Hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình - 5

nội dung thực hiện nguyên tắc tiến hành hòa giải theo BLTTDS hiện hành.

Theo Công văn số 05-NCPL-TT ngày 22/6/1967 của TANDTC trả lời TAND Nghệ An về thủ tục giải quyết việc xin nhận cha hoặc mẹ cho con ngoài giá thú hướng dẫn thì khi giải quyết các vụ việc có liên quan đến thân phận con người (sinh đẻ, chết, lấy nhau, là con của ai, là cha mẹ của ai…) nói chung không thể là đối tượng của việc điều đình, thương lượng trong đó ý chí của hai bên đương sự thỏa thuận với nhau có ý nghĩa quyết định. Sự đồng ý của người cha nhận con trước Tòa án khi bị kiện xin truy nhận cha, về thực chất là một việc khi nhận con ngoài giá thú, về thực chất là lập biên bản ghi nhận sự khai nhận đó, việc khai nhận này, nếu đương sự sớm có tự nguyện thì có thể đến làm ở trước Ủy ban hành chính. Do vậy việc tranh chấp xác định cha, mẹ cho con trong quan hệ HN&GĐ là trường hợp không thể tiến hành hòa giải.

Có thể thấy rằng, trong giai đoạn này thành tựu đạt được là hòa giải đã được quy định là một thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án dân sự. Nhưng do đất nước trong tình trạng chiến tranh, thủ tục hòa giải chưa có điều kiện hoàn thiện nên vẫn còn bộc lộ rất nhiều hạn chế, bất cập lớn nhất là Tòa án chỉ lập biên bản hòa giải thành mà không ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự nên kết quả hòa giải không có hiệu lực buộc các bên phải thi hành, dẫn đến nhiều trường hợp Tòa án vẫn phải mở phiên tòa xét xử sau khi đã lập biên bản hòa giải thành do các bên không tự nguyện thi hành thỏa thuận hoặc các bên tự ý thay đổi thỏa thuận.

Để khắc phục những bất cập trên, ngày 30/11/1974, TANDTC đã ra Thông tư số 25-TATC hướng dẫn việc hòa giải trong TTDS. Thông tư đã quy định thẩm quyền, trình tự, phương pháp hòa giải các vụ án dân sự.

* Thẩm quyền hòa giải:

Tòa án nhân dân được hòa giải tất cả các vụ án dân sự và hôn nhân gia

đình, trừ những vụ án không được hòa giải sau đây:

- Về HN&GĐ:

+ Việc ly hôn khi bị đơn là người mất trí;

+ Việc kiện về HN&GĐ xét thấy phải xử lý bằng biện pháp tiêu hôn. (Thông tư số 112-NCPL ngày 19/8/1972 của TANDTC hướng dẫn việc xử lý về dân sự những hôn nhân vi phạm điều kiện kết hôn do Luật định quy định "Trong tố tụng tiêu hôn không có thủ tục hòa giải đoàn tụ")

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

+ Các việc tranh chấp về thân phận con người như về sinh đẻ, chết, kết hôn;

+ Các việc thuận tình ly hôn.

Hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình - 5

* Về thủ tục hòa giải:

- Khi hòa giải tất cả các đương sự phải có mặt. Nếu có người được triệu tập vắng mặt lần thứ nhất thì Tòa án cần hoãn phiên tòa và triệu tập lại. Nếu đã triệu tập lại mà vẫn vắng mặt thì Tòa án tùy từng trường hợp mà quyết định tiến hành hòa giải hay đưa vụ án ra xét xử.

Các đương sự có quyền ủy nhiệm cho người đại diện hợp pháp tham gia việc hòa giải, trừ những trường hợp đương sự là nguyên đơn hoặc bị đơn trong những việc xin ly hôn.

- Nếu hòa giải thành thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Sau đó TAND

ra một quyết định công nhận hòa giải thành để các thỏa thuận có giá trị chấp hành.

- Nếu hòa giải không thành thì Tòa án lập biên bản hòa giải không thành và quyết định đưa vụ án ra xét xử.

* Phương pháp hòa giải:

Trước khi hòa giải phải tiến hành điều tra để nắm vững nội dung vụ kiện. Khi hòa giải Tòa án phải giải thích cho các đương sự về pháp luật, chính sách, quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ có tranh chấp với thái độ khách quan, trung lập.

Nếu không thấy có khả năng hòa giải thì cần đưa ra xét xử, tránh kéo

dài thời gian hòa giải một cách không cần thiết.

* Về hiệu lực của các quyết định công nhận việc hòa giải thành:

Các quyết định công nhận việc hòa giải thành đều có hiệu lực như bản án. Đương sự, Viện kiểm sát có quyền kháng cáo, kháng nghị. Người đệ tam (người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan) có quyền chống quyết định công nhận của Tòa án cấp sơ thẩm. Nếu quyết định công nhận việc hòa giải thành đã có hiệu lực pháp luật nhưng phát hiện có sai lầm thì vụ kiện sẽ được xét xử theo trình tự giám đốc thẩm.

Bên cạnh đó thông tư còn quy định: Nếu việc hòa giải được tiến hành tại Tòa án nhân dân thì Thẩm phán đảm nhận việc hòa giải chứ không được khoán trắng việc đó cho Thư ký…

Tại chương V Thông tư số 06-TATC ngày 25/2/1974 của TANDTC quy định: Chỉ nên giao cho tư pháp xã điều tra, hòa giải những việc ly hôn hay tranh chấp tài sản ít quan trọng không có tình tiết phức tạp. Còn đối với việc ly hôn có những tình tiết phức tạp và những tranh chấp về tài sản quan trọng thì khi nhận được đơn, tư pháp xã phải chuyển ngay lên Tòa án nhân dân...

Như vậy, các quy định pháp luật này hướng dẫn việc hòa giải đối với vụ án hôn nhân gia đình đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng của chế định hòa giải. Thông tư đã quy định rõ ràng chi tiết về thẩm quyền hòa giải, phạm vi hòa giải, thủ tục và phương pháp hòa giải, đáp ứng được yêu cầu cấp thiết cho Tòa án tiến hành hòa giải để giải quyết vụ án. Đây là những quy định tạo tiền đề cho xây dựng các quy định về hòa giải vụ án HN&GĐ trong các văn bản pháp luật tiếp theo.

Năm 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất. Các văn bản pháp luật trong giai đoạn này đã được nâng cao không chỉ về mặt nội dung mà cả về hình thức, hiệu lực pháp lý. Về lĩnh vực hòa giải các vụ án HN&GĐ cũng đã được hướng dẫn cụ thể trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật như:

- Thông tư số 81-TAND ngày 24/7/1981 của TANDTC hướng dẫn các

Tòa án địa phương giải quyết các tranh chấp về thừa kế. Thông tư quy định: "Cần kiên trì hòa giải nhằm góp phần củng cố và phát triển tình đoàn kết thương yêu trong nội bộ gia đình" [35].

- Thông tư số 06-TTLN ngày 30/12/1986 của TANDTC, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ tư pháp hướng dẫn về thẩm quyền và thủ tục giải quyết ly hôn giữa công dân Việt Nam và một bên công dân nước ngoài chưa có hiệp định tương trợ tư pháp về vấn đề HN&GĐ với Việt Nam. Theo hướng dẫn của Thông tư này thì đối với những việc ly hôn, Tòa án không hòa giải.

1.4.2. Giai đoạn từ 1989 đến 2005

Điều 40 Luật HN&GĐ năm 1986 quy định:

Khi vợ hoặc chồng, hoặc cả hai vợ chồng có đơn xin ly hôn thì Tòa án nhân dân tiến hành điều tra và hòa giải.

Trong trường hợp cả hai vợ chồng xin ly hôn, nếu hòa giải không thành và nếu xét đúng là hai bên thật sự tự nguyện ly hôn, thì Tòa án nhân dân công nhận cho thuận tình ly hôn.

Trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng xin ly hôn, nếu hòa giải không thành thì Tòa án nhân dân xét xử… [23].

Luật HN&GĐ năm 1986 đã có quy định việc giải quyết ly hôn phải tiến hòa giải đối với cả việc thuận tình ly hôn.

Ngày 29/12/1989 Nhà nước ta ban hành Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, đây là văn bản pháp luật quy định cụ thể, chi tiết nhất từ trước đến nay về thủ tục khởi kiện, điều tra, hòa giải, xét xử các vụ án dân sự.

Theo Pháp lệnh, hòa giải được tiến hành một cách rộng rãi hơn, đối với vụ án HN&GĐ thì Tòa án chỉ không tiến hành hòa giải việc: "Hủy việc kết hôn trái pháp luật", còn các vụ việc khác thì đều tiến hành giải quyết theo trình tự giải quyết của vụ án dân sự.

Tiếp đó, TANDTC và các cơ quan có liên quan đã đã ban hành nhiều văn bản để hướng dẫn việc thực hiện hòa giải các vụ án hôn nhân gia đình như:

Công văn số 53/KHXX ngày 21/9/1996 của TANDTC trả lời về thủ

tục TTDS: "Vấn đề ly hôn với một bên đang mắc bệnh tâm thần…về thủ tục, Tòa án không tiến hành hòa giải như các vụ án ly hôn khác, nhưng đối với nguyên đơn xin ly hôn, Tòa án nên thuyết phục, giải thích để họ đoàn tụ và rút đơn xin ly hôn" [36].

Nếu như trong các văn bản pháp luật của gia đoạn trước quy định vấn đề tranh chấp nhận cha (mẹ) cho con ngoài giá thú không tiến hành hòa giải thì trong giai đoạn này pháp luật lại quy định vấn đề này phải tiến hành hòa giải theo thủ tục giải quyết việc dân sự. Công văn số 120/KHXX ngày 27.10.1997 của TANDTC về TTDS hướng dẫn: "Vấn đề hòa giải trong trường hợp giải quyết tranh chấp về nhận cha (mẹ) cho con ngoài giá thú". Từ những năm 50, vấn đề này đã được quy định như sau: "các tranh chấp về thân phận con người, như sinh đẻ, chết, kết hôn, xác định một người là con của ai, một người là cha (mẹ) của ai…" (Điều 9, Sắc lệnh số 85/SL ngày 22.5.1950), thì TAND không hòa giải…theo hướng dẫn trên có thể hiểu là TAND không phải hòa giải đối với việc xác định một người là cha (mẹ) của con ngoài giá thú hay không, tuy nhiên trong trường hợp các bên tự thỏa thuận việc nhận hoặc không nhận con ngoài giá thú, thì Tòa án công nhận sự thỏa thuận đó.

Hiện nay theo quy định tại khoản 1 Điều 39 BLDS và các quy định tại khoản 1 Điều 39 BLDS và các quy định tại các Điều 29, 31 và 33 Luật HN&GĐ, thì con ngoài giá thú có quyền nhận, quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác định về quyền yêu cầu Tòa án nhận cha (mẹ). Như vậy không có sự phân biệt giữa con ngoài giá thú và con trong giá thú, quan hệ giữa cha (mẹ) và con ngoài giá thú không phải là quan hệ trái pháp luật. Khi tiến hành thụ lý để giải quyết loại việc về nhận cha (mẹ) cho con ngoài giá thú, Tòa án phải tiến hành hòa giải theo thủ tục chung được quy định tại Điều 44 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự…

Công văn số 16/1999/KHXX ngày 01.02.1999 của TANDTC giải đáp một số vấn đề về hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính và tố tụng. Tại

mục 2 chương IV của công văn hướng dẫn về việc giải quyết ly hôn với một bên có triệu chứng tâm thần về thủ tục giải quyết không cần phải tiến hành hòa giải.

Ngày 01 tháng 01 năm 2001, Luật HN&GĐ năm 2000 có hiệu lực thay thế Luật HN&GĐ năm 1986. Tại Điều 88 Luật HN&GĐ 2000 quy định: "Sau khi thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự" [24]. Tại thời điểm này thì hòa giải vụ án HN&GĐ vẫn được thực hiện theo Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 và được hướng dẫn cụ thể trong Nghị quyết số 03/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng thẩm phán TANDTC.

Trên cở sở công văn đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân đề nghị TANDTC hướng dẫn: Việc hòa giải trong vụ kiện ly hôn bao gồm những vấn đề gì và nội dung nào? Thành phần tham gia hòa giải gồm những ai? Sau đó, Công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10/6/2002 của TANDTC giải đáp rất cụ thể về nội dung hòa giải và thành phần hòa giải trong vụ án ly hôn:

Việc xác định những vấn đề gì cần phải tiến hành hòa giải, nội dung hòa giải như thế nào và ai phải có mặt khi hòa giải trong các vụ án ly hôn phải tùy vào từng trường hợp cụ thể.

- Về những vấn đề gì cần phải tiến hành hòa giải.

Theo tinh thần quy định tại Điều 43 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, thì trong quá trình giải quyết vụ án Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tất cả những vấn đề mà một hoặc các bên đương sự có yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ các việc Tòa án không được tiến hành hòa giải quy định tại các điểm 1, 2, 3 và 4 Điều 43 này. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án quyết định tiến hành hòa giải việc gì trước và hòa giải việc gì sau.

Ví dụ 1: Vợ hoặc chồng có đơn xin ly hôn hoặc cả hai vợ chồng đều có đơn xin ly hôn và yêu cầu Tòa án giải quyết việc chia tài sản, cũng như

việc trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục con, thì trước hết Tòa án tiến hành hòa giải để hai bên trở về đoàn tụ với nhau; nếu hai bên đồng ý trở về đoàn tụ với nhau, thì Tòa án không phải tiến hành hòa giải các vấn đề khác còn lại; nếu một trong hai bên hoặc cả hai bên kiên quyết xin ly hôn, thì Tòa án tiến hành hòa giải các vấn đề khác còn lại với nội dung trong trường hợp Tòa án xử cho ly hôn hay công nhận cho thuận tình ly hôn thì các đương sự thỏa thuận việc chia tài sản như thế nào, việc trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục con như thế nào?

Ví dụ 2: Một hoặc hai bên đã kết hôn trái pháp luật có yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc chia tài sản chung của họ và việc trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục con, thì Tòa án không được tiến hành hòa giải yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, nhưng Tòa án vẫn phải tiến hành hòa giải với nội dung trong trường hợp Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật thì các đương sự thỏa thuận việc chia tài sản như thế nào và việc trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục con như thế nào?

- Về nội dung hòa giải:

Việc hòa giải các vấn đề khác nhau có nội dung khác nhau. Tuy nhiên, có thể khái quát nội dung của hòa giải là bằng sự có mặt của người Thẩm phán, các bên đương sự trình bày những lý do mà họ phải yêu cầu Tòa án giải quyết. Trên cơ sở đó Thẩm phán hỏi ý kiến của các bên; phân tích các quy định của pháp luật; những mặt được của việc các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vấn đề đó; hậu quả pháp lý của việc Tòa án phải quyết định...Có thể nói nội dung hòa giải và kết quả của việc hòa giải phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, kỹ năng nghiệp vụ của người Thẩm phán.

- Về thành phần tham gia hòa giải:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự thì: "nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải có mặt khi hòa giải". Tuy nhiên, trong khi hòa giải về ly hôn mà có người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (chủ nợ hoặc con nợ của vợ chồng) thì

cần phân biệt như sau:

+ Nếu giữa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (chủ nợ hoặc con nợ) với vợ chồng đã tự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết quyền, nghĩa vụ của các bên, thì không cần phải tiến hành hòa giải giữa vợ chồng với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (chủ nợ hoặc con nợ).

+ Nếu giữa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (chủ nợ hoặc con nợ) với vợ chồng không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết quyền, nghĩa vụ của các bên thì cần phân biệt là trong vụ án này có hai nhóm quan hệ: nhóm quan hệ giữa vợ, chồng và nhóm quan hệ giữa vợ chồng với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (chủ nợ hoặc con nợ). Mặt khác, nhóm quan hệ giữa vợ chồng là quan hệ nhân thân; do đó, không tiến hành hòa giải hai nhóm quan hệ này trong cùng một phiên hòa giải. Nếu thuộc trường hợp có điều kiện tiến hành hòa giải thì cần tiến hành hòa giải việc giải quyết quyền, nghĩa vụ giữa vợ chồng với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (chủ nợ hoặc con nợ) trong một phiên hòa giải khác.

Bên cạnh việc ban hành Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989, Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 cùng một hệ thống các văn bản pháp luật khác hướng dẫn thi hành Pháp lệnh và luật HN&GĐ, chúng ta có thể thấy trong thời kỳ này, Pháp luật đã quy định rất cụ thể và một cách có hệ thống về việc tiến hành hòa giải các vụ án HN&GĐ. Tuy nhiên trong giai đoạn này pháp luật chưa phân chia các vụ việc dân sự thành vụ án dân sự và việc dân sự, do đó việc tiến hành hòa giải là được áp dụng chung cho cả vụ án dân sự và việc dân sự. Trong gia đoạn xây dựng đất nước, trước yêu cầu phát triển của kinh tế - xã hội, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự đã bộc lộ những bất cập và tồn tại. Hòa giải vụ án HN&GĐ chưa thống nhất quy định tại một văn bản có giá trị pháp lý cao.

1.4.3. Giai đoạn từ 2005 đến nay

Với các văn bản pháp luật quy định về hòa giải vụ án HN&GĐ đã

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 16/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí