+ Xác định cách thu thập thông tin như từ hồ sơ kết hợp với các đánh giá khác (viết, phỏng vấn...) để đánh giá được điểm mạnh và hạn chế của từng ứng viên so với tiêu chí tuyển chọn đã xác định ở trên.
- Chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá quá trình tuyển chọn đội ngũ CBQL
+ Tổ chức đánh giá các ứng viên kết hợp các phương pháp/ kỹ thuật đánh giá khác nhau, như: Nghiên cứu hồ sơ, viết, phỏng vấn; ứng viên báo cáo chương trình hành động và trả lời chất vấn của hội đồng; tổ chức cho các ứng viên tham quan trực tiếp nhà trường (dự giờ, quan sát lớp học, trao đổi với giáo viên, cha mẹ học sinh, thành viên cộng đồng)...
+ Phân tích thông tin thu được ở trên và quyết định lựa chọn ứng viên tốt nhất, phù hợp nhất với đặc trưng và bối cảnh Trường Mầm non (qui mô học sinh, uy tín, truyền thống, dân trí của cha mẹ học sinh, cộng đồng...) để bổ nhiệm.
* Sử dụng: CBQL Trường Mầm non là một trong các khâu quan trọng nhất của hệ thống quản lý CBQL. Nhìn chung, việc xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động của CBQL Trường Mầm non là quá trình đảm bảo CBQL nỗ lực tập trung vào công việc để đạt tới sứ mạng, giá trị, tầm nhìn hay chiến lược và mục tiêu phát triển Trường Mầm non đặt ra theo các giai đoạn khác nhau.
Mục tiêu của xây dựng kế hoạch sử dụng CBQL trường dựa vào Chuẩn Hiệu trưởng nhằm đánh giá các mặt mạnh, hạn chế và nguyên nhân của CBQL để xác định các mục tiêu cần phát triển hiện tại và tương lai cho CBQL, cụ thể:
- Theo dõi kết quả thực hiện của CBQL so với mục tiêu cần đạt tới để xác định các hoạt động phù hợp hay cần điều chỉnh nếu cần thiết.
- Cung cấp thông tin phản hồi theo tiến trình để phát huy và điều chỉnh hoạt động của CBQL để đạt tới mục tiêu phát triển của nhà trường.
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường mầm non tư thục tại quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh - 2
- Tổng Quan Nghiên Cứu Vấn Đề Ở Nước Ngoài
- Phát Triển Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý Trường Mầm Non
- Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Hoạt Động Đào Tạo, Bồi Dưỡng Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý Trường Mầm Non Tư Thục
- Đặc Điểm Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý Trường Mầm Non Tư Thục
- Kết Quả Thực Trạng Hoạt Động Đào Tạo, Bồi Dưỡng Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý Ở Các Trường Mầm Non Tư Thục Tại Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh Theo
Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.
- Đánh giá năng lực Hiệu trưởng theo chuẩn năng lực nhằm xác định “lỗ hổng” năng lực để lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phát triển chuyên môn cho Hiệu trưởng.
Như vậy, xây dựng kế hoạch hoạt động và triển khai thực hiện các hoạt động của CBQL Trường Mầm mon cần được đánh giá theo các yêu cầu về Chuẩn Hiệu trưởng cũng như mục tiêu công việc.
Khái quát, quản lý thực hiện/ hoạt động của Hiệu trưởng Trường Mầm non bao gồm các hoạt động sau:
- Lập kế hoạch phát triển Trường Mầm non: Trước hết cần xác định rõ sứ mạng, giá trị, tầm nhìn và mục tiêu phát triển cần đạt tới. Để đánh giá tiến trình đạt tới mục tiêu và chiến lược phát triển, Trường Mầm non đòi hỏi cần phải phát triển hệ thống các chỉ báo để đánh giá tiến trình đạt tới các mục tiêu và hệ thống chỉ báo này cần đảm bảo tiêu chí “SMART”: Cụ thể (Specific), đo lường được (Mesurable), có thể thực hiện được (Achievable), thích hợp (Relevant) và giới hạn thời gian (Time-bound).
- Thực hiện kế hoạch để đạt tới mục tiêu thì CBQL cần thực hiện các hoạt động gì và đạt tới kết quả nào, tương ứng với chúng cần các năng lực gì…
- Giám sát liên tục kết quả thực hiện công việc cũng như năng lực của CBQL thực hiện như thế nào so với mục tiêu cần đạt tới và phản hồi thông tin để cải tiến. Tiếp theo, sử dụng Chuẩn Hiệu trưởng làm cơ sở thu thập thông tin về năng lực của CBQL trường khi thực hiện các công việc của mình để đạt tới mục tiêu. Đây thường là công việc khó khăn và cách đơn giản nhất là lấy ý kiến phản hồi từ giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh, đại diện hội cha mẹ học sinh…
- Đánh giá kết quả hoạt động và năng lực tương ứng của CBQL đã thực hiện như thế nào để đạt tới mục tiêu phát triển của nhà trường dựa vào thông tin giám sát liên tục kết quả thực hiện công việc cũng như năng lực của CBQL,
nhằm xác định các mặt mạnh để phát huy, hạn chế và nguyên nhân để cải tiến, đào tạo, bồi dưỡng trong tương lai.
c. Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ CBQL Trường Mầm non tư thục
* Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL Trường Mầm non tư thục
Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL Trường Mầm non tư thục là tạo bước chuyển hóa căn bản trong việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn nghiệp vụ…cho đội ngũ CBQL, góp phần xây dựng đội ngũ CBQL đáp ứng các tiêu chí trong Chuẩn Hiệu trưởng.
* Nội dung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL Trường Mầm non tư thục
Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL Trường Mầm non tư thục cần được chủ trường (HĐQT) thực hiện liên tục và thường xuyên theo các giai đoạn cụ thể.
Chủ trường (HĐQT) là người xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng dựa vào Chuẩn Hiệu trưởng cho phép kết nối năng lực với các hoạt động khác nhau trong nhà trường, giúp cho CBQL không ngừng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, đủ năng lực phục vụ cho hoạt động quản lý và phát triển nhà trường.
Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý Trường Mầm non tư thục
Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL Trường Mầm non tư thục là quán triệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBQL của Sở, Phòng giáo dục; xác định được nhu cầu, số lượng, kỹ năng, thời gian cần đào tạo, bồi dưỡng CBQL theo Chuẩn Hiệu trưởng, điều tiết số lượng và cơ cấu đội ngũ cho phù hợp với yêu cầu thực tế của trường. Chủ trường (HĐQT) xây dựng kế hoạch đạo tạo, bồi dưỡng CBQL phù hợp với kế hoạch năm học, thể hiện rõ mục tiêu, nội dung giáo dục của nhà trường; thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBQL theo từng giai đoạn: năm học, học kỳ và dựa vào kế hoạch của Phòng giáo dục; đề xuất một số biện pháp xây dựng kế hoạch phù hợp với điều
kiện của nhà trường: Thời gian, kinh phí, tiêu chí và phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả của đào tạo, bồi dưỡng cũng như điều kiện hỗ trợ việc lập kế hoạch.
Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL, chủ trường (HĐQT) căn cứ vào:
+ Đánh giá chất lượng CBQL hiện tại.
+ Phân loại CBQL.
+ Phân tích nhu cầu về CBQL.
+ Phân tích nhu cầu thực tế của nhà trường.
+ Xác định khoảng thời gian đào tạo, bồi dưỡng cho đối tượng tham gia đào tạo, bồi dưỡng.
+ Dự trù kinh phí, môi trường đào tạo, bồi dưỡng…
Từ những thông tin trên, chủ trường (HĐQT) lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL:
+ Xác định mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL: Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng đem lại kết quả gì cho đối tượng tham gia đào tạo, bồi dưỡng; phù hợp với đối tượng nào tham gia đào tạo, bồi dưỡng; đáp ứng được nhu cầu thực tế của nhà trường như thế nào?...
+ Xác định giải pháp thực hiện kế hoạch: Thời gian đào tạo, bồi dưỡng là bao lâu; học vào thời gian nào: đầu năm học, học kỳ hay vào đợt hè…kết quả đạt được sau khóa học được đánh giá bằng cách nào: thang điểm hay bài tự luận…
Lập kế hoạch hành động: Nguồn kinh phí lấy từ đâu; điều kiện hỗ trợ cho đối tượng tham gia đào tạo, bồi dưỡng; đơn vị nào chịu trách nhiệm quản lý, giám sát; phương pháp đào tạo, bồi dưỡng ra sao…
Điều kiện hỗ trợ việc lập kế hoạch: Kinh phí, thời gian, nguồn nhân lực hỗ trợ và tham gia đào tạo, bồi dưỡng.
Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý Trường Mầm non tư thục
Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL Trường Mầm non tư thục hóa gắn liền với đổi mới chương trình giáo dục, yêu cầu về Chuẩn hiệu trưởng. Yêu cầu thực hiện chuẩn hóa hiệu trưởng đòi hỏi đảm bảo bốn tiêu chuẩn: Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; năng lực quản lý Trường Mầm non; năng lực tổ chức phối hợp với gia đình trẻ và xã hội. Do đó, ngoài việc tổ chức, tạo điều kiện thực hiện bốn tiêu chuẩn trên, đòi hỏi chủ trường (HĐQT) đảm bảo phát triển cả năng lực kết nối, phối hợp giữa CBQL và các đối tượng liên quan trong mối quan hệ tương tác lẫn nhau. Ví dụ như xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa chủ trường (HĐQT) với Phòng GD&ĐT tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL.
Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL Trường Mầm non tư thục bao gồm các nội dung:
+ Triển khai, tạo điều kiện cho CBQL tham gia các lớp/ buổi chuyên đề của Sở, Phòng GD & ĐT.
+ Bồi dưỡng về phương pháp quản lý nguồn nhân lực.
+ Tổ chức giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với các trường bạn.
+ Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, cơ chế đãi ngộ và môi trường sư phạm để kích thích CBQL tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ.
+ Phối hợp với các lực lượng trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng.
Chỉ đạo thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý Trường Mầm non tư thục
+ Chủ trường (HĐQT) chỉ đạo thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL được triển khai từ đầu năm học/ học kỳ đến từng CBQL và giáo viên trong diện quy hoạch kịp thời, đầy đủ.
+ Chủ trường (HĐQT) phân bổ các nguồn lực hợp lý: Phân bổ, chỉ đạo, hướng dẫn nguồn nhân lực tham gia vào kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL một cách hợp lý.
+ Chủ trường (HĐQT) cần phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận có liên quan để hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đạt được kết quả tốt.
+ Chủ trường (HĐQT) phân công, giao nhiệm vụ cho từng cá nhân và bộ phận thực hiện kế hoạch theo đúng tiến độ.
+ Chủ trường (HĐQT) tạo mọi điều kiện về thời gian, chế độ chính sách kịp thời để giúp cho CBQL tự học và tự bồi dưỡng.
+ Chủ trường (HĐQT) có hình thức khen thưởng, khuyến khích động viên kịp thời đối với CBQL có kết quả đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng được các tiêu chí trong kế hoạch.
Kiểm tra, đánh giá kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý Trường Mầm non tư thục
Hoạt động kiểm tra đánh giá là hoạt động quan trọng. Nhờ hoạt động này, Chủ trường (HĐQT) biết được người tham gia đào tạo, bồi dưỡng có đạt được mục tiêu đề ra hay không. Việc kiểm tra đánh giá đội ngũ CBQL không chỉ theo chuẩn mà còn cần phải được thực hiện đồng bộ, chính xác, khách quan, đảm bảo cách tiếp cận tích cực.
Chủ trường (HĐQT) kiểm tra đánh giá những kết quả đã đạt được và so sánh với mục tiêu đề ra trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng. Sau đó, tìm ra những điểm yếu cần khắc phục.
Chủ trường (HĐQT) muốn thực hiện tốt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL Trường Mầm non thì biện pháp kiểm tra, đánh giá cần:
+ Xây dựng kế hoạch kiểm tra.
+ Thành lập bộ phận kiểm tra.
+ Xây dựng chuẩn kiểm tra: Theo kế hoạch, định kỳ và đột xuất.
Xây dựng các tiêu chí: Đối tượng tham gia đào tạo, bồi dưỡng có
tích cực tham gia hoạt động đào tạo, bồi dưỡng không; làm bài tự luận hoặc trắc nghiệm để đánh giá kiến thức thu được sau khóa học…
Khen thưởng hoặc chế tài đối với đối tượng tham gia đào tạo….
Kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo, bồi dưỡng.
Kiến thức thu được sau đào tạo, bồi dưỡng đem áp dụng vào quản lý Trường Mầm non.
* Hình thức, phương pháp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL Trường Mầm non tư thục
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL Trường Mầm non tư thục bao gồm hình thức và phương pháp:
- Lớp học ngắn hạn:
+ Thời gian học không quá 1 năm.
+ Tổ chức theo từng đợt và từng đối tượng.
+ Nội dung giảng dạy mang tính thực tiễn cao, chú trọng kỹ năng thực hành, phối hợp phương pháp dạy truyền thống với phương pháp lấy người học làm trung tâm và kèm theo video, hình ảnh thực tế. Sau mỗi khóa học, có đánh giá cuối khóa và cấp chứng chứng chỉ hoàn thành khóa học.
- Các chuyên đề và chính trị hè:
+ Học tập trung tại Phòng GD&ĐT.
+ Mời báo cáo viên về thuyết trình chuyên đề.
+ Phương pháp: Sử dụng phương pháp dạy truyền thống và thảo luận nhóm, thuyết trình sau mỗi đề tài. Đối với các chuyên đề, sau khi học lý thuyết, CBQL được dự thao giảng ở các trường điểm do Phòng GD&ĐT quận Thủ Đức phân công.
- Tự học, tự bồi dưỡng:
Bên cạnh các lớp chuyên đề, lớp ngắn hạn và chính trị hè, CQBL cần chủ động nâng cao kiến thức và kỹ năng làm việc bằng cách tự học, tự bồi dưỡng.
CBQL sẽ đọc tài liệu qua sách, báo, các trang wed về giáo dục, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp ở các trường bạn…Qua việc nghiên cứu các tài liệu về kỹ năng quản lý nhà trường, những hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ sẽ giúp cho đội ngũ CBQL tiếp cận được những vấn đề mới, bù đắp những thiếu hụt, tránh được sự lạc hậu trong xu thế phát triển như vũ bão của tri thức khoa học hiện đại.
* Điều kiện thực hiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL Trường Mầm non tư thục
- Chủ trường (HĐQT) tạo mọi điều kiện để CBQL tham gia các lớp học ngắn hạn, các chuyên đề, chính trị hè do Phòng GD&ĐT tổ chức.
- Chủ trường (HĐQT) hỗ trợ một phần kinh phí, thời gian để CBQL tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng.
- Chủ trường (HĐQT) tổ chức giao lưu CQBL ở các trường trong cụm hoặc ngoài cụm để CBQL có thêm kinh nghiệm trong công tác quản lý.
* Đánh giá hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL Trường Mầm non tư thục
Sau mỗi đợt thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, chủ trường (HĐQT) đánh giá chất lượng đối với CBQL tham gia đào tạo, bồi dưỡng bằng các hình thức như viết bài thu hoạch hoặc bằng các câu hỏi trắc nghiệm.
d. Kiểm tra, đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý Trường Mầm non tư thục
Công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý phải luôn được kiểm tra, đánh giá từ khâu dự báo, quy hoạch, tổ chức…Thực hiện tốt công tác này sẽ góp phần nâng cao được chất lượng, đảm bảo được các mục tiêu của nhà trường. Kiểm tra, đánh giá là một trong những chức năng của nhà quản lý, giúp cho nhà quản lý nắm bắt được hiện trạng công việc đang thực hiện. Dựa trên kết quả kiểm tra, nhà quản lý đối chiếu với tiêu chuẩn quy định để phân loại thành