Kết Quả Thực Trạng Hoạt Động Đào Tạo, Bồi Dưỡng Đội Ngũ Cán Bộ Quản Lý Ở Các Trường Mầm Non Tư Thục Tại Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh Theo


Điểm mã hóa

1

2

3

4

số quy ước


2.51

3.27

3.27

Khoảng điểm

số quy ước

từ 1->1.75

Từ 1.75 đến

2.51

Từ 2.52 đến

3.27

Trên

3.27

Mức độ lựa chọn

Không cần

thiết

Cần thiết

Rất cần thiết


Không khả thi

Khả thi

Rất khả thi

Khoảng điểm

số quy ước

từ 1->1.66

Từ 1.67 đến

2.33

Trên 2.34

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

Công thức tính khoảng trung bình:

* Khoảng trung bình = (n-1):n

Với n là số lựa chọn của câu hỏi

Ví dụ: câu 4 lựa chọn; (4-1):4 = 0,75

* Trung bình mẫu = tổng của n chia cho số n

Ví dụ: câu 4 lựa chọn; (4+3+2+1):4=2.5

2.4. Kết quả thực trạng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý ở các Trường Mầm non tư thục tại quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh theo hướng chuẩn hóa‌

2.4.1. Thực trạng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL ở các Trường Mầm non tư thục tại quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh‌

Để biết thực trạng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL ở các Trường Mầm non tư thục tại quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh, tác giả nghiên cứu quy mô và cơ cấu; trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý.


a. Quy mô và cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý

Bảng 2.4. Thống kê số lượng CBQL các Trường Mầm non năm học 2016 - 2017‌

TT

Chức danh

CBQL

Tổng cộng

1

Hiệu trưởng

92

113

2

Phó Hiệu trưởng

106

148

(Nguồn: Số liệu từ phòng Giáo dục và Đào tạo quận Thủ Đức)

Qua bảng thống kê 2.4 có thể nhận định rằng, số lượng đội ngũ CBQL các Trường Mầm non tư thục chiếm một số lượng lớn. Đội ngũ CBQL này phải chịu trách nhiệm về số lượng cũng như chất lượng về công tác chăm sóc giáo dục trẻ đến chủ trường (hội đồng quản trị), tình hình sức khỏe của trẻ đến phụ huynh, công tác chuyên môn đối với cơ quan quản lý giáo dục. Do vậy, CBQL phải có những biện pháp quản lý đội ngũ thật khoa học hợp với bối cảnh giáo dục trẻ mầm non có nhiều biến động như hiện nay.

Hơn nữa, theo thống kê số liệu năm học 2016 – 2017 của Phòng GD&ĐT quận Thủ Đức, tổng số Trường Mầm non tư thục trên địa bàn quận Thủ Đức là 95 trường. Tuy nhiên, số lượng CBQL được phân công vào chức danh Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng còn thiếu so với số trường được hình thành và phát triển (Hiệu trưởng: thiếu 3 người, Phó Hiệu trưởng: thiếu 6 người) do đó công tác quản lý đã khó khăn nay lại khó khăn hơn.

b. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ CBQL

Bảng 2.5. Thống kê số lượng CBQL ở các Trường Mầm non đạt chuẩn‌


TT

Cán bộ quản lý

Số lượng

Tổng cộng

1

Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng đạt chuẩn

198

261

2

Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trên chuẩn

156

219

(Nguồn: Số liệu từ phòng Giáo dục và Đào tạo quận Thủ Đức)


Qua bảng 2.5 cho thấy, Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng đều ở ngưỡng đạt chuẩn và trên chuẩn, điều này nói lên CBQL ở đây đảm bảo cơ cấu về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, năng lực quản lý…

2.4.2. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBQL Trường Mầm non tư thục quận Thủ Đức‌

Trong những năm qua, lãnh đạo cơ quan quản lý giáo dục quận Thủ Đức đã chú trọng nhiều đến hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL ở các Trường Mầm non nói chung và Trường Mầm non tư thục nói riêng. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL đem lại những kết quả đáng ghi nhận. Đa số lãnh đạo cơ quan quản lý giáo dục, chủ trường (hội đồng quản trị) và cán bộ quản lý cũng như giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL. Kết quả nhận thức đó được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2 1 Diễn tả kết quả khảo sát của giáo viên về tầm quan trọng 1


Biểu đồ 2.1. Diễn tả kết quả khảo sát của giáo viên về tầm quan trọng trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBQL‌‌


Biểu đồ 2 2 Diễn tả kết quả khảo sát của CBQL về tầm quan trọng trong 2


Biểu đồ 2.2. Diễn tả kết quả khảo sát của CBQL về tầm quan trọng trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBQL‌‌


Biểu đồ 2 3 Diễn tả kết quả khảo sát của chủ trường hội đồng quản 3


Biểu đồ 2.3. Diễn tả kết quả khảo sát của chủ trường (hội đồng quản trị) / lãnh đạo cơ quan quản lý giáo dục về tầm quan trọng‌‌

trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBQL‌

Kết quả khảo sát ở biểu đồ 2.1, biểu đồ 2.2 và biểu đồ 2.3 cho thấy, mức độ nhận thức về tầm quan trọng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL với ba loại phiếu khảo sát: giáo viên, CBQL và chủ trường (hội đồng quản trị)/


lãnh đạo cơ quan quản lý giáo dục. So sánh kết quả ta thấy, giáo viên đánh giá mức độ quan trọng trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng là 55.6%, CBQL là 27.3% và chủ trường (hội đồng quản trị)/ lãnh đạo cơ quan quản lý giáo dục là 60%; mức độ rất quan trọng theo giáo viên đánh giá là 43.7%, CBQL là 70.7% và chủ trường (hội đồng quản trị)/ lãnh đạo cơ quan quản lý giáo dục là 40%. Điều này cho thấy, tất cả giáo viên, CBQL hay chủ trường (hội đồng quản trị)/ lãnh đạo cơ quan quản lý giáo dục đều nhận thức rằng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBQL ở các Trường Mầm non tư thục là rất quan trọng. Tuy mức độ giữa các đối tượng đánh giá có chênh lệch nhau nhưng ở cột không ý kiến và ít quan trọng chiếm tỉ lệ từ 0.8% - 1%. Do vậy, chủ trường (hội đồng quản trị) cần quán triệt về mức độ quan trọng này để lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL sao cho hiệu quả, hợp khoa học nhằm phát triển đội ngũ đạt các tiêu chí về Chuẩn Hiệu trưởng.

2.4.3. Thực trạng về phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ CBQL Trường Mầm non tư thục quận Thủ Đức‌

Để đánh giá thực trạng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của CBQL Trường Mầm non tư thục quận Thủ Đức, tác giả tiến hành khảo sát 100 cán bộ quản lý và 120 giáo viên thuộc 43 Trường Mầm non trên địa bàn quận. Kết quả khảo sát được phản ánh trong các bảng dưới đây:

Bảng 2.6. Thực trạng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của CBQL qua đánh giá của CBQL‌


TT


Các tiêu chí


Tốt


Khá


Trung bình


Yếu

Điểm

Trung bình

Độ lệch

chuẩn


Thứ hạng


1

Phẩm chất chính trị

(tư tưởng, quan điểm lập trường)


27


70


3


0


3.24


0.495


3



TT


Các tiêu chí


Tốt


Khá


Trung bình


Yếu

Điểm

Trung bình

Độ lệch

chuẩn


Thứ hạng


2

Đạo nghiệp

đức

nghề


22


73


5


0


3.17


0.493


5


3

Lối phong

sống,

tác


26


70


4


0


3.22


0.504


4

4

Giao tiếp, ứng xử

36

60

4

0

3.32

0.548

1

5

Học tập, bồi dưỡng

38

55

7

0

3.31

0.598

2

Qua bảng 2.6. cho thấy phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp qua 5 tiêu chí mà tác giả khảo sát, đa số đội ngũ CBQL được đánh giá ở mức độ khá và tốt. Đây cũng là dấu hiệu tích cực, phù hợp với hệ thống các Trường Mầm non tư thục và yêu cầu của cơ quan quản lý giáo dục. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít CBQL tự đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp ở cột trung bình qua 5 tiêu chí mà tác giả khảo sát. Do đó, chủ trường (HĐQT) cần phải thực hiện liên tục và thường xuyên hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL.

Khi phỏng vấn 5 giáo viên của một Trường Mầm non tư thục về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, tác phong sư phạm của CBQL, cô N.T.T nói rằng: “BGH trường em làm việc nhiệt tình, tác phong sư phạm tốt, tâm huyết với nghề...”.

Sau đây là thực trạng về phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ CBQL do 120 giáo viên đánh giá:


Bảng 2.7. Thực trạng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của CBQL qua giáo viên đánh giá‌


TT


Các tiêu chí


Tốt


Khá

Trung bình


Yếu

Điểm Trung

bình

Độ lệch

chuẩn

Thứ hạng

1

Phẩm chất chính trị

(tư tưởng, quan điểm lập trường)


80


30


10


0


3.17


0.555


3

2

Đạo đức nghề nghiệp

75

35

10

0

3.21

0.578

1

3

Lối sống, tác phong

64

45

11

0

3.15

0.560

5

4

Giao tiếp, ứng xử

55

53

12

0

3.18

0.589

2

5

Học tập, bồi dưỡng

61

43

16

0

3.16

0.635

4

Kết quả ở bảng 2.7 cho thấy, đa số CBQL được giáo viên đánh giá ở mức độ khá và không có một trong năm tiêu chí nào ở mức độ chưa tốt. Tuy nhiên, khoảng điểm giữa khá và tốt do CBQL đánh giá và do giáo viên đánh giá CBQL chênh lệch không đáng kể.

So sánh hai kết quả trên tác giả rút ra kết luận, thực trạng về phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ CBQL Trường Mầm non tư thục quận Thủ Đức được xếp loại khá và tốt. Chủ trường (hội đồng quản trị) cần phát huy những điểm mạnh và đào tạo, bồi dưỡng những nội dung còn yếu để phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp của CBQL càng ngày càng tốt hơn.

2.4.4. Thực trạng về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ CBQL Trường Mầm non tư thục quận Thủ Đức‌

Năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ CBQL sẽ quyết định sự phát triển bền vững của nhà trường. Nếu một CBQL nắm vững chuyên môn nghiệp vụ và khả năng tổ chức triển khai chương trình giáo dục mầm non tốt, thì nhà trường nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Sau


đây là kết quả của tác giả khảo sát về thực trạng năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ CBQL Trường Mầm non tư thục quận Thủ Đức.

Bảng 2.8. Thực trạng năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm CBQL qua đánh giá của CBQL‌


TT


Các tiêu chí


Tốt


Khá

Trung bình


Yếu

Điểm

Trung bình

Độ lệch

chuẩn

Thứ hạng

1

Trình độ

chuyên môn

11

71

18

0

2.93

0.537

2

2

Nghiệp vụ

sư phạm

10

73

17

0

2.93

0.517

2


3

Khả năng tổ chức triển khai chương trình giáo

dục mầm

non


13


71


16


0


2.97


0.540


1

Bảng 2.9. Thực trạng năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm CBQL qua đánh giá của giáo viên‌


TT


Các tiêu chí


Tốt


Khá

Trung bình


Yếu

Điểm Trung

bình

Độ lệch

chuẩn

Thứ hạng

1

Trình độ chuyên

môn

15

83

22

0

2.94

0.555

1

2

Nghiệp vụ sư phạm

13

86

21

0

2.93

0.530

2


3

Khả năng tổ chức triển khai chương trình giáo dục mầm

non


15


80


25


0


2.93


0.561


2

Xem tất cả 157 trang.

Ngày đăng: 11/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí