặc sắc đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại cần bảo vệ khẩn cấp vào năm 2011, đang được tỉnh nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị, ngày càng có sự lan tỏa và sức hút cao hơn với du khách nhất là khách du lịch quốc tế.

- Ẩm thực, đặc sản: Phong tục và truyền thống ẩm thực, các món ăn ở Phú Thọ tương đối phong phú và đặc sắc, đã đi vào truyền thuyết, vào các câu chuyện dân gian như: Bánh chưng, bánh dày Bạch Hạc, Thậm Thình; bánh út, bánh nẳng Thanh Đình; xôi cọ Phù Ninh; xôi nếp gà gáy Yên Lập; xôi ngũ sắc, rêu đá Tân Sơn; thịt chua Thanh Sơn… Một số sản vật nổi tiếng và riêng có là hồng Hạc tiến vua, bưởi Đoan Hùng, cá Anh Vũ, cá Lăng, quýt Thượng…

3.1.3. Một số thuận lợi và khó khăn đối với phát triển du lịch bền vững từ điều kiện kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch của tỉnh Phú Thọ

- Hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội nhất là kết cấu hạ tầng then chốt trong lĩnh vực giao thông, điện, thông tin liên lạc phát triển khá nhanh trong những năm gần đây, nội lực của Phú Thọ từng bước gia tăng tạo nền tảng, điều kiện ngày càng thuận lợi hơn cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung trong đó có phát triển du lịch.

- Phú Thọ có nguồn tài nguyên du lịch khá phong phú, đặc biệt là hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn trong đó nổi bật và mang nét đặc trưng riêng có là các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể gắn với thời đại Hùng Vương. Nguồn tài nguyên tự nhiên đa dạng, nhiều tài nguyên có giá trị du lịch cao. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng chiến lược sản phẩm du lịch bao gồm cả việc xác định sản phẩm du lịch đặc trưng và đa dạng hoá sản phẩm. Các nguồn tài nguyên du lịch được phân bố khá đều trên toàn tỉnh, tạo thuận lợi cho tổ chức khai thác và đầu tư phát triển du lịch.

- Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã được công nhận là di tích đặc biệt quốc gia, được tập trung các nguồn vốn đầu tư cả từ Trung ương và địa phương. Hệ thống các giá trị văn hoá ở Phú Thọ rất phong phú cả về số lượng và tính đa dạng. Ngày giỗ Tổ Hùng Vương đã trở thành ngày Quốc Giỗ của cả dân tộc và được tổ chức với nghi thức quốc gia hàng năm. Phú Thọ là một trong số rất ít các địa phương có tới 2 di sản văn hóa được UNESCO công nhận là di sản của nhân loại.


Các yếu tố này, nhìn từ góc độ văn hoá, tạo nên sức thu hút tâm linh đặc biệt trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam cả trong nước và nước ngoài hướng về nguồn cội; nhìn từ góc độ kinh tế du lịch, tạo nên thương hiệu sản phẩm du lịch văn hoá đặc trưng của Phú Thọ, tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm, là tiền đề và điều kiện cho phát triển du lịch bền vững của tỉnh.

- Vị trí địa lý có lợi thế cho liên kết vùng và là trọng điểm của khu vực Đông Bắc, khí hậu, thuỷ văn cùng các điều kiện tự nhiên khác của Phú Thọ cũng là một lợi thế so sánh của tỉnh trong thông thương, giao lưu kinh tế, nối tour, tuyến du lịch trong hệ thống tuyến điểm du lịch quốc gia.

- Nhìn từ góc độ thu hút khách hàng lưu trú qua đêm hoặc ăn uống, mua sắm từ hoạt động du lịch ở Phú Thọ có nhiều hạn chế do vị trí địa lý không cách xa Hà Nội và một số địa phương kề cạnh có điều kiện tốt hơn về những dịch vụ này.

- Tài nguyên du lịch tuy phong phú đa dạng nhưng khả năng khai thác để phát triển du lịch theo chiều sâu khó khăn do các nguồn lực đầu tư thiếu hụt. Hạ tầng kinh tế - xã hội đã phát triển mạnh hơn những năm gần đây nhưng vẫn còn thiếu nhiều so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nói chung trong đó có du lịch.

3.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TRÊN BA TRỤ CỘT KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG Ở TỈNH PHÚ THỌ

3.2.1. Thực trạng tăng trưởng kinh tế bền vững của ngành du lịch

3.2.1.1. Tốc độ và mức độ ổn định dài hạn của sự tăng trưởng

- Doanh thu du lịch: Doanh thu du lịch của Phú Thọ có mức tăng trưởng khá trong giai đoạn 2006- 2015. Tốc độ tăng trưởng bình quân doanh thu du lịch giai đoạn này đạt 20,52%/năm, cao hơn gần 2 lần so với tốc độ tăng trưởng lượng khách. Song so với tốc độ tăng bình quân thu nhập du lịch chung của cả nước trong cùng giai đoạn thì tăng trưởng doanh thu của du lịch Phú Thọ đạt thấp hơn (tổng hợp của tác giả theo số liệu từ nguồn website của Tổng cục du lịch, giai đoạn 2006 - 2015 tăng trưởng bình quân thu nhập du lịch cả nước đạt 23,38%/năm [99]). Tăng trưởng doanh thu du lịch không đều và chưa ổn định qua các năm, có năm giảm so với năm trước (năm 2008) trong khi các lĩnh vực khác của nền kinh tế trong cùng giai đoạn vẫn phát triển khá.


Bảng 3.1: Doanh thu du lịch Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2015

Đơn vị: Triệu đồng



Năm

Doanh thu du lịch


Tăng trưởng so năm trước


Lưu trú

Ăn uống, giải trí

Mua sắm

Lữ hành và doanh thu khác

Tổng doanh thu

2006

36.115

17.456

346.142

4.120

403.833


2007

66.782

22.118

402.973

14.186

506.059

25,31%

2008

53.302

21.309

393.467

16.488

484.566

-4,25%

2009

56.464

113.647

400.661

15.738

586.510

21,04%

2010

84.896

517.620

361.722

3.979

968.217

65,08%

2011

80.835

663.676

449.588

19.766

1.213.865

25,37%

2012

119.907

1.015.083

325.004

7.026

1.467.019

20,86%

2013

133.567

1.184.340

342.838

7.728

1.668.473

13,73%

2014

146.455

1.396.989

365.868

8.291

1.917.603

14,93%

2015

147.949

1.582.461

414.443

21.203

2.166.056

12,96%

Tăng trưởng bình quân







20,52%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ - 11

Nguồn: [11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19; 20; 21; 71; 72; 73; 74; 75; 76; 77; 78; 79; 80; 81]

Trên cơ sở các số liệu trong bảng 3.1, có thể biểu đồ hóa tăng trưởng doanh thu du lịch Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2015 bằng biểu đồ sau:


2166,05

1917,6

1668,5

1467,02

1213,86

968,2

403,8

506

484,57

585,5

TỶ ĐỒNG

2500


2000


1500


1000


500


0

2 0 0 6 2 0 0 7 2 0 0 8 2 0 0 9 2 0 1 0 2 0 1 1 2 0 1 2 2 0 1 3 2 0 1 4 2 0 1 5


Biểu đồ 3.3: Tăng trưởng doanh thu du lịch giai đoạn 2006 - 2015


- Giá trị tăng thêm ngành du lịch: Giá trị tăng thêm ngành du lịch Phú Thọ có xu hướng tăng, với tăng trưởng bình quân cả giai đoạn 2006 - 2015 là 16,01%. Tuy nhiên sự gia tăng không đều qua các năm, năm 2008, giá trị tăng thêm du lịch giảm so với năm 2007, do yếu tố lạm phát và tác động của suy giảm kinh tế khu vực.

Bảng 3.2: Giá trị tăng thêm ngành du lịch Phú Thọ và tỷ trọng trong nền kinh tế của tỉnh giai đoạn 2006 - 2015

Năm

Chỉ tiêu

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Giá trị tăng thêm ngành du lịch (tỷ đồng)


138,9


185,50


176,30


198,50


250,97


314,10


361,83


421,33


466,58


528,64

Tăng trưởng giá trị tăng thêm so với năm trước (%)



33,55


-4,96


12,59


26,43


25,15


15,20


16,44


10,74


13,31

GRDP toàn tỉnh (tỷ đồng)

8.120

9.512

12.590

13.931

21.955

27.477

30.597

33.681

37.708

41.113

Tỷ trọng giá trị tăng thêm ngành du lịch trong GRDP toàn tỉnh (%)


1,71


1,95


1,4


1,43


1,14


1,14


1,18


1,25


1,24


1,29

Nguồn: [11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19; 20; 21; 71; 72; 73; 74; 75; 76; 77; 78; 79; 80; 81]


Trên cơ sở các số liệu trong bảng 3.2, có thể biểu đồ hóa tăng trưởng giá trị tăng thêm ngành du lịch Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2015 bằng biểu đồ sau:

600

Tỷ đồng

500

400

300

200

100

0

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015


Biểu đồ 3.4: Giá trị tăng thêm du lịch giai đoạn 2006 -2015


3.2.1.2. Chất lượng tăng trưởng kinh tế ngành du lịch tỉnh Phú Thọ

- So sánh tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm và tốc độ tăng trưởng doanh thu:

Mặc dù cả doanh thu du lịch và giá trị tăng thêm du lịch đều có tốc độ tăng trưởng trung bình cả giai đoạn khá cao, song tốc độ tăng trưởng bình quân của giá trị tăng thêm thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng bình quân của doanh thu (16,01% so với 20,52%). Tương quan giữa 2 chỉ số này có sự biến động lớn qua các năm, trong phần lớn các năm tốc độ tăng trưởng của giá trị tăng thêm thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng của doanh thu (các năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2014), một số năm khác của giai đoạn cho kết quả ngược lại (2007, 2013, 2015). Điều này cho thấy hiệu quả tăng trưởng không ổn định và nhìn chung là thấp.

- Thực trạng hiệu quả sử dụng các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế du lịch:

+ Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch để xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng:

Tỉnh Phú Thọ có tiềm năng xây dựng và phát triển ba nhóm sản phẩm du lịch: du lịch gắn với văn hóa (du lịch lễ hội, tâm linh, về nguồn, tham quan di tích, tìm hiểu văn hóa các dân tộc thiểu số, ẩm thực..); du lịch gắn với sinh thái (tham quan hang động và hệ sinh thái trung du, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, vui chơi giải trí...); du lịch gắn với sự kiện (hội nghị, hội thảo, hội chợ, thể thao...) [113, tr.73]. Trong các sản phẩm đó, tỉnh xác định tập trung phát triển các sản phẩm du lịch gắn với văn hóa tâm linh, lễ hội, về cội nguồn; đồng thời đa dạng hóa sản phẩm để tăng sức hút với du khách.

Với các đặc thù về tài nguyên du lịch, việc định hướng phát triển các sản phẩm du lịch của Phú Thọ như vậy là phù hợp. Thực hiện các giải pháp cụ thể xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch, cho đến nay du lịch Phú Thọ đã đạt một số kết quả nhất định, trong đó đã xây dựng được thương hiệu “du lịch về cội nguồn” đặc trưng của tỉnh. Thương hiệu này ngày càng được khẳng định, tạo được một số điểm hút khách du lịch như Đền Hùng, khu du lịch đảo Ngọc Xanh, xây dựng hình ảnh điểm đến thân thiện với du khách; chất lượng, tính đa dạng của dịch vụ du lịch dần được nâng lên; tạo kết nối thuận tiện hơn giữa thị trường


nguồn khách với một số điểm đến du lịch lớn trong tỉnh như Đền Hùng, du lịch đảo Ngọc Xanh; mở rộng liên kết, tham gia và đóng vai trò quan trọng trong một số chương trình, dự án liên kết phát triển sản phẩm du lịch và tạo được một số tour, tuyến du lịch liên tỉnh.

Bảng 3.3: Danh mục các tuyến du lịch đang được khai thác


TT

Hành trình


Tuyến nội tỉnh

1

Việt Trì - thị xã Phú Thọ - Hạ Hòa

2

Việt Trì - Thanh Sơn - Tân Sơn

3

Việt Trì - Thanh Thủy - Tân Sơn

4

Việt Trì - Đoan Hùng


Tuyến liên tỉnh

1

Tuyến du lịch về nguồn Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai

2

Các tuyến du lịch dọc cung đường 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng (Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang)

3

Tuyến du lịch Hà Nội - Phú Thọ - Tuyên Quang

Nguồn: [71; 72; 73; 74; 75; 76; 77; 78; 79; 80; 81; 113]


Tuy nhiên, việc xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch của Phú Thọ còn những hạn chế: Số điểm hút khách đã được tạo dựng và khẳng định về hình ảnh, thương hiệu còn rất ít so với tiềm năng tài nguyên; tính đa dạng của sản phẩm không cao, các dịch vụ bổ sung nhằm tăng sức hấp dẫn của sản phẩm ít và chưa có nhiều điểm nhấn hoặc bản sắc riêng nên chưa tạo được sức hút bền vững đối với du khách (50% doanh nghiệp được khảo sát cho rằng sự đa dạng của sản phẩm du lịch của tỉnh thấp (Phụ lục 4, mục 7.2); 57% du khách cho rằng các dịch vụ phục vụ du lịch ít đa dạng phong phú (Phụ lục 4, mục 7.1)); khả năng tiếp cận một số tài nguyên du lịch tiềm năng (như vườn quốc gia Xuân Sơn, đầm Ao Châu, đầm


Vân Hội...) còn hạn chế do giao thông chưa thực sự thuận lợi; các quan hệ liên kết tour, tuyến mới chỉ đạt được kết quả bước đầu, chưa mở rộng được nhiều, tỷ lệ thời gian lưu giữ khách theo tour trên địa bàn Phú Thọ thấp so với tổng thời gian của các tour du lịch liên tỉnh mà Phú Thọ có tham gia liên kết tour.

+ Thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư:

Những năm gần đây, đầu tư cho xây dựng hạ tầng và cơ sở vật chất trực tiếp phục vụ du lịch của Phú Thọ liên tục tăng. Tổng vốn đầu tư trực tiếp phục vụ du lịch giai đoạn 2006 - 2015 đạt 6.493,6 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước các cấp 2.688,5 tỷ đồng, vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác 3.805,1 tỷ đồng. Lượng vốn đầu tư trực tiếp cho du lịch so với tổng vốn đầu tư phát triển của tỉnh trong cùng giai đoạn (101.156 tỷ đồng) chiếm tỷ lệ 6,42%. Vốn đầu tư trực tiếp cho du lịch giai đoạn 2006 - 2015, so với kế hoạch vốn đầu tư phát triển du lịch đã được các Nghị quyết của Tỉnh ủy, kế hoạch của UBND tỉnh xác định cho thời kỳ này đạt 27,05% [112; 116].

Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước chiếm 41,56% trong tổng vốn đã đầu tư. Vốn ngân sách chủ yếu sử dụng cho công tác quy hoạch du lịch, đầu tư hạ tầng nền tảng như giao thông, điện, nước, xây dựng một số công trình cơ bản, thiết yếu hoặc công trình công cộng khó có thể thu hút nguồn lực xã hội hóa được trong các khu, điểm du lịch. Các dự án đầu tư từ nguồn ngân sách nhìn chung bám sát nội dung phân kỳ đầu tư trong các quy hoạch du lịch và quy hoạch chuyên ngành khác liên quan, thứ tự ưu tiên đầu tư cơ bản phù hợp với định hướng phát triển du lịch ở từng giai đoạn. Tuy nhiên, do ngân sách hạn hẹp nên lượng vốn đầu tư tập trung từ ngân sách cho du lịch còn hạn chế, phân bổ vốn đầu tư cho một số công trình nhỏ giọt, công tác giải ngân của một số dự án chậm, chưa đáp ứng yêu cầu tiến độ đặt ra.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/03/2023