Cơ Cấu Doanh Thu Du Lịch Phú Thọ Giai Đoạn 2006 - 2015


+ Cơ cấu đầu tư:

Như đã phân tích ở trên, các số liệu về cơ cấu vốn đầu tư cho thấy cơ cấu đầu tư từ nguồn ngân sách đã tập trung cho các dự án hạ tầng trọng điểm, tạo nền tảng cho phát huy tiềm năng du lịch của địa phương để phát triển du lịch trong dài hạn, cũng chính là tạo nền tảng, điều kiện cho việc chuyển dịch cơ cấu ngành du lịch theo hướng phù hợp và gắn với định hướng tái cơ cấu nền kinh tế của Nhà nước.

Vốn đầu tư từ nguồn xã hội phần lớn tập trung vào các dự án nhằm thu lợi nhuận nhanh trước mắt, chủ yếu là các khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại, chưa góp phần tích cực vào việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, chưa tạo được điều kiện tích cực cho chuyển dịch cơ cấu ngành du lịch.

+ Cơ cấu doanh thu:

Thu từ hoạt động mua sắm có xu hướng giảm khá nhanh về tỷ trọng, năm 2006 chiếm 85,71% trong tổng doanh thu du lịch, đến năm 2015 chỉ còn 19,13%. Tỷ trọng thu từ ăn uống, giải trí tăng nhanh, từ 4,33% tổng doanh thu du lịch năm 2006 lên 73,06% năm 2015, trong đó phần lớn là chi cho ăn uống. Trong khi đó thu từ hoạt động lữ hành và một số khoản thu nhỏ khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ, không ổn định và có xu hướng giảm. Tỷ trọng thu từ lưu trú trong tổng doanh thu du lịch cũng có chiều hướng giảm, từ 8,94% năm 2006 xuống 6,83% năm 2015.

Bảng 3.7: Cơ cấu doanh thu du lịch Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2015

Đơn vị tính: %


Cơ cấu

Năm

Tổng số

Lưu trú

Ăn uống, giải trí

Mua sắm

Lữ hành

2006

100

8,94

4,33

85,71

1,02

2007

100

13,19

4,38

79,63

2,80

2008

100

10,99

4,41

81,20

3,40

2009

100

9,63

19,38

68,31

2,68

2010

100

8,76

53,46

37,35

0,43

2011

100

6,66

54,68

37,04

1,62

2012

100

8,17

69,19

22,15

0,49

2013

100

8,01

70,98

20,55

0,46

2014

100

7,64

72,85

19,07

0,44

2015

100

6,83

73,06

19,13

0,98

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ - 13

Nguồn: Tác giả tự tính toán trên cơ sở số liệu thống kê tại Bảng 3.1.


Du khách chi tiêu ngày càng nhiều vào các dịch vụ ăn uống sẽ giúp các địa phương tiêu thụ được nhiều hàng nông sản hơn và góp phần giải quyết được lao động tại chỗ, du lịch có điều kiện phát triển bền vững hơn về kinh tế và xã hội.

Thu từ mua sắm tăng không đáng kể đồng thời tỷ trọng doanh thu mua sắm giảm mạnh trong cơ cấu doanh thu du lịch phản ánh thực tế: các loại hàng hóa sản xuất tại địa phương chưa phong phú, sức cạnh tranh thấp, ít mặt hàng lưu niệm có bản sắc và sự độc đáo riêng nên chưa thu hút được nhiều sự quan tâm của du khách, do đó chưa đóng góp mạnh cho việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch nói chung. Khảo sát cũng cho thấy có tới 88% du khách cho rằng sản phẩm địa phương và hàng lưu niệm phục vụ du lịch chưa có sự phong phú, đa dạng cao (Phụ lục 4, mục 7.1).

Thu từ hoạt động lữ hành và các nội dung thu khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ và tăng trưởng chậm. Trên địa bàn tỉnh hiện có 21 doanh nghiệp và cơ sở đăng ký kinh doanh lữ hành, đều là những đơn vị nhỏ, tính chuyên nghiệp không cao, khả năng liên kết, thu hút nguồn khách hạn chế.

+ Đóng góp từ tăng trưởng kinh tế ngành du lịch cho kinh tế, xã hội và cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh:

Từ các số liệu ở Bảng 3.2, có thể thấy rằng tăng trưởng kinh tế của ngành du lịch có những đóng góp nhất định vào tỷ trọng khối ngành dịch vụ của tỉnh nhưng mức đóng góp còn rất nhỏ. Tỷ trọng giá trị tăng thêm du lịch trong tổng GRDP toàn tỉnh thấp và có xu hướng giảm (năm 2006 là 1,71%, năm 2015 là 1,29%), tăng trưởng bình quân giá trị tăng thêm du lịch (16,01%/năm) thấp hơn so với tăng trưởng bình quân GRDP toàn tỉnh trong cùng giai đoạn (19,75%) cho thấy đóng góp từ du lịch cho nền kinh tế của tỉnh nhỏ, không ổn định và chưa có sự bứt phá mạnh hơn so với các ngành khác ở địa phương, chưa tương xứng với tiềm năng và chủ trương xác định phát triển du lịch là khâu đột phá. Nếu so với những đóng góp chung của du lịch cả nước cho GDP quốc gia thì đóng góp của du lịch Phú Thọ cho nền kinh tế của tỉnh khiêm tốn hơn rất nhiều (năm 2014, du lịch Việt Nam trực tiếp đóng góp 4,6% GDP quốc gia; năm 2015, tỷ trọng này tăng lên 6,6%) [151, tr.43].

3.2.1.3. Thực trạng tăng trưởng kinh tế gắn với chất lượng đáp ứng nhu cầu của khách du lịch

- Số lượng và cơ cấu khách du lịch:

Số lượng khách du lịch đến Phú Thọ liên tục tăng, tổng lượng khách đến Phú Thọ đạt khá cao, năm 2015 đạt gần 8,3 triệu lượt khách. Tăng trưởng tổng lượng


khách bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2015 đạt 11,1%/năm, trong đó tốc độ tăng trưởng bình quân khách trong ngày là 10,72%/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân của lượng khách có sử dụng dịch vụ lưu trú 15,73%/năm.

Tuy nhiên, hầu hết các chỉ số về khách du lịch đều cho thấy sự phát triển chậm hơn so với mặt bằng chung của khu vực, của cả nước và so với yêu cầu phát triển. Tăng trưởng bình quân tổng lượng khách của Phú Thọ (11,1%) thấp hơn tăng trưởng bình quân khách du lịch của cả nước trong cùng giai đoạn (13,32%).

Bảng 3.8: Hiện trạng khách du lịch đến Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2015

Đơn vị tính: Lượt người



Chỉ tiêu


Khách trong ngày

Khách có sử dụng dịch vụ lưu trú


Tổng lượng khách

Tăng trưởng tổng lượng khách (Phú Thọ)

Tăng trưởng tổng lượng khách (cả nước)


Tổng số

Khách nội địa

Khách quốc tế


Khách nghỉ giờ


Khách lưu trú qua đêm


Khách nghỉ giờ

Khách lưu trú qua đêm

2006

3.000.000

204.240

64.443

137.334

174

2.289

3.204.240



2007

3.600.000

257.886

77.471

178.368

212

1.835

3.857.886

20,40%

10,85%

2008

4.000.000

246.452

55.002

189.903

204

1.343

4.246.452

10,07%

5,91%

2009

4.500.000

227.010

20.350

205.010

149

1.501

4.727.010

11,32%

16,23%

2010

5.890.000

392.769

137.958

251.867

188

2.756

6.282.769

32,91%

14,87%

2011

6.000.000

429.828

174.428

251.144

325

3.931

6.429.828

2,34%

8,97%

2012

6.100.000

623.997

307.291

312.010

191

4.405

6.723.997

4,58%

9,26%

2013

6.200.000

665.344

347.617

312.480

262

4.485

6.865.344

2,10%

8,19%

2014

7.000.000

731.600

379.470

346.032

222

4.876

7.731.600

12,62%

8,93%

2015

7.500.000

760.351

368.798

385.970

148

5.435

8.260.351

6,84%

40,04%

(*)

10,72%

15,73%

15,79%

9,52%


11,10%


(**)



14,02%

9,25%



13,32%

Nguồn: [11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19; 20; 21;

71; 72; 73; 74; 75; 76; 77; 78; 79; 80; 81; 99; 100]

(Trong Bảng 3.8: Dòng (*) phản ánh số liệu về tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2015 của các loại khách đến Phú Thọ; dòng (**) phản ánh số liệu về tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của các loại khách du lịch tính chung trong cả nước ở cùng thời kỳ).


Trên cơ sở các số liệu trong bảng 3.8, có thể biểu đồ hóa tăng trưởng tổng lượng khách du lịch đến Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2015 bằng biểu đồ sau:


9

8

TRIỆU LƯỢT KHÁCH

7

6

5

4 3,2

3

2

1

0


3,86


4,25


4,73


6,28


6,43 6,72 6,86


7,73

8,26

2 0 0 6 2 0 0 7 2 0 0 8 2 0 0 9 2 0 1 0 2 0 1 1 2 0 1 2 2 0 1 3 2 0 1 4 2 0 1 5


Biểu đồ 3.5: Tăng trưởng tổng lượng khách du lịch giai đoạn 2006 - 2015

+ Về chỉ số khách du lịch nội địa:

Khách nội địa đến Phú Thọ chủ yếu là khách du lịch trong ngày (chiếm tỷ lệ từ 91 - 94% trong tổng lượng khách hàng năm), lượng khách có sử dụng dịch vụ lưu trú chiếm tỷ lệ thấp (từ 6 - 9% tổng lượng khách, trong đó lượng khách lưu trú qua đêm chỉ đạt 3 - 4% tổng lượng khách, khách có sử dụng dịch vụ lưu trú chiếm 3 - 5%) và chỉ đứng thứ 8/14 tỉnh trong vùng miền núi phía Bắc, 36/63 tỉnh thành trong cả nước [113, tr.24]. Tăng trưởng khách có sử dụng dịch vụ lưu trú nội địa không ổn định, có năm mức tăng rất thấp, một số năm tăng trưởng âm (2008, 2009).

Từ số liệu trong bảng 3.8, có thể biểu đồ hóa tăng trưởng khách du lịch nội địa giai đoạn 2006 - 2015 như sau



NGHÌN LƯỢT KHÁCH

800

700

600

500

400

201,8

300

200

100

0


255,8 244,9 225,36


389,8 425,6


660,6

619,4

726,5 754,8

2 0 0 6 2 0 0 7 2 0 0 8 2 0 0 9 2 0 1 0 2 0 1 1 2 0 1 2 2 0 1 3 2 0 1 4 2 0 1 5


Biểu đồ 3.6: Tăng trưởng khách du lịch nội địa giai đoạn 2006 - 2015


Hầu hết khách du lịch trong ngày là khách du lịch văn hoá tâm linh, hành hương về cội nguồn (chiếm tới 94 - 96% số lượng khách hàng năm), đến với mục đích thực hành tín ngưỡng tâm linh là chính, sử dụng rất ít dịch vụ khác; khách đi trong ngày để du lịch sinh thái chiếm tỷ lệ nhỏ.

+ Về chỉ số khách du lịch quốc tế:

Khách quốc tế đến Phú Thọ rất ít, đến năm 2015 mới chỉ đạt 5.583 lượt khách. Tốc độ tăng trưởng lượng khách quốc tế cũng không ổn định, năm 2008 và 2009 có sự suy giảm về lượng khách.

Xét về tỷ trọng, lượng khách quốc tế chỉ chiếm rất nhỏ trong số khách sử dụng dịch vụ lưu trú, càng nhỏ so với tổng lượng khách đến Phú Thọ và tỷ trọng này còn có xu hướng giảm đi trong 10 năm qua, từ 1,21% trong tổng lượng khách có sử dụng dịch vụ lưu trú ở thời điểm năm 2006, đến năm 2015 tỷ lệ này chỉ còn là 0,74%. Năm 2015, khách quốc tế đến Phú Thọ chỉ bằng 0,07% so với tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam (5.583 khách quốc tế đến Phú Thọ so với tổng số 7.943.651 khách quốc tế đến Việt Nam trong cùng năm [99]).

Từ số liệu trong bảng 3.8, có thể biểu đồ hóa tăng trưởng khách du lịch quốc tế giai đoạn 2006 - 2015 như sau


NGHÌN LƯỢT KHÁCH

6


5 4,256


4,596 4,747


5,098

5,583

4


3 2,46


2


2,047


1,547 1,65


2,944


1


0

2 0 0 6 2 0 0 7 2 0 0 8 2 0 0 9 2 0 1 0 2 0 1 1 2 0 1 2 2 0 1 3 2 0 1 4 2 0 1 5


Biểu đồ 3.7: Tăng trưởng khách du lịch quốc tế giai đoạn 2006 - 2015

Trong tổng lượng khách quốc tế, khách du lịch văn hóa, nghiên cứu chuyên đề chiếm gần 21%, khách công vụ đến tỉnh với mục đích tìm cơ hội đầu tư, nghiên cứu thị trường (khoảng 53%), số khác là khách tham quan, nghỉ dưỡng (khoảng 26%). Đa số khách đến từ Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Khách đến từ các thị trường có khả năng chi tiêu cao khác như Nhật, Mỹ, các nước


châu Âu, Trung Đông… rất ít và cũng chủ yếu là đối tượng khách đi lẻ [71; 72; 73; 74; 75; 76; 77; 78; 79; 80; 81].

- Thời gian lưu trú trung bình của du khách:

Bảng 3.9: Thời gian lưu trú trung bình của khách lưu trú qua đêm


Chỉ tiêu

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Tổng lượt khách có lưu trú qua đêm


139.623


180.203


191.246


206.511


254.623


255.075


316.515


316.965


350.908


391.405

Tổng ngày khách

142.821

192.990

201.456

252.046

255.826

255.473

317.574

317.661

352.148

399.221

Ngày lưu trú trung bình

1,02

1,07

1,05

1,22

1,01

1,00

1,00

1,00

1,00

1,02

Khách quốc tế lưu trú qua đêm


2.289


1.835


1.343


1.501


2.756


3.931


4.405


4.485


4.876


5.435

Ngày khách quốc tế

2.595

2.872

1.423

2.475

3.339

4.031

4.642

4.684

5.181

6.029

Ngày lưu trú trung bình khách quốc tế


1,13


1,57


1,06


1,65


1,21


1,03


1,05


1,04


1,06


1,11

Khách nội địa lưu trú qua đêm


137.334


178.368


189.903


205.010


251.867


251.144


312.110


312.480


346.032


385.970

Ngày khách nội địa

140.226

190.118

200.033

249.571

252.487

251.442

312.932

312.977

346.967

393.192

Ngày lưu trú trung bình khách nội địa


1,02


1,07


1,05


1,22


1,00


1,00


1,00


1,00


1,00


1,02

Nguồn: [11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19; 20; 21; 71; 72; 73; 74; 75; 76; 77; 78; 79; 80; 81]

Thời gian lưu trú trung bình của khách lưu trú qua đêm rất thấp, chưa có chiều hướng phát triển ổn định. Thời gian lưu trú trung bình của khách lưu trú nội địa qua đêm năm 2006 là 1,02 ngày/khách; năm 2015 là 1,02 ngày/khách; năm cao nhất (2009) cũng chỉ đạt 1,22 ngày/khách. Thời gian lưu trú trung bình của khách quốc tế qua đêm có cao hơn song cũng không ổn định và còn có xu hướng giảm, năm 2006 là 1,13 ngày/khách; năm 2015 là 1,11 ngày/khách; năm cao nhất 2009 đạt 1,65 ngày/khách. Thời gian lưu trú trung bình của khách lưu trú qua đêm đến Phú Thọ thấp hơn nhiều so với thời gian lưu trú trung bình của khách cùng loại tính


chung trong cả nước (năm 2014, thời gian lưu trú trung bình của một khách quốc tế đến Việt Nam là 9,73 ngày; khách nội địa là 3,79 ngày [98, tr.24]).

- Chi tiêu bình quân của khách du lịch:

Chi tiêu bình quân của du khách cũng có xu hướng tăng hàng năm. Theo thống kê của ngành du lịch, chi tiêu bình quân của khách du lịch trong ngày tăng từ

120.000 đồng/lượt khách năm 2006 lên 240.000 đồng/lượt khách năm 2015; chi tiêu bình quân của khách có sử dụng dịch vụ lưu trú tăng từ 240.000 đồng/lượt khách năm 2006 lên 450.000 đồng/lượt khách năm 2015, trong đó chi tiêu bình quân của khách có sử dụng dịch vụ lưu trú quốc tế tăng từ khoảng 45 USD/lượt khách năm 2006 lên khoảng 90 USD/lượt khách năm 2015 [71; 72; 73; 74; 75; 76; 77; 78; 79; 80; 81].

Song, tốc độ tăng chi tiêu bình quân của khách du lịch đến Phú Thọ chậm và thấp hơn khá nhiều so với mặt bằng chung cả nước (tính chung trong cả nước, năm 2014, chi tiêu bình quân của khách có sử dụng dịch vụ lưu trú nội địa là 4.103.190 đồng/lượt khách, chi tiêu bình quân của khách nội địa du lịch trong ngày là 944.290 đồng/lượt khách; chi tiêu bình quân của khách có sử dụng dịch vụ lưu trú quốc tế là 1.114,4 USD/lượt khách, chi tiêu bình quân của khách quốc tế du lịch trong ngày là 125,74 USD/lượt khách [98, tr.56]).

- Mức độ hài lòng của du khách:

Theo kết quả khảo sát thực tế (Phụ lục 4, mục 7.1), mức độ hài lòng của du khách tuy khá cao (87% khách du lịch đánh giá mức độ thân thiện của người dân địa phương ở mức trung bình trở lên trong đó 70,5% đánh giá ở mức khá tích cực và rất tích cực; 86% ghi nhận sự hài lòng trong đó 63,5% ghi nhận ở mức độ khá tích cực và rất tích cực), nhưng chỉ 35% dự định quay trở lại, chủ yếu vì lý do tâm linh thôi thúc, không gắn nhiều với mong muốn và nhu cầu sử dụng các dịch vụ khác tại điểm đến. Số rất ít khách quốc tế quay trở lại hầu hết là vì lý do công vụ, nhiệm vụ nghiên cứu thị trường đầu tư, nghiên cứu văn hóa.

3.2.2. Thực trạng tăng trưởng kinh tế của ngành du lịch gắn với thúc đẩy tiến bộ, công bằng xã hội và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa bản địa

3.2.2.1. Đóng góp của tăng trưởng kinh tế ngành du lịch vào tạo cơ hội việc làm, tăng thu nhập và xoá đói giảm nghèo

Số việc làm được tạo ra từ du lịch có xu hướng tăng hàng năm. Năm 2006, tổng số lao động du lịch là 6.700 người; năm 2015 số lượng này tăng lên 11.600


người. Khảo sát thực tế (năm 2016) cho thấy trong số lao động du lịch trực tiếp, lao động du lịch là người bản địa chiếm tỷ lệ 68,7% (Phụ lục 4, mục 7.2). Kết quả tạo việc làm cho cộng đồng từ du lịch được 80% người dân trong cộng đồng ghi nhận (Phụ lục 4, mục 7.3). Bên cạnh đó, tăng trưởng du lịch còn mở ra cơ hội việc làm, tăng thêm thu nhập cho lao động của một số ngành nghề liên quan (như sản xuất và cung ứng sản phẩm nông nghiệp, hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ...). Một số doanh nghiệp khi đầu tư dự án du lịch mới đã cam kết ưu tiên tuyển dụng lao động tại chỗ, hỗ trợ chi phí đào tạo và quan tâm tuyển dụng người lao động bị thu hồi đất vào làm việc. 66% doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch có tham gia, đóng góp ở các mức độ khác nhau cho công tác xã hội tại địa phương điểm đến bằng các hoạt động như hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, đóng góp cho quỹ vì người nghèo, quỹ khuyến học, đỡ đầu các gia đình chính sách... (Phụ lục 4, mục 7.2). Qua khảo sát, so sánh, đánh giá thực tế có thể ghi nhận du lịch đóng góp nhất định cho công tác giảm nghèo ở các địa phương điểm đến và mức độ đóng góp có xu hướng gia tăng.

Tuy nhiên công tác giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất phục vụ phát triển du lịch trong một số dự án cụ thể chỉ chủ yếu được thực hiện thông qua việc hỗ trợ bằng tiền để người dân tự chuyển đổi việc làm, chưa gắn với việc đáp ứng hoặc hỗ trợ trực tiếp nhu cầu việc làm của người lao động có đất đã bị thu hồi. Do quy mô của ngành du lịch Phú Thọ nhỏ nên tổng số lượng lao động trực tiếp được tạo ra từ du lịch chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lao động của nền kinh tế. Cũng vì quy mô du lịch nhỏ nên xét về tổng thể, mức độ đóng góp của du lịch cho công tác giảm nghèo chung của cả tỉnh không nhiều. Khảo sát cũng cho thấy chỉ 46,5% người dân ghi nhận từ mức trung bình trở lên về những đóng góp của dự án du lịch cho công tác xóa đói, giảm nghèo tại địa phương (Phụ lục 4, mục 7.3).

3.2.2.2. Thực trạng thu hút sự tham gia của cộng đồng và tạo cơ hội cho cộng đồng được hưởng lợi từ sự phát triển du lịch; tác động của tăng trưởng du lịch đến công bằng xã hội và các vấn đề xã hội

Tỉnh Phú Thọ đã nghiêm túc thực hiện chủ trương của Trung ương về chuyển đổi hình thức sở hữu các doanh nghiệp nhà nước; đồng thời thực hiện xã hội hoá hoạt động du lịch, khuyến khích, tạo môi trường cho các thành phần kinh tế và cộng đồng dân cư địa phương tham gia phát triển du lịch, tham gia vào chuỗi cung ứng dịch vụ, hàng hóa và kinh doanh du lịch. Năm 2006, còn 13 cơ sở kinh doanh

Xem tất cả 204 trang.

Ngày đăng: 18/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí