Công Tác Quy Hoạch Phát Triển Du Lịch Cội Nguồn Ở Tỉnh Phú Thọ

Trong thời gian qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ đã xây dựng và xin phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch và các quy hoạch chung, một số quy hoạch chi tiết các khu du lịch và các dự án lớn. Sản phẩm du lịch bước đầu được hình thành, đó là các điểm tham quan, các di tích lịch sử - văn hóa, các lễ hội, các tuyến du lịch cội nguồn.

Bên cạnh đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ cũng đã tập trung triển khai tổ chức các chương trình giới thiệu điểm đến, kết nối xây dựng các chuyến, tuyến du lịch mới. Trong đó, xây dựng sản phẩm du lịch “Văn hóa cội nguồn” lấy Đền Hùng và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương làm hạt nhân; tổ chức các chương trình “Hát Xoan làng cổ” gắn với điểm du lịch di sản văn hóa. Đồng thời, đã phát động chiến dịch quảng bá tại chỗ đối với khách nội địa và quốc tế, xây dựng chiến dịch tuyên truyền “Du lịch Phú Thọ - điểm đến 2 di sản”. Đồng thời quan tâm thu hút khách du lịch nội địa nhân dịp các ngày nghỉ, ngày lễ lớn của dân tộc và các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch của tỉnh được tổ chức trong năm. Song song với việc thu hút khách du lịch, tỉnh cũng đẩy mạnh các hoạt động xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; phát động, tổ chức các cuộc thi, các chương trình đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao trình độ cho nguồn nhân lực du lịch của tỉnh.

Trong thời gian qua, tổ chức bộ máy của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ còn có nhiều thay đổi, chưa thực sự ổn định để phát huy hiệu lực, hiệu quả; quản lý liên ngành, liên vùng còn rất yếu. Công tác quản lý và thực hiện quy hoạch du lịch còn nhiều bất cập, hiệu quả chưa cao; quản lý bảo tồn và phát huy giá trị di sản chưa đáp ứng yêu cầu. Nguyên nhân cơ bản là do đội ngũ cán bộ quản lý du lịch còn thiếu và yếu về chuyên môn nghiệp vụ. Mặt khác, nhận thức về du lịch cả ở cấp quản lý nhà nước, quản lý kinh doanh còn thấp, chưa đầy đủ và đồng bộ, tầm nhìn ngắn hạn và trong tư duy còn chịu tác động của nhóm lợi ích cục bộ cũng là những ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển du lịch của tỉnh.

3.3.2. Công tác quy hoạch phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ

3.3.2.1. Quy hoạch tài nguyên du lịch cội nguồn

Trong những năm qua, tỉnh Phú Thọ đã rất chú trọng tới việc phát triển ngành du lịch nói chung và phát huy lợi thế của du lịch cội nguồn nói riêng.

Theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, ngày 30/3/2004 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 48/2004/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát

triển Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đến năm 2015 để xây dựng, trùng tu các công trình kiến trúc, tượng đài, đền thờ tương đồng với lịch sử và mang tính truyền thống dân tộc để tưởng niệm, tôn vinh công lao các Vua Hùng và các bậc tiền nhân thời đại Hùng Vương. Bản đồ Quy hoạch phát triển không gian Khu Di tích lịch sử Đền Hùng (Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, 2012) cho thấy hình ảnh tổng thể về khu di tích với 2 phân khu chức năng:

Bản đồ 3 2 Quy hoạch phát triển không gian Khu Di tích lịch sử Đền Hùng Khu I 1

Bản đồ 3.2. Quy hoạch phát triển không gian Khu Di tích lịch sử Đền Hùng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Khu I với diện tích 32 ha (bao gồm Đền Thượng, Đền Trung, Đền Hạ, Đền Giếng, Lăng Vua Hùng, Chùa Hạ, Bảo tháp, Gác chuông, Nhà thờ Tổ,… ).

Khu II với diện tích 998 ha (là vùng cảnh quan bảo vệ Khu di tích và các công trình phục vụ lễ hội như Khu Trung tâm Lễ hội; Khu Tháp Hùng Vương; Làng Du lịch văn hóa Hùng Vương;...).

Song song với đầu tư xây dựng khu di tích lịch sử Đền Hùng và khảo sát các di tích liên quan, tỉnh Phú Thọ chú trọng tập trung các nguồn lực để triển khai xây dựng và hoàn thiện các dự án về du lịch cội nguồn trên địa bàn: Dự án xây dựng Khu di tích lịch sử Đền Hùng; dự án xây dựng Công viên Văn Lang; Khu du lịch Bến Gót - Bạch Hạc; Quảng trường trung tâm thành phố; dự án khảo sát, quy hoạch và nâng cấp các di tích lịch sử văn hóa trong quần thể cố đô Văn Lang;...

Năm 2007, Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh phát triển du lịch Phú Thọ giai đoạn 2006-2010 và quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết cho một số khu du lịch. Năm 2011, UBND tỉnh Phú Thọ xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030. Trong đó, đầu tư xây dựng các dự án phát triển các điểm du lịch, khu du lịch, khai thác các giá trị nhân văn và tài nguyên tự nhiên, tạo nên sự đa dạng về các sản phẩm du lịch mà du lịch cội nguồn được coi là xương sống, là điểm nhấn của tour du lịch về Phú Thọ. Vốn đầu tư cho công tác quy hoạch giai đoạn 2006-2012 là 6,77 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, 2013).

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Phú Thọ đến năm 2011-2020 và định hướng phát triển đến năm 2030 được phê duyệt đã trở thành một trong những chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XVII của tỉnh. Trong đó đầu tư xây dựng các dự án phát triển các điểm du lịch, khu du lịch, khai thác các giá trị nhân văn của tài nguyên du lịch, tạo nên sự đa dạng về các sản phẩm du lịch mà du lịch cội nguồn được coi là xương sống, là điểm nhấn của các chương trình du lịch về Phú Thọ đã được đặc biệt quan tâm. Tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được đánh giá như trong bản đồ 3.3.

Bản đồ 3 3 Bản đồ đánh giá tài nguyên du lịch tỉnh Phú Thọ Với quan 2

Bản đồ 3.3. Bản đồ đánh giá tài nguyên du lịch tỉnh Phú Thọ

Với quan điểm đúng đắn lấy Việt Trì làm xuất phát điểm đến với các danh thắng, lễ hội trong tỉnh, quy hoạch Khu du lịch Văn Lang đã được xây dựng đồng thời với quy hoạch Khu công viên Văn Lang; cùng với đó là quy hoạch Khu du lịch Đầm Ao Châu - Hạ Hòa; quy hoạch Khu du lịch nghỉ dưỡng Thanh Thủy. Bên cạnh đó, còn triển khai lập quy hoạch chi tiết Khu du lịch Bến Gót - Việt Trì; Khu vui chơi giải trí tổng hợp Núi Trang - Phù Ninh; Khu du lịch Vườn quốc gia Xuân Sơn. Nhiều tuyến du lịch, chương trình du lịch về cội nguồn đã được xây dựng.

Như vậy, công tác quy hoạch phát triển du lịch nói chung và phát triển du lịch cội nguồn nói riêng của tỉnh đã được quan tâm. Vốn đầu tư cho công tác quy hoạch chiếm 0,85% tổng vốn đầu tư cho ngành du lịch nhưng hiệu quả mang lại là rất lớn. Công tác quy hoạch phát triển du lịch đã tạo nên diện mạo du lịch cội nguồn của tỉnh, góp phần thúc đẩy du lịch cội nguồn phát triển theo quy hoạch và định hướng. Tuy nhiên, ngoài Khu du lịch Đền Hùng, các khu điểm du lịch cội nguồn ở Phú Thọ vẫn đều ở trạng thái chưa hoạt động hoặc khai thác ở mức nhỏ.

Theo đánh giá chung của các doanh nghiệp du lịch, các khu du lịch, cộng đồng dân cư và đánh giá của cả cán bộ quản lý trong lĩnh vực du lịch thì công tác quy hoạch phát triển du lịch cội nguồn chưa có sự tham gia của các đối tượng có liên quan. Nguyên nhân chủ yếu là vì năng lực của đội ngũ cán bộ trong ngành còn hạn chế, thiếu đội ngũ chuyên gia đầu ngành, thiếu lực lượng quản lý trình độ cao.

Vì vậy, trong thời gian tới, ngành du lịch Phú Thọ phải tiếp tục thực hiện quy hoạch phát triển du lịch đã được duyệt. Đồng thời, tiến hành lập quy hoạch chi tiết phát triển một số khu, điểm du lịch cội nguồn. Công tác quy hoạch phải gắn liền với các bên liên quan như cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, cộng đồng và địa phương nơi có khu, điểm du lịch cội nguồn được lập quy hoạch.

3.3.2.2. Tuyến du lịch cội nguồn

Các điểm du lịch có khả năng thu hút du khách đã được quy hoạch đầu tư để phát triển du lịch cội nguồn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ bao gồm Khu du lịch quốc gia Đền Hùng, khu du lịch Văn Lang, khu du lịch Nam Đền Hùng. Các điểm du lịch cội nguồn là cơ sở hình thành tuyến du lịch cội nguồn ở Phú Thọ. Các tuyến, điểm du lịch này được thể hiện trên bản đồ 3.4 (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, 2012).


Bản đồ 3 4 Bản đồ tổ chức không gian và tuyến điểm du lịch ở tỉnh Phú 3

Bản đồ 3.4. Bản đồ tổ chức không gian và tuyến, điểm du lịch ở tỉnh Phú Thọ

Trong thời gian qua, các tuyến du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ đã được xây dựng. Tổng hợp các tuyến du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ (2012) trong bảng 3.15 cho thấy, trên địa bàn tỉnh có các tuyến du lich cội nguồn nội tỉnh, tuyến du lịch cội nguồn liên tỉnh và tuyến du lịch cội nguồn quốc tế.

Bảng 3.15. Tuyến du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ

Tuyến du lịch Lộ trình

Việt Trì - Đoan Hùng

Nội tỉnh


Liên tỉnh

Việt Trì - Thị xã Phú Thọ - Hạ Hòa Việt Trì - Tam Nông - Thanh Thủy Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai

Phú Thọ - Lào Cai - các tỉnh Tây Bắc Phú Thọ - Tuyên Quang - Hà Giang

Quốc tế Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai - Côn Minh (Trung Quốc)


Hệ thống tuyến, điểm du lịch cội nguồn đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tổ chức các chương trình du lịch về cội nguồn. Tuy nhiên, theo đánh giá của

88,09% cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, các tuyến điểm được tập trung đưa vào khai thác mới chỉ có Khu du lịch quốc gia Đền Hùng, còn lại các tuyến, điểm du lịch cội nguồn khác được quy hoạch nhưng vẫn chưa đưa vào khai thác phục vụ du khách hoặc mới bước đầu đưa vào khai thác chưa đạt hiệu quả và còn manh mún (trong đó có cả tuyến Phú Thọ - Lào Cai - Yên Bái). Nguyên nhân chính là thiếu các doanh nghiệp mạnh có đủ năng lực đầu tư xây dựng các dự án du lịch lớn. Các doanh nghiệp dịch vụ du lịch trong tỉnh có quy mô nhỏ và vừa, nguồn vốn chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nhanh thu hồi hoặc khai thác những cái sẵn có. Năng lực của các doanh nghiệp lữ hành yếu.

Chương trình du lịch cội nguồn (Phú Thọ - Lào Cai - Yên Bái)

Trong 7 năm thực hiện Chương trình “Du lịch về cội nguồn” của 3 tỉnh Lào Cai, Yên Bái và Phú Thọ (2005-2012), đã tạo chuyển biến trong nhận thức của lãnh đạo cũng như của các doanh nghiệp, người dân tự nguyện tham gia, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch. Đặc biệt, từ năm 2010, chương trình đã đổi mới cả về hình thức và nội dung, theo hướng: cơ quan quản lý nhà nước tổ chức sự kiện để tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh của những sản phẩm du lịch nhằm thu hút khách, nhà đầu tư, tạo bước phát triển mới cho du lịch của vùng, kích thích các ngành kinh tế khác phát triển; còn các doanh nghiệp sẽ tham gia và xây dựng sản phẩm du lịch mới thu hút thêm khách du lịch. Nhiều lễ hội dân gian truyền thống đã bị mai một nay có điều kiện được phục dựng lại. Trong đó có các trò diễn phản ánh những tín ngưỡng cổ xưa của người Việt, của cư dân trồng lúa nước ở vùng đất Tổ rất hấp dẫn khách du lịch. Trên cơ sở những lễ hội dân gian truyền thống đã được tổ chức ở các địa phương trong tỉnh, đã xây dựng 5 tuyến du lịch nội tỉnh. Các tuyến du lịch trên có sự liên kết với chương trình “Du lịch về cội nguồn” của 3 tỉnh Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai giúp du khách thuận tiện trong tham dự lễ hội. Ngành đã xây dựng và giới thiệu 12 chuyến du lịch “Về miền lễ hội cội nguồn dân tộc Việt Nam” đến hơn 60 hãng lữ hành lớn của cả nước, thu hút khoảng 400 chuyến của các hãng lữ hành; tích cực tham gia vào chương trình hợp tác “du lịch về cội nguồn” của 3 tỉnh, gắn kết chương trình “Về miền lễ hội cội nguồn dân tộc Việt Nam” tạo nên chuỗi hoạt động liên kết bước đầu đã đem lại hiệu quả.

Theo nhận định của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ (2012), chương trình hợp tác giữa ba tỉnh còn bộc lộ một số hạn chế, đó là: Phạm vi tuyên

truyền quảng bá chương trình chưa sâu rộng, chưa thường xuyên, công tác xúc tiến quảng bá mới chỉ tập trung ở một số thị trường trọng điểm, chưa mở ra ở các thị trường tiềm năng khác. Công tác thu hút đầu tư còn nhiều hạn chế, chưa thực sự hấp dẫn được các nhà đầu tư lớn có tiềm lực đầu tư vào lĩnh vực du lịch; các chuyến du lịch, tuyến du lịch kết nối giữa ba tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ chưa lôi cuốn đối với du khách đến với Phú Thọ (Bà Trần Thị Toàn - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Du lịch Đền Hùng - cho biết các đoàn khách đi chuyến Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai đều không rẽ vào Đền Hùng, thể hiện rõ trong hộp 3.3); Sự phối hợp giữa ba tỉnh trong việc tổ chức các sự kiện tại từng tỉnh còn hạn chế, mới chỉ tập trung phối hợp tổ chức lễ khai mạc chương trình. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch của ba tỉnh chưa có sự phối hợp, gắn kết chặt chẽ để khai thác tiềm năng, thế mạnh của các chuyến du lịch, tuyến du lịch. Chương trình mới chủ yếu khai thác các sản phẩm sẵn có; việc tạo ra sản phẩm du lịch mới mang tính đặc trưng từng vùng chưa được quan tâm đúng mức. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ cho biết, từ năm 2013 chương trình du lịch về cội nguồn của 3 tỉnh sẽ dừng lại để ưu tiên cho tuyến du lịch vòng cung Tây Bắc (8 tỉnh Tây bắc mở rộng).

Hộp 3.3. Ý kiến của cơ sở kinh doanh du lịch về tính liên kết của du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ

Tuyến du lịch Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai gắn với Chương trình Du lịch về cội nguồn là hoạt động hưởng ứng Chương trình hành động Quốc gia về du lịch giai đoạn 2006-2010. Tuy nhiên, trong thời gian qua Trung tâm của chúng tôi không đón được đoàn khách nào đi tour Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai. Khách du lịch đi Yên Bái, Lào Cai thường đi bằng tàu hoặc ô tô thẳng lên đó chứ không rẽ vào Đền Hùng.

3.3.3. Cơ sở hạ tầng ở tỉnh Phú Thọ

3.3.3.1. Hệ thống giao thông

- Giao thông đường bộ: Phú Thọ là một trong những địa phương có hệ thống giao thông đường bộ phát triển so với các tỉnh thuộc vùng trung du, miền núi Bắc bộ. Hệ thống giao thông đường bộ ở đây được phân bố tương đối đều và hợp lý. Mật độ đường ô tô đạt 1,09km/km2, cao hơn của cả vùng Đông Bắc (0,62 km/km2).

Toàn bộ hệ thống đường bộ của tỉnh Phú Thọ dài hơn 11.483 km. Trong đó, có 5 tuyến quốc lộ với chiều dài qua tỉnh là 262 km, 35 tuyến đường tỉnh (13 tuyến

chính và 22 tuyến nhánh) với chiều dài 735 km; 137 tuyến đường huyện dài 785 km, 322 km đường đô thị, 54 km đường chuyên dùng; 2.350 km đường xã và liên xã. Ngoài ra, còn hàng nghìn km đường dân sinh và lâm nghiệp.

Hiện nay, hệ thống giao thông đường bộ đang được đầu tư nâng cấp đảm bảo kết nối để tất cả các xã trên địa bàn tỉnh có đường ô tô đến trung tâm. Dự án đường Hồ Chí Minh, đường xuyên Á và tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (đoạn qua tỉnh Phú Thọ) đã xây dựng xong là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.

Nhìn chung, mạng lưới giao thông đường bộ của tỉnh Phú Thọ khá thuận tiện để tiếp cận các điểm tài nguyên du lịch, chất lượng đảm bảo vận chuyển khách du lịch đến Phú Thọ nói chung, khách du lịch cội nguồn nói riêng.

- Giao thông đường sắt: Tuyến đường sắt quốc gia Hà Nội - Lào Cai đoạn qua địa bản tỉnh Phú Thọ dài 74,9 km đã góp phần tạo sự giao lưu tốt giữa tỉnh Phú Thọ và các tỉnh khác. Đây là tuyến đường sắt nối Hà Nội với các tỉnh trung du và miến núi phía Bắc, từ đó sang Trung Quốc, một phần của tuyến du lịch đường sắt xuyên Á. Chất lượng đường sắt đã được nâng cấp đạt tốc độ cần thiết phục vụ vận chuyển hành khách nói chung và khách du lịch nói riêng. Hiện nay, tuyến đường sắt Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai đang được mở rộng thành tuyến liên vận quốc tế. Đây là điều kiện tốt cho phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ.

- Giao thông đường thủy: Tỉnh Phú Thọ có ba con sông lớn chảy qua và gặp nhau tại thành phố Việt Trì, đó là sông Hồng, sông Đà và sông Lô. Ngoài ra, còn có một số sông nhánh như sông Chảy, sông Bứa,… Hầu hết các huyện, thị xã đều có sông chảy qua tạo thành một mạng lưới đường thủy rất thuận lợi cho việc giao lưu, phát triển kinh tế. Tổng chiều dài đường sông trên các sông chính của Phú Thọ là 227 km, có thể vận huyển với phương tiện vận tải từ 50 tấn trở lên. Đường thủy có cảng Việt Trì trên Sông Lô, sông Hồng; cảng Yến Mao trên Sông Đà, cảng Bãi Bằng trên Sông Lô lưu thông về cảng Hà Nội, Hải Phòng.

Dọc các đường sông, đặc biệt là khu vực thành phố Việt Trì, có thể xây dựng các cảng tàu du lịch nhỏ phục vụ tuyến du lịch đường sông.

Phân tích kết quả điều tra khách du lịch cội nguồn bằng phương pháp phân tích bảng chéo hai biến giữa chất lượng đường giao thông tại Phú Thọ và dự định trở lại của du khách được thể hiện trong bảng 3.16.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/04/2023