hiện đại đã được các địa phương khôi phục và phát huy (Phan Tiến Dũng, 2009).
Năm 2009, tỉnh Thừa Thiên Huế đón 1,329 triệu lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế đạt 567.000 lượt, doanh thu du lịch đạt 694,88 tỷ đồng (Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, 2010; Phan Tiến Dũng, 2009). Năm 2011, đón hơn 1,7 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt hơn 702.000 lượt, doanh thu du lịch đạt gần 1.700 tỷ đồng, doanh thu xã hội từ du lịch đạt trên 4.000 tỷ đồng,... Năm 2012, Thừa Thiên Huế đã đón 2,5 triệu lượt du khách, trong đó có hơn 1 triệu du khách quốc tế; khách lưu trú đạt 1,75 triệu lượt với hơn 800 nghìn khách nước ngoài, doanh thu xã hội từ du lịch đạt gần 4.500 tỷ đồng, dịch vụ du lịch đóng góp 48% vào GDP địa phương (Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, 2013).
Để có được những thành tựu đó, trong thời gian qua tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp: Tiếp tục phát triển hạ tầng dịch vụ du lịch, nhất là giao thông đến các khu, điểm du lịch. Xúc tiến, quảng bá du lịch. Hỗ trợ đào tạo lao động trong ngành du lịch. Địa phương hóa sản phẩm lưu niệm, trong đó lưu ý đến sản phẩm thủ công cung đình Huế. Mở thêm nhiều Festival gắn với các nhân vật lịch sử. Lôi kéo người dân đến gần hơn với di sản Huế. Và, đặc biệt là giải pháp xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch cội nguồn mới mang tính đặc thù của vùng đất cố đô Huế (Phan Tiến Dũng, 2009).
1.2.2.3. Thủ đô Hà Nội
Đến với Hà Nội du khách sẽ được đến những danh thắng được lưu giữ qua nhiều thế hệ như Hồ gươm, Chùa Một Cột và Khu Lăng Bác, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Chùa Trấn Quốc, Đền Quán Thánh, Thành Cổ Loa,... Ngoài ra, du khách còn được tham gia các lễ hội truyền thống tưởng nhớ những nhân vật lịch sử, truyền thuyết như Thánh Gióng, Hai Bà Trưng, An Dương Vương,... Bên cạnh các di tích lịch sử, công trình kiến trúc đặc sắc, Hà Nội còn có hệ thống các viện bảo tàng như bảo tàng Dân tộc học, bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, bảo tàng Lịch sử Việt Nam, bảo tàng Hồ Chí Minh,... (Lưu Trần Tiêu, 2005; Mai Tiến Dũng, 2011).
Hà Nội có 3 di sản được UNESCO vinh danh gồm 82 Bia tiến sĩ ở Văn Miếu
- Quốc Tử Giám được công nhận là Di sản tư liệu thế giới; Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long được công nhận là Di sản văn hóa thế giới, Hội Gióng ở
đền Phù Đổng và đền Sóc là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (Mai Tiến Dũng, 2011). Đây là những thương hiệu đặc biệt không chỉ quảng cáo cho các di sản mà còn góp phần thu hút du khách nước ngoài đến Hà Nội.
Năm 2010, năm có sự kiện Đại lễ 1.000 năm Thăng Long, Hà Nội đã đón được 11,8 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 1,2 triệu lượt. Năm 2011, du lịch Hà Nội tiếp tục đà tăng trưởng, đón 1,887 triệu lượt khách quốc tế, 11,66 triệu lượt khách nội địa. Năm 2012, có 14,4 triệu lượt khách du lịch (tăng 10,5% so với năm 2010), trong đó có 2,1 triệu lượt khách quốc tế và 12,3 triệu lượt khách nội địa (Cục Thống kê thành phố Hà Nội, 2013).
Phát huy giá trị của các khu di tích lịch sử văn hóa, viện bảo tàng và các hoạt động tuyên truyền quảng bá hình ảnh Thủ đô ngàn năm văn hiến là những kinh nghiệm cơ bản trong phát triển du lịch cội nguồn ở Hà Nội (Mai Tiến Dũng, 2011).
1.2.3. Một số bài học kinh nghiệm phát triển du lịch cội nguồn cho tỉnh Phú Thọ
Kinh nghiệm phát triển du lịch cội nguồn của một số nước trên thế giới và của một số tỉnh ở Việt Nam là khá phong phú. Mỗi địa phương, mỗi khu vực cần căn cứ vào điều kiện cụ thể của mình để áp dụng các bài học về phát triển du lịch cội nguồn sao cho đạt hiệu quả cao. Nhưng nhìn chung, khi phát triển du lịch cội nguồn, tỉnh Phú Thọ cần tham khảo và học tập kinh nghiệm của các nước cũng như các địa phương khác ở những bài học cơ bản sau:
Một là, coi trọng chiến lược, kế hoạch và các chính sách thúc đẩy phát triển du lịch cội nguồn (Trung Quốc, Ma-lai-xi-a). Chiến lược ưu tiên phát triển du lịch cội nguồn này phải thông qua một hệ thống cơ chế chính sách đồng bộ nhằm huy động mọi nguồn lực để thực hiện, đưa du lịch cội nguồn phát triển với tốc độ cao và vững chắc. Tuy nhiên, cơ chế và các chính sách phát triển du lịch cội nguồn phải thích ứng với điều kiện lịch sử, tận dụng được thời cơ và vận hội ở từng thời điểm.
Hai là, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch cội nguồn, xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư phát triển du lịch cội nguồn, chính sách hỗ trợ trong thu hút khách du lịch (Hy Lạp, Ai Cập, Trung Quốc, Ma-lai-xi-a, Thừa Thiên Huế). Tuy nhiên, trong điều kiện đất nước hiện tại, cần chú trọng công tác xã hội hóa hoạt động đầu tư phát triển du lịch.
Ba là, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa chính quyền và các doanh nghiệp du lịch trong công tác xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch cội nguồn (Hy Lạp, Ai Cập, Ma-lai-xi-a, Hà Nội, Thừa Thiên Huế), đặc biệt là hình ảnh đất Tổ - cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Chú trọng xúc tiến quảng bá du lịch thông qua các hoạt động như mở văn phòng xúc tiến du lịch ở nhiều địa phương, nhiều quốc gia, tham gia các hội chợ triển lãm du lịch hay ngày hội du lịch thế giới.
Bốn là, nghiên cứu kỹ việc khai thác tài nguyên du lịch cội nguồn nhằm phát huy lợi thế, đồng thời phát triển du lịch cội nguồn theo hướng bền vững (Hy Lạp, Ai Cập, Trung Quốc, Ma-lai-xi-a, Hà Nội, Quảng Nam). Bên cạnh đó, cần phát triển sản phẩm du lịch mang nét đặc sắc, riêng có của từng địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch (Thừa Thiên Huế).
Năm là, công tác đào tạo nguồn nhân lực phải được quan tâm đúng mức để đáp ứng nhu cầu lao động trong ngành du lịch (Trung Quốc, Ma-lai-xi-a, Thừa Thiên Huế). Lực lượng lao động du lịch cội nguồn cần được đào tạo chuyên nghiệp, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên.
Sáu là, ngành du lịch cần có sự liên kết chặt chẽ với các ngành có liên quan để tăng tính hiệu quả, hỗ trợ hoạt động cho nhau, khai thác dịch vụ du lịch (Hy Lạp, Trung Quốc, Ma-lai-xi-a, Thừa Thiên Huế). Trong đó, các sản phẩm cung cấp cho du khách phải đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý và thống nhất. Trong phát triển du lịch cần chú trọng phối hợp hài hòa yếu tố văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc với cơ sở vật chất du lịch hiện đại, phù hợp với nhu cầu của du khách.
1.3. Các nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch cội nguồn
Trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, vấn đề du lịch và cội nguồn có nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm, nghiên cứu ở các mức độ và góc độ khác nhau.
Trương Sĩ Quý (2002) với công trình nghiên cứu “Phương hướng và một số giải pháp đa dạng hóa loại hình và sản phẩm du lịch ở Quảng Nam - Đà Nẵng” đã cho chúng ta cái nhìn khá toàn diện về đa dạng hóa loại hình và sản phẩm du lịch trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Vận dụng những nghiên cứu về lý luận, tác giả đã chỉ ra được những đặc thù trong đặc điểm nguồn khách, những yêu cầu và
khả năng trong phát triển các loại hình du lịch và sản phẩm du lịch của Quảng Nam Đà Nẵng, trên cơ sở đó đã xác định được phương hướng và đưa ra các biện pháp thực hiện đa dạng hóa loại hình du lịch và sản phẩm du lịch ở Quảng Nam Đà Nẵng. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu của tác giả chưa làm rõ được những căn cứ hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương.
Công trình “Nghiên cứu khai thác, quản lý và phát triển tài nguyên du lịch trên địa bàn nông thôn Hải Phòng” của Phạm Văn Luân (2006) đã chỉ rõ hệ thống các yếu tố tác động đến khai thác, quản lý và phát triển tài nguyên du lịch nhằm phát huy ưu thế và khắc phục hạn chế trong quá trình khai thác và phát triển tài nguyên du lịch trên địa bàn nông thôn Hải Phòng. Công trình nghiên cứu này đã cho thấy bức tranh tổng thể phản ánh thực trạng tài nguyên và thực trạng về khai thác, quản lý và phát triển tài nguyên và đề xuất các giải pháp nhằm khai thác, quản lý và phát triển tài nguyên du lịch trên địa bàn nông thôn tỉnh Hải Phòng theo hướng hiệu quả, bền vững.
Công trình nghiên cứu “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại” của Nguyễn Vũ Tuấn Anh (2002) muốn tìm về cội nguồn đích thực của những giá trị văn hóa Đông phương, coi đó là một phương tiện chủ yếu nhằm chứng minh quan điểm cho rằng: Thời đại Hùng Vương chính là cội nguồn lịch sử nền văn hiến gần 5.000 năm của dân tộc Việt Nam. Đây chính là cái nôi của nền văn minh Đông phương cổ đại. Trải qua gần 5 nghìn năm thăng trầm của lịch sử, thời Hùng Vương
– một giai đoạn kỳ vĩ trong lịch sử Việt Nam - đã trở thành huyền sử. Những di sản văn hóa mà tổ tiên truyền lại đã hướng con cháu tìm về cội nguồn. Chúng ta có thể cảm nhận được là tác phẩm “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại” hướng tới sự phục hồi lại lịch sử kỳ vĩ của đất nước Văn Lang - quốc gia đầu tiên của người Lạc Việt, tổ tiên của dân tộc Việt Nam hiện nay.
Công trình nghiên cứu của Hà Văn Thùy (2008) về “Hành trình tìm lại cội nguồn” đã mang tới những tri thức mới nhất và đáng tin cậy về cội nguồn dân tộc, về văn hóa Việt: Đọc lại truyện Hùng Vương trong ánh sáng mới của khoa học; Xác lập cơ sở khoa học cho học thuyết Kim Định - Phương pháp luận mới nghiên cứu tiền sử người Việt; Về nguồn gốc người Hán và sự hình thành nước Tàu; Viết lại
lịch sử hình thành kinh Dịch; Truy tìm gốc tích cây kê; Suy ngẫm về tiến trình văn minh nhân loại,… Tác giả đã trình bày về cội nguồn và văn hóa Việt theo bút pháp khoa học nghiêm túc, với những lập luận chặt chẽ, những chứng cứ vững chắc. Cuốn sách thể hiện cái nhìn hoàn toàn mới về lịch sử, văn hóa Á Đông. Đó chính là kết tinh của tri thức nhân loại do toàn cầu hóa đem lại.
Nhóm nghiên cứu của trường Đại học Texas A & M (Mỹ) kết hợp với giảng viên của trường Đại học Nam Úc (Australia) năm 2010 đã bàn luận về danh tính của một bộ phận khách du lịch (Maruyama et al., 2010). Nghiên cứu đã đưa ra được khái niệm đơn giản về du lịch cội nguồn và đề cập đến cảm nhận của nhóm khách du lịch (là người Mỹ gốc Trung Quốc - từ thế hệ thứ hai) khi họ đi du lịch ở Trung Quốc - những người muốn tìm lại danh tính và mối quan hệ với tổ tiên của họ. Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy sự phức tạp và hạn chế trong ý thức về vùng đất tổ tiên của những du khách trên thông qua du lịch cội nguồn.
Như vậy, các công trình nghiên cứu về du lịch, về cội nguồn hay du lịch cội nguồn đã có, song chưa có công trình nào nghiên cứu về phát triển du lịch cội nguồn nói chung, phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ nói riêng. Vì vậy, việc tiến hành “Nghiên cứu phát triển du lịch cội nguồn tỉnh Phú Thọ” là rất có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Du lịch cội nguồn là sự kết hợp các hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ sự tác động qua lại giữa khách du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, dân cư sở tại và chính quyền địa phương nơi đón khách du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, tìm hiểu, tri ân của khách du lịch đối với công đức tổ tiên, nhân chứng lịch sử và giá trị truyền thống của dân tộc tại các viện bảo tàng, các di tích lịch sử văn hóa, các di sản văn hóa hay các lễ hội địa phương, đồng thời thỏa mãn mục đích của các chủ thể tham gia trong mối quan hệ đó.
Phát triển du lịch cội nguồn là quá trình vận động tiến lên của hoạt động du lịch cội nguồn từ không có đến có, từ ít đến nhiều, từ đơn điệu đến đa dạng, từ chất lượng thấp đến chất lượng cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, từ chỉ có mục tiêu kinh tế đến có mục tiêu tổng hợp (kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội và môi trường), đồng thời quá trình này mang tính ổn định, tạo ra thu nhập, góp phần nâng cao đời sống cho người dân ở địa phương.
Nội dung nghiên cứu phát triển du lịch cội nguồn bao gồm: Phát triển tài nguyên du lịch cội nguồn; Phát triển hệ thống cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch cội nguồn; Phát triển nguồn nhân lực cho du lịch cội nguồn; Tăng cường xúc tiến du lịch cội nguồn; Nâng cao kết quả và đóng góp của du lịch cội nguồn cho phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Phát triển du lịch cội nguồn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, như cơ chế chính sách đối với phát triển du lịch và việc thực hiện chính sách của địa phương, công tác quy hoạch phát triển du lịch, cơ sở hạ tầng của địa phương, dịch vụ phụ trợ ở địa phương, sự hài lòng của khách du lịch cội nguồn, đặc điểm và vai trò của cộng đồng, môi trường an ninh an toàn cho khách du lịch cội nguồn.
Luận án đã tổng hợp kinh nghiệm phát triển du lịch cội nguồn của một số nước tiêu biểu như Hy Lạp, Ai Cập, Trung Quốc, Ma-lai-xi-a và một số địa phương ở Việt Nam, từ đó đã rút ra bài học kinh nghiệm trong phát triển du lịch cội nguồn cho tỉnh Phú Thọ.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘI NGUỒN
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ
2.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Phú Thọ
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc, có vị trí địa lý mang ý nghĩa trung tâm của tiểu vùng. Phía Đông giáp thủ đô Hà Nội, phía Đông Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc. Phía Tây giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp tỉnh Yên Bái. Phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình. Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang.
Phú Thọ là cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội và là cầu nối vùng Tây Bắc với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, nằm trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Côn Minh (Trung Quốc). Là nơi hợp lưu của 3 con sông lớn (sông Hồng, sông Đà và sông Lô), hướng chảy của sông phù hợp với hướng của địa hình, nên Phú Thọ có điều kiện thuận lợi cả về giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, 2012). Đây là những lợi thế lớn để Phú Thọ đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội và tạo điều kiện thuận lợi để Phú Thọ liên kết vùng phát triển du lịch.
2.1.1.2. Địa hình
Điểm nổi bật của địa hình Phú Thọ là bị chia cắt tương đối mạnh, được chia thành ba tiểu vùng cơ bản là tiểu vùng núi phía Nam, tiểu vùng trung du và tiểu vùng đồng bằng (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, 2012).
Về góc độ du lịch, Phú Thọ có địa hình đa dạng, vừa có miền núi, vừa có trung du và đồng bằng là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Tuy nhiên, do địa hình bị chia cắt nên việc đầu tư khai thác tiềm năng du lịch gặp nhiều khó khăn (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, 2012).
2.1.1.3. Khí hậu
Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa với hai mùa rõ rệt (mùa đông, mùa hè) và hai mùa chuyển tiếp nhưng không rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,9oC. Lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1.600 đến 1.800 mm. Độ ẩm trung bình trong năm tương đối lớn, khoảng 85 – 87% (Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, 2012). Nhìn chung, khí hậu tỉnh Phú Thọ tương đối thuận lợi cho sinh hoạt và các hoạt động kinh tế - xã hội và có ảnh hưởng tích cực đến phát triển du lịch (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, 2012). Với đặc điểm vị trí địa lý, địa hình, khí hậu cho thấy điều kiện tự nhiên của
Phú Thọ rất đa dạng, có thể khai thác phát triển được nhiều loại hình du lịch.
2.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội của tỉnh Phú Thọ
2.1.2.1. Dân số và lao động
Theo Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2014), Phú Thọ có 13 đơn vị hành chính với tổng diện tích tự nhiên là 3.533,42 km2. Tính đến 31/12/2013, dân số toàn tỉnh là
1.351.224 người, mật độ dân số bình quân là 382,4 người/km2. Năm 2013, dân số nam là 666.428 người, chiếm 49,3% dân số toàn tỉnh; dân số nữ là 684.796 người, chiếm 50,7% (Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, 2014).
Năm 2000, tổng số lao động của tỉnh Phú Thọ là 625.200 người. Năm 2012, tổng số lao động của tỉnh tăng lân là 723.100 người, trong đó phần lớn là lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản (60,49%). Giai đoạn 2000-2012, tốc độ tăng bình quân của lao động là 1,22% (Bảng 2.1). Đến năm 2013, tổng tổng số lao động của tỉnh là 728.200 người (Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, 2014).
Bảng 2.1. Dân số, lao động của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2000-2012
2000 2006 2012 Tốc độ
Chỉ tiêu | SL | CC | SL | CC | SL | CC | (%) |
(người) | (%) | (người) | (%) | (người) | (%) | ||
1. Dân số | 1.275.012 | 100,00 | 1.304.001 | 100,00 | 1.340.813 | 100,00 | 100,42 |
1.1. Nam | 624.455 | 48,98 | 640.879 | 49,15 | 661.116 | 49,31 | 100,48 |
1.2. Nữ | 650.557 | 51,02 | 663.122 | 50,85 | 679.697 | 51,69 | 100,37 |
2. Lao động | 625.200 | 100,00 | 665.900 | 100,00 | 723.100 | 100,00 | 101,22 |
2.1. NN, LN, TS | 499.200 | 79,84 | 481.500 | 72,31 | 438.400 | 60,49 | 98,90 |
2.2. CN, XD | 67.000 | 10,72 | 94.900 | 14,25 | 141.400 | 20,18 | 106,70 |
2.3. Dịch vụ | 59.000 | 9,44 | 89.500 | 13,44 | 131.100 | 19,33 | 107,45 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phát Triển Du Lịch Cội Nguồn Góp Phần Phát Triển Ngành Du Lịch, Tăng Ngân Sách Và Thúc Đẩy Sự Phát Triển Kinh Tế Của Địa Phương
- Phát Triển Hệ Thống Cơ Sở Vật Chất - Kỹ Thuật Du Lịch Cội Nguồn
- Vai Trò Và Đặc Điểm Của Cộng Đồng Dân Cư Địa Phương
- Giá Trị Tổng Sản Phẩm Của Tỉnh Phú Thọ Giai Đoạn 2000-2012
- Chỉ Tiêu Và Thang Điểm Đánh Giá Tính Đa Dạng Và Tính Độc Đáo
- Chỉ Tiêu Liên Quan Đến Tài Nguyên Du Lịch Cội Nguồn
Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.
PTBQ
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2009, 2013)
Trong giai đoạn 2000-2013, cơ cấu lao động của tỉnh chuyển dịch theo hướng tăng lao động trong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm lao động nông