Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Hoạt Động Đào Tạo, Bồi Dưỡng Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý Trường Mầm Non Tư Thục


tựu hiện thời của những đối tượng cần đánh giá, xác định họ xứng đáng được khen thưởng, cất nhắc hoặc tiếp tục được giữ chức, hay họ cần phải được đi đào tạo, huấn luyện thêm hoặc bị sa thải.

Kiểm tra đánh giá là hai hoạt động liên quan mật thiết với nhau, góp phần nâng cao chất lượng quản lý.

Việc đánh giá Chuẩn Hiệu trưởng các Trường Mầm non tư thục dựa theo Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT được đánh giá qua ba bước:

- Bước 1: Hiệu trưởng tự đánh giá, xếp loại.

- Bước 2: Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường tham gia đánh giá, góp ý Hiệu trưởng.

- Bước 3: Chủ trường, hội đồng nhà trường tham gia đánh giá Hiệu trưởng.

e. Chế độ chính sách, môi trường làm việc, tạo động lực cho đội ngũ cán bộ quản lý Trường Mầm non tư thục

Kinh nghiệm thực tiễn đã cho thấy, ở những nơi có chất lượng hiệu quả đào tạo bền vững là những nơi có môi trường dạy học tốt, chính sách dành cho đội ngũ cán bộ tốt. Thể hiện ở cơ sở vật chất của trường ngày được hoàn thiện, tài chính của nhà trường là nguồn kinh phí cung cấp dồi dào. Hiệu trưởng là người phải có sự hiểu biết đúng đắn về hai yếu tố trên và có kỹ năng quản lý chúng một cách hiệu quả. Đây là điều kiện kiên quyết tạo động lực để nâng cao năng lực quản lý của Hiệu trưởng.

Một người quản lý có thể là một nhà kế hoạch giỏi, là người ra quyết định chuẩn xác, có tầm nhìn, nhưng người đó vẫn thất bại nếu không tạo mối quan hệ tốt với mọi người để động viên, cổ vũ, dẫn dắt nhau đi đến mục tiêu của tổ chức. Như vậy sự ủng hộ, cổ vũ của các thành viên trong tổ chức là động lực thúc đẩy nhà quản lý hoàn thành tốt công việc. Tuy nhiên, đối với mọi người nói chung và CBQL nói riêng, khi làm việc nếu có lời động viên, hoặc một phần thưởng nhỏ cũng đã tạo động cơ cho họ làm việc hăng say hơn, có ước


nguyện vươn tới mục tiêu nhanh hơn. Lý thuyết kỳ vọng về động cơ cũng khẳng định rằng con người được động viên, có động cơ hành xử hướng tới kết quả mà họ mong đợi.

Khi con người làm việc, có động lực thúc đẩy thì họ có một tâm lý háo hức, phấn khởi, nỗ lực, quyết tâm thực hiện công việc, cố gắng bằng mọi giá để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Lúc đó kỳ vọng của con người cũng đã đạt được, vì họ có được kết quả mong đợi, họ sẽ được khen, được thưởng, hoặc được trả lương xứng đáng. Đây cũng là nhu cầu thường có ở mỗi người cũng như ở mỗi CBQL.

Tóm lại tạo động cơ, môi trường cho sự phát triển đối với đội ngũ CBQL có thể hiểu là tạo điều kiện cho họ làm việc, học tập, rèn luyện và phát triển. Điều đó có nghĩa là cần có những chính sách, chế độ đãi ngộ tương xứng với công việc, với những cống hiến mà họ đang thực hiện. Môi trường làm việc tốt, chế độ đãi ngộ phù hợp sẽ là động cơ để đội ngũ CBQL nói chung, CBQL ở các Trường Mầm non nói riêng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý Trường Mầm non tư thục‌

a. Các yếu tố khách quan

* Các cơ chế chính sách quản lý của nhà nước và ngành GD&ĐT

Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 15-6-2004 của Ban Bí thư (khóa IX) về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục đã nêu rõ giáo dục Việt Nam trong hoàn cảnh mới của đất nước, cũng như bối cảnh quốc tế có nhiều thay đổi đòi hỏi phải:

Xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo


dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đây là một nhiệm vụ rất nặng nề, khó khăn và phức tạp, đòi hỏi có chiến lược lâu dài. Việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL nói chung, CBQL giáo dục nói riêng đã trở thành nhiệm vụ hết sức quan trọng của các cấp, các ngành.

* Tình hình kinh tế - xã hội

Trong thời đại thông tin, vai trò của CBQL giáo dục không hề giảm mà có cơ hội tăng lên, đòi hỏi CBQL giáo dục phải có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin; làm chủ được môi trường công nghệ thông tin, vận dụng công nghệ thông tin vào quản lý có hiệu quả, thúc đẩy sự đổi mới phương pháp dạy và học, tạo được sự thay đổi tích cực trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường. Đây là yếu tố quan trọng cần được tính đến trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ CBQL nhà trường trong xu thế đổi mới và hội nhập hiện nay.

* Sự chỉ đạo của các cấp ban ngành quản lý giáo dục

Đây là nhân tố quan trọng có tính chất quyết định trực tiếp đến đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL giáo dục có chất lượng, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu hay không phụ thuộc vào ý thức chủ quan, năng lực lãnh đạo của cấp Ủy; sự quản lý, điều hành của Chính quyền và sự tham mưu của các cơ quan quản lý giáo dục ở địa phương.

b. Các yếu tố chủ quan

* Nhận thức của chủ trường (hội đồng quản trị) về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý

Nhận thức của ban lãnh đạo nhà trường là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến đào tạo, bồi dưỡng CBQL nhà trường. Thực tế cho thấy, mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường nhân sự, những khó khăn, thách thức trong quá trình hội nhập quốc tế, yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của phụ huynh học sinh, khiến nhận thức của ban lãnh đạo nhà trường cần phải đổi mới.


CBQL Trường Mầm non tư thục đã nhận thức được đào tạo, bồi dưỡng là biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và hình thức đầu tư bền vững nhất.

* Chiến lược hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL của nhà trường

Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL được xem như chiến lược phát triển chủ đạo của nhà trường. Chiến lược này xây dựng cùng với quá trình xây dựng chiến lược và kế hoạch hoạt động dài hạn của nhà trường. Đó cũng là chỉ dẫn quan trọng để nhà trường đạt được mục tiêu có đội ngũ CBQL với trình độ và năng lực đáp ứng được các tiêu chí của Chuẩn Hiệu trưởng.

* Tình hình tài chính của nhà trường

Hầu hết các Trường Mầm non tư thục của Việt Nam nói chung tài chính không mạnh. Sự hạn chế về tài chính được thể hiện ở cơ sở vật chất ít được đầu tư bài bản, chế độ lương thưởng cho CBQL chưa thực sự tương xứng, chưa tạo động lực thúc đẩy cho đội ngũ CBQL yên tâm làm việc.

*Nguồn nhân lực của nhà trường

Nguồn nhân lực của Trường Mầm non tư thục nhìn chung không được đào tạo bài bản. Có nhiều CBQL là Hiệu trưởng hay Phó Hiệu trưởng được đơn cử vào chức vụ CBQL không qua quy hoạch, tuyển chọn và sử dụng mà do nhu cầu thực tế của nhà trường bị khuyết chức danh là Hiệu trưởng hay Phó Hiệu trưởng, sau đó tuyển lựa một người mới vào chức danh đó.

Đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên Trường Mầm non tư thục không ổn định. Do môi trường làm việc, chế độ lương thưởng và chính sách đãi ngộ không đáp ứng được nhu cầu và phù hợp với công sức mà CBQL, giáo viên, nhân viên bỏ ra nên có hiện tưởng “nhảy trường”. Điều này gây khó khăn rất lớn cho đội ngũ CBQL trong việc quản lý Trường Mầm non.


Tiểu kết chương 1‌

Với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ CBQL là một vấn đề thực sự cần thiết; đặc biệt là đối với đội ngũ CBQL bậc học mầm non là bậc học đầu tiên, bậc học cơ bản trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trong bậc học này, đội ngũ CBQL cần trang bị đầy đủ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, đặc biệt là những kỹ năng quản lý, các phẩm chất và năng lực của người quản lý để giúp đội ngũ CBQL hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL ở các Trường Mầm non tư thục tại quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh theo hướng chuẩn hóa chính là phát triển đội ngũ về quy mô, cơ cấu và chất lượng, dựa vào Chuẩn hiệu trưởng thông qua xây dựng quy hoạch, thực hiện công tác tuyển chọn và sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng, kiểm tra và đánh giá, chế độ chính sách và môi trường làm việc. Tuy nhiên, trong công tác phát triển đội ngũ CBQL, đào tạo và bồi dưỡng được xem là khâu then chốt, là hướng đi vững chắc để các Trường Mầm non tư thục đạt được kết quả cao trong sự nghiệp “trồng người”, đáp ứng được những đòi hỏi của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.


Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC‌

TẠI QUẬN THỦ ĐỨC TP. HỒ CHÍ MINH


2.1. Khái quát về tình hình phát triển kinh tế và xã hội, Giáo dục và Đào tạo quận Thủ Đức‌

2.1.1. Tình hình kinh tế và xã hội quận Thủ Đức‌

a. Vị trí địa lý

Quận Thủ Đức có vị trí ở cửa ngõ Đông – Bắc thành phố Hồ Chí Minh và cách Trung tâm Thành phố khoảng 7 km với diện tích là 47,76 km2. Quận Thủ Đức có 12 phường: Bình Chiểu, Bình Thọ, Linh Đông, Linh Tây, Linh Chiểu, Linh Trung, Linh Xuân, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Tam Bình, Tam Phú, Trường Thọ; và 73 khu phố với dân số là 540.704 người tăng 7.307 người so với cùng kỳ năm trước (Phòng GD&ĐT quận Thủ Đức, 2017).

b. Dân số

Quận Thủ Đức là nơi tập trung dân nhập cư rất đông do Thủ Đức có nhiều khu công nghiệp lớn như khu công nghiệp Sóng Thần, khu chế xuất Linh Trung, nhiều công ty, xí nghiệp vừa và nhỏ. Do đó, lứa tuổi trẻ từ 0-6 tuổi theo Báo cáo sơ kết học kỳ I năm học 2017-2018 của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Thủ Đức là 30.006 trẻ đến trường trên tổng số 32.114 trẻ trong độ tuổi.

c. Kinh tế - xã hội

Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, đến nay quận Thủ Đức phát triển mạnh về ngành thương mại, dịch vụ, phù hợp với thế mạnh của một quận ở cửa ngõ Đông - Bắc của thành phố Hồ Chí Minh. Tăng trưởng kinh tế của Thủ Đức bình quân đạt 11,5%/năm; hiện nay Thủ Đức là một trong 19 quận huyện của thành phố có mức thu ngân sách cao trên 2.000 tỷ đồng /năm. Cơ cấu kinh


tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: công nghiệp – xây dựng chiếm 23,31%; thương mại – dịch vụ - vận tải đạt 27,2%; đầu tư cho xây dựng cơ bản và sản xuất kinh doanh là 210,3 tỷ đồng đạt 23,4%... (Tổng cục thống kê, 2017).

2.1.2. Tình hình Giáo dục và Đào tạo quận Thủ Đức‌

Thực hiện Nghị quyết 29 – Hội nghị lần 8 – BCHTW Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

- Trong những năm qua, Phòng GD & ĐT quận Thủ Đức không ngừng tăng cường công tác giáo dục toàn diện cho học sinh bằng cách thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, tinh thần yêu nước cho học sinh bằng nhiều hình thức sinh động.

- Phương pháp giảng dạy ngày càng được chú trọng trong các môn âm nhạc, nghệ thuật, thể chất, tăng cường các câu lạc bộ thể thao, võ cổ truyền; thực hiện chương trình phổ cập bơi cho học sinh, đưa hoạt động giáo dục kỹ năng sống vào trong học đường, đẩy mạnh công nghệ thông tin và truyền thông trong công tác quản lý.

- Về công tác kiểm định chất lượng giáo dục: 100% các trường đã hoàn thành tự đánh giá (155/155 trường), trong đó: Mầm non (công lập) là 21/21 trường (100%); Mầm non (tư thục) là 95/95 trường (100%); Tiểu học là 25/25 trường (100%) và Trung học cơ sở là 14/14 trường (100%).

- Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục: Căn cứ vào Kế hoạch số 22/KH-GD ĐT ngày 06 tháng 9 năm 2017, công tác đào tạo – bồi dưỡng CBQL và giáo viên đã được chú trọng, tỷ lệ CBQL - giáo viên đạt chuẩn: 2.264/2.266 (đạt 99,91%), trên chuẩn hiện nay là 2.046/2.266 (đạt 90,3%).


2.1.3. Tình hình giáo dục mầm non quận Thủ Đức‌

Trong những năm qua, Phòng GD&ĐT quận Thủ Đức không ngừng nâng cao chất lượng công tác chăm sóc và giáo dục cho trẻ em ở các Trường Mầm non trên địa bàn quận Thủ Đức.

Bảng 2.1. Chất lượng giáo dục‌



Năm học


Tổng số trẻ

Chương trình Giáo dục

Mầm non

Bộ Chuẩn phát triển trẻ em

5 tuổi

Công lập

Tư thục

Công lập

Tư thục

Số

lượng

Tỉ lệ

(%)

Số

lượng

Tỉ lệ

(%)

Số

lượng

Tỉ lệ

(%)

Số

lượng

Tỉ lệ

(%)

2014 –

2015

24.895

6.971

100

17.924

100

2.442

100

4.053

100

2015 –

2016

27.039

7.008

100

20.031

100

1.854

100

3.445

100

2016 –

2017

29.906

7.891

100

22.015

100

2.281

100

4.823

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường mầm non tư thục tại quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh - 6

(Nguồn: Số liệu từ phòng Giáo dục và Đào tạo quận Thủ Đức)

Xem tất cả 157 trang.

Ngày đăng: 11/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí