Phát Triển Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý Trường Mầm Non


20 trẻ em khuyết tật trở lên. Các hạng I, II của nhà trường, nhà trẻ được quy định tại Thông tư số 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28 tháng 11 năm 2007 liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ, hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.

3. Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Phó Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

a) Có bằng trung cấp sư phạm mầm non, có ít nhất 3 năm công tác liên tục trong giáo dục mầm non. Trường hợp do yêu cầu đặc biệt của công việc, người được bổ nhiệm hoặc công nhận Phó Hiệu trưởng có thể có thời gian công tác trong giáo dục mầm non ít hơn theo quy định;

b) Có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực quản lý nhà trường, nhà trẻ và có sức khoẻ.

Từ những cơ sở trên có thể hiểu, đội ngũ CBQL Trường Mầm non là tập hợp các cán bộ, nhà giáo cùng thực hiện chức năng lãnh đạo và quản lý Trường Mầm non với cùng một mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả nhà trường.

1.2.2. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non‌

* Phát triển

Viện ngôn ngữ học (1988) đưa ra khái niệm: Phát triển là “biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp” (tr.797).

Theo Từ điển Bách khoa toàn thư mở thì phát triển là một phạm trù của triết học, là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của một sự vật. Quá trình vận động đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt để đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.


cái cũ. Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, quá trình diễn ra theo đường xoắn ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở mức (cấp độ) cao hơn.

Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường mầm non tư thục tại quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh - 4

Vậy, phát triển là một thuộc tính của vật chất. Mọi sự vật và hiện tượng của hiện thực không tồn tại trong trạng thái bất biến mà trải qua một loạt các trạng thái từ khi xuất hiện đến lúc tồn vong. Phạm trù phát triển thể hiện một tính chất chung của tất cả những biến đổi ấy, có nghĩa là bất kỳ sự vật hiện tượng, hệ thống cũng như cả thế giới nói chung không đơn giản chỉ có biến đổi mà luôn luôn chuyển sang hệ thống mới, tức là những trạng thái trước đây chưa từng có và không bao giờ lặp lại hoàn toàn chính xác những trạng thái đó...

Nguồn gốc của phát triển là thống nhất các mặt đối lập, phương thức phát triển là chuyển những bước thay đổi về chất.

* Phát triển đội ngũ

Có khá nhiều quan điểm về phát triển đội ngũ, nhưng có thể quy lại thành ba nhóm: Phát triển đội ngũ lấy cá nhân của đội ngũ làm trọng tâm; phát triển đội ngũ lấy mục tiêu đơn vị làm trọng tâm và phát triển đội ngũ trên cơ sở kết hợp phát triển cá nhân trong đội ngũ với các mục tiêu phát triển đơn vị. Giáo dục và đào tạo, với định hướng đổi mới giáo dục lấy người học làm trung tâm thì quan điểm phát triển đội ngũ được lựa chọn tối ưu là phát triển đội ngũ trên cơ sở kết hợp phát triển cá nhân trong đội ngũ với các mục tiêu phát triển cơ sở giáo dục. Quan điểm này chú trọng tính hợp tác, coi trọng nhu cầu, lợi ích cá nhân trong đội ngũ, mục tiêu chung của cơ sở giáo dục. Cả hai nhu cầu cá nhân và tập thể được hài hoà và cân bằng tạo cho công tác phát triển đội ngũ đạt kết quả cao và bền vững.

Như vậy, theo định hướng giáo dục, phát triển đội ngũ quản lý trong giáo dục được hiểu là quá trình hình thành một lực lượng quản lý đủ về số lượng,


đảm bảo chuẩn về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu và có tính đồng thuận cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn.

* Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý

- Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý là xây dựng và phát triển cả ba yếu tố quy mô, cơ cấu và chất lượng. Trong đó quy mô được thể hiện bằng số lượng. Cơ cấu thể hiện sự hợp lý trong bố trí về nhiệm vụ, độ tuổi, giới tính, chuyên môn, nghiệp vụ. Chất lượng chính là yếu tố quan trọng nhất trong việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý. Chất lượng theo từ điển tiếng Việt “là cải tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật hoặc sự việc” (Viện ngôn ngữ học, 2006, tr.144). Trong giáo dục, chất lượng là sự thoả mãn nhu cầu người học.

Nói cách khác, phát triển đội ngũ CBQL là phát triển sao cho đảm bảo số lượng, ổn định cơ cấu, nâng cao chất lượng đội ngũ nhằm giúp họ hoàn thành tốt vai trò, nhiệm vụ của người quản lý.

1.2.3. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng‌

* Đào tạo

Theo Viện ngôn ngữ học (2006) “Đào tạo là làm cho trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định” (tr. 289); nói cách khác, đào tạo chính là quá trình truyền thụ, tiếp nhận những kiến thức, kỹ năng, thái độ chuyên môn, nghề nghiệp bằng một quá trình giảng dạy, huấn luyện có hệ thống theo chương trình qui định với những chuẩn mực nhất định.

* Bồi dưỡng

Bồi dưỡng “Là làm cho tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất” (Viện ngôn ngữ học, 2006, tr.82). Nói cách khác, bồi dưỡng là quá trình bổ sung, cập nhật, nâng cao kiến thức và kỹ năng làm việc cho đối tượng được bồi dưỡng. Bồi dưỡng là công việc thường được tiến hành sau đào tạo, nó bổ sung thêm kiến thức chuyên môn cho đối tượng được bồi dưỡng trong quá trình làm việc trên nền tảng kiến thức đã được đào tạo.


Có nhiều hình thức bồi dưỡng: Bồi dưỡng ngắn hạn, bồi dưỡng thường xuyên và tự học, tự bồi dưỡng. Bồi dưỡng giúp cho CBQL có cơ hội tiếp cận những vấn đề mới, bù đắp những thiếu hụt, tránh được sự lạc hậu trong xu thế phát triển như vũ bão của tri thức khoa học hiện đại.

* Hoạt động đào tạo và bồi dưỡng

Hoạt động đào tạo và bồi dưỡng là các hoạt động nhằm duy trì và nâng cao chất lượng đội ngũ để nhà trường có thể đứng vững và đáp ứng được trước những nhu cầu của thời đại. Vì vậy công tác đào tạo và bồi dưỡng cần được thực hiện một cách có tổ chức và có kế hoạch, liên tục và thường xuyên.

1.2.4. Quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý Trường Mầm‌

non

Quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý Trường Mầm non

là quản lý việc thực hiện các kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng nhằm giúp cho CBQL có thêm năng lực về chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức…đáp ứng các tiêu chuẩn của Chuẩn Hiệu trưởng.

1.3. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Trường Mầm non tư thục‌

1.3.1. Đặc điểm Trường Mầm non tư thục‌

Theo Thông tư số 13/2015/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 6 năm 2015 Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động Trường Mầm non tư thục thì:

Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục là cơ sở giáo dục mầm non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động là nguồn ngoài ngân sách nhà nước. Nhà trường, nhà trẻ tư thục có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản riêng (Điều 2).

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về phát triển giáo dục và đào tạo. Chủ trương xã


hội hóa giáo dục, đa dạng hóa loại hình trường, lớp được triển khai sâu rộng, loại hình trường lớp mầm non tư thục phát triển sớm (từ những năm 1988- 1990), phát triển với tốc độ nhanh và chiếm tỉ trọng tổng số trường lớp và trẻ em ngành học mầm non. Do vậy, các cơ sở giáo dục mầm non tư thục có vị trí và vai trò rất quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu chăm sóc giáo dục trẻ của nhân dân; nâng cao tỉ lệ huy động trẻ độ tuổi mầm non đến lớp, góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục trên toàn đất nước.

Giống như Trường Mầm non công lập, Trường Mầm non tư thục có đầy đủ các cơ cấu tổ chức quy định tại Điều lệ trường mầm non và phù hợp với điều kiện, quy mô của trường, bao gồm:

- Hội đồng quản trị (hoặc chủ trường);

- Ban kiểm soát;

- Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng;

- Tổ chuyên môn;

- Tổ văn phòng;

- Tổ chức đoàn thể;

- Các nhóm, lớp.

(Điều 6, Quy chế tổ chức và hoạt động Trường Mầm non tư thục).

Nhìn chung, CBQL của Trường Mầm non tư thục ngoài việc tuân theo các quy định về Hiệu trưởng do Điều lệ Trường Mầm non quy định, còn chịu sự quản lý và định hướng của các thành viên góp vốn của trường (x. Thông tư Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động Trường Mầm non tư thục, Điều 8-12).

1.3.2. Nội dung phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Trường Mầm non tư thục‌

Dưới góc nhìn về việc phát triển nguồn nhân lực thì nội dung phát triển đội ngũ CBQL bao gồm:

- Quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý Trường Mầm non tư thục.


- Tuyển chọn và sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý Trường Mầm non tư thục.

- Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý Trường Mầm non tư thục.

- Kiểm tra và đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý Trường Mầm non tư thục.

- Chế độ chính sách, môi trường làm việc của Trường Mầm non tư thục.

a. Quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý Trường Mầm non tư thục

Quy hoạch đội ngũ CBQL là khâu quan trọng nhằm đảm bảo cho CBQL đi vào nề nếp, có tầm nhìn xa, tính chủ động đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của nhà trường.

Quy hoạch đội ngũ là một trong những hoạt động quản lý của người quản lý và cơ quan quản lý, giúp cho người quản lý hoặc cơ quan quản lý biết được số lượng, chất lượng, cơ cấu tuổi, trình độ và cơ cấu chuyên môn, cơ cấu giới.... của từng CBQL và cả đội ngũ để họ có được khả năng hoàn thành nhiệm vụ.

Để hoàn thiện quy hoạch đội ngũ CBQL, thì cấp quản lý phải lập kế hoạch cho sự cân đối trong tương lai bằng cách so sánh số lượng hiện có, phân tích độ tuổi, trình độ năng lực, khả năng làm việc, thời gian công tác của từng người trong đội ngũ, để ấn định số lượng cần thiết đưa vào quy hoạch. Mặt khác cấp quản lý còn phải căn cứ vào nhu cầu, quy hoạch mạng lưới trường lớp trong tương lai theo kế hoạch phát triển để tạo nguồn CBQL cũng như các nguồn lực khác. Quy hoạch phải đảm bảo được tính mục đích, mục tiêu rõ ràng, có thể đánh giá được, mang tính khả thi, đáp ứng được mục tiêu phát triển của mỗi trường. Quy hoạch thường gắn kết với các khâu: nhận xét, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp, sử dụng, bãi miễn. Quy hoạch luôn được xem xét, đánh giá, bổ sung, điều chỉnh hàng năm, có thể đưa ra khỏi quy hoạch


những người không đủ tiêu chuẩn, bổ sung vào quy hoạch những nhân tố mới, có triển vọng. Quy hoạch cán bộ phải mang tính khoa học và thực tiễn, vừa tạo được nguồn vừa tạo được động lực thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của CBQL.

Dựa vào các nội dung trên để xác định nhu cầu về số lượng, cơ cấu và chất lượng của quy hoạch phát triển CBQL thì Trường Mầm non hiện tại và tương lai cần:

- Số lượng CBQL Trường Mầm non tư thục được xác định dựa trên việc so sánh thực trạng CBQL đang có với nhu cầu hiện tại và yêu cầu tương lai, để có thể thấy được "lỗ hổng” và lập quy hoạch đảm bảo phát triển số lượng phù hợp với quy mô phát triển, đảm bảo đạt tới chiến lược và mục tiêu phát triển giáo dục theo từng giai đoạn khác nhau.

- Cơ cấu CBQL Trường Mầm non tư thục (trình độ, độ tuổi, giới tính...) thường phụ thuộc vào đặc trưng và qui định của quốc gia và địa phương.

- Chất lượng hay chuẩn năng lực của CBQL Trường Mầm non tư thục được đánh giá theo Chuẩn Hiệu trưởng.

b. Tuyển chọn và sử dụng đội ngũ CBQL Trường Mầm non tư thục

*Tuyển chọn: Trong quản lý nguồn nhân lực, tuyển chọn bao gồm hai bước đó là tuyển mộ và lựa chọn. Tuyển mộ là quá trình thu hút những người có khả năng từ nhiều nguồn khác nhau đến đăng ký, nộp đơn tham gia làm việc. Lựa chọn là quyết định xem trong các ứng cử viên ấy ai là người có đủ tiêu chuẩn để đảm đương được công việc, các ứng cử viên là những người trong quy hoạch.

Đây là quá trình sử dụng Chuẩn Hiệu trưởng để so sánh khả năng của ứng viên với các yêu cầu về năng lực cần có của chức danh Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng cần tuyển chọn, bổ nhiệm hay luân chuyển, miễn nhiệm, sau đó sẽ xác định được các “lỗ hổng” năng lực để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho CBQL mới được tuyển chọn, bổ nhiệm hay luân chuyển này.


Mục đích các quá trình trên là nhằm thiết lập các tiêu chí cần có theo Chuẩn Hiệu trưởng mà những người tham gia tuyển chọn cần có với tư cách là Hiệu trưởng Trường Mầm non.

Chuẩn Hiệu trưởng Trường Mầm non cho thấy bức tranh đầy đủ về cái gì cần có để thực hiện công việc. Vì vậy, có thể xác định các đặc tính/ yêu cầu mà ứng viên cần có để hoàn thành tốt công việc; so sánh các năng lực của Hiệu trưởng với yêu cầu công việc thực tế cuả trường sẽ giúp đề ra các giải pháp để cải tiến kết quả thực hiện của Hiệu trưởng góp phần nâng cao chất lượng của Trường Mầm non.

Quá trình tuyển chọn đội ngũ CBQL Trường Mầm non tư thục cần thực hiện các yêu cầu sau:

- Xây dựng kế hoạch tuyển chọn đội ngũ CBQL:

+ Xác định nhu cầu về số lượng và cơ cấu cần tuyển chọn mới dựa trên quy hoạch phát triển CBQL Trường Mầm non và đặc biệt là nhu cầu thực tế của trường.

+ Xác định các tiêu chí tuyển chọn CBQL Trường Mầm non dựa vào Chuẩn Hiệu trưởng và Điều lệ Trường Mầm non; xây dựng bản miêu tả và mẫu hồ sơ về vị trí CBQL Trường Mầm non cần tuyển chọn.

+ Xác định nguồn tuyển chọn CBQL Trường Mầm non chủ yếu từ quy hoạch tạo nguồn và các nguồn khác.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch tuyển chọn đội ngũ CBQL

+ Thông báo tuyển chọn công khai tới các bên liên quan, thông qua: Công khai bằng văn bản, qua website, bảng tin tại Trường Mầm non và các phương tiện thông tin đại chúng...

+ Tổ chức thẩm định các hồ sơ dự tuyển để giữ lại danh sách các ứng viên phù hợp với tiêu chí tuyển chọn, lên danh sách chính thức các ứng viên tham gia tuyển chọn và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Xem tất cả 157 trang.

Ngày đăng: 11/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí