Tổng Quan Nghiên Cứu Vấn Đề Ở Nước Ngoài


Chính sách pháp luật của Nhà nước, các văn bản, tài liệu của ngành GD&ĐT về phát triển đội ngũ CBQL nói chung và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL mầm non nói riêng; nghiên cứu các công trình khoa học, đề tài, bài báo… về phát triển đội ngũ CBQL các Trường Mầm non.

Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá và cụ thể hóa các vấn đề lý luận để xây dựng cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ CBQL ở các Trường Mầm non tư thục tại quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.

7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

a. Phương pháp quan sát

Tác giả đến trực tiếp 43 Trường Mầm non tư thục tại quận Thủ Đức để tham quan cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà trường, nghiên cứu sản phẩm của CBQL (kế hoạch, các văn bản chỉ đạo…), dự một buổi họp hội đồng sư phạm… để tìm hiểu về năng lực quản lý hiện có của CBQL.

b. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Khảo sát, điều tra bằng phiếu hỏi đối với CBQL (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng) và một số giáo viên làm đại diện, Chủ trường (Hội đồng quản trị), Lãnh đạo cơ quan quản lý giáo dục; tổng hợp số liệu đã thu được để làm rõ thực trạng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL ở Trường Mầm non tư thục tại quận Thủ Đức cũng như tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất.

c. Phương pháp phỏng vấn

Tiếp xúc trực tiếp với Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng (chủ trường hoặc hội đồng quản trị), tìm hiểu về trình độ, năng lực của CBQL, nhằm đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ CBQL tại Trường Mầm non tư thục, qua đó rút ra được những biện pháp và kiến nghị.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

d. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Khảo nghiệm mức độ cần thiết, mức độ khả thi của các biện pháp như xin ý kiến của chủ trường (hội đồng quản trị) hay khách thể nghiên cứu để khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất.

Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường mầm non tư thục tại quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh - 3


7.2.3. Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng thống kê toán học Spss để phân tích, tổng hợp và xử lý các số liệu thu thập được.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương với nội dung chính như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở các Trường Mầm non.

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý ở các Trường Mầm non tư thục tại quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý ở các Trường Mầm non tư thục tại quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.


Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN‌

ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON

1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu‌

1.1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ở nước ngoài‌

Trên phương diện nghiên cứu lý luận và thực tiễn giáo dục, các nhà xã hội học và giáo dục học đã đóng góp nhiều thành tựu, hoàn thiện hệ thống lý luận về quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL nói chung, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL giáo dục nói riêng. Hiện nay, các công trình nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL là một trong những nội dung rất quan trọng, không thể thiếu được trong công tác quản lý giáo dục. Vì vậy, nhiều tác giả trên khắp thế giới đã và đang nghiên cứu, thực hiện theo nhiều cách khác nhau.

Tác giả người Anh với bút danh là Richard Tempala đã cho ra đời cuốn sách “Những quy tắc trong quản lý” (Tempala.R, 2018). Tập sách này là hành trang hữu hiệu cho những ai đã, đang và muốn trở thành một nhà quản lý thành công. Với phương pháp quản lý nhóm và quản lý chính mình, những quy tắc vàng của cuốn sách này sẽ giúp nhà quản lý tự học được cách kiểm soát những gì đang nói và đang làm, đó là một phương thế giúp thành công trong công tác quản lý của mình.

Với sự tài trợ của quỹ Bill & Melinda Gates, Change Ladership Group - CLG (nhóm Lãnh đạo thay đổi) đã cho ra đời cuốn sách “A Practical Guide to Transforming Our Schools - Cẩm nang cải tổ trường học” (Tony Vander Ark et all., 2011) là một công trình nghiên cứu trong 5 năm của các chuyên gia giáo dục thuộc trường Đại học Harvard. Cuốn sách này cung cấp những kiến thức thiết yếu cho những ai đang làm công tác quản lý giáo dục một công cụ, hướng đi cần thiết để có cái nhìn mới về tư duy và phương pháp cho việc quản lý trường học. Tập sách đã chỉ rõ con đường của sự thay đổi trong phương pháp


quản lý trước tiên đó là thay đổi từ nhận thức của chính đội ngũ CBQL. CBQL ý thức được việc tự đào tạo, tự bồi dưỡng và tích cực tham gia vào kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. CBQL nâng cao được năng lực sư phạm, chuyên môn nghiệp vụ. Nhận thức và tham gia tích cực trong kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng sẽ là một khởi điểm tốt cho sự thành công của chính CBQL trong việc điều hành và phát triển nhà trường.

1.1.2. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ở trong nước‌

Ở Việt Nam vấn đề đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL đã và đang được nhiều người quan tâm nghiên cứu.

Tuyển tập “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về lãnh đạo và quản lý giáo dục trong thời kỳ đổi mới” (Nguyễn Vinh Hiển, 2008) là cuốn sách rất hay do 12 nhà khoa học chuyên về quản lý giáo dục tham gia biên soạn. Trong tập sách này có 16 chuyên đề về quản lý, đề cập đến năng lực của Hiệu trưởng trong quản lý và phát triển nhà trường. Hiệu trưởng muốn có phương pháp hữu hiệu trong quản lý và phát triển nhà trường phải đề ra được phương hướng, nhiệm vụ về chất lượng giáo dục. Để áp dụng thành công tập sách này, CBQL phải tự đào tạo, tự bồi dưỡng, kiên trì áp dụng những phương pháp cho phù hợp thực tiễn. Nhờ đó, CBQL có những bước “nhảy vọt” trong công tác quản lý nhà trường.

Đối với cấp độ luận án, luận văn, bài viết, tham luận của một số nhà nghiên cứu, nghiên cứu sinh... trong những năm gần đây, có nhiều công trình khoa học đi sâu nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL như:

- Đề tài cấp Bộ của Hoàng Tâm Sơn (2007) nghiên cứu về “Một số vấn đề tổ chức khoa học lao động của người Hiệu trưởng”. Từ những thực trạng của CBQL giáo dục các tỉnh phía Nam, tác giả đã đề ra những biện pháp và kiến nghị về đào tạo, bồi dưỡng CBQL giáo dục trước những đòi hỏi kinh tế thị trường trong những năm đầu thế kỉ XXI.


- Từ Thị Thùy Linh (2012) luận văn thạc sỹ nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp phát triển cán bộ quản lý Trường Mầm non trên địa bàn thành phố Vinh”. Qua đề tài nghiên cứu của mình, tác giả đã đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động đội ngũ CBQL Trường Mầm non nhằm đảm bảo số lượng, cân đối về cơ cấu và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở các Trường Mầm non trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

- “Quản lý bồi dưỡng cán bộ quản lý các Trường Mầm non quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội theo hướng chuẩn hóa”. Đó là luận văn thạc sỹ của Cao Thu Hằng (2016). Trong luận văn này, tác giả Thu Hằng đã khảo sát thực trạng, phát hiện ra những điểm yếu trong hoạt động bồi dưỡng CBQL. Dựa vào cơ sở lý luận bồi dưỡng CBQL và thực trạng của các Trường Mầm non Hoàng Mai, tác giả đã đưa ra những biện pháp có tính khả thi cao trong hoạt động bồi dưỡng CBQL đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa.

- Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Hồng Hải (2013) với đề tài: “Quản lý đội ngũ Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”. Tác giả đã trình bày thực trạng về quản lý đội ngũ Hiệu trưởng Trường Trung học Phổ thông ở Việt Nam. Từ cơ sở lý luận, tác giả đã đưa ra các biện pháp để nhà quản lý tìm ra phương thế đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL là Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Tóm lại, tổng quan nghiên cứu vấn đề đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ CBQL trong và ngoài nước đã đề cập đến cơ sở lý luận, thực trạng và những biện pháp cần có để phát triển đội ngũ CBQL nói chung và CBQL giáo dục nói riêng khi đất nước đang trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào về hoạt động đào tạo – bồi dưỡng đội ngũ CBQL ở các Trường Mầm non tư thục tại quận Thủ


Đức, thành phố Hồ Chí Minh theo hướng chuẩn hóa; đây là điểm mới sẽ triển khai trong đề tài này.

1.2. Một số khái niệm cơ bản‌

1.2.1. Đội ngũ cán bộ quản lý Trường Mầm non‌

* Đội ngũ

Theo Viện ngôn ngữ học (1988) giải thích: Đội ngũ là “tập hợp một số đông người cùng chức năng hoặc nghề nghiệp, thành một lực lượng có tổ chức” (tr. 361).

Nói cách khác, đội ngũ là tập hợp một số người có cùng chức năng, chung một mục đích xác định. Trong lĩnh vực GD&ĐT, thuật ngữ đội ngũ được sử dụng để chỉ những tập hợp người được phân biệt với nhau về chức năng trong hệ thống GD&ĐT như đội ngũ giáo viên, đội ngũ CBQL, đội ngũ giảng viên đại học...

* Cán bộ quản lý


Cán bộ là “Người làm công tác nghiệp vụ chuyên môn trong một cơ quan Nhà nước, Đảng và đoàn thể” (Viện ngôn ngữ học, 1988, tr 102)

CBQL là: “Người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, phân biệt với người không có chức vụ.” (Viện ngôn ngữ học, 1988, tr. 110). CBQL là chủ thể quản lý gồm những người giữ vai trò tác động, ra lệnh, kiểm tra đối tượng quản lý. CBQL là người chỉ huy, lãnh đạo, tổ chức thực hiện mục tiêu nhiệm vụ của tổ chức. Người quản lý vừa là người lãnh đạo, quản lý cơ quan đó, vừa là người chịu sự lãnh đạo, quản lý của cơ quan cấp trên. CBQL có thể là cấp trưởng hoặc phó trưởng của một tổ chức được cơ quan cấp trên bổ nhiệm bằng quyết định hành chính của Nhà nước, cấp phó giúp việc cho cấp trưởng, chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và chịu trách nhiệm trước pháp luật và công việc được phân công. CBQL được chia thành nhiều cấp bậc khác nhau: CBQL cấp trung ương, CBQL cấp địa phương, CBQL cấp sơ sở.


Tóm lại: CBQL là chủ thể quản lý, là người có chức vụ trong tổ chức được cấp trên ra quyết định bổ nhiệm; người có vai trò dẫn dắt, tác động, ra lệnh, kiểm tra đối tượng quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu của đơn vị. Người CBQL phải có phẩm chất và năng lực nổi trội hơn người khác, là tấm gương cho mọi người trong đơn vị noi theo.

* Đội ngũ CBQL trường mầm non


Từ khái niệm “đội ngũ” và “CBQL” rút ra khái niệm về “đội ngũ CBQL trường mầm non” là những người đứng đầu nhà trường hoặc các tổ chức của nhà trường, được tập hợp lại thành một lực lượng.

Đội ngũ CBQL trường mầm non được đề cập trong luận văn này bao gồm Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng:

Hiệu trưởng

Theo Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BGDĐT Điều lệ trường mầm non 2015 tại điều 16 quy định:

1. Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường, nhà trẻ.

2. Hiệu trưởng do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm đối với nhà trường, nhà trẻ công lập, công nhận đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư thục theo quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận Hiệu trưởng của cấp có thẩm quyền.

- Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ là 5 năm. Sau 5 năm, Hiệu trưởng được đánh giá và có thể bổ nhiệm lại hoặc công nhận lại. Đối với nhà trường, nhà trẻ công lập, mỗi Hiệu trưởng chỉ được giao quản lý một nhà


trường hoặc một nhà trẻ không quá hai nhiệm kì.


- Sau mỗi năm học, mỗi nhiệm kì công tác, Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ được cán bộ, giáo viên trong trường và cấp có thẩm quyền đánh giá về công tác quản lý các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường theo quy định.

3. Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

a) Có trình độ chuẩn được đào tạo là có bằng trung cấp sư phạm mầm non, có ít nhất 5 năm công tác liên tục trong giáo dục mầm non. Trường hợp do yêu cầu đặc biệt của công việc, người được bổ nhiệm hoặc công nhận là Hiệu trưởng có thể có thời gian công tác trong giáo dục mầm non ít hơn theo quy định;

b) Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý; có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực tổ chức, quản lý nhà trường, nhà trẻ và có sức khoẻ.

Phó Hiệu trưởng

Tại điều 17, Điều lệ trường mầm non 2015 số 04/VBHN-BGDĐT quy định:

1. Phó Hiệu trưởng do Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo bổ nhiệm đối với nhà trường, nhà trẻ công lập, công nhận đối với nhà trường, nhà trẻ dân lập, tư thục theo quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận Phó Hiệu trưởng của cấp có thẩm quyền. Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng, chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và trước pháp luật.

2. Trường hạng I có 2 phó hiệu trưởng; trường hạng II có 1 phó hiệu trưởng; được bố trí thêm 1 phó hiệu trưởng nếu có từ 5 điểm trường hoặc có từ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/07/2023