được hưởng lợi từ danh hiệu di sản và du lịch làng cổ mà còn phải chịu nhiều ràng buộc khắt khe và không hợp lý kéo dài ảnh hưởng đến sinh kế và đời sống.
Sự kiện này đã được báo chí phản ánh khá nhiều và nhìn nhận từ góc độ phát triển du lịch bền vững cho thấy một số vấn đề sau:
+ Danh hiệu di tích quốc gia và những giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, cảnh quan thiên nhiên của làng cổ tạo nên thương hiệu, là những điểm mạnh, cơ hội và điều kiện quý giá cho phát triển du lịch bền vững. Thương hiệu, các điểm mạnh và cơ hội này đã phần nào được du lịch khai thác ở khía cạnh kinh tế, đem lại nguồn thu cho du lịch. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế từ du lịch làng cổ còn thấp.
+ Công tác bảo tồn di tích gắn với phát triển du lịch đạt được một số kết quả. Song trên thực tế, việc triển khai các hoạt động bảo tồn còn hạn chế, bất cập: Chậm có quy hoạch giãn dân để bảo vệ di tích; chậm có quy định cụ thể liên quan đến quy chuẩn kỹ thuật và kiến trúc khi người dân có nhu cầu sửa chữa nhà cổ; số di tích được Nhà nước đầu tư trùng tu còn ít; chưa có sự thống nhất và công bằng trong quản lý và xử lý những trường hợp vi phạm quy định về sửa chữa nhà, dẫn đến các công trình lai tạp ngày càng nhiều, mất dần tính nguyên bản trong kiến trúc làng cổ.
+ Vai trò, quyền lợi và trách nhiệm của người dân địa phương chưa được đảm bảo. Người dân ít được hưởng lợi từ du lịch: tiền thu vé chỉ được trích một phần rất nhỏ cho tôn tạo các di tích; chỉ một số lượng nhỏ gia đình có di tích nhà cổ có thể thu lợi từ du lịch, trong khi tất cả cộng đồng đều cùng phải tuân thủ các quy định khắt khe về bảo tồn làng cổ và cùng phải chịu như nhau một số ngoại ứng tiêu cực từ du lịch làng cổ (ô nhiễm môi trường, đảo lộn sinh hoạt...); chậm có phương án giải quyết các nhu cầu thiết yếu (ở, vệ sinh, môi trường) cho người dân.
Việc làm đơn “xin trả lại danh hiệu làng cổ” chỉ là phản ứng tiêu cực về nhận thức của một số người dân địa phương. Tuy nhiên, qua sự việc này và phân tích các hoạt động du lịch gắn với bảo tồn di tích làng cổ ở Đường Lâm cho thấy các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững cần được chú trọng hơn trong tổ chức các mô hình du lịch tương tự nói riêng và trong mọi hoạt động du lịch nói chung. [Tác giả tổng hợp từ một số bài viết về du lịch làng cổ Đường Lâm, Hà Nội - 59; 119]
2.4.3. Kinh nghiệm rút ra cho phát triển du lịch bền vững
Từ mô hình phát triển du lịch bền vững và không bền vững của các địa phương trong nước và quốc tế có thể rút ra những kinh nghiệm thực tế về phát triển du lịch bền vững:
Có thể bạn quan tâm!
- Nội Dung Và Tiêu Chí Đánh Giá Phát Triển Du Lịch Bền Vững
- Những Yếu Tố Cơ Bản Tác Động, Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Du Lịch Bền Vững
- Ý Thức Trách Nhiệm Của Khách Du Lịch, Cơ Sở Kinh Doanh Du Lịch Và Cộng Đồng Dân Cư Địa Phương
- Một Số Thuận Lợi Và Khó Khăn Đối Với Phát Triển Du Lịch Bền Vững Từ Điều Kiện Kinh Tế - Xã Hội Và Tài Nguyên Du Lịch Của Tỉnh Phú Thọ
- Vốn Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Và Cơ Sở Vật Chất Du Lịch Phú Thọ Giai Đoạn 2006 - 2015
- Cơ Cấu Doanh Thu Du Lịch Phú Thọ Giai Đoạn 2006 - 2015
Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.
- Tài nguyên du lịch là lợi thế rất quan trọng của phát triển du lịch nhưng việc khai thác quá mức vì mục tiêu kinh tế tất yếu dẫn đến nhanh chóng cạn kiệt nguồn lực này, điều đó làm cho du lịch không thể phát triển bền vững.
- Để du lịch phát triển bền vững, đồng thời với việc khai thác tài nguyên du lịch các địa phương cần có các giải pháp bảo vệ và tôn tạo các tài nguyên du lịch quan trọng như cảnh quan thiên nhiên, các công trình và di sản văn hóa của địa phương.
- Các mô hình du lịch bền vững đều dựa trên quy hoạch hợp lý của địa phương. Quy hoạch phát triển du lịch bền vững phải trên cơ sở tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững; phân tích, đánh giá đúng tiềm năng, hiện trạng tài nguyên du lịch, các nguồn lực phát triển du lịch; luận chứng phù hợp các phương án phát triển du lịch bền vững, cân đối giữa các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường và phải có tính ổn định lâu dài. Có sự triển khai nghiêm túc, nhất quán, kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch.
- Để phát du lịch bền vững, các địa phương cần thu hút được các nhà đầu tư có tiềm lực và chiến lược phát triển du lịch dài hạn.
- Vai trò, quyền lợi và trách nhiệm của cộng đồng dân cư liên quan đến các tài nguyên du lịch địa phương cần được đảm bảo đầy đủ, nghiêm túc và tích cực.
Cộng đồng địa phương nơi có điểm du lịch phải được tham gia, được ghi nhận ý kiến trong quá trình xây dựng quy hoạch, xây dựng các chính sách về du lịch có liên quan trực tiếp đến cộng đồng; được bảo đảm các quyền lợi cả trong quá trình xây dựng và thực hiện các dự án du lịch (được bồi thường thỏa đáng khi bị ảnh hưởng, được hỗ trợ, tạo điều kiện về sinh kế, ổn định cuộc sống); được ưu tiên khi tham gia tuyển dụng lao động cho các hoạt động du lịch trên địa bàn, được tham gia và chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch, được đảm bảo môi trường sống bằng hoặc tốt hơn so với trước khi có hoạt động du lịch trên địa bàn; có trách nhiệm trực tiếp góp phần bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái, bảo vệ các giá trị văn hóa bản địa.
- Liên kết, hợp tác để xây dựng chuỗi các dịch vụ có chất lượng hợp lý từ vui chơi giải trí, nghỉ ngơi, ăn uống… tại các khu du lịch tập trung để thu hút khách du lịch và tăng thu nhập từ các dịch vụ đó cho địa phương và doanh nghiệp.
- Quảng bá, tuyên truyền những sản phẩm, địa danh nổi tiếng có thương hiệu của du lịch địa phương là giải pháp quan trọng để thu hút khách du lịch bền vững.
Chương 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TỈNH PHÚ THỌ
3.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI, TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỈNH PHÚ THỌ
3.1.1. Khái quát chung về tình hình và điều kiện hạ tầng kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ
Phú Thọ là tỉnh miền núi phía Bắc, nơi được biết đến là cái nôi của nền văn hóa Lạc Việt, trung tâm sinh tụ của người Việt cổ thời các Vua Hùng dựng nước Văn Lang - Nhà nước đầu tiên của lịch sử dân tộc Việt Nam. Tỉnh có diện tích tự nhiên 3.534,55km2; 13 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 1 thành phố (Việt Trì), 1
thị xã (Phú Thọ) và 11 huyện, trong đó có 9 huyện miền núi. Trên địa bàn tỉnh có 2 tôn giáo lớn là Phật giáo và Thiên Chúa giáo [21].
3.1.1.1. Dân số và lao động
Dân số toàn tỉnh 1.370.625 người tính đến năm 2015, trong đó dân số thành thị chiếm 18,62%, dân số nông thôn chiếm 81, 38%, mật độ dân số 388 người/km2 (cao nhất là thành phố Việt Trì: 1.770 người/km2, thấp nhất là huyện Tân Sơn: 116 người/km2), tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 12,01%. Phú Thọ có 21 dân tộc sinh sống, trong đó có 4 dân tộc chính sinh sống quần cư từ lâu đời là Kinh, Mường, Dao, Cao Lan; dân tộc Kinh chiếm đa số (trên 60%) [21].
0,25 CƠ CẤU DÂN SỐ THEO DÂN
CƠ CẤU LAO ĐỘNG ĐANG LÀM
0,3
1,1
TỘC (%)
Kinh
0,25
VIỆC THEO NHÓM NGÀNH (%)
15,56
Mường Dao Cao Lan
20,9
21,87
57,23
82,54
Tày
Các dân tộc khác
NLN, thủy sản
Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu dân số và lao động tỉnh Phú Thọ năm 2015
Nguồn: [21]
Số người trong độ tuổi lao động trong toàn tỉnh là gần 854.100 người (chiếm 62,4% dân số toàn tỉnh). Số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế 743.800 người. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo và truyền nghề đạt 55%. Trong tổng số lao động đang làm việc, số lao động du lịch đến năm 2015 là 11.600 người (tỷ lệ gần 1,6%) [21; 27]. Số lượng, chất lượng hiện trạng và dự báo diễn biến nguồn nhân lực Phú Thọ có khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung, trong đó có phát triển du lịch.
3.1.1.2. Giáo dục và đào tạo
Giáo dục, đào tạo của Phú Thọ ổn định và luôn có xu hướng phát triển về chất lượng, giáo dục văn hóa của tỉnh nhiều năm nay đều nằm trong Top20 toàn quốc. Trên địa bàn tỉnh hiện có 2 trường đại học, 11 trường cao đẳng, trung cấp nghề, 13 trung tâm giáo dục thường xuyên và đào tạo nghề, góp phần quan trọng cung cấp nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế, xã hội của địa phương [21; 116].
3.1.1.3. Tăng trưởng, quy mô nền kinh tế và môi trường đầu tư
Trong nhiều năm kể từ khi tái lập tỉnh, Phú Thọ luôn đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005 - 2010 là 10,6%/năm [26; 110]; giai đoạn 2010 - 2015 là 5,87%/năm [27; 114]. Quy mô nền kinh tế đến năm 2015 đạt trên 41.000 tỷ đồng (tính theo giá thực tế), thu ngân sách 5.294,5 tỷ đồng, tăng hơn 6,88 lần so với năm 2005 [26; 27; 110; 114]. Cơ cấu giá trị gia tăng theo ngành, lĩnh vực (cơ cấu kinh tế) đến năm 2015: Tỷ trọng GRDP ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 37,99%; dịch vụ 37,13%; nông, lâm nghiệp, thủy sản 24,88% [21; 27; 114].
8,56
5,39
5,75
6,07
6,1
%
10
8
6
4
2
0
2011 2012 2013 2014 2015
Biểu đồ 3.2: Tốc độ tăng trưởng GRDP giai đoạn 2011 - 2015
Nguồn: [21; 27; 114]
3.1.1.4. Hạ tầng giao thông
Hạ tầng giao thông tỉnh Phú Thọ gồm 3 loại hình đường giao thông: đường bộ, đường sắt và đường thuỷ.
Mạng lưới giao thông đường bộ gồm các tuyến đường Cao tốc, Quốc lộ, tỉnh lộ và các tuyến đường huyện, xã; tổng chiều dài hơn 12.648 km, trong đó có 1 tuyến đường cao tốc, 5 tuyến đường Quốc lộ, 39 tuyến đường tỉnh, trên 11.000km đường huyện, xã và đường giao thông nông thôn [21]. Các tuyến đường Quốc lộ đều mang tính huyết mạch, kết nối các trọng điểm kinh tế - xã hội của tỉnh. Tỷ lệ nhựa hóa các tuyến đường tỉnh đạt trên 94%. Các tuyến đường huyện lỵ, giao thông liên xã có tỷ lệ cứng hoá trên 82%; giao thông nông thôn cứng hoá trên 60% [21].
Đường thủy gồm 3 tuyến giao thông lớn trên sông Hồng, sông Lô, sông Đà, với tổng chiều dài qua địa phận tỉnh là 226 km, ngoài ra còn có các sông nhánh khác như sông Bứa, sông Chảy... [21].
Các tuyến giao thông đã được phân bố xây dựng tương đối hợp lý, có ý nghĩa quan trọng, tạo điều kiện khai thác các tiềm năng của tỉnh cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung, trong đó có phát triển du lịch.
3.1.1.5. Hạ tầng điện
Nguồn điện của tỉnh chủ yếu từ nguồn điện lưới chung quốc gia, với 2 nguồn chính: nguồn điện 220kv cấp theo 3 lưới tuyến: Hòa Bình - Việt Trì - Sóc Sơn, Sơn La - Việt Trì và Yên Bái - Việt Trì; nguồn điện 110kv được cấp từ 2 tuyến Việt Trì
- Đông Anh và Việt Trì - Thác Bà.. Từ năm 2003 đã có 100% xã có điện lưới quốc gia, điện năng cung cấp hàng năm đến năm 2015 đạt 1,67 tỷ KWh điện [21].
3.1.1.6. Hệ thống cấp, thoát nước và xử lý môi trường
Hệ thống cấp nước tập trung của tỉnh đến nay cơ bản đảm bảo cung cấp nước cho các đô thị và từng bước đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân nông thôn, với tổng lượng nước sạch gần 20 triệu m3/năm. Ngoài ra còn có một số trạm, các chương trình, dự án cấp nước sạch vùng nông thôn, miền núi đến hộ dân.
Trên địa bàn tỉnh hiện có 2 công ty xử lý chất thải sinh hoạt tập trung; các huyện đều có đơn vị quản lý vệ sinh môi trường, trang bị lò xử lý rác thải công suất nhỏ; một số xã cũng đã được đầu tư lò đốt rác tập trung [115, tr.32].
3.1.1.7. Hạ tầng thương mại, dịch vụ, công trình văn hóa thể thao công cộng
Hệ thống cơ sở lưu trú, ăn uống của Phú Thọ có tốc độ phát triển khá nhanh trong những năm gần đây. Đến năm 2015 đã có 271 khách sạn, nhà nghỉ, với tổng số 4.425 phòng; 5.154 nhà hàng phục vụ ăn uống có đăng ký kinh doanh, phục vụ nhu cầu chung của xã hội trong đó có du lịch [21; 81].
Các cơ sở thương mại, dịch vụ, từng bước phát triển. Một số trung tâm thương mại, siêu thị lớn được đầu tư khoảng 5 năm trở lại đây như Big C, Vincom, chuỗi siêu thị Aloha Mall; các công trình văn hóa, thể thao quy mô lớn như Quảng trường và bảo tàng Hùng Vương, Công viên Văn Lang, trục tuyến đường lễ hội trung tâm, khu liên hợp thể thao tỉnh, bể bơi, sân tenis. Các công trình tập trung nhiều ở thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các thị trấn huyện lỵ, thiết chế văn hóa, thể thao ở nông thôn chủ yếu là thiết chế nhỏ phục vụ sinh hoạt cộng đồng.
3.1.2. Khái quát về tài nguyên du lịch của tỉnh Phú Thọ
3.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Các điều kiện tự nhiên, đặc biệt là địa hình và kiến tạo tự nhiên đa dạng đã tạo cho Phú Thọ một nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên khá phong phú và hấp dẫn có thể khai thác để phát triển các loại hình du lịch như tham quan, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng chữa bệnh, sinh thái…Có thể kể đến một số điểm tài nguyên tiêu biểu sau:
- Đầm Ao Châu (huyện Hạ Hòa): Với không khí trong lành, hệ thực vật phong phú, phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, đầm Ao Châu là một điểm du lịch lý thú, hấp dẫn với du khách, có khả năng phát triển các loại hình du lịch như: nghỉ dưỡng, bơi thuyền, câu cá, leo núi, săn bắn…
- Vườn quốc gia Xuân Sơn (huyện Tân Sơn): Vườn có tổng diện tích 15.048 ha rừng nhiệt đới tự nhiên nằm ở độ cao 1.000 - 1.400m, hệ sinh thái đa dạng và hệ thống hang động đá vôi kỳ thú; có thể phát triển nhiều loại hình du lịch sinh thái đa dạng, phong phú, hấp dẫn nhiều đối tượng khách như nghỉ dưỡng, tham quan, leo núi, thám hiểm hang động, tìm hiểu văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số…
- Khu nước khoáng nóng Thanh Thủy (huyện Thanh Thủy): Khu nước khoáng có diện tích khoảng 3 km2, nhiệt độ trung bình của nước từ 37-40oC, chất lượng nước tốt với nhiều nguyên tố vi lượng có lợi cho sức khỏe. Tính năng, tác dụng của khu vực nước khoáng này cùng với vị trí mỏ nằm ven sông Đà, tiếp giáp với Hà Nội, gần sát với khu di tích đá Chông cho phép có thể phát triển ở đây các
loại hình du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh gắn với tham quan, nghiên cứu lịch sử…
- Ao Giời - Suối Tiên (huyện Hạ Hòa): Có độ cao 1.000 - 1.200 m so với mặt biển, còn tồn tại nhiều động thực vật quý hiếm, sinh cảnh đẹp. Vài năm trở lại đây, Ao Giời - Suối Tiên đã trở thành một địa chỉ du lịch leo núi, cắm trại, nghỉ dưỡng quen thuộc đối với nhân dân địa phương.
- Đầm Vân Hội: Thuộc địa phận xã Hiền Lương, huyện Hạ Hoà, có diện tích gần 200ha mặt nước, xung quanh có nhiều núi non hùng vĩ, trong đầm có hàng chục hòn đảo lớn, nhỏ đã tạo sinh cảnh đẹp, thích hợp cho các loại hình du lịch sinh thái tham quan, nghỉ dưỡng, cắm trại...
- Thác Cự Thắng, Thác Ba Vực (huyện Thanh Sơn): Đây là những vùng rừng núi với suối và thác nước còn nguyên sơ, cảnh quan đẹp và hấp dẫn, là địa điểm nghỉ cuối tuần lý tưởng cho người dân trong vùng và các tỉnh lân cận.
- Khu Bến Gót (thành phố Việt Trì): Diện tích khoảng trên 100ha, địa hình bán sơn địa, có đặc trưng điển hình của vùng trung du Bắc Bộ, cảnh quan khá hấp dẫn; ngoài các giá trị tự nhiên, vùng đất còn lưu giữ một số giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể gắn với thời Hùng Vương như đền và đình Bạch Hạc, đền Lang Đài, lễ hội bơi Chải...; thích hợp cho các loại hình du lịch sinh thái, văn hóa, giải trí.
- Các tuyến sông Hồng, sông Lô, sông Đà: Đây vừa là các tuyến giao thông đường thủy quan trọng, vừa là những điểm tài nguyên du lịch với phong cảnh sơn thủy hữu tình, có thể khai thác cho các loại hình du lịch tham quan, du ngoạn, giải trí.
3.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Các di tích lịch sử, văn hoá, di chỉ khảo cổ, kiến trúc nghệ thuật: Phú Thọ là vùng đất cổ có lịch sử lâu đời, vùng đất phát tích của dân tộc Việt Nam. Qua các cuộc tìm kiếm, khai quật khảo cổ cho thấy Phú Thọ có rất nhiều hiện vật đồ đá, đồ đồng minh chứng cho thời kỳ các Vua Hùng dựng nước Văn Lang, trong đó có các di chỉ nổi tiếng như: Gò Mun, Sơn Vi, Làng Cả, Phùng Nguyên, Đồng Đậu… Trên vùng đất Phú Thọ còn lưu giữ nhiều di tích gắn với sự tích, truyền thuyết về đời sống sinh hoạt văn hoá, công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước qua hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc Việt Nam. Theo thống kê của UBND tỉnh Phú Thọ, trên địa bàn tỉnh hiện có tổng số 1.372 di tích, trong đó có 305 di tích đã được xếp hạng (1 di tích quốc gia đặc biệt, 73 di tích quốc gia, 231 di tích cấp tỉnh) [116]. Một số di tích có giá trị và ý nghĩa văn hoá, du lịch cao có thể kể đến bao gồm:
- Khu di tích lịch sử Đền Hùng: Khu di tích lịch sử Đền Hùng thuộc xã Hy Cương, thành phố Việt Trì là nơi thờ cúng các Vua Hùng, thờ cúng Quốc Tổ Lạc Long Quân và Quốc Mẫu Âu Cơ. Đền nằm cách trung tâm thành phố Việt Trì 7km.
Những năm gần đây, Đền Hùng được quan tâm, đầu tư, tôn tạo, quy hoạch mở rộng, với diện tích khu di tích lên tới 320 ha, nằm trong tổng thể vườn Quốc gia
Đền Hùng 1605 ha [105]. Đền Hùng đã được xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá đặc biệt cấp quốc gia. Đây là điểm đến tâm linh đặc biệt trong hành trình về cội nguồn của mọi người dân Việt Nam, là trung tâm thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã được UNESCO công nhận.
- Đền Mẫu Âu Cơ: Thuộc địa phận xã Hiền Lương, huyện Hạ Hoà. Đền được xây dựng từ thời Hậu Lê và đến nay, qua một số lần trùng tu, vẫn giữ được nguyên nét kiến trúc đặc trưng của nền nghệ thuật Việt. Tượng Mẫu Âu Cơ được đặt trong khám thờ lồng kính 3 mặt, đây là pho tượng được tạo tác từ thời Lê có giá trị nghệ thuật cao.
- Đền Lăng Sương: Tọa lạc tại xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thuỷ, là nơi thờ Đức Tản Viên Sơn Thánh. Đền được xây dựng quy mô từ thời Tiền Lê trên nền ngôi đền cổ có từ thời Thục An Dương Vương và đến nay đã qua một số lần trùng tu, sửa chữa, nhưng các hiện vật khẳng định niên đại được xây dựng và các bản ngọc phả, sắc phong của một số triều đại phong kiến Việt Nam vẫn còn được lưu giữ. Đặc biệt trong Đền còn lưu giữ được hòn đá cổ (đá quỳ) có dấu chân tương truyền là của Đức Thánh Mẫu để lại khi sinh Tản Viên Sơn Thánh. Cùng với các di tích Đền Hùng và Đền Mẫu Âu Cơ, Đền Lăng Sương là một điểm đến quan trọng trong hành trình du lịch về nguồn của du khách.
- Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đền Hùng: Được xây dựng vào năm 2001, tại Ngã năm Đền Giếng, dưới chân núi Nghĩa Lĩnh, với công trình chính là bức phù điêu có hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ Đại đoàn quân Tiên phong. Công trình có quy mô lớn ở vị trí trang trọng trong quần thể di tích lịch sử Đền Hùng.
- Khu di tích khảo cổ Làng Cả: Khu di tích thuộc địa phận thành phố Việt Trì. Trong khu vực khảo cổ còn giữ lại những dấu tích nổi bật về cố đô Văn Lang xưa, góp phần minh chứng cho thời kỳ dựng nước và sự tồn tại của một kinh đô của nhà nước sơ khai thời Hùng Vương.
Ngoài ra ở Phú Thọ còn có rất nhiều chùa, đình, miếu mang nghệ thuật kiến trúc cổ từ những niên đại xa xưa của Việt Nam.
- Các lễ hội truyền thống: Là vùng đất cổ gắn với truyền thuyết và lịch sử hình thành Nhà nước đầu tiên của dân tộc, ngoài những lễ hội có tính chất chung