Đặc Điểm Và Vai Trò Của Cộng Đồng Dân Cư Trong Phát Triển Du Lịch Cội Nguồn Ở Tỉnh Phú Thọ

thứ hai đặt ra trong quá trình phát triển du lịch nói chung và du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ là cần nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng để đáp ứng sự hài lòng của khách du lịch cội nguồn.

Giá dịch vụ du lịch có giá trị bêta chuẩn hóa là 0,254, cao thứ ba trong mô hình. Tức là giá dịch vụ du lịch là nhân tố tác động mạnh thứ ba đến sự hài lòng của khách du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ. Khi giá dịch vụ du lịch rẻ hơn thì sự hài lòng của du khách cội nguồn sẽ tăng lên. Nhìn vào con số trên, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh cần xây dựng chiến lược giá cả sao cho phù hợp để cải thiện cái nhìn của du khách về giá dịch vụ du lịch tại Phú Thọ.

Chất lượng dịch vụ phụ trợ có giá trị bêta chuẩn hóa là 0,212. Có nghĩa là chất lượng dịch vụ phụ trợ là nhân tố tác động mạnh thứ tư đến sự hài lòng của khách du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ. Nếu chất lượng dịch vụ phụ trợ tăng lên thì sự hài lòng của du khách cội nguồn sẽ tăng lên. Như vậy, để phát triển du lịch cội nguồn trong thời gian tới, tỉnh Phú Thọ cần cải thiện chất lượng các dịch vụ phụ trợ, đặc biệt là chất lượng dịch vụ y tế.

Chất lượng cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch có giá trị bêta chuẩn hóa bằng 1,07. Đây là nhân tố tác động ít nhất trong năm nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách du lịch cội nguồn. Khi chất lượng cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch tăng lên thì sự hài lòng của du khách cội nguồn sẽ tăng lên. Chính vì vậy, tỉnh Phú Thọ cần sớm cải thiện chất lượng cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, đặc biệt là chất lượng cơ sở vật chất

- kỹ thuật của dịch vụ vui chơi, giải trí.

Tóm lại, để phát triển du lịch cội nguồn trong giai đoạn tới, cần xây dựng những biện pháp hợp lý nhằm phát huy những điểm mạnh và khắc phục hạn chế của các yếu tố trên.

3.3.6. Đặc điểm và vai trò của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ

3.3.6.1. Dân tộc

Phú Thọ là tỉnh miền núi có diện tích 353.330,48 km2 với dân số là 1.340.813 người. Bao gồm 13 huyện/thành thị, 277 xã/phường/thị thấn (Cục thống kê tỉnh Phú Thọ, 2013).

Trên địa bàn tỉnh có 21 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh (chiếm 85%), tiếp đến là dân tộc Mường (13%), còn lại là các dân tộc thiểu số khác như dân tộc Dao, Sán Chay, Tày, Mông, Thái, Nùng, Hoa,… (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, 2012). Sắc thái văn hóa độc đáo của 21 dân tộc là ưu thế lớn cho phát triển du lịch tại Phú Thọ.

3.3.6.2. Sản phẩm lưu niệm và làng nghề

Theo Sở Công thương tỉnh Phú Thọ, tính từ năm 2004 đến hết năm 2011 trên địa bàn tỉnh có 45 làng nghề được công nhận. Các làng nghề của Phú Thọ được phân thành 7 nhóm chính: Nhóm làng nghề mộc, nhóm làng nghề đan lát mây tre, nhóm làng nghề chế biến chè, nhóm làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, nhóm làng nghề làm nón và thổ cẩm, nhóm làng nghề xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng, nhóm làng nghề cây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh. Tuy nhiên, trong số 45 làng nghề đạt tiêu chí công nhận làng nghề thì chưa có làng nghề nào được công nhận là làng nghề truyền thống. Phần lớn các làng nghề đều nằm trong tình trạng sản xuất khó khăn, quy mô nhỏ, manh mún, giá trị sản phẩm thấp, thị trường tiêu thụ khó khăn, chưa xây dựng được thương hiệu, cơ sở hạ tầng yếu kém, nhiều làng nghề đang có nguy cơ mai một.

Để bảo tồn và phát triển làng nghề, ngày 02/11/2010, UBND tỉnh có Chương trình số 3814/CTr - UBND về chương trình Bảo tồn và phát triển làng nghề, làng có nghề tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020 và quyết định số 761/2010/QĐ-UBND, ngày 25/03/2010 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định tiêu chí xét công nhận làng có nghề khu vực nông thôn tỉnh Phú Thọ vào hàng năm. Theo đó, giai đoạn 2011 - 2015, tỉnh Phú Thọ tập trung phát triển các làng nghề trọng điểm; gắn phát triển làng nghề với khai thác tốt tiềm năng du lịch, mở rộng xuất khẩu.

Tỉnh Phú Thọ cũng đã quy hoạch hình thành 22 cụm công nghiệp làng nghề với tổng diện tích gần 1.226 ha; trong đó mỗi huyện, thị xã, thành phố có từ 2-3 cụm, điểm công nghiệp, làng nghề, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, tỉnh Phú Thọ lại thiếu sản phẩm làm quà hoặc lưu niệm. Một số mặt hàng hiện có chủ yếu là thịt chua, bánh củ mài và những sản phẩm thủ công mỹ

nghệ đuợc sản xuất từ gỗ, thổ cẩm và mây tre lá, vải lụa thậm chí là đồ chơi có xuất xứ từ Trung Quốc, rất hiếm thấy sản phẩm chế tác, mô phỏng liên quan đến Phú Thọ. Mặt khác, những sản phẩm này đa phần lại khá đơn điệu về mẫu mã, đơn giản về hình thức nên chưa thu hút được du khách. Các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ ở Phú Thọ có quy mô nhỏ lẻ. Người tham gia ngành nghề này thường làm bán thời gian, thu nhập thấp và thiếu ổn định, nên không khuyến khích họ phát triển nghề.

Vì vậy, tỉnh Phú Thọ cần có những giải pháp giúp các làng nghề từng bước khẳng định được vị trí của mình trên thị trường, góp phần đáng kể trong quá trình phát triển du lịch cội nguồn trên địa bàn.

3.3.6.3. Tham gia các hoạt động du lịch cội nguồn của cộng đồng

Theo kết quả điều tra, hầu hết các hộ dân có tham gia các hoạt động du lịch cội nguồn với mức độ khác nhau và được thể hiện cụ thể trong bảng 3.22. Các hoạt động tham gia chủ yếu của các hộ điều tra là tham gia vào hoạt động lễ hội (rước kiệu, múa,…) và kinh doanh dịch vụ nhỏ cho khách du lịch (bán hàng, chụp ảnh, xe ôm, nhà trọ,…). Tuy nhiên, phần lớn hoạt động tham gia của hộ còn yếu và mang tính tự phát, chưa được định hướng.

Theo kết quả điều tra, tỷ lệ hộ dân tham gia làm dịch vụ chụp ảnh là 8%, với tần suất thường xuyên là 87,5% . Thợ chụp ảnh tại các khu du lịch được quản lý một cách chặt chẽ, quy định đối với hoạt đông này là phải lấy đúng giá, đúng hẹn và phải có thái độ phục vụ tốt với du khách. Ngoài ra, các hộ còn tổ chức thêm hoạt động dịch vụ xe ôm và cho thuê nhà trọ. Theo khảo sát, vào các dịp lễ hội đã có một lượng lớn khách du lịch sử dụng loại hình dịch vụ này.

Bảng 3.22. Tần suất tham gia các hoạt động du lịch cội nguồn của cộng đồng

ĐVT: %


(N=100)

Thường xuyên

Chỉ vào dịp lễ hội

Lễ hội

78

3,85

96,15

Bán hàng

42

16,67

83,33

Chụp ảnh

08

87,50

12,50

Dịch vụ xe ôm

14

21,42

78,58

Dịch vụ nhà nghỉ, trọ

07

71,43

28,57

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Nghiên cứu phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ - 17

Hoạt động Tỷ lệ tham gia

Tần suất tham gia

Theo số liệu báo cáo của Trung tâm dịch vụ du lịch Đền Hùng, năm 2010 tại đây có 28 quầy hàng lưu niệm cố định và khoảng 300 quầy hàng lưu động (chỉ hoạt động vào dịp lễ hội). Đến năm 2012, có 38 quầy hàng lưu niệm cố định và khoảng 320 quầy hàng lưu động. Hệ thống các quầy hàng lưu niệm được đầu tư cơ bản từ năm 2005-2009. Trước năm 2009, các quầy hàng lưu niệm ở đây là của người dân địa phương có quy mô nhỏ, manh mún, chưa tạo được lòng tin cho du khách. Từ năm 2009 trở lại đây, các hoạt động dịch vụ này được quản lý chặt chẽ và đi vào khuôn khổ, không còn hiện tượng chặt chém du khách, các quầy hàng đều phải niêm yết giá. Tuy nhiên, trong dịp lễ hội, do lượng khách lớn, nên vẫn còn một bộ phận người dân bán hàng rong quanh khu Di tích. Những hoạt động này cũng ảnh hưởng tới quá trình phát triển du lịch cội nguồn của tỉnh.

3.3.6.4. Năng lực tổ chức các hoạt động du lịch của địa phương

Kết quả điều tra khách du lịch đánh giá về năng lực tổ chức các hoạt động du lịch tại Phú Thọ (Bảng 3.23) cho thấy, có 70,5% du khách đánh giá tốt đối với năng lực tổ chức các hoạt động du lịch của địa phương, chỉ có 4,2% du khách đánh giá năng lực tổ chức kém. Tuy là con số rất nhỏ, nhưng cũng là vấn đề cần phải được các cơ quan, đơn vị tham gia tổ chức các hoạt động du lịch này quan tâm, rút kinh nghiệm nhằm đem đến cho du khách một chuyến trải nghiệm thú vị, hài lòng.

Một trong những nguyên nhân khiến du khách có dự định trở lại Phú Thọ là năng lực tổ chức các hoạt động du lịch tại đây. Kiểm định Chi bình phương cho kết quả sig=0,000 và phi=0,20, có nghĩa là có 20% nguyên nhân để du khách trở lại Phú Thọ là do năng lực tổ chức các hoạt động du lịch.

Bảng 3.23. Kết quả phân tích ảnh hưởng của năng lực tổ chức hoạt động du lịch tại Phú Thọ tới dự định trở lại của khách du lịch cội nguồn

ĐVT: (%)


Kém

Bình thường

Tốt

Dự định của khách

Không trở lại

5,7

40,9

53,4

du lịch cội nguồn

Có trở lại

3,8

20,9

75,3

Tổng


4,2

25,3

70,5

Diễn giải Năng lực tổ chức hoạt động du lịch


Pearson Chi-Square = 16,194 (sig. = 0,000); Phi = 0,20 (sig. =0,000)

3.3.7. Môi trường an ninh, an toàn cho khách du lịch cội nguồn

Du lịch cội nguồn ở Phú Thọ những năm gần đây đang trên đà phát triển, đặc biệt là khu du lịch Đền Hùng. Bên cạnh những yếu tố thuận lợi, thì công tác bảo vệ an ninh, an toàn cho khách du lịch là nhiệm vụ hết sức quan trọng, đặc biệt trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Trong thời gian qua, để đảm bảo môi trường an ninh, an toàn cho du khách tại các khu du lịch, tỉnh Phú Thọ đã tuyên truyền, vận động các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn thực hiện nghiêm các quy định của nhà nước; hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở kinh doanh lưu trú, các khu du lịch thực hiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự, thực hiện tiêu chí nhãn Bông sen xanh,…; tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành; yêu cầu các hộ kinh doanh phải ký cam kết niêm yết giá, thực hiện các quy định về an ninh trật tự, an toàn vệ sinh thực phẩm, phong cách ứng xử;... Ngoài ra, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ còn phối hợp với các ban, ngành liên quan tăng cường hoạt động kiểm tra thường xuyên nhằm phát hiện kịp thời những hành vi cướp giật tài sản, lừa đảo, gian lận đối với khách du lịch; giải quyết triệt để vấn đề nâng giá, ép giá, các hành vi gian lận thương mại; đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức người dân,… (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, 2012). Do đó, tình hình an ninh trật tự trong hoạt động du lịch của Phú Thọ nói chung, hoạt động du lịch cội nguồn nói riêng đã được cải thiện rõ rệt, không còn hiện tượng đeo bám ăn xin khách du lịch, phần lớn các cơ sở lưu trú thực hiện tốt quy định không nâng ép giá, các quầy bán hàng thực hiện niêm yết giá.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, môi trường an ninh an toàn cho khách du lịch cội nguồn vẫn còn một số tồn tại nhất định như hiện tượng tổ chức vui chơi có thưởng trá hình mang tính chất cờ bạc; sử dụng loa phóng thanh quảng cáo mua bán hàng hóa gây mất trật tự; hiện tượng chèo kéo khách, nâng giá cao hơn bình thường trong dịp lễ hội. Vì vậy, để phát triển du lịch cội nguồn thì cần sớm mở các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ năng tham gia hoạt động du lịch cho cán bộ làm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch và người dân địa phương.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trong giai đoạn 2000-2013, hoạt động phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tài nguyên du lịch cội nguồn trong thời gian qua không ngừng phát triển. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tăng cả về số lượng và chất lượng. Công tác xúc tiến du lịch cội nguồn đã có những thay đổi đáng kể về cả nội dung và hình thức. Lượng khách du lịch cội nguồn đến Phú Thọ tăng bình quân mỗi năm 17,05%. Tổng thu từ khách du lịch cội nguồn và giá trị tăng thêm của du lịch cội nguồn đạt tốc độ tăng trưởng trên 10%/năm. Phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ đã bước đầu góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân địa phương.

Tuy nhiên, phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần được khắc phục và tháo gỡ như công tác bảo tồn tài nguyên du lịch cội nguồn, phát huy giá trị tài nguyên du lịch cội nguồn; Các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch còn nhỏ lẻ và phát triển chưa cân đối. Năng lực của doanh nghiệp lữ hành yếu; Chất lượng lao động du lịch cội nguồn thấp, cơ cấu chưa đảm bảo quy định của ngành; chưa có trang web riêng cho du lịch cội nguồn, chưa phân khúc được thị trường khách du lịch cội nguồn; Lượng khách du lịch cội nguồn chủ yếu là khách nội địa với số ngày lưu trú ngắn, tỷ lệ khách du lịch cội nguồn cảm thấy không hài lòng khi đến Phú Thọ vẫn chiếm 9,5%, tỷ trọng giá trị tăng thêm của du lịch cội nguồn so với giá trị tăng thêm toàn tỉnh mới chỉ đạt 1,29%.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ cho thấy: Cơ chế chính sách đối với phát triển du lịch đã góp phần tạo động lực cho du lịch cội nguồn phát triển nhưng còn nhiều chính sách chưa hoàn thiện, một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cội nguồn chưa được ban hành, năng lực thực thi chính sách còn hạn chế; Công tác quy hoạch phát triển du lịch đã tạo nên diện mạo du lịch cội nguồn nhưng chưa hoàn thiện; Cộng đồng dân cư có vai trò quan trọng đối với phát triển du lịch cội nguồn. Đặc biệt, kết quả phân tích hồi quy phản ánh mức độ ảnh hưởng của 5 biến độc lập tới sự hài lòng của khách du lịch cội nguồn khi đến Phú Thọ cho thấy sự phục vụ của lao động du lịch (0,296) có ảnh hưởng nhiều nhất, tiếp đến là chất lượng cơ sở hạ tầng (0,269), giá dịch vụ du lịch (0,254), chất lượng dịch vụ phụ trợ (0,212) và chất lượng CSVCKT du lịch (0,107).

Chương 4

MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘI NGUỒN Ở TỈNH PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2020


4.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ đến năm 2020

4.1.1. Quan điểm

4.1.1.1. Phát triển du lịch cội nguồn Phú Thọ phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ và quy hoạch của các ngành liên quan trên địa bàn

Du lịch cội nguồn là một loại hình du lịch mới của ngành du lịch, vì vậy phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030. Bên cạnh đó, phát triển du lịch cội nguồn phải đảm bảo hài hòa với phát triển kinh tế-xã hội và các ngành liên quan trên địa bàn tỉnh.

4.1.1.2. Phát triển du lịch cội nguồn Phú Thọ theo hướng bền vững, gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc

Phú Thọ có 02 di sản văn hóa và hệ thống các di tích lịch sử văn hóa, lễ hội phong phú đa dạng gắn với thời đại Vua Hùng, cội nguồn dân tộc Việt Nam. Đồng thời, Phú Thọ còn là tỉnh có 21 dân tộc sinh sống với những nét văn hóa bản địa độc đáo. Do đó, phát triển du lịch cội nguồn phải gắn với trách nhiệm xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, tôn trọng văn hóa bản địa, tăng cường giao lưu và làm giàu văn hóa giữa các cộng đồng, tạo môi trường du lịch an toàn lành mạnh, thu hút khách du lịch cội nguồn và đầu tư trong lĩnh vực du lịch cội nguồn.

4.1.1.3. Tăng cường thu hút khách du lịch cội nguồn và liên kết trong phát triển du lịch cội nguồn

Phát triển du lịch cội nguồn Phú Thọ đặt trong mối liên hệ vùng, cả nước và quốc tế để khai thác khách du lịch nội địa, đồng thời mở rộng thu hút khách du lịch quốc tế. Lấy du lịch cội nguồn làm trọng tâm để phát huy có hiệu quả tài nguyên du lịch của tỉnh. Kết hợp giữa truyền thống với hiện đại nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế du lịch cội nguồn của tỉnh, đặc biệt là giá trị bản sắc văn hóa truyền thống. Phát

triển du lịch cội nguồn cần có sự phối kết hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp và

đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Phú Thọ.

4.1.1.4. Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư vào các hoạt động du lịch cội nguồn trên địa bàn tỉnh theo hướng có trọng điểm

Phát triển du lịch cội nguồn luôn tạo hướng mở cho các ngành, các thành phần xã hội tham gia vào quá trình đầu tư để phát huy nội lực từ sức mạnh tổng hợp của cộng đồng. Huy động các nguồn lực xã hội trong phát triển du lịch cội nguồn thông qua việc tăng cường hiệu quả liên kết giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân. Phát triển mạnh các địa bàn trọng điểm du lịch cội nguồn, tập trung đầu tư cho các khu du lịch cội nguồn có tầm cỡ trở thành thương hiệu của tỉnh.

4.1.2. Định hướng

Căn cứ vào Nghị quyết số 30-NQ/TU ngày 17/12/2012 về quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030 và kết quả đánh giá tài nguyên du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ để xác định định hướng phát triển du lịch cội nguồn của tỉnh.

Định hướng phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới là: Tập trung nâng cao chất lượng du lịch cội nguồn; Phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; Sản phẩm du lịch cội nguồn có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh, mang đậm bản sắc văn hóa vùng đất Tổ với hạt nhân là Đền Hùng; Phát triển du lịch cội nguồn gắn với hát Xoan và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương; Tăng cường tổ chức sự kiện gắn với thành phố lễ hội Việt Trì và phấn đấu xây dựng Phú Thọ thành trung tâm du lịch về cội nguồn; Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, nghiên cứu mở rộng không gian và tính chất của 5 trung tâm du lịch; Chú trọng nhóm khách du lịch cội nguồn nội địa và hướng tới nhóm khách du lịch cội nguồn quốc tế; Góp phần thực hiện mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

4.1.3. Mục tiêu

Để thực hiện tốt định hướng đề ra, du lịch Phú Thọ đã xác định mục tiêu phát triển du lịch cội nguồn trong thời gian tới là: Phát triển nguồn nhân lực du lịch đảm bảo về chất lượng, đủ vể số lượng, hợp lý về cơ cấu; xây dựng được sản phẩm du

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 12/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí