Vốn Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Và Cơ Sở Vật Chất Du Lịch Phú Thọ Giai Đoạn 2006 - 2015


Bảng 3.4: Vốn đầu tư xây dựng hạ tầng và cơ sở vật chất du lịch Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2015

Đơn vị: Tỷ đồng



Nội dung đầu tư

Vốn đầu tư đã thực hiện

Tổng vốn

Nhà nước

Khác

1. Xây dựng quy hoạch

16,64

16,64


1. Hạ tầng các khu di tích trực tiếp phục vụ du lịch

1.953,19

1.669,69

283,5

- Khu di tích Đền Hùng

1.814,19

1.552,19

252

- Khu di tích Đền Mẫu Âu Cơ

74

48

26

- Khu di tích Đền Lăng Sương

11

9

2

- Một số khu, điểm di tích thuộc các tuyến du lịch về nguồn

64

60,5

3,5

2. Hạ tầng tại các khu, điểm du lịch sinh thái, làng nghề

3.090,56

918,16

2.172,4

- Quảng trường Hùng Vương và Trung tâm Thương mại tổng hợp Việt Trì

438,96

438,96


- Bể bơi Việt Trì

81,5

81,5


- Trung tâm thương mại Big C Việt Trì

386


386

Trung tâm thương mại Vincom Việt Trì

403,4


403,4

- Đường khu du lịch Bạch Hạc - Bến Gót

11,7

11,7


- Khu du lịch Văn Lang (hồ công viên Văn Lang và các khu dịch vụ)

339,23

339,23


- Khu du lịch Xuân Sơn và tuyến đường du lịch Xuân Sơn- Đền Hùng

199,77

20,77

179

- Các dự án thuộc khu nước khoáng nóng Thanh Thuỷ

1.101

1

1.100

Khu du lịch sinh thái-nghỉ dưỡng-thể thao Tam Nông

40


40

- Các điểm du lịch nhỏ khác và hạ tầng làng nghề

89

25

64

3. Hạ tầng cơ sở lưu trú, ăn uống và giải trí

1.433,25

83

1.374,25

- Các cơ sở lưu trú

703,25

20

683,25

- Các cơ sở ăn uống

405


405

- Đầu tư các điểm giải trí

325

29

296

Tổng vốn đầu tư

6.493,64

2.688,49

3.805,15

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ - 12

Nguồn: [71; 72; 73; 74; 75; 76; 77; 78; 79; 80; 81; 110; 112; 114; 116]


Đầu tư cho sự nghiệp du lịch chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng mức đầu tư cho sự nghiệp kinh tế của tỉnh (giai đoạn 2006 - 2015, tỷ trọng này hàng năm chỉ đạt từ 2-3% tổng chi sự nghiệp kinh tế của tỉnh).

Nguồn đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tăng dần hàng năm. Thời gian từ 2006 đến 2010, tổng vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài nhà nước chỉ chiếm 31,54% trong tổng số vốn đầu tư du lịch, tính trong cả giai đoạn 2006 - 2015, tỷ trọng này là 58,44%. Nguồn đầu tư từ vốn ngoài ngân sách ngày càng có xu hướng tăng một mặt do các tiềm năng du lịch Phú Thọ đã mang tính hiện thực hơn nên ngày càng được các nhà đầu tư quan tâm, mặt khác, tỉnh do đã có những chủ trương, quan điểm và chính sách xã hội hóa, thu hút đầu tư phù hợp. Cả 2 kỳ kế hoạch 5 năm gần đây và nhiệm kỳ 5 năm tới, Phú Thọ đều xác định đầu tư kết cấu hạ tầng then chốt và phát triển du lịch là các khâu đột phá để tập trung chỉ đạo thực hiện. Hệ thống hạ tầng nhất là giao thông được tăng cường đầu tư; nhiều cơ chế, chính sách (đầu tư, đất đai, tài chính, hành chính...) đã được ban hành theo hướng ngày càng thông thoáng, tạo điều kiện hơn cho việc tiếp cận nguồn lực và thực hiện dự án. Từ đó đã thu hút được lượng vốn xã hội hóa từ nhiều thành phần cho phát triển du lịch, trong đó bước đầu mời gọi được một số nhà đầu tư chiến lược có năng lực tài chính và quản lý tốt đầu tư các dự án phát triển thương mại, du lịch tại tỉnh (như tập đoàn Vingroup, BigC, Mường Thanh, tổng công ty du lịch Sài Gòn, công ty cổ phần Ao Vua, công ty cổ phần Trung Nam...).

Tuy nhiên, huy động nguồn lực xã hội cho du lịch còn những hạn chế:

Các dự án từ nguồn lực xã hội đa phần tập trung xây dựng khách sạn, nhà hàng, siêu thị, trung tâm thương mại (tỷ trọng: 2.977,6 tỷ đồng/tổng vốn ngoài ngân sách 3805,1 tỷ đồng = 78,25%); việc đầu tư vào các lĩnh vực du lịch khác như xây dựng các hạng mục tổng hợp để hình thành khu, điểm du lịch, khu vui chơi giải trí với các loại hình và sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng cao chiếm tỷ trọng chưa nhiều (chỉ chiếm 21,75%).

Một số dự án đầu tư còn rất nhỏ giọt, tiến độ chậm so với định hướng phân kỳ đầu tư (dự án đầu tư khu nghỉ dưỡng nước khoáng nóng La Phù đã triển khai nhiều năm nhưng vốn đã đầu tư mới chỉ đạt 215 tỷ đồng, so với tổng vốn kế hoạch (947,5 tỷ đồng) chỉ đạt tỷ lệ 22,7%; dự án khu du lịch sinh thái Xuân Sơn triển khai


từ năm 2009 nhưng số vốn tư nhân đã đầu tư (179 tỷ đồng) so với tổng vốn kế hoạch giai đoạn 2011-2015 (1.510 tỷ đồng) chỉ đạt 11,26%; dự án khu đô thị sinh thái - nghỉ dưỡng - thể thao Tam Nông khởi động từ năm 2011, đến nay mới chỉ được đầu tư 40 tỷ đồng trong tổng vốn kế hoạch 5.100 tỷ đồng, ba năm gần đây không triển khai thêm) [116].

Công tác thẩm định hồ sơ năng lực trong một số dự án chưa tốt, một số nhà đầu tư năng lực tài chính và khả năng quản lý kém dẫn đến tình trạng dở dang phải thu hồi hoặc tạm dừng rất lâu sau khi triển khai dự án (như dự án du lịch nước khoáng nóng giai đoạn 2005 - 2010 của công ty Trách nhiệm hữu hạn Sông Thao, dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Thanh Thủy của công ty cổ phần Hà Đô, dự án khu du lịch đầm Bạch Thủy của công ty cổ phần Hòa Thanh...).

Số liệu thống kê và những phân tích ở trên cho thấy:

Lượng vốn đầu tư trực tiếp cho du lịch giai đoạn 2006 - 2015 đạt thấp (27,05%) so với kế hoạch vốn đầu tư phát triển du lịch đã được xác định cho thời kỳ này [112; 116]. Vốn đầu tư thiếu nhiều sẽ không thể thực hiện quy hoạch có hiệu quả và đúng tiến độ. Yếu tố bền vững nhìn từ góc độ lượng vốn đầu tư chưa đảm bảo.

Cơ cấu nguồn vốn đầu tư du lịch có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó tỷ trọng vốn xã hội hóa ngày càng tăng. Đây là xu hướng huy động nguồn lực có tính bền vững, phù hợp chủ trương tái cơ cấu vốn đầu tư của Nhà nước.

Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước tập trung cho xây dựng quy hoạch và các dự án hạ tầng du lịch trong điểm, tạo nền tảng hoặc điểm nhấn cho phát triển du lịch lâu dài. Cơ cấu đầu tư từ nguồn ngân sách như vậy là phù hợp với quan điểm về phát triển bền vững và định hướng tái cơ cấu nền kinh tế của Nhà nước.

Vốn đầu tư từ nguồn xã hội chủ yếu tập trung vào các dự án nhằm thu lợi nhuận nhanh trước mắt, chưa góp phần tích cực vào việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch để hướng đến chiến lược phát triển lâu dài. Cơ cấu đầu tư từ nguồn lực xã hội như vậy chưa thật sự bền vững.

Hiệu quả sử dụng vốn thể hiện qua khai thác cơ sở vật chất ngành du lịch:

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của Phú Thọ có nền tảng từ hệ thống cơ sở vật chất ngành thương nghiệp trước đây. Theo sự phát triển của nền kinh tế và


chuyển đổi cơ chế, các cơ sở kinh doanh thuộc sở hữu của nhà nước đã dần được chuyển đổi hình thức sở hữu, đồng thời các cơ sở kinh doanh du lịch thuộc nhiều thành phần được hình thành và gia tăng hàng năm. Chất lượng cơ sở vật chất được cải thiện từng bước, nhìn chung cơ bản đáp ứng các nhu cầu lưu trú, ăn uống, sinh hoạt thông thường của khách du lịch. Số cơ sở lưu trú, ăn uống được đầu tư mới từ những năm 2011 đến nay được quan tâm trang bị nhiều thiết bị và tiện nghi hiện đại hơn, phục vụ tốt hơn nhu cầu của du khách. Việc đầu tư cho các điểm sinh hoạt văn hóa, vui chơi, giải trí, trung tâm mua sắm được tăng cường hơn từ các năm 2012 trở lại đây, với một số công trình quy mô và tạo điểm nhấn như: Hồ công viên Văn Lang, các siêu thị Big C, Vincom Plaza, quảng trường Hùng Vương....

Bảng 3.5: Cơ sở kinh doanh du lịch ở tỉnh giai đoạn 2006 -2015

Đơn vị tính: Cơ sở


Cơ sở

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

1. Cơ sở lưu trú du lịch


60


78


108


137


158


182


209


220


236


271

- Số phòng

1.021

1.507

1.407

1.973

2.266

2.505

2.754

2.959

3.300

3.445

+ Phòng được xếp hạng sao


630


763


635


861


830


853


853


634


599


669

Công suất sử dụng phòng (%)


50


37,8


39,2


40,1


40,95


35,53


35,98


20,05


20,36


20,65

- Số giường

1.596

2.552

2.387

2.947

3.357

3.652

3.961

5.256

5.485

6.058

+ Giường được xếp hạng sao


1.041


1.455


1.199


1.426


1.458


1.488


1.488


1.092


998


1.103

Công suất sử dụng giường (%)


50,6


36,9


37,1


37,5


38,71


39,05


39,54


17,07


18,86


18,98

2. Cơ sở ăn uống

3.922

4.016

4.139

4.600

4.477

4.393

4.937

4.438

4.619

5.154

Cơ sở thuộc khu, điểm du lịch


268


294


327


366


394


421


457


435


486


518

Nguồn: [11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19; 20; 21; 71; 72; 73; 74; 75; 76; 77; 78; 79; 80; 81]


Tuy nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của Phú Thọ chưa nhiều về số lượng, chất lượng chưa cao, khả năng đáp ứng nhu cầu cao cấp của khách du lịch kém. Trong số 271 cơ sở lưu trú tính đến năm 2015, mới chỉ có 1 khách sạn 4 sao, 9 khách sạn 2 sao, 19 khách sạn 1 sao, 2 khách sạn 4 sao và 5 sao khác do Tổng công ty du lịch Sài Gòn và Tập đoàn Mường Thanh đang đầu tư, theo tiến độ phải đến cuối năm 2017 mới có thể đưa vào sử dụng [116]. Các cơ sở kinh doanh khác đa phần đều nhỏ lẻ, tiện nghi, thiết bị chỉ ở mức trung bình. Số điểm vui chơi và sinh hoạt văn hóa còn ít và chất lượng tiện nghi, thiết bị không cao.

Hiệu suất sử dụng cơ sở vật chất du lịch không cao và không ổn định. Công suất sử dụng phòng, giường trong cả giai đoạn 2006 - 2015 nhìn chung chỉ trong khoảng từ 20 - 40%. Năm 2015 công suất sử dụng phòng lưu trú chỉ đạt 20,65%; công suất sử dụng giường đạt 18,98%. Có sự chênh lệch lớn về hiệu suất sử dụng theo mùa, công suất sử dụng cơ sở vật chất vào khoảng thời gian ngoài mùa du lịch, lễ hội trung bình chỉ bằng khoảng 1/5 so với thời gian diễn ra các lễ hội. Riêng đối với các cơ sở kinh doanh ở khu vực nước khoáng nóng Thanh Thủy, công suất sử dụng chỉ cao vào các ngày cuối tuần và mùa đông. Chênh lệch hiệu suất sử dụng cơ sở vật chất quá cao là biểu hiện của sự phát triển không bền vững ở khía cạnh này.

+ Thực trạng và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực du lịch:

Số lượng lao động phục vụ phát triển du lịch Phú Thọ có xu hướng gia tăng qua các năm. Năm 2006 lực lượng lao động du lịch của tỉnh là 6.700 người; đến năm 2015 tăng lên 11.600 người. Tốc độ tăng trưởng lao động bình quân giai đoạn 2006 - 2015 là 6,29%/năm. Ngoài số lao động phục vụ trong các cơ sở lưu trú, nhà hàng, lữ hành, còn một số lượng lớn lao động phục vụ du lịch thông qua các hoạt động có liên quan đến du lịch như cung ứng hàng hoá, dịch vụ vận tải, ăn uống, vui chơi giải trí tại các điểm du lịch.


Bảng 3.6: Thực trạng số lượng và trình độ lao động du lịch Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2015

Đơn vị tính: Người


Chỉ tiêu

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Tổng số lao động

6.700

8.331

8.855

9.259

9.696

10.117

10.898

11.390

11.500

11.600

Lao động tại các cơ sở lưu trú


756


824


1.168


1.041


1.152


1.643


2.138


2.247


2.231


2.163

Lao động tại các cơ sở ăn uống


455


565


827


952


1.012


1.062


1.175


1.387


1.439


1.522

Lao động tại các cơ sở lữ hành


-


-


12


18


33


63


38


50


119


121

Lao động dịch vụ khác

5.489

6.942

6.848

7.248

7.499

7.349

7.547

7.706

7.711

7.794

Trình độ lao động (lưu trú và lữ hành)











Tổng số

756

824

1.180

1.059

1.185

1.706

2.176

2.297

2.350

2.284

- Đại học và trên Đại học

81

89

123

147

171

327

487

585

623

625

- Cao đẳng và Trung cấp

243

285

477

446

481

655

872

879

905

899

- Lao động phổ thông

432

450

580

466

533

724

817

833

822

760

Nguồn: [11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19; 20; 21; 71; 72; 73; 74; 75; 76; 77; 78; 79; 80; 81]

Tổng số lao động du lịch nhìn chung tương đối phù hợp với hiện trạng lượng khách du lịch đến địa phương. Chất lượng lao động trong các cơ sở lưu trú và lữ hành được cải thiện hàng năm, thể hiện qua sự chuyển dịch cơ cấu trình độ của lao động, trong đó số lượng và tỷ lệ lao động được đào tạo ở các trình độ đại học, cao đẳng tăng lên nhanh hơn so với tốc độ gia tăng của lao động phổ thông. Số lao động có trình độ đại học tăng bình quân 25,5%/năm; trình độ cao đẳng và trung cấp tăng bình quân 15,7%/năm; lao động phổ thông chỉ tăng 6,5%/năm.


Lao động trong các cơ sở ăn uống và làm các dịch vụ khác trình độ khá đa dạng, tuy không thống kê được chính xác nhưng qua khảo sát thực tế ở một số cơ sở, địa bàn du lịch cho thấy, theo xu thế phát triển chung, mặt bằng trình độ văn hóa, học vấn, kỹ năng nghề của nhóm lao động này cũng tăng dần.

Nhân lực làm quản lý tại các cơ sở kinh doanh du lịch lớn (29/31 khách sạn, 4/7 cơ sở du lịch ở khu nước khoáng nóng Thanh Thủy, 9/21 cơ sở lữ hành, một số nhà hàng quy mô lớn khu vực Việt Trì, Đền Hùng, Lâm Thao) có trình độ chuyên môn đại học trở lên chuyên ngành du lịch hoặc các ngành kinh tế. Đội ngũ quản lý ở phần lớn các cơ sở kinh doanh lưu trú, ăn uống, dịch vụ khác trình độ đa dạng nhưng kiến thức nền tảng ít chuyên sâu về du lịch, chủ yếu quản lý theo kinh nghiệm và một số được bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch theo chương trình ngắn hạn.

Song hiệu quả sử dụng nhân lực du lịch còn những hạn chế:

Cơ cấu lao động theo loại hình dịch vụ còn những bất cập: Số lao động trong cơ sở lưu trú quá ít so với số buồng (0,63 người/phòng), trong khi lao động dịch vụ gián tiếp khác khá nhiều. Đây là bất cập ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ nhưng phản ánh đúng thực tế là ở Phú Thọ tỷ lệ khách du lịch trong ngày không sử dụng dịch vụ lưu trú lớn hơn nhiều so với số khách lưu trú.

Tỷ lệ lao động có trình độ đại học còn thấp, số lao động phổ thông vẫn chiếm nhiều trong tổng số lao động du lịch. Số lao động phổ thông này hầu như chưa qua trường lớp về du lịch. Trong số lao động du lịch có qua đào tạo, lao động được đào tạo qua trường lớp chuyên ngành về du lịch cũng chiếm tỷ lệ thấp (khảo sát cho thấy đến nay, chỉ khoảng 20% lao động trong các cơ sở du lịch có bằng hoặc chứng chỉ chuyên ngành du lịch ở các cấp độ (Phụ lục 4, mục 7.2)).

Số lao động có trình độ ngoại ngữ thực sự đáp ứng được yêu cầu giao tiếp, phục vụ khách du lịch quốc tế rất ít và phần lớn đều theo chuyên ngành tiếng Anh, số ít chuyên ngành tiếng Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp và một số ngoại ngữ khác.

Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, hiệu suất lao động, tính chuyên nghiệp, kỷ luật còn thấp, kiến thức về du lịch chưa đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. 82% khách du lịch đánh giá thái độ phục vụ và tính chuyên nghiệp của nhân viên du lịch chỉ từ mức trung bình trở xuống (Phụ lục 4, mục 7.1).


+ Thực trạng và hiệu quả ứng dụng khoa học, công nghệ trong du lịch:

Việc ứng dụng khoa học, công nghệ trong các cơ sở kinh doanh du lịch ở Phú Thọ có chuyển biến theo thời gian. Một số cơ sở đã từng bước áp dụng công nghệ xây dựng thân thiện với môi trường trong đầu tư hạ tầng, trang thiết bị phục vụ du lịch; ứng dụng công nghệ thông tin (sử dụng các phần mềm chuyên dụng, mạng Internet, mạng xã hội,...) trong quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, trong quản lý tổ chức nhân sự, giao dịch hợp đồng, liên kết kinh doanh...

Trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ quản lý du lịch thể hiện tập trung ở việc từng bước đầu tư và sử dụng trang bị, nâng cao chất lượng công nghệ thông tin phục vụ quản lý tổ chức, liên kết thông tin, truyền thông, kết nối quan hệ, xây dựng phát triển các trang thông tin mạng phục vụ quảng bá, xúc tiến đầu tư, giới thiệu hình ảnh, sản phẩm du lịch ra thị trường. Cho đến nay, tỉnh đã thiết lập mạng nội bộ kết nối các cơ quan trong tỉnh; xây dựng 2 trang thông tin điện tử chuyên đề về du lịch, các trang tin điện tử của cơ quan chức năng khác trong tỉnh, của cấp huyện đều có chuyên mục về du lịch. Một số hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch, liên kết đầu tư... đạt được hiệu ứng lan tỏa tốt nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ.

Tuy nhiên, nhận thức và sự chủ động ứng dụng khoa học công nghệ cho phát triển du lịch của các cơ sở kinh doanh du lịch Phú Thọ chưa cao. Số cơ sở kinh doanh du lịch ứng dụng công nghệ thân thiện với môi trường trong đầu tư dự án du lịch còn rất ít và chưa mang tính chủ động. Ít cơ sở quan tâm sử dụng các trang thiết bị điện, điện tử thân thiện với môi trường. Chưa có đơn vị nào ứng dụng công nghệ cho việc xử lý chất thải mà đều thải trực tiếp ra môi trường hoặc xử lý bằng biện pháp thủ công vẫn gây ô nhiễm (như đốt, chôn lấp rác...) [115, tr.42-44]. Chỉ có khoảng 18% cơ sở cho rằng việc đăng ký website riêng phục vụ kinh doanh du lịch là cần thiết hoặc rất cần thiết; 32% cơ sở sử dụng Internet và mạng xã hội thường xuyên để phục vụ du lịch [Phụ lục 4, mục 7.2].

- Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành du lịch và những tác động từ tăng trưởng kinh tế ngành du lịch đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương:

Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành du lịch và tác động từ tăng trưởng kinh tế ngành du lịch đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương có thể được phản ánh qua các số liệu về cơ cấu đầu tư, cơ cấu doanh thu trong ngành, đóng góp từ du lịch cho kinh tế xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Xem tất cả 204 trang.

Ngày đăng: 18/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí