Phân Tích Bối Cảnh, Thuận Lợi, Khó Khăn Đối Với Phát Triển Du Lịch Theo Hướng Liên Kết Và Hội Nhập Quốc Tế Của Tỉnh Phú Thọ

thuyết H3 được chấp nhận với mẫu dữ liệu khảo sát. Như vậy có thể kết luận rằng các sản phẩm du lịch là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ.

Giả thuyết H4: Liên kết và hội nhập tốt hơn thì sẽ giúp cho du lịch Phú Thọ phát triển tốt hơn.

Kết quả ước lượng cho thấy mối quan hệ giữa việc liên kết và hội nhập và sự phát triển của du lịch Phú Thọ là 0.205 ở mức ý nghĩa thống kê Sig. = 0.000 nên giả thuyết H4 được chấp nhận với mẫu dữ liệu khảo sát. Như vậy có thể kết luận rằng liên kết và hội nhập là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ.

3.3.2.5. Kết luận qua kiểm định mô hình

Qua kết quả kiểm định mô hình cho thấy nhu cầu sự phát triển của du lịch Phú Thọ tương quan dương với các nhân tố sau: (1) Thể chế chính sách càng hoàn thiện thì du lịch Phú Thọ phát triển càng tốt; (2) Điều kiện về nguồn lực của địa doanh nghiệp càng tốt thì du lịch Phú Thọ càng phát triển; (3) Sản phẩm du lịch càng đa dạng thì du lịch Phú Thọ càng phát triển; (4) Liên kết và hội nhập của địa phương càng tốt thì sự phát triển du lịch Phú Thọ càng cao. Trong 4 nhân tố ảnh hưởng thì nhân tố thể chế chính sách có mức độ ảnh hưởng lớn nhất, điều này có nghĩa là các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh du lịch hiện nay đều mong muốn có một thể chế và chính sách về du lịch hoàn thiện để giảm bớt các các chi phí cũng như giảm các thủ tục hành chính, tạo điều kiện giúp cho du lịch Phú Thọ ngày càng phát triển hơn.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các sản phẩm du lịch của Phú Thọ cần đa dạng, hoàn thiện và đáp ứng hơn nữa nhu cầu của khách du lịch sẽ giúp cho du lịch của tỉnh phát triển tốt hơn. Bên cạnh đó, Phú Thọ cần thực hiện liên kết và hội nhập tốt hơn để thúc đẩy sự phát triển của du lịch Phú Thọ. Kết luận này cũng là luận cứ khoa học nhằm định hướng phải tiếp tục phát triển và hoàn thiện thể chế chính sách, nâng cao các nguồn lực, hoàn thiện và đa dạng các sản phẩm du lịch địa phương để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao hơn của khách du lịch và thu hút được nhiều khách du lịch hơn nữa. Đặc biệt địa phương cần chú trọng việc thực hiện liên kết trong

tỉnh cũng như liên kết với các địa phương khác để hình thành các sản phẩm du lịch, tour du lịch. Cùng với đó tích cực tổ chức các hội nghị, hội thảo để quảng bá và xúc tiến du lịch Phú Thọ. Ngoài ra tỉnh Phú Thọ nên tích cực, chủ động trong việc kết nối và hội nhập quốc tế để biến các sản phẩm du lịch địa phương trở thành các sản phẩm mang tầm vóc và giá trị của khu vực, quốc gia và thế giới.

Tiểu kết chương 3:

Ở chương 3, sau khi trình bày tiềm năng, thế mạnh, lợi thế so sánh để phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ tác giả đã tập trung lý giải tương đối rõ về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, tình hình đầu tư, thực trạng liên kết và hội nhập. Từ đó phân tích mặt được, mặt chưa được của phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế. Chương 3 này cũng đã tổng quát hóa kinh nghiệm phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế ở một số nước và ở một số địa phương của Việt Nam; rút ra ba bài học lớn cho phát triển du lịch ở Phú Thọ theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế trong những năm tới.

Kết quả phân tích định tính và định lượng cho thấy quá trình phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ còn bộc lộ nhiều bất cập. Cụ thể là phát triển du lịch của Phú Thọ đang còn chậm, hiệu quả tương đối thấp, khó bền vững. Nguyên nhân của tình trạng đó thì có nhiều nhưng phải kể đến việc liên kết và hội nhập quốc tế chưa được quan tâm thỏa đáng và chưa được triển khai tới mức cần thiết. Đổi mới nhận thức, tư duy về phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế đã trở lên cấp bách và vô cùng cần thiết.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

CHƯƠNG 4

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DU LỊCH PHÚ THỌ THEO HƯỚNG LIÊN KẾT VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ ĐẾN NĂM 2025

Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ theo hướng liên kết và hội nhập - 16

4.1. Phân tích bối cảnh, thuận lợi, khó khăn đối với phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế của tỉnh Phú Thọ

4.1.1. Điểm mạnh về phát triển du lịch Phú Thọ

Thứ nhất, trên địa bàn tỉnh có 1.372 di tích văn hóa, lịch sử và các địa điểm liên quan đến di tích, trong đó có một di tích được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt, 72 di tích cấp quốc gia, 209 di tích cấp tỉnh, 260 lễ hội mang nét văn hóa đặc trưng vùng đất Tổ. Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt quan trọng Đền Hùng là một không gian văn hóa có một không hai, vô cùng thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt, Phú Thọ còn sở hữu ba di sản văn hóa thế giới là Tín ngư ng thờ cúng Hùng Vương, Hát Xoan Phú Thọ, Ca Trù của người Việt. Tất cả đã tạo cho Phú Thọ một tiềm năng lớn về du lịch, có thể phát triển đa dạng các loại hình du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử, tham quan, nghỉ dư ng.

Việc phát triển du lịch ngày càng được quan tâm và hỗ trợ sở hữu trí tuệ như: Chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm bưởi Đoan Hùng, nhãn hiệu tập thể ch xanh Chùa Tà, tương Dục Mỹ, ấm ủ Sơn Vy; các sản phẩm đang được hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu tập thể như gà nhiều cựa Tân Sơn, m gạo Hùng Lô, cá lồng Sông Đà, rau an toàn Tân Đức, hồng Gia Thanh... Các sản phẩm du lịch đặc trưng của Tỉnh được phát triển theo chiều sâu, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và thu hút khách du lịch. Năm 2017, tỉnh đã tổ chức công bố sản phẩm du lịch “City tour Việt Trì”; tăng cường quảng bá cho sản phẩm du lịch “Hát Xoan làng cổ”; nâng cao chất lượng phục vụ các đoàn khách du lịch quốc tế đường sông; tập trung phát triển sản phẩm du lịch tâm linh (Đền Hùng, miếu Lãi L n, đình Hùng Lô, đền mẫu Âu Cơ, đền Lăng Sương...) và du lịch cộng đồng tại Vườn quốc gia Xuân Sơn... Năm 2018, tiếp nhận hỗ trợ thông tin, quảng bá du lịch và tư vấn dịch vụ, hướng dẫn, giới thiệu cho trên 500.000 lượt khách tham quan tìm hiểu du lịch Phú Thọ.

Thứ hai, tỉnh đã có Chương trình hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng; hợp tác phát triển du lịch giữa Hiệp hội Du lịch Phú Thọ và Hiệp hội Du lịch

Hà Nội; hợp tác phát triển du lịch Phú Thọ với tỉnh Bạc Liêu, Thanh Hóa, Thành phố Hồ Chí Minh. Thành lập Trung tâm Thông tin xúc tiến Du lịch tỉnh; xây dựng 02 trang thông tin điện tử chính thức về du lịch Phú Thọ, tích hợp các tính năng chia sẻ, như: facebook, twitter, google plus, youtube, instagram thông qua trang web. Bổ sung các tiện ích trực tuyến như: Đặt tour du lịch, phòng khách sạn, dịch vụ ăn uống nhằm được hỗ trợ cho khu khách trong và ngoài tỉnh. Tạo đường link kết nối website du lịch các tỉnh, thành phố trong cả nước. Xây dựng mới bộ logo du lịch Phú Thọ tăng cường hiệu quả hoạt động xúc tiến quảng bá. Tổng kinh phí cho hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch lên tới 5,95 tỷ đồng.

Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo ngành Văn hóa thể thao và du lịch và các ngành có liên quan chủ động tổ chức các hội nghị kêu gọi xúc tiến đầu tư vào tỉnh, tham gia các hội nghị xúc tiến đầu tư vùng Tây Bắc. Theo Quyết định số 04/2012/QĐ-UBND ngày 12/1/2012 ưu đãi về đất, về đầu tư hạ tầng và chi phí san lấp mặt bằng, các dịch vụ và xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và áp dụng những cơ chế ưu đãi cụ thể đối với từng dự án đầu tư lớn, có ý nghĩa thúc đẩy kinh tế - xã hội của Tỉnh.

4.1.2. Điểm yếu về phát triển du lịch Phú Thọ

Một trong những điểm yếu là nguồn lực đầu tư cho phát triển du lịch còn hạn h p. Bởi vậy, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội dù đã được quan tâm đầu tư song vẫn còn bất cập so với yêu cầu hiện nay của đất nước và khu vực. Việc huy động các nguồn lực, nguồn vốn cho đầu tư phát triển du lịch đã tăng so với với giai đoạn trước nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng yêu cầu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Một số dự án trọng điểm tạo sự đột phá cho du lịch chậm tiến độ, huy động vốn thấp… đã gây ảnh hưởng đến các hoạt động phát triển du lịch của tỉnh.

Trong lĩnh vực du lịch, Phú Thọ còn thiếu các doanh nghiệp lớn, mạnh, có đủ năng lực thực hiện các dự án du lịch lớn. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch của tỉnh có quy mô nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh thấp, nguồn vốn chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nhanh thu hồi vốn hoặc khai thác những cái sẵn có. Hiện tại, phần lớn các doanh nghi p du lịch tỉnh Phú Thọ

thuộc loại nhỏ, thiếu vốn, chất lu ợng dịch vụ hạn chế, năng lực quản lý và hiệu quả hoạt động còn thấp do thiếu chiến lu ợc trong kinh doanh, cạnh tranh đo n lẻ và chu a có khả năng hợp tác thành các tập đoàn để nâng cao vị thế của mình. Các doanh nghiệp du lịch phần lớn tuyển lao động phổ thông không có chuyên môn, điều này làm cho các nghiệp vụ du lịch thiếu tính chuyên nghiệp. Đội ngũ nhân lực du lịch vừa thiếu vừa yếu về trình độ ngoại ngữ và kinh nghiệm. Công tác đào tạo và đạo lại đội ngũ cán bộ phục vụ trong ngành du lịch chưa đu ợc quan tâm.

Công tác thu hút doanh nghiệp lớn đầu tư vào du lịch còn hạn chế, việc đầu tư các điểm du lịch cộng đồng còn manh mún, cơ chế khuyến khích phát triển du lịch chưa rõ nét; các sản phẩm du lịch đặc thù chưa được quan tâm đầu tư, chưa thật sự hút khách; nguồn nhân lực cho phát triển du lịch còn thiếu và yếu; các sản phẩm, đặc sản địa phương tại các điểm du lịch chưa được địa phương quan tâm...

Trên địa bàn tỉnh hội tụ được các yếu tố để đa dạng hóa các loại hình du lịch, nhưng Phú Thọ chủ yếu đang tập trung vào loại hình du lịch tâm linh có tính chất mùa vụ. Các dịch vụ đi theo phát triển chưa tương xứng, nên hầu hết các điểm du lịch của Phú Thọ còn thiếu hấp dẫn đối với du khách. Ở các khu, điểm du lịch của tỉnh vẫn rất ít sản phẩm gắn liền với địa danh và bị pha trộn với các loại hàng hóa tiêu dùng khác. Trong khi đó, đây là yếu tố thu hút sự quan tâm của du khách nhất, bởi nếu không tạo nên cái riêng thì không thể xây dựng được thương hiệu và sản phẩm du lịch đặc trưng để hướng tới phát triển du lịch bền vững.

Trước sức ép cạnh tranh về chất lượng phát triển sản phẩm du lịch ngày càng cao và trên hết Phú Thọ chưa phải là điểm đến thật sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư có tiềm lực lớn. Khách du lịch chủ yếu là khách nội địa và là khách tham quan trong ngày; khách lưu trú qua đêm còn ít, ngày khách lưu trú ngắn. Khách du lịch quốc tế còn rất ít.

Nhận thức xã hội về phát triển du lịch vẫn còn hạn chế. Cộng đồng dân cư chưa có ý thức đầy đủ trong việc xây dựng thương hiệu du lịch, giữ gìn giá trị du lịch vốn có và cùng nhau làm công tác quảng bá hình ảnh. Tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh chưa phản ánh đầy đủ sắc thái cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày của người dân địa phương. Ngoài ra, một trong những hạn chế của ngành du lịch tỉnh

nhà là chưa xác định rõ nét lộ trình, bước đi cụ thể đối với các trung tâm du lịch theo quy hoạch; chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ khách du lịch, nhất là trong thời k hội nhập sâu rộng như hiện nay.

4.1.3. Cơ hội đối với phát triển du lịch Phú Thọ

Thứ nhất, tài nguyên du lịch của Việt Nam cũng như của Phú Thọ đã được biết đến qua phim ảnh, video và được nhiều Tổ chức du lịch quốc tế có uy tín thừa nhận. Các khu, điểm du lịch trọng điểm trên địa bàn tỉnh được hình thành gắn với các sản phẩm du lịch đặc trưng mang đậm nét văn hóa vùng đất Tổ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong nước và quốc tế.

Thứ hai, Đảng và Nhà nước quan tâm và ưu tiên đầu tư phát triển du lịch, đây được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (NQ 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của BCH Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam). Tuy ngành du lịch bị ảnh hưởng lớn từ đại dịch COVID 19 nhưng Chính phủ Việt Nam đã đưa ra rất nhiều giải pháp để phục hồi ngành du lịch và thúc đẩy phát triển số lượng khách nội địa. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế vẫn hướng tới mức đạt 10%/năm, khách du lịch nội địa đạt khoảng 11 - 12%/năm.

Thứ ba, trên trường quốc tế vị trí của Việt Nam ngày càng cao. Kinh tế Việt Nam sẽ vẫn có tốc độ tăng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á và thế giới. Thành công về đổi mới nhất là tiến bộ nhanh về năng lực quản trị quốc gia và vai trò quốc tế của Việt Nam đã được thế giới thừa nhận.

Thứ tư, chính sách cấp thị thực cho khách quốc tế đến Việt Nam được cải thiện, như việc gia hạn quy định miễn thị thực cho công dân 27 nước trong liên minh châu Âu; Nhật Bản, Hàn Quốc… miễn thị thực cho thành viên tổ máy bay hãng hàng không nước ngoài; cấp visa điện tử … góp phần gia tăng lượng khách từ các quốc gia này đến Việt Nam, tạo đà thuận lợi thúc đẩy ngành Du lịch phát triển.

Thứ năm, trong thời gian qua, Việt Nam đã thu hút được nhiều nguồn vốn FDI vào các dự án du lịch, nhiều khu nghỉ dư ng ven biển và khách sạn 5 sao đã được đầu tư. Đến cuối năm 2017, cơ sở lưu trú du lịch có tới hơn 25.000 cơ sở; trong đó có 116 khách sạn 5 sao, 259 khách sạn 4 sao và 488 khách sạn 3 sao… Các địa phương đã có sự quan tâm và nâng cao nhận thức về phát triển du lịch, các dịch vụ

được nâng tầm chất lượng, vấn đề an ninh, an toàn cho du khách ngày càng được đảm bảo… Mặc dù một số nơi trên thế giới bất ổn về an ninh, chính trị, nhưng ở Việt Nam vấn đề này được đánh giá cao cũng đã góp phần gia tăng khách đến.

Thứ sáu, thị trường du lịch Việt Nam đã thu hút được sự quan tâm của nhiều hãng hàng không quốc tế và Việt Nam, nhiều đường bay thẳng đến Việt Nam được mở, tiêu biểu như hãng New Air New Zealand kết nối Việt Nam - New Zealand; Thượng Hải - TP.HCM; Thổ Nhĩ K - Hà Nội, TP.HCM; Đà Nẵng - Hồng Kông; Sydney/Melbourne - TP.HCM; Đồng Hới - Chiang Mai… Ngoài ra, một số sân bay được nâng cấp, mở rộng: Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Cam Ranh, Đà Nẵng … tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch.

Thứ bảy, Việt Nam đã tổ chức thành công nhiều hoạt động Văn hóa, Thể thao mang tầm quốc tế như: Đại hội Thể thao bãi biển châu Á 2016; Liên hoan Ẩm thực quốc tế; Giải quần vợt Vietnam Open 2016, 2017, WSC 2017, APEC 2017... Ngày 28/11/2019, tại Muscat, Oman đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới lần thứ 26 (World Travel Awards - WTA). Ra đời từ năm 1993, đến nay WTA đã được công nhận trên toàn thế giới và trở thành một trong những giải thưởng hàng đầu của ngành công nghiệp du lịch. Tại Oman, Việt Nam đã vinh dự được gọi tên chiến thắng hạng mục “Điểm đến di sản hàng đầu thế giới 2019”.

4.1.4. Thách thức đối với phát triển du lịch Phú Thọ

Thứ nhất, mặc dù Việt Nam có tài nguyên thiên nhiên, bản sắc văn hóa dân tộc, đa dạng và phong phú, nhưng sản phẩm du lịch của ta còn ngh o, đơn điệu. Các hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm chưa bài bản, chưa có tính đột phá, sáng tạo. Chất lượng dịch vụ còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, chưa phải là điểm đến hấp dẫn của du khách nước ngoài, đặc biệt là các du khách cao cấp.

Thứ hai, công tác quảng bá, xúc tiến còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa có sự dẫn dắt của cơ quan quản lý nhà nước, bên cạnh đó nguồn tài chính eo h p nên quảng bá, xúc tiến chưa căn cứ vào thị trường, thiếu tính chuyên nghiệp, chưa có sự kết nối đồng bộ trong cả hệ thống cũng như chưa gắn kết du lịch với các sự kiện, hình ảnh mang tính quốc tế… Việc định vị điểm đến còn lúng túng, phần nhiều tự phát, không có quy hoạch phát triển cụ thể. Báo cáo “Tác động kinh tế của Du lịch và Lữ

hành ở Việt Nam năm 2017” của Tổ chức Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC) cho thấy: Tổng đóng góp của ngành Du lịch và Lữ hành Việt Nam vào GDP là 18,4 tỷ USD, chiếm 9,1% tỷ trọng GDP. Trong khu vực ASEAN chỉ xếp trên Brunei, Myanmar và Indonesia. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu từ du lịch của Việt Nam chỉ chiếm 4,5% tổng giá trị xuất khẩu. Trong khi đó, tỷ trọng đóng góp vào GDP và tỷ trọng giá trị xuất khẩu từ du lịch của các nước như: Campuchia 28,3% và 26,5%; Lào là 14,2% và 23,1%; Myanmar là 6,6% và 26,4%.

Thứ ba, năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam còn thấp so với các quốc gia trong khu vực Asean. Theo đánh giá của Tổ chức Bloom Counsulting về xếp hạng thương hiệu du lịch và thương mại trên thế giới năm 2019, thương hiệu du lịch Việt Nam vẫn xếp hạng khá khiêm tốn, còn cách khá xa so với một số quốc gia trong cùng khu vực. Việt Nam được xếp hạng 47, đứng sau một số quốc gia như Thái Lan (thứ 2 thế giới/dẫn đầu về thương hiệu tại châu Á), Singapore (thứ 5 thế giới/thứ 3 châu Á), Malaysia (thứ 23 thế giới/thứ 9 châu Á), Indonesia (thứ 35 thế giới/thứ 11 châu Á), Philipines (thứ 40 thế giới/thứ 12 châu Á) và Việt nam chỉ hơn Campuchia, Lào, Myanmar. Theo báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới, Việt Nam có lợi thế về giá; tài nguyên thiên nhiên; tài nguyên văn hóa; nguồn nhân lực, được xếp hạng từ 30 - 37/136. Một số chỉ tiêu về vệ sinh, y tế; Công nghệ thông tin; chế độ ưu tiên về du lịch; tính bền vững môi trường; dịch vụ du lịch bị đánh giá thấp, có chỉ số từ 80 - 129/136.

Thứ tư, doanh nghiệp lữ hành Việt Nam còn yếu, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới 84%, bên cạnh đó là sự rời rạc, không có liên kết với nhau cũng như quan hệ giữa doanh nghiệp với chính quyền còn mang tính hình thức, do vậy sẽ rất khó để vươn ra thị trường du lịch quốc tế. Cùng với đó, việc giải quyết triệt để các vấn đề về ô nhiễm môi trường, giao thông ùn tắc, tệ nạn xã hội, mất an ninh, an toàn ở các thành phố lớn và vấn đề an toàn thực phẩm, chưa được đặt vị trí kiểm soát đúng nghĩa. Do vậy, Chính phủ một số nước như: Mỹ, Anh, Úc, Canada, Thụy Sỹ… đưa những vấn nạn này vào khuyến cáo cho công dân khi đi du lịch Việt Nam. Điều đó làm cho hình ảnh du lịch Việt Nam thân thiện, hiền hòa, mến khách mất dần giá trị, khi mà nhiều năm ta đã tạo dựng được các giá trị đó.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/03/2023