Một Số Hạn Chế Trong Việc Thực Hiện Chính Sách Phát Triển Du Lịch Tỉnh Phú Thọ Và Nguyên Nhân Của Chúng


6.512 lượt khách 8,5% kế hoạch năm và tăng 13,8% so với năm 2016. Năm 2018, đạt 7.200 lượt, tăng 10,7% kế hoạch năm, tăng 10,6% so cùng kỳ năm 2017.

Về doanh thu du lịch, dịch vụ: Năm 2016 doanh thu du lịch dịch vụ khách sạn nhà hàng đạt 2.381 tỷ đồng, tăng 10,0% so với cùng kỳ 2015, đạt 99,2% kế hoạch; Năm 2017 đạt 2.682 tỷ đồng, tăng 12,6% so với năm 2016, đạt 99,3% kế hoạch. Năm 2018 ước đạt 3.000 tỷ, đạt 100% kế hoạch năm, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2017.

- Về mặt xã hội:

Trong những năm qua, các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh được tôn tạo, tu bổ; các lễ hội truyền thống được phục dựng, tổ chức thường xuyên đã tạo ra các sản phẩm văn hóa đặc trưng vùng đất Tổ, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Đặc biệt, các sản phẩm du lịch văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh đã có sức lan tỏa, thu hút du khách từ mọi miền đất nước về với đất Tổ. Các điểm du lịch lễ hội của Phú Thọ bước đầu đã hình thành được các sản phẩm du lịch, đáp ứng được nhu cầu thưởng thức văn hóa, nghỉ ngơi, tham quan, vui chơi giải trí của khách du lịch.

Thông qua các hoạt động hợp tác phát triển du lịch giữa ba tỉnh: Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai và một số hoạt động lễ hội lớn của tỉnh hằng năm đã tạo dựng được hình ảnh tốt đẹp của con người đất Tổ, quảng bá được rộng rãi văn hóa đất Tổ, góp phần hình thành và phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ.

Sự phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa lễ hội trên địa bàn tỉnh đã góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa. Nhận thức của nhân dân, của du khách về giá trị và bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc thông qua các hoạt động du lịch được nâng lên. Ý thức của nhân dân trong việc giữ gìn, bảo tồn, phát huy giá trị các di tích, lễ hội, bảo vệ môi trường du lịch có sự chuyển biến mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy du lịch và văn hóa phát triển.

Nguyên nhân của những kết quả đạt được

Một là, ảnh hưởng tích cực của sự phát triển kinh tế, của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, đời sống người dân được nâng cao... đã tạo cho người dân có điều


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 82 trang tài liệu này.

kiện kinh tế hơn trong việc đi du lịch; điều đó có nghĩa là Phú Thọ cũng thu hút được nhiều hơn du khách.

Hai là, nhận thức ngày càng cao của các bên liên quan; các cấp ủy Đảng, chính quyền đã có những hoạt động mạnh mẽ, cương quyết trong công tác phát triển du lịch, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các hoạt động du lịch. Cùng với đó, nhận thức của đa số dân cư đối với phát triển du lịch được nâng lên. Người dân có ý thức hơn trong hoạt động du lịch, tiếp xúc với du khách.

Thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ - 7

Ba là, công tác quản lý nhà nước về hoạt động du lịch được tăng cường; công tác thanh tra, kiểm tra được tiến hành định kỳ và thường xuyên giúp các doanh nghiệp kinh doanh du lịch hoạt động đúng quy định của pháp luật; công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch, đào tạo nghề được quan tâm chú trọng; Công tác thông tin tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch đã có bước đổi mới, thiết thực; môi trường du lịch và an ninh an toàn xã hội được đảm bảo góp phần xây dựng điểm đến du lịch Phú Thọ an toàn, thân thiện, mến khách.

2.3. Một số hạn chế trong việc thực hiện chính sách phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ và nguyên nhân của chúng

2.2.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành đôi lúc còn thiếu quyết liệt, đặc biệt là cơ quan tham mưu về lĩnh vực phát triển du lịch, dịch vụ của tỉnh còn bị động và chưa có những đề xuất xác thực phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh để phát triển du lịch

Một số công ty, doanh nghiệp, nhà đầu tư còn chậm triển khai dự án đã đăng ký gây lãng phí về thời gian, nguồn lực và làm giảm hiệu quả của các mục tiêu chính sách.

Công tác dự báo để xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch triển khai thực hiện chính sách còn hạn chế, chưa lường trước được hết những khó khăn, diễn biến


phức tạp của tình hình kinh tế trong tỉnh, trong nước và quốc tế dẫn đến đề ra mục tiêu, chỉ tiêu chưa phù hợp, sát với thực tiễn.

2.2.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Mặc dù đạt được một số kết quả đáng khích lệ, song công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra, phương pháp tuyên truyền còn mang tính hình thức, còn tuyên truyền “một chiều”, chưa có sự tương tác giữa người tuyên truyền và người được tuyên truyền; các ấn phẩm tuyên truyền còn đơn điệu, chưa thu hút; nhân lực làm công tác phổ biến, tuyên truyền chưa thực sự nắm vững và có chuyên môn về lĩnh vực tuyên truyền nên hiệu quả chưa cao…

2.2.3. Phân công, phối hợp và duy trì thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Việc phân công, phối hợp thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tuy được quy định rõ, song, trên thực tế chưa phát huy được hiệu quả tối đa, vẫn còn xảy ra tình trạng “cha chung không ai khóc”, một số cơ quan, đơn vị vẫn đùn đẩy trách nhiệm hoặc thực hiện chính sách mang tính chiếu lệ trong nhiệm vụ, thẩm quyền của mình nên chưa phát huy hết hiệu quả.

2.2.4. Duy trì chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Tuy đạt được một số kết quả đáng khích lệ, nhưng trong thời gian gần đây việc tổ chức, duy trì thực hiện chính sách cũng đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế nhất định như: trách nhiệm phối hợp, tổ chức thực hiện các giải pháp về phát triển du lịch giữa các cơ quan, ban, ngành có liên quan còn hạn chế, thiếu đồng bộ, công tác thực hiện chính sách chung của các sở về quy hoạch, đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác tài nguyên thiên nhiên, du lịch sinh thái tâm linh còn hạn chế, số lượng dự án đầu tư du lịch khá nhiều nhưng tình hình triển khai các dự án còn chậm, chưa tạo ra bước đột phá cho du lịch tỉnh.


2.2.5. Điều chỉnh chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận đã đạt được, phải nhìn nhận rằng thực tế trong tổ chức thực hiện và điều chỉnh sách hiện nay vẫn chưa được các cấp, sở, ban, ngành có liên quan được giao nhiệm vụ thực hiện một cách nghiêm túc, vẫn còn hiện tượng “cục bộ địa phương”, “tư duy ngành”, nhận thức về tính liên ngành, liên vùng và vai trò của du lịch trong đóng góp kinh tế - xã hội địa phương còn hạn chế, chưa chủ động trong công tác tham mưu và phối hợp để thực hiện điều chỉnh chính sách đảm bảo phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành trong giai đoạn thực hiện chính sách. Ngoài ra còn có sự hạn chế về thẩm quyền đối với việc điều chỉnh một số chủ trương, chính sách có liên quan đến việc thực hiện chính sách phát triển du lịch của địa phương.

2.2.6. Theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Công tác theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách phát triển du lịch còn một số tồn tại, hạn chế, hằng năm trong chương trình kiểm tra, giám sát của Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch vẫn chưa nhấn mạnh, đánh giá đúng được thực trạng tổ chức, kết quả thực hiện chính sách của các cơ quan, ban, ngành có liên quan; công tác theo dõi, kiểm tra, đôn đốc vẫn còn tính hình thức, tính báo cáo, chưa thấy đề cập nhiều đến vấn đề xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ mà chưa đảm bảo hiệu quả, chất lượng công việc trong quá trình thực hiện chính sách.

2.2.7. Đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong tổ chức đánh giá, tổng kết thực hiện chính sách phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ còn tồn tại, hạn chế: thiếu nội dung dự báo chính sách, biện pháp thực hiện khi dự báo trở thành thực tiễn, việc đánh giá, tổng kết ở một số cơ quan, ban, ngành có liên quan chưa được quan tâm thực hiện; trong khâu tổ chức đánh giá, tổng kết mới chỉ thực hiện ở cấp


tỉnh, cấp huyện, đối với các quan, ban, ngành, UBND các xã, thị trấn, công tác tổng kết, đánh giá về chính sách phát triển du lịch thường mang tính chung chung, chưa cụ thể, mang tính hình thức, chủ yếu được lồng ghép với với báo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của đơn vị.

Một số hạn chế trong phát triển du lịch ở Phú Thọ hiện nay

Chính vì những hạn chế nêu trên của việc thực hiện chính sách phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ mà có tác động kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian qua như sau:

Về mặt kinh tế: lượng khách du lịch đến Phú Thọ hiện tại chủ yếu lưu trú ngắn ngày và chủ yếu là khách nội địa nên khả năng đóng góp cho GDP của tỉnh chưa nhiều so với tiềm năng vốn có và kỳ vọng của lãnh đạo tỉnh.

Việc khai thác chưa tuân thủ theo quy định gây lãng phí tài nguyên và thiệt hại về kinh tế đối với địa phương, ví dụ như khu nước khoáng Thanh Thủy.

Về mặt xã hội: việc chưa quản lý chặt chẽ các điểm du lịch đã làm cho một số đối tượng hoạt động kinh doanh du lịch hành vi phản cảm, có hiện tượng chèn ép du khách ở một số điểm du lịch. Sự phát triển quá nóng ở một số điểm du lịch khi lượng du khách động trong bối cảnh điều kiện cung ứng du lịch không đảm bảo nên đã xảy ra hiện tượng chen lấn, xô đẩy, xô bồ, đặc biệt là những khu vực du lịch tâm linh. Chẳng hạn, như khu du lịch Đền Hùng. Đây là khu du lịch, trong những năm gần đây, thu hút được một lượng lớn du khách đến tham quan, du lịch, vừa mong muốn đáp ứng nhu cầu tham quan, vãn cảnh; vừa mong muốn thỏa mãn nhu cầu tâm linh. Điều này, trong chừng mực nhất định, lại có tác động ngược đến việc thu hút khách du lịch, có thể gây ra hiện tượng du khách du lịch không muốn quay trở lại du lịch nữa.

Vấn đề ô nhiễm môi trường tự nhiên cũng bắt đầu xảy ra ở những tụ điểm du lịch, khi cả nhà quản lý, nhà kinh doanh và du khách không tuân thủ những nội quy, quy chế về bảo vệ môi trường tự nhiên. Môi trường xã hội cũng bị ảnh hưởng ít nhiều, đặc biệt là tầng lớp trẻ khi có một bộ phận thanh thiếu niên trong tiếp xúc, hoạt động du lịch, có hiện tượng quay lưng lại với giá trị truyền thống


tốt đẹp của địa phương. Một số hoạt động văn hóa truyền thống bị biến dạng. Một số di sản văn hóa vật thể bị xâm hại, hỏng.

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Thứ nhất, sự suy thoái kinh tế trên thế giới tác động đến đối tượng đi du lịch, đến khả năng chi trả của đối tượng này ở các điểm du lịch nên dẫn đến một số nguồn thu chưa đảm bảo được mục tiêu đề ra.

Thứ hai, việc chạy theo lợi nhuận trước mắt của một số người liên quan đến hoạt động du lịch, như một số nhà hàng kinh doanh, một số công ty lữ hành du lịch và kể cả một bộ phận người dân, nên các đối tượng này đã không tuân thủ theo quy định, các chủ trương của Đảng, Nhà nước, chính quyền tỉnh trong phát triển du lịch, như chèn ép khách, chưa chú trọng đến xử lý các vấn đề liên quan đến môi trường (thu dọn rác, hệ thống xử lý nước thải...), nâng giá dịch vụ vô lý, đầu tư cơ sở hạ tầng chưa tốt – tất cả những điều đó ảnh hưởng đến chất lượng, dịch vụ du lịch; ảnh hưởng đến môi trường du lịch và thu hút khách du lịch; ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu đề ra.

Thứ ba, Phú Thọ là tỉnh có nền kinh tế chưa phát triển mạnh, một số khu vực còn nghèo đói, do đó, việc đầu tư cho phát triển du lịch còn có hạn chế nhất định, chưa xây dựng được mảng du lịch ở phân khúc cao cấp, xa xỉ. Đặc biệt, trong những năm gần đây, dưới ảnh hưởng của sự phát triển chậm về kinh tế, thì ngân sách đầu tư cho du lịch bị cắt giảm; bản thân các doanh nghiệp cũng hạn chế đầu tư vào lĩnh vực này dẫn đến việc một số mục tiêu chưa đạt được như kỳ vọng.

Thứ tư, trong thực hiện chính sách phát triển du lịch thì cần có sự vào cuộc đồng bộ, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, địa phương và doanh nghiệp; song sự phối hợp giữa các bên liên quan trong phát triển du lịch ở tỉnh Phú Thọ chưa chặt chẽ, thường xuyên.

Thứ năm, vai trò của khối doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp du lịch cũng như của cộng đồng trong thực hiện thúc đẩy các hoạt động phát triển du lịch Phú Thọ còn hạn chế nhất định: về nhận thức, về nguồn vốn, cách thức tiếp cận với sự đa dạng các kiểu loại du lịch, kiểu loại khách; về công nghệ thông tin,...


Thứ sáu, đội ngũ cán bộ làm công tác du lịch và đội ngũ nhân lực du lịch phát triển chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, như Nghị quyết số 08-NQ/TW nhận định: nhân lực và kinh nghiệm quản lý còn yếu [5,tr.1]. Với tỉnh Phú Thọ, đội ngũ nhân lực còn thiếu về số lượng; chất lượng chưa đảm bảo ở một số nội dung như trình độ ngoại ngữ, khả năng giao tiếp với khách du lịch, các kỹ năng mềm khác,...


Tiểu kết Chương 2

Nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, với vị trí địa lý, khí hậu cùng với những điều kiện tự nhiên, xã hội thuận lợi khác, trong những năm qua, công tác này của tỉnh đạt được những thành công nhất định. Về cơ bản, các công tác xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách phát triển du lịch; công tác phổ biến tuyên truyền; phân công, phối hợp thực hiện; duy trì; điều chỉnh; kiểm tra giám sát... việc thực hiện chính sách phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ của các bên liên quan, như Đảng ủy, chính quyền các cấp; các ban ngành, đoàn thể; các cơ sở giáo dục, đào tạo; các cơ sở kinh doanh và người dân,... quan tâm và thực hiện tương đối tốt. Nhờ đó, các địa danh, các khu di tích lịch sử - văn hóa, các di sản văn hóa,... như bưởi Đoan Hùng, Đền Hùng, chè Thanh Sơn, hát Xoan,... đã được quảng bá, thu hút được một lượng lớn khách du lịch; đem lại những lợi ích thiết thực về kinh tế, xã hội cho Phú Thọ. Tuy nhiên, bên cạnh đó, công tác này còn có hạn chế nhất định. Đó là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng một số khu du lịch bị quá tải, một số di sản văn hóa bị tàn phá, môi trường bị ô nhiễm. Với những lý do vậy, cần thiết có một giải pháp tổng thể nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả việc thực hiện chính sách phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ hiện nay.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/11/2023