Đặc Điểm Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý Trường Mầm Non Tư Thục

37


Bảng 2.2. Chất lượng chăm sóc‌



Năm học


Tổng số trẻ

Chia ra

Cân nặng

Chiều cao

Công lập

Tư thục

Công lập

Tư thục

Công lập

Tư thục

Kênh

A

TL

(%)

SD

D

TL

(%)

Kênh

A

TL

(%)

SDD

TL

(%)

Kênh

A

TL

(%)

SD

D

TL

(%)

Kênh A

TL

(%)

SD

D

TL

(%)

2014 –

2015


24.895


6.971


17.924


6.958


99.8


13


0.2


17.836


99.5


88


0.5


6.938


99.5


33


0.5


17.800


99.3


124


0.7

2015 –

2016


27.039


7.008


20.031


6.979


99.6


29


0.4


19.905


99.4


126


0.6


6.990


99.7


18


0.3


0.004


99.9


27


0.1

2016 –

2017


29.906


7.891


22.015


7851


99.5


40


0.5


21.900


99.5


115


0.5


7846


99.4


45


0.6


21.926


99.6


89


0.4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường mầm non tư thục tại quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh - 7

(Nguồn: Số liệu từ phòng Giáo dục và Đào tạo quận Thủ Đức)


Nhận xét:

- Về giáo dục: Được sự quan tâm của Phòng GD&ĐT quận Thủ Đức, Lãnh đạo cơ quan quản lý giáo dục đã chỉ đạo chuyên môn cụ thể đến các trường, tổ chức nghiêm túc việc quản lý chuyên môn, kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra định kỳ... trao quyền cho các trường trong cụm kiểm tra lẫn nhau; mặc dù quận Thủ Đức có đến 116 trường (thống kê của quận Thủ Đức năm học 2016-2017) và 29.906 trẻ nhưng các trường đều đi vào nề nếp. 100% các trường hoàn thành tự đánh giá ngoài và 11 trường (công lập 8 trường và tư thục 3 trường) đủ điều kiện đánh giá ngoài chiếm tỉ lệ 9.5%; tổng số trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 là 4 trường chiếm tỉ lệ 3.4%. 100% các trường thực hiện chương trình giáo dục mầm non và thực hiện Bộ Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, theo Thống kê giáo dục mầm non, từ năm học 2014 - 2015 đến năm học 2016 - 2017, tính đến cuối năm học 100% trẻ (công lập, tư thục) đã hoàn thành chương trình Giáo dục mầm non và Bộ Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi. Giáo viên khi xây dựng kế hoạch luôn lấy trẻ làm trung tâm, dạy theo khả năng và hiểu biết của trẻ, bám sát nội dung chương trình Giáo dục mầm non khi xây dựng kế hoạch giáo dục. Trẻ ngoan, có nề nếp, biết tự phục vụ, hồn nhiên, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá các hiện tượng - sự vật xung quanh trẻ, phát triển toàn diện về các mặt: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, quan hệ tình cảm xã hội và thẩm mỹ.

- Về chăm sóc: Các Trường Mầm non thực hiện khá nghiêm túc trong việc chăm sóc trẻ. Suốt những năm học vừa qua, chưa có trường nào trẻ bị ngộ độc thực phẩm, do các trường lấy nguồn thực phẩm từ các công ty đủ tiêu chuẩn hoạt động, môi trường văn hóa và an toàn trường học luôn được đặt lên hàng đầu, chất lượng dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn qua từng năm học luôn được cải thiện rõ rệt. Mức giá ăn trưa và xế năm học 2014 – 2015 là 22.000 đồng/ trẻ đến năm học 2016 – 2017 tăng lên 25.000 đồng/ trẻ. Qua bảng 2.4, tuy tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân năm học 2014 – 2015 công lập tăng từ


0.2% lên đến 0.5% trong năm học 2016 – 2017; suy dinh dưỡng thể thấp còi năm học 2014 – 2015 công lập tăng từ 0.5% lên đến 0.6% trong năm học 2016 – 2017 nhưng trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và suy dinh dưỡng thể thấp còi trong ba năm học tăng không đáng kể (tỉ lệ dưới 1%). Bên cạnh việc 100% trẻ được theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ tăng trưởng, trẻ còn được khám sức khỏe định kỳ mỗi năm một lần và sổ giun hai lần trên một năm.

2.2. Đặc điểm đội ngũ cán bộ quản lý Trường Mầm non tư thục‌

Theo Thông tư ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động Trường Mầm non tư thục số 13/2015/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, tại điều 13 có quy định về Hiệu trưởng như sau:

1. Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ tư thục là người có đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, khi được đề cử không quá 65 tuổi và không là công chức, viên chức trong biên chế nhà nước.

2. Hiệu trưởng là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động của nhà trường, nhà trẻ; chịu trách nhiệm trước pháp luật, cơ quan quản lý giáo dục và Hội đồng quản trị (nếu có) về việc tổ chức, điều hành các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, bảo đảm chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng là 5 năm.

3. Đối với nhà trường, nhà trẻ tư thục có Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng do Hội đồng quản trị đề cử và bầu theo nguyên tắc bỏ phiếu kín với trên 50% số phiếu tán thành; được Đại hội đồng thành viên góp vốn thông qua và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ra quyết định công nhận.

4. Đối với nhà trường, nhà trẻ tư thục có Hội đồng quản trị, ngoài nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều lệ trường mầm non và các quy định tại khoản 2 Điều này, Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ tư thục còn có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị;


b) Tổ chức triển khai việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực, hoạt động chăm sóc, giáo dục và các hoạt động khác của nhà trường, nhà trẻ theo quy định, bảo đảm chất lượng, đúng quy định của pháp luật và kế hoạch đã được Hội đồng quản trị phê duyệt nhằm thực hiện mục tiêu phát triển nhà trường, nhà trẻ;

c) Dự kiến phương án tổ chức bộ máy, biên chế và nhân sự của nhà trường, nhà trẻ, trình Hội đồng quản trị phê duyệt; là chủ tịch hoặc phó chủ tịch hội đồng tuyển dụng giáo viên; phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại, khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật sau khi được Hội đồng quản trị thông qua.

d) Lập dự toán và quyết toán ngân sách hàng năm, trình Hội đồng quản trị phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính theo quy định của nhà trường, nhà trẻ; báo cáo định kỳ với Hội đồng quản trị và các cấp quản lý liên quan về công tác tài chính và các hoạt động của nhà trường, nhà trẻ;

đ) Bảo đảm trật tự, an ninh và bảo vệ môi trường, an toàn trong nhà trường, nhà trẻ;

e) Được tham dự các cuộc họp của Hội đồng quản trị (nếu không phải là thành viên) nhưng không có quyền biểu quyết; có trách nhiệm báo cáo trước Đại hội đồng thành viên góp vốn về các hoạt động chăm sóc, giáo dục của trường; có quyền bảo lưu ý kiến không nhất trí với quyết định của Hội đồng quản trị và báo cáo cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp xem xét, xử lý.

5. Trong cùng một thời gian, một người chỉ được làm Hiệu trưởng của một nhà trường, nhà trẻ tư thục.

2.3. Khái quát quá trình khảo sát thực trạng‌

2.3.1. Mục đích khảo sát‌

Tác giả khảo sát thực trạng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL ở 43 Trường Mầm non tư thục; trên cơ sở đó đề xuất biện pháp quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL theo hướng chuẩn hóa. Tác giả bám


sát tình hình phát triển kinh tế và xã hội, GD&ĐT của quận Thủ Đức và phương hướng, nhiệm vụ của bậc học, nhu cầu của nhân dân về nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.

2.3.2. Nội dung khảo sát‌

Căn cứ vào đề tài nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu, tác giả tập trung khảo sát thực trạng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL ở 43 Trường Mầm non tư thục theo chức năng quản lý và Chuẩn Hiệu trưởng trong giai đoạn 2014 – 2017.

Nội dung tiếp cận theo chức năng:

- Chức năng lập kế hoạch: Là chức năng cơ bản nhất trong các chức năng của nhà quản lý, là công việc làm cho tập thể phát triển theo kế hoạch. Trong quản lý, đây là căn cứ mang tính pháp lý quy định hành động của cả tập thể nhằm đạt mục tiêu, trên cơ sở nguồn lực hiện có.

- Chức năng tổ chức: Là sự phân công, phối hợp giữa các bộ phận trong hệ thống để thực hiện các mục tiêu đặt ra. Do có chức năng này sẽ giúp chủ thể quản lý có thể phối hợp, phân phối tốt nhất các nguồn lực hiện có. Hiệu quả đạt được nhiều hay ít, thành công hay thất bại của công tác quản lý phụ thuộc nhiều vào việc sử dụng, huy động các nguồn lực cũng như tạo động lực và khơi dậy tiềm năng của mỗi cá nhân trong tổ chức.

- Chức năng chỉ đạo: Là sự chỉ huy, hướng dẫn, tác động để bộ máy hoạt động thông qua việc phối hợp, gắn kết giữa các thành viên lại với nhau, có hình thức, phương pháp động viên khích lệ, điều chỉnh và thúc đẩy để họ hoàn thành những nhiệm vụ, đạt được mục tiêu của tổ chức.

- Chức năng kiểm tra, đánh giá: Quản lý, lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo. Kiểm tra nhằm nắm tình hình hoạt động của bộ máy, từ đó điều chỉnh hoạt động của bộ máy theo mong muốn của nhà lãnh đạo để đạt được mục tiêu của tổ chức.

Mỗi chức năng quản lý có tính độc lập tương đối nhưng chúng được liên


kết hữu cơ trong một hệ thống nhất quán.

2.3.3. Đối tượng và địa bàn khảo sát‌

* Đối tượng khảo sát

- Tổng số Trường Mầm non tư thục trên địa bàn quận Thủ Đức (tính đến năm 2018) là 92 trường. Tác giả dùng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên bằng cách lập danh sách các Trường Mầm non tư thục trên địa bàn quận theo thứ tự ABC, sau đó tác giả đánh số thứ tự vào trong danh sách; dùng phương pháp ngẫu nhiên rút thăm để chọn ra 43 trường trên tổng số 92 Trường Mầm non làm đại diện. Trong Trường Mầm non tư thục đó, tác giả khảo sát Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và một số giáo viên làm đại diện (giáo viên nằm trong diện quy hoạch và giáo viên khối trưởng của các khối).

- Tên 43 Trường Mầm non tư thục trên địa bàn quận Thủ Đức: Danh sách được đính kèm sau phụ lục 6.

* Địa bàn khảo sát

- 43 Trường Mầm non tư thục tọa lạc trên địa bàn quận Thủ Đức, Tthành phố Hồ Chí Minh.

2.3.4. Phương pháp khảo sát‌

a. Phương pháp quan sát

Tác giả đến trực tiếp 43 Trường Mầm non tư thục tại quận Thủ Đức để tham quan cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc – giáo dục trẻ, nghiên cứu một số sản phẩm của CBQL (kế hoạch, văn bản chỉ đạo…), quan sát các hoạt động của nhà trường để đánh giá phẩm chất, trình độ và năng lực hiện có của CBQL (trọng tâm là Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng).

b. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Đây là phương pháp chủ đạo để nghiên cứu thực trạng chất lượng đội ngũ CBQL ở 43 Trường Mầm non tư thục; gồm có 100 CBQL, 30 chủ trường (HĐQT) và 120 giáo viên. Tác giả sẽ nghiên cứu về tầm quan trọng trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBQL; phẩm chất chính trị và đạo đức nghề


nghiệp; năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm; những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo – bồi dưỡng và thực trạng quản lý hoạt động đào tạo – bồi dưỡng CBQL.

- Với phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, tác giả tiến hành xây dựng phiếu gồm 3 bước:

+ Bước 1: Xây dựng các chỉ tiêu, chỉ báo tự đánh giá năng lực của CBQL để từ đó xây dựng phiếu hỏi.

+ Bước 2: Thử phiếu hỏi trên 3 CBQL của Trường Mầm non tư thục Thủ Đức với mục đích hoàn thiện và chính xác hóa phiếu hỏi.

+ Bước 3: Hoàn thiện phiếu hỏi (phiếu hỏi dành cho giáo viên, phiếu hỏi dành cho CBQL, phiếu hỏi dành cho chủ trường (hội đồng quản trị) - lãnh đạo cơ quan quản lý giáo dục và phiếu phỏng vấn sâu dành cho chủ trường (hội đồng quản trị), lãnh đạo cơ quan quản lý giáo dục hoặc CBQL).

c. Phương pháp phỏng vấn sâu

Tác giả trao đổi trực tiếp với chủ trường (HĐQT), lãnh đạo cơ quan quản lý giáo dục hoặc CBQL đồng ý cho phỏng vấn sâu để tìm hiểu về trình độ, năng lực của CBQL nhằm đánh giá đúng thực trạng quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL ở 43 Trường Mầm non tư thục thục trên địa bàn quận Thủ Đức.

d.. Phương pháp xử lý số liệu

- Các phiếu thu được sẽ được tác giả tiến hành phân loại theo các loại phiếu có đầy đủ thông tin, phiếu không đủ thông tin, theo các nội dung trùng nhau.

- Tổng hợp kết quả điều tra bằng phiếu theo từng đối tượng được hỏi, để có thể so sánh kết quả đánh giá thực trạng, nhằm rút ra những nhận định sát thực tiễn.

- Thang đánh giá các câu hỏi được sử dụng là thang điểm 4; mỗi câu hỏi được đánh giá với bốn mức độ khác nhau: tốt: 4 điểm, khá: 3 điểm, trung


bình: 2 điểm chưa tốt: 1 điểm; rất khó khăn: 4 điểm, khó khăn: 3 điểm, ít khó khăn: 2 điểm và không khó khăn: 1 điểm; ảnh hưởng nhiều: 4 điểm, ảnh hưởng trung bình: 3 điểm, ảnh hưởng ít: 2 điểm, không ảnh hưởng: 1 điểm; rất tốt: 4 điểm, tốt: 3 điểm, trung bình: 2 điểm, không tốt: 1 điểm; rất cần thiết: 3 điểm, cần thiết: 2 điểm, không cần thiết: 1 điểm; rất khả thi: 3 điểm, khả thi: 2 điểm, không khả thi: 1 điểm.

e. Quy ước mã hóa xử lý và định khoảng điểm trung bình

- Với thang điểm trên, bảng 2.8 sẽ quy ước mã hóa xử lý và định khoảng điểm trung bình như sau:

Bảng 2.3. Quy ước mã hóa xử lý và định khoảng điểm trung bình‌


Điểm mã hóa

1

2

3

4

Mức độ lựa

chọn

Yếu

Trung bình

Khá

Tốt

Khoảng điểm

số quy ước

từ 1->1.75

Từ 1.75 đến

2.51

Từ 2.52 đến

3.27

Trên

3.27

Mức độ lựa chọn


Rất khó khăn


Khó khăn


Ít khó khăn

Không khó

khăn

Khoảng điểm

số quy ước

từ 1->1.75

Từ 1.75 đến

2.51

Từ 2.52 đến

3.27

Trên

3.27

Mức độ ảnh

hướng

Không

Ít

Trung bình

Nhiều

Khoảng điểm

số quy ước

từ 1->1.75

Từ 1.75 đến

2.51

Từ 2.52 đến

3.27

Trên

3.27

Mức độ ảnh

hướng

Không tốt

Trung bình

Tốt

Rất tốt

Khoảng điểm

từ 1->1.75

Từ 1.75 đến

Từ 2.52 đến

Trên

Xem tất cả 157 trang.

Ngày đăng: 11/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí