Nhờ đó mạng lưới giao thông trên địa bàn khá thuận lợi cho việc đi lại của người dân, việc giao lưu kinh tế giữa các xã trong huyện và giữa huyện với bên ngoài, đặc biệt là thuận lợi cho phát triển du lịch.
- Ngoài đường bộ, Thanh Thuỷ còn có giao thông đường thuỷ khá thuận lợi. Do có sông Đà chảy dọc theo chiều dài của huyện, nên giao thông đường thuỷ cũng đã được đầu tư phát triển. Trên địa bàn huyện đã hình thành 10 bến đò qua lại hai bên sông và một số bến bốc dỡ hàng hoá ven sông Đà. Tuy các bến qui mô còn nhỏ và trang thiết bị còn thiếu, nhưng nó cũng đã góp phần quan trọng vào việc giải quyết nhu cầu đi lại và trao đổi hàng hoá của người dân trên địa bàn và thuận lợi trong việc đi lại của khách du lịch trong cả nước về với Thanh Thủy.
Hiện nay hệ thống đường đến các điểm du lịch, các di tích lịch sử văn hoá là đường tỉnh lộ 317, đường liên xã đã được dải nhựa và bê tông hóa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển du lịch trên địa bàn huyện.
+ Hệ thống cung cấp điện
Hệ thống điện phục vụ sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn huyện đã được xây dựng khá hoàn chỉnh. Đến nay 15/15 xã trong huyện đã có lưới điện quốc gia. Với các nguồn vốn trong và ngoài nước, huyện đã tập trung chỉ đạo xây dựng các trạm biến áp ở các xã, gia cố hệ thống truyền tải điện, tăng cường độ an toàn và ổn định đối với việc cung cấp và sử dụng điện. Năm 2012 số trạm hạ thế (cái/KVA) của huyện là: 36/6.980, thì năm 2013 là: 40/7.385; năm 2014 là: 45/8.125; năm 2015 là: 49/9.015 và năm 2016 là: 54/9.555. 100% hộ dân được dùng điện để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt và phục vụ phát triển du lịch.
- Hệ thống bưu chính, viễn thông
Kể từ năm 2003 hệ thống bưu chính viễn thông đã được xây dựng ở tất cả các xã của huyện Thanh Thuỷ, huyện đã tập trung nâng cấp từng bước hệ thống này theo hướng hiện đại.
Nhờ mạng lưới bưu chính, viễn thông phát triển ngày càng hiện đại, nên mọi hoạt động thông tin, liên lạc trên địa bàn huyện thường xuyên được đảm bảo thông suốt, thư báo được chuyển phát kịp thời. Hệ thống điện thoại cố định và di động đã được phát triển khá nhanh trong giai đoạn này, năm 2015 có gần 24 nghìn máy, đạt 22,5 máy trên 100 dân. Dịch vụ internet (Dial-up và ADSL), hộp thư thoại... được hình thành, phát triển rộng khắp. Năm 2015 có gần 3.000 thuê bao internet
Có thể bạn quan tâm!
- Giới Thiệu Chung Về Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế Xã Hội Và Những Lợi Thế Cho Phát Triển Du Lịch Huyện Thanh Thủy
- Lượng Khách Du Lịch Quốc Tế Có Lưu Trú Tại Tỉnh Phú Thọ Và Huyện Thanh Thủy Giai Đoạn 2012 – 2016
- Thống Kê Một Số Lễ Hội Truyền Thống Huyện Thanh Thủy
- Dự Báo Về Phát Triển Du Lịch Ở Huyện Thanh Thủy Đến Năm 2020
- Phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy - tỉnh Phú Thọ - 13
- Phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy - tỉnh Phú Thọ - 14
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
Mạng bưu chính, viễn thông thời gian gần đây đã được quan tâm phát triển. Số máy điện thoại cố định tăng nhanh. Chất lượng thông tin liên lạc của huyện có bước tiến vượt bậc, cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, mạng điện thoại di động đã phủ sóng tới hầu hết các xã trên địa bàn huyện. Sự phát triển về dịch vụ bưu chính viễn thông nhìn chung rất thuận lợi cho phát triển du lịch trên địa bàn.
- Hệ thống cấp nước
Hệ thống cung cấp nước cho sản xuất và đời sống đã được chú trọng xây dựng trong nhiều năm qua. Hệ thống ao hồ, đập, kênh mương nội đồng, hệ thống đê điều đều đã được xây dựng khá đồng bộ và vững chắc. Huyện một mặt đã tập trung gia cố hệ thống đê điều, các hồ, đập đã có, mặt khác đã hỗ trợ và khuyến khích các xã thực hiện từng bước việc kiên cố hoá hệ thống kênh mương. Hiện nay trên địa bàn huyện có 37 trạm bơm, có 96,1 km kênh mương cấp 1,2,3; trong đó có 44,3 km kênh cấp 1 và 2 đã được kiên cố hoá. Việc tưới tiêu cho cây trồng. Nước sinh hoạt cho người dân chủ yếu vẫn là nước giếng đào và khoan, song nhìn chung chất lượng nước tương đối tốt, bảo đảm được vệ sinh tối thiểu… Hệ thống cung cấp nước sạch của huyện Thanh Thủy cơ bản đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của dân cư, hoạt động sản xuất và phát triển du lịch trên địa bàn…
- Hệ thống nhà hàng, khách sạn.
Thanh Thủy đã xây dựng được hệ thống khách sạn nhà nghỉ là những điểm dừng chân thuận lợi cho du khách. Trên địa bàn hiện có 32 cơ sở lưu trú,
trong đó có 03 khách sạn (khách sạn Kim Cương đạt tiêu chuẩn 2 sao, khách sạn Thanh Lâm, khách sạn An Bình đạt tiêu chuẩn 1 sao), 29 nhà nghỉ (chủ yếu tập trung trên địa bàn thị trấn Thanh Thủy, xã Bảo Yên, xã Trung Thịnh) với tổng số gần 600 phòng nghỉ.
Trên địa bàn huyện có 10 nhà hàng lớn và các quán ăn, uống quy mô nhỏ chuyên phục vụ các món ăn dân tộc, đặc sản, truyền thống như: Măng chua, canh rau sắn, canh củ chuối, thịt lợn lửng, rượu cần, rượu hoẵng,... cùng với nhiều món ăn nổi tiếng như: Dê núi đá, cá sông đà, gà ri đồi sỏi. Ngoài ra Thanh Thuỷ còn có các sản phẩm mang đậm bản sắc riêng như: Bánh nẳng, bánh hòn, cơm lam, chè xanh Mai Miếu, tương bợ Thạch Đồng... Tuy nhiên một số món ăn đặc sản, cổ truyền chưa được chú trọng phát triển thành sản phẩm để phục vụ du lịch.
3.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ
3.3.1. Những kết quả đạt được
Trong những năm qua, từ năm 2012 đến năm 2016 cùng với sự phát triển chung của ngành du lịch tỉnh Phú Thọ, ngành du lịch huyện Thanh Thủy đã có nhiều nổ lực đánh thức tiềm năng của huyện. Các chỉ tiêu về lượt khách có sự tăng trưởng đáng kể từ 124.200 lượt khách năm 2012 đã lên đến 204.000 lượt khách, bình quân mỗi năm tăng 15.000 lượt khách, lượt khách quốc tế đến Thanh Thủy cũng có sự tăng lên, đặc biệt là khách quốc tế có lưu trú.
Cùng với sự gia tăng về lượng du khách, doanh thu du lịch của Thanh Thủy cũng đã đạt được mức tăng trưởng nhất định. Từ 98 tỷ đồng năm 2012 đã lên đến hơn 190,2 tỷ năm 2016, mức tăng trưởng với nhịp độ bình quân hàng năm đạt 18,11%/năm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân
Bên cạnh đó, huyện cũng đã có những chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho du lịch. Đã bắt đầu xuất hiện những
khách sạn đạt tiêu chuẩn để phục vu du khách. Thu hút được cộng đồng dân cư địa phương tham gia vào hoạt động du lịch, các hướng dẫn viên, buôn bán hàng lưu niệm,…
- Sản phẩm du lịch đang dần hình thành, từng bước được đa dạng và nâng cao chất lượng. Đặc biệt là du lịch văn hóa tâm linh, du lịch vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng chiếm 85% số lượng khách du lịch đến Thanh Thủy.
- Nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị trí, vai trò của du lịch được nâng lên, khẳng định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng có tính chiến lược lâu dài góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của huyện.
- Công tác xúc tiến, quảng bá, hợp tác phát triển du lịch đạt được những thành tựu đáng khích lệ góp phần nâng cao hình ảnh tiềm năng và triển vọng phát triển du lịch, thu hút được nhiều nhà đầu tư. Tiêu biểu như Công ty cổ phần Ao Vua, Công ty cổ phần thương mại xây dựng Vạn Hưng, Công ty cổ phần xây dựng và dịch vụ Sơn Hải…
- Phát triển du lịch huyện Thanh Thủy đã góp phần giải quyết việc làm tại chỗ cho gần 12 nghìn lao động, lao động trong huyện(cả trực tiếp và gián tiếp). Bên cạnh đó công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch được quan tâm, chú trọng thông qua các lớp tập huấn, đào tạo ngắn hạn...
- Công tác quản lý nhà nước về du lịch đã được quan tâm chú trọng, các cấp, các ngành chức năng huyện Thanh Thủy đã không những nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch. Tích cực tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra các hoạt động du lịch và tiến hành xử lý, nhắc nhở các đơn vị thực hiện theo đúng quy định pháp luật.
- Công tác quy hoạch tổng thể phát triển du lịch; các quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết các khu du lịch và các dự án lớn đã được xây dựng, phê duyệt là định hướng cho công tác quản lý và thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh, quản lý tài nguyên du lịch.
3.3.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
3.3.2.1. Tồn tại, hạn chế
- Cơ chế, chính sách đầu tư cho du lịch còn hạn chế, thiếu các giải pháp cụ thể để khuyến khích, hỗ trợ du lịch dịch vụ phát triển, cơ chế khuyến khích các doanh nhân giỏi và đội ngũ lao động có tay nghề, tính chuyên nghiệp cao trong hoạt động du lịch tại huyện.
- Sản phẩm du lịch mờ nhạt, nghèo nàn chưa tạo được sức hấp dẫn cho du khách; chưa xây dựng được các tuyến du lịch mang tính đặc sắc, độc đáo. Khách du lịch đến Thanh Thủy chủ yếu là du lịch văn hóa tâm linh, du lịch vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng chiếm 85%, còn các loại hình du lịch như du lịch cộng đồng, du lịch làng nghề… chưa thu hút được khách du lịch. Bên cạnh đó trên địa bàn huyện chưa có nhiều khách sạn, nhà hàng, khu dịch vụ cao cấp, thiếu các doanh nghiệp có thương hiệu, loại hình vui chơi giải trí còn ít, chưa tạo được sự hấp dẫn để kéo dài thời gian lưu trú, tăng mức chỉ tiêu của du lịch khi đến với du lịch Thanh Thủy.
- Khách du lịch lưu trú chiếm tỷ lệ thấp so với khách du lịch đến Thanh Thủy, chỉ chiếm khoảng 15%; mức chi tiêu bình quân của khách chưa cao. Tỷ lệ lao động trong ngành du lịch (cả trực tiếp và gián tiếp) vẫn còn thấp so với nhu cầu phát triển chỉ đạt khoảng 23% tổng số lao động trong toàn huyện.
- Công tác đào tạo nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, chưa liên kết đào tạo với các trường ĐH, CĐ để bổ sung nguồn nhân lực, đội ngũ lao động đáp ứng với yêu cầu phát triển bền vững. Lực lượng lao động trong ngành du lịch còn ít, mang tính thời vụ, thiếu chuyên nghiệp. Thiếu đội ngũ hướng dẫn viên có tính chuyên nghiệp tại các khu di tích.
- Công tác quản lý nhà nước về du lịch còn nhiều hạn chế; sự phối hợp giữa các cấp các ngành trong việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp phát triển du lịch thiếu chặt chẽ, thụ động; đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước khả năng tác nghiệp chưa cao, chưa kịp thời tham mưu cho
tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách, chương trình, đề án.. phát triển du lịch có hiệu quả.
- Công tác tuyên truyền, quảng bá về du lịch Thanh Thủy chưa được chú trọng, chưa làm nổi bật được giá trị của các loại hình du lịch tại huyện Thanh Thủy. Các doanh nghiệp du lịch của huyện chưa tích cực tham gia vào công tác xúc tiến du lịch.
3.3.2.2. Nguyên nhân
Qua nghiên cứu có thể đúc kết ra được du lịch huyện chậm phát triển với các nguyên nhân chính sau đây:
Thứ nhất, cầu du lịch đến Thanh Thủy thấp do hình ảnh của Thanh Thủy chưa được nhiều du khách trong ngoài nước biết đến, Cơ sở kinh doanh du lịch chất lượng thấp, các dự án cao cấp thiếu chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Công tác quảng bá hình ảnh du lịch Thanh Thủy chưa được thực hiện mạnh mẽ. Xúc tiến đầu tư chưa thu hút được các dự án lớn vào huyện.
Thứ hai, Các chính sách khuyến khích phát triển du lịch và thu hút đầu tư chưa thực sự hấp dẫn, thủ tục hành chính còn rườm rà, chưa có chính sách thu hút nhân tài trong ngành du lịch. Vai trò tham mưu của cơ quan chuyên môn còn hạn chế. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành để tập trung quản lý và hỗ trợ du lịch phát triển thiếu chặt chẽ.
Thứ ba, các loại hình du lịch dưới dạng tiềm năng rất nhiều chưa được đưa vào khai thác phát triển. Nhiều sản phẩm du lịch chưa được cung cấp cho du khách, đã không thu hút được một lượng lớn du khách gây lãng phí tài nguyên du lịch như du lịch cộng đồng Mường, du lịch làng nghề…Dịch vụ ẩm thực phát triển mạnh nhưng chủ yếu phục vụ khách hàng bình dân là chính. Các khu vui chơi giải trí cao cấp chưa phát triển. Chưa có những mặt hàng lưu niệm cung cấp cho du khách.
Thứ tư, nguồn nhân lực chưa phát triển, chủ yếu nhân lực tự phát qua quá trình thực tiễn và không được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp. Do chưa có
cơ sở đào tạo trong khu vực huyện, chưa được cử đi đào tạo và chưa thu hút được nhân lực có chuyên môn sâu.
- Thứ năm, liên kết phát triển du lịch yếu, đặc biệt là liên kết giữa doanh nghiệp trong vùng với bên ngoài để đưa khách đến và đi qua Thanh Thủy. Như vậy, rất nhiều nguyên nhân dẫn đến du lịch Thanh Thủy chưa phát triển, trên đây là những nguyên nhân cơ bản nhất cần được giải quyết để phát triển du lịch Thanh Thủy trong thời gian tới.
Chương 4
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Ở HUYỆN THANH THỦY TỈNH PHÚ THỌ VÀ TRIỂN VỌNG
4.1. Xu hướng phát triển du lịch trong bối cảnh mới ở huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới
4.1.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch ở huyện Thanh Thủy tỉnh Phú Thọ đến năm 2020
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thanh Thủy lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2015- 2020 đã khẳng định: Đổi mới quản lý, đảm bảo các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch văn minh, lịch sự, đúng pháp luật. Góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách. Đưa việc xây dựng các dự án khai thác tiềm năng du lịch thành nhiệm vụ trọng tâm của lĩnh vực du lịch trong nhiệm kỳ. Phấn đấu xây dựng du lịch huyện Thanh Thủy trở thành một trong những trung tâm du lịch của tỉnh Phú Thọ.
4.1.1.1. Quan điểm phát triển
1. Phát triển du lịch góp phần tạo động lực cho kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững, đẩy mạnh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân.
2. Phát triển du lịch theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, trong đó tăng cường công tác quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng và công tác quản lý nhà nước. Tạo điều kiện về cơ chế, khuyến khích thu hút sự đầu tư của các thành phần kinh tế vào đầu tư phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn, khai thác tốt tiềm năng lợi thế để phát triển du lịch, từng bước đưa du lịch, dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện.
3. Phát triển du lịch phải gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái và tài nguyên du lịch, đảm bảo an ninh chính trị, an toàn xã hội, giữ gìn thuần phong mỹ tục và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Phát triển du lịch phải đi đôi với khai thác, bảo tồn, nâng cấp và bảo vệ các nguồn tài nguyên phục vụ cho du lịch.