Ngoài các điểm tài nguyên nổi bật nêu trên, Phú Thọ còn có hệ thống các đình như Hùng Lô, Đào Xá, Hy Cương, Lâu Thượng, chùa Xuân Lũng có giá trị kiến trúc nghệ thuật cao, có khả năng khai thác phục vụ khách tham quan, nghiên cứu.
Có thể nhận thấy, Phú Thọ là một trong những miền đất của lễ hội. Hiện ở Phú Thọ có 260 lễ hội, trong đó có 228 lễ hội truyền thống, 32 lễ hội lịch sử - cách mạng, có 92 lễ hội được bảo lưu hoàn toàn cả phần lễ, phần hội và trò diễn trong đó có 30 lễ hội xếp loại A, 1 lễ hội cấp quốc gia là lễ hội Đền Hùng. Các lễ hội có những nét đặc trưng riêng. Về thời gian, lễ hội chủ yếu được tổ chức vào mùa xuân. Về địa bàn, lễ hội chủ yếu tập trung ở khu vực Đền Hùng, thành phố Việt Trì (31 lễ hội); Lâm Thao (24 lễ hội); Phù Ninh (24 lễ hội); Tam Nông (31 lễ hội) và Cẩm Khê (30 lễ hội).
Ngoài các lễ hội đặc sắc trên, Phú Thọ còn có hội mở cửa rừng, hội đánh cá, Tết nhảy của dân tộc Dao, hội cồng chiêng của người Mường, hội rước Ông Khiu, Bà Khiu… đều có khả năng khai thác phát triển du lịch.
Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch
a. Hệ thống giao thông
Phú Thọ là một trong những địa phương có hệ thống giao thông đường bộ phát triển so với các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và được phân bố tương đối đều, hợp lý, khá thuận tiện để tiếp cận các điểm tài nguyên du lịch. Hiện nay, hệ thống giao thông đường bộ đang được đầu tư nâng cấp đảm bảo kết nối để 100% xã có đường ô tô đến trung tâm. Phú Thọ có 5 tuyến quốc lộ (2; 32; 32B; 32C; 70) với chiều dài qua tỉnh là 262 km, 35 tuyến đường tỉnh (13 tuyến chính và 22 tuyến nhánh) với chiều dài 735 km; tuyến đường huyện dài 785 km, 322 km đường đô thị, 54 km đường chuyên dùng; 2.350 km đường xã và liên xã... Ngoài ra, Phú Thọ còn hàng nghìn km đường dân sinh và lâm nghiệp.
Ngoài giao thông đường bộ, giao thông đường sắt, đường thủy của Phú Thọ cũng có nét đặc sắc riêng. Địa bàn tỉnh Phú Thọ có một tuyến đường sắt
quốc gia là tuyến Hà Nội - Lào Cai đoạn qua Phú Thọ dài 74.9 km, góp phần vận chuyển một lượng lớn hành khách và hàng hoá, tạo sự giao lưu giữa Phú Thọ và các tỉnh. Phú Thọ có ba con sông lớn chảy qua là sông Hồng, sông Lô, sông Đà, gặp nhau tại thành phố Việt Trì; cùng với một số sông nhánh như sông Chảy, sông Bứa... chảy qua các huyện, thị xã – tất cả tạo thành một mạng lưới đường thuỷ rất thuận lợi cho việc giao lưu, phát triển kinh tế, có thể xây dựng các cảng tàu du lịch nhỏ phục vụ tuyến du lịch đường sông.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ - 2
- Chủ Thể Và Chu Trình Cơ Bản Của Thực Hiện Chính Sách Phát Triển Du Lịch Ở Việt Nam Hiện Nay
- Một Số Yếu Tố Tác Động Đến Việc Thực Hiện Chính Sách Phát Triển Du Lịch Ở Việt Nam Hiện Nay
- Điều Chỉnh Chính Sách Phát Triển Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Phú Thọ
- Một Số Hạn Chế Trong Việc Thực Hiện Chính Sách Phát Triển Du Lịch Tỉnh Phú Thọ Và Nguyên Nhân Của Chúng
- Nâng Cao Năng Lực Và Hiệu Quả Quản Lý Nhà Nước Trong Thực Hiện Chính Sách Phát Triển Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Phú Thọ
Xem toàn bộ 82 trang tài liệu này.
b. Hệ thống nhà hàng khách sạn
Tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua đã xây dựng và nâng cấp rất nhiều nhà hàng, khách sạn. Khách sạn thường có kiến trúc kiên cố, nhiều tầng, được trang bị các thiết bị, tiện nghi, đồ đạc chuyên dùng nhằm mục đích kinh doanh các dịch vụ lưu trú, phục vụ ăn uống tổ chức các hội nghị, hội thảo, phục vụ vui chơi, giải trí và các dịch vụ khác. Hệ thống nhà hàng cũng được đầu tư nhiều với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, không gian thoáng, đẹp và phục vụ nhiều đặc sản vùng. Đây cũng là một điểm mạnh thu hút khách du lịch đến với tỉnh Phú Thọ.
c. Các yếu tố nguồn lực khác
Theo số liệu thống kê, năm 2013 toàn tỉnh có gần 750.000 người trong độ tuổi lao động (tỷ lệ 60% dân số) trong đó lực lượng lao động trẻ chiếm 65%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trên 49%. Đặc điểm chung của lao động Phú Thọ là cần cù, chịu khó, thông minh, nhanh nhẹn, dễ thích nghi với nghề nghiệp. Đây là một trong những nguồn lực phát triển kinh tế Phú Thọ nói chung và du lịch nói riêng.
Phú Thọ có 2 trường đại học, hơn 34 trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề và trung tâm đào tạo nghề, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu cho tỉnh.
Thời gian qua, nhờ làm tốt công tác xúc tiến quảng bá, bên cạnh đó môi trường đầu tư luôn được cải thiện (chỉ số năng lực cạnh tranh của Phú Thọ năm 2013 xếp thứ 40/63 tỉnh thành) nên Phú Thọ đã thu hút nhiều dự án đầu tư bên ngoài. Các dự án đầu tư đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du
lịch và trở thành một trong những yếu tố nguồn lực của phát triển kinh tế Phú Thọ nói chung và du lịch nói riêng.
2.2. Kết quả đạt được trong việc thực hiện chính sách phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ và nguyên nhân của chúng
2.2.1 Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Ngày 14/7/2008 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 99/2008/QĐ- TTg Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 [27]. Theo đó, phấn đấu xây dựng Phú Thọ trở thành Trung tâm kinh tế vùng; là một trong những trung tâm khoa học, công nghệ; giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, du lịch của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; là đầu mối giao thông quan trọng nội Vùng và là Thành phố lễ hội về nguồn của dân tộc Việt Nam. Ngày 21/4/2017, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 552/QĐ- TTg phê duyệt quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đến năm 2025 [29]. Đây thực sự là nền tảng quan trọng để Phú Thọ xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có chính sách phát triển du lịch.
Bên cạnh sự quan tâm của Trung ương, trong những năm qua công tác lãnh đạo, chỉ đạo và trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác phát triển du lịch, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư du lịch được tăng cường từ cấp tỉnh đến các huyện, thành thị... Việc xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển du lịch, công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch và thẩm định dự án về du lịch... được các sở, ban, ngành, huyện, thành, thị và các tổ chức, cá nhân nghiêm túc triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. 13/13 huyện thành thị của tỉnh, các cấp ủy đảng, chính quyền, chỉ đạo xây dựng các nghị quyết, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển du lịch, hoặc lồng ghép với các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể như sau:
Đề án số 3020/ĐA-UBND ngày 28/9/2009 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ xây dựng điểm du lịch tạo tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2009 – 2020 [33]: Đề án đánh giá thực trạng các lễ hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; xây dựng điểm du lịch tạo tuyến du lịch giai đoạn 2009 – 2020; từ đó tập trung tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, đạt hiệu quả cao để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của đề án đã đề ra.
Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 19/10/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ về phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 – 2015 [3]: Điểm trọng tâm của Nghị quyết là đưa ra các giải pháp: nâng cao trách nhiệm, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch; tập trung huy động các nguồn vốn thực hiện mục tiêu phát triển du lịch; tập trung đầu tư xây dựng hình thành một số hạ tầng du lịch – thương mại trọng điểm; đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng, đủ số lượng, cơ cấu phù hợp đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch; xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư phát triển du lịch;...
Kế hoạch số 654/KH-UBND ngày 05/3/2012 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 – 2015 [34]: Kế hoạch đề ra mục đích, yêu cầu; đánh giá tình hình phát triển du lịch giai đoạn 2006 – 2010; kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 – 2015; từ đó kiến nghị, đề xuất các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương tổ chức triển khai thực hiện đạt hiểu quả để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch đề ra.
Nghị quyết số 30/2012/NQ-HĐND ngày 17/12/2012 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Phú Thọ về quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 – 2020, định hướng đến năm 2030 [10]: Nghị quyết đưa ra quan điểm và mục tiêu quy hoạch, các nhiệm vụ cụ thể, các giải pháp thực hiện để sau năm 2020, du lịch Phú Thọ tập trung nâng cao chất lượng, phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh; mang đậm bản sắc văn hóa vùng đất Tổ, hướng tới mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 15/7/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ về phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 – 2020 [4]: tổng kết những kết quả đạt được sau 05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 09- NQ/TW ngày 19/10/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII về phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 – 2015, chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế. Từ đó, Nghị quyết nêu phương hướng, mục tiêu và các giải pháp chủ yếu nhằm tập trung khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế nguồn tài nguyên du lịch phong phú sẵn có của tỉnh, đặc biệt hai di sản văn hóa thế giới được UNESCO vinh danh - “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” và “Hát Xoan Phú Thọ”.
Nghị quyết số 17/NQ-HĐND ngày 19/7/2016 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Phú Thọ về về việc thực hiện 4 khâu đột phá về huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội then chốt, phát triển nguồn nhân lực, phát triển du lịch và cải cách hành chính tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 – 2020 [11]: Nghị quyết nêu những phương hướng chung, các mục tiêu chủ yếu (về cải cách hành chính, huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội then chốt, phát triển nguồn nhân lực, phát triển du lịch); và đề ra các nhiệm vụ, giải pháp (về đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính; huy động nguồn lực đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội then chốt; nâng cao chất lượng công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; huy động nguồn lực đầu tư phát triển du lịch; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội then chốt, phát triển nguồn nhân lực, phát triển du lịch và cải cách hành chính).
Kế hoạch số 4772/KH-UBND ngày 20/10/2016 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 – 2020 [35]: Kế hoạch chỉ ra những nhiệm vụ trọng tâm, các nhóm giải pháp thực hiện, nhu cầu vốn thực hiện, tổ chức thực hiện để đạt được mục tiêu xây dựng Phú Thọ trở thành địa bàn trọng điểm du lịch của vùng, đảm bảo đủ điều kiện để Phú Thọ đăng cai Năm Du lịch quốc gia vào năm 2020.
Chương trình hành động số 24-CTr/TU ngày 04/4/2017 của Tỉnh ủy Phú Thọ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn [30]: Trong đó đưa ra những quan điểm, mục tiêu; nhiệm vụ, giải pháp để các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội có trách nhiệm tổ chức quán triệt, triển khai Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Tỉnh ủy đến cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động để đưa Nghị quyết vào cuộc sống.
Nhìn chung, tỉnh Phú Thọ đã chủ động, tích cực xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển du lịch để phấn đấu trở thành địa phương trọng điểm du lịch của vùng và du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
2.2.2 Phổ biến, tuyên truyền chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Trên cơ sở các chính sách, kế hoạch, công tác phổ biến tuyên truyền các hoạt động liên quan đến du lịch đã được các bên liên quan tập trung đẩy mạnh. Bởi đây là một trong những khâu quan trọng trong việc thực hiện chính sách. Tỉnh Phú Thọ chỉ đạo Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Phú Thọ, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền, phố biến chính sách phát triển du lịch của tỉnh; các huyện thành thị trong toàn tỉnh tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền và các đoàn thể đối với công tác phổ biến, tuyên truyền
chính sách.
Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh hằng năm đều tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến cho các huyện thành thị trong toàn tỉnh về chính sách phát triển du lịch của tỉnh và phối hợp với chính quyền các huyện thành thị tổ chức hội nghị tập huấn cho các công ty du lịch – lữ hành, các khách sạn, nhà hàng, cơ sở lưu trú trên địa bàn về nghiệp vụ du lịch, đặc biệt là trước các dịp lễ hội lớn như Giỗ Tổ Hùng Vương, hội phết Hiền Quan…
Tỉnh Phú Thọ cũng chủ động tham dự các hội chợ, triển lãm du lịch trong và ngoài nước để quảng bá hình ảnh du lịch của địa phương như Hội nghị xúc tiến đầu tư khu vực Tây Bắc, Hội chợ du lịch quốc tế TP.Hồ Chí Minh ITE, Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam – VITM Hà Nội. Các địa điểm du lịch nổi tiếng, trọng điểm của tỉnh, các huyện thành thị cũng chủ động giới thiệu quảng bá hình ảnh trên mạng internet nhằm quảng bá rộng rãi hơn tới khách du lịch trong và ngoài nước như đón các đoàn farmtrip (Cung đường Tây Bắc, Khám phá di sản văn hóa vùng đất Tổ, Qua miền Tây Bắc, Du lịch về nguồn…).
Hoạt động tuyên truyền, quảng bá được thực hiện dưới nhiều thức đa dạng, phong phú như: xây dựng chuyên mục, chuyên trang quảng bá các khu, điểm du lịch trên Đài phát thanh và tuyền hình Phú Thọ, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, Truyền hình Nhân dân, Báo Phú Thọ, thành lập Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch tỉnh, quảng bá trên trang thông tin điện tử du lịch 8 tỉnh TBMR và cổng giao tiếp điện tử của tỉnh, xuất bản tập gấp, bản đồ du lịch, tờ rơi, đĩa VCD/DVD mời gọi đầu tư, in băng zôn, biển quảng cáo…
Công tác phổ biến, tuyên truyền và vận động sâu rộng các tầng lớp nhân dân tích cực xây dựng hình ảnh con người Phú Thọ hiền hòa, thân thiện, mến khách; tự giác tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan di tích, an ninh trật tự, xây dựng Phú Thọ trở thành điểm đến du lịch an toàn, văn minh, lịch sự.
2.2.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Có thể thấy rằng, một chính sách thành công cần nhiều yếu tố, trong đó, việc phân công, phối hợp thực hiện chính sách có vai trò quan trọng. Theo đó, để đảm bảo chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được thực hiện đồng bộ, đáp ứng được mục tiêu chính sách đề ra, các sở, ban ngành, các bộ phận liên quan đến việc thực hiện chính sách phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ đã có những hoạt động triển khai tương đối tốt. Trước tiên, có thể thấy, với tư cách
cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ chủ trì, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, tổ chức triển khai kế hoạch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ có trách nhiệm cụ thể hóa các nội dung kế hoạch và chủ động phối hợp với các cấp, ngành liên quan để thực hiện. Sở đã xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Đền Hùng. Xây dựng hồ sơ đề nghị công nhận khu, điểm du lịch quốc gia; xây dựng kế hoạch phát triển các làng nghề phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; Rà soát điều chỉnh quy hoạch du lịch tại các khu, điểm du lịch trọng điểm; xây dựng và tham gia các chương trình, hội nghị, hội chợ xúc tiến đầu tư, tuyên truyền quảng bá các giá trị văn hóa, tiềm năng du lịch vùng Đất Tổ tới du khách trong và ngoài nước. Xây dựng chương trình, kế hoạch, đề án, dự án phát huy giá trị 02 di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại Hát Xoan Phú Thọ và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ gắn với phát triển du lịch. Đẩy mạnh các hoạt động liên doanh, liên kết phát triển du lịch; chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành xây dựng một số chính sách phát triển du lịch như: Ưu đãi đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp lữ hành và doanh nghiệp vận tải khánh du lịch, đào tạo nguồn nhân lực du lịch địa phương, chính sách hỗ trợ các làng nghề và cơ sở sản xuất đưa các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp đặc thù tiêu biểu của tỉnh tham gia hoạt động phục vụ khách du lịch; tham gia sản xuất sản phẩm hàng lưu niệm, quà tặng du lịch; nghiên cứu, xây dựng bộ tiêu chí xếp hạng các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh; xây dựng dự toán kinh phí sự nghiệp hỗ trợ cho phát triển du lịch tỉnh hàng năm của tỉnh.
Sở cũng đã hướng dẫn các huyện, thành, thị triển khai thực hiện Chương trình hành động số 24-CTr/TU ngày 4/4/2017 của Tỉnh ủy Phú Thọ về triển khai thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và Kế hoạch số 1573/KH-UBND ngày 21/4/2017 của UBND tỉnh về phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ năm 2017.
Cùng với Sở Văn hóa, thể thao và du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Phú Thọ đã tham mưu giúp UBND tỉnh các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư