Đầu Tư Nước Ngoài Tại Việt Nam Và Sự Ghi Nhận Về Mặt Pháp Luật Quyền Sử Dụng Đất Của Tổ Chức Kinh Tế Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài


qua ngày 14/10/1994; Nghị định của Chính phủ số 11/CP, 24/01/1995 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh; Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Nghị Định 24/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài và các văn bản hướng dẫn thi hành luật của các Bộ nghành thuộc Chính phủ có liên quan (BTC, BXD, BKHĐT, NHNN, TCĐC,...).

Các nhà ĐTNN, sau khi thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về Đất đai và Đầu tư nước ngoài, sẽ được hưởng các quyền lợi từ việc có được QSDĐ hợp pháp được xác định tại Điều 7, Pháp lệnh (14/10/1994), đó là: các kết quả đầu tư trên đất; lợi ích của công trình công cộng về bảo vệ, cải tạo đất; được ưu tiên xem xét việc tiếp tục thuê đất khi hết thời hạn, nếu có yêu cầu; được Nhà nước Việt Nam bảo hộ QSDĐ hợp pháp, được quyền khiếu nại, tố cáo về những hành vi vi phạm QSDĐ hợp pháp của mình; và có các quyền sử dụng đấtcụ thể được chi tiết hoá theo Nghị định số 11/CP, 24/01/1995; Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; Nghị định số 24/2000/NĐ-CP, có tham chiếu các quy định tại Nghị định 17/1999/NĐ-CP (được cập nhật bằng Nghị định 79/2001/NĐ-CP) về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế QSDĐ và thế chấp, góp vốn bằng giá trị QSDĐ; và các văn bản hướng dẫn có liên quan khác.

Pháp luật quy định các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có các quyền sử dụng đất cụ thể như sau:

- Quyền thế chấp giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, được quy định tại Điều 7-K2, Pháp lệnh 14/10/1994; và

Quyền bảo lãnh tiền vay bằng giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được quy định tại Nghị định số


165/1999/NĐ-CP, 19/11/1999; Nghị định số 178/1999/NĐ-CP,

29/12/1999;

- Quyền cho thuê lại đất được quy định tại Điều 7-K3 Pháp lệnh 14/10/1994 đối với những doanh nghiệp được phép đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng... thì có quyền cho các chủ đầu tư thuê lại đất đã được xây dựng xong kết cấu hạ tầng theo quy định của Chính phủ Việt Nam;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

- Quyền góp vốn pháp định bằng gía trị quyền sử dụng đất: thực chất quyền này được hiểu theo Điều 14-K2, Nghị định số 24/2000/NĐ-CP, quy định về vốn pháp định của doanh nghiệp;

- Quyền chuyển nhượng giá trị quyền sử dụng đất được hiểu rộng theo quy định về (i) xử lý QSDĐ thế chấp khi doanh nghiệp không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ (Điều 38-Nghị định 165/1999/NĐ-CP); và

Pháp luật về quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam - 6

(ii) góp vốn pháp định bằng giá trị QSDĐ và được quy định cụ thể tại Điều 34, Điều 33 Luật ĐTNN tại Việt Nam và Nghị định 24/2000/NĐ- CP.

- Quyền thừa kế giá trị quyền sử dụng đất, quy định được hiểu theo Điều 32, Nghị định 24/2000/NĐ-CP, đặc biệt là các quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp nêu trong giải trình về việc tổ chức lại doanh nghiệp quy định tại Điều 32-K2 Nghị định này.

1.3. Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Sự ghi nhận về mặt pháp luật quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Trong nội dung của Đường lối đổi mới, mở cửa nền kinh tế, việc thu hút và sử dụng vốn ĐTNN tại Việt Nam là một trọng tâm được ưu tiên. Kể từ khi Luật Đầu tư Nước ngoài tại Việt Nam được ban hành năm 1987, các dự án ĐTNN vào Việt Nam đã không ngừng phát triển, đạt được những kết quả quan trọng và có thể nói ĐTNN trong thời gian qua đã có những đóng góp


đáng kể vào thành công chung của Công cuộc đổi mới Đất nước. Những bằng chứng cụ thể là: Đến cuối năm 2000 đã có khoảng 3.260 dự án ĐTNN được cấp giấp phép Đầu tư (GPĐT) với tổng vốn đăng ký, bao gồm cả cấp mới và tăng vốn, đạt trên 44 tỉ USD. Hiện còn trên 2600 dự án đang hoạt động, vốn đăng ký (cấp mới và bổ sung) đạt 36 tỉ USD; Vốn thực hiện của các dự án đạt xấp xỉ 20 tỉ USD, chiếm trên 44,5% vốn đăng ký, đây là một tỉ lệ tương đương với các nước trong Khu vực.

- Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trở thành một bộ phận hữu cơ và năng động trong nền kinh tế: Khu vực ĐTNN hiện nay đã trở thành một bộ phận hữu cơ, năng động và có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các thành phần kinh tế của Việt Nam và có vị trí ngày càng quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế đất nước. Chiếm bình quân tới trên 24% vốn đầu tư toàn xã hội trong hơn 10 năm qua, khu vực đầu tư này trở thành nguồn đầu tư phát triển lớn thứ 2 sau vốn đầu tư của dân doanh; bổ sung không chỉ nguồn vốn mà cả công nghệ kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tạo thêm nhiều ngành nghề mới, sản phẩm và việc làm mới, qua đó góp phần khai thác các nguồn lực trong nước và thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH-HĐH).

Cho đến cuối năm 2000, khu vực ĐTNN đã tạo ra trên 12% GDP, trên 34% giá trị sản xuất công nghiệp, gần 7% nguồn thu ngân sách của cả nước. Những tỉ lệ này ở các địa phương như các thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng; các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Quảng Ninh, ... còn cao hơn, chứng tỏ tác động tích cực của ĐTNN đối với việc phát triển các vùng kinh tế động lực tại Việt Nam. Khu vực ĐTNN cũng đã tạo việc làm mới cho gần

350.000 lao động trực tiếp và hàng trăm ngàn lao động gián tiếp khác, tạo điều kiện cho người lao động được đào tạo và nâng cao tay nghề, tiếp thu công nghệ, kinh nghiệm quản lý và tác phong lao động công nghiệp, ...


- Khu vực ĐTNN có đóng góp ngày càng lớn vào: (i) tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước; (ii) mở rộng thị trường xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và đóng góp nguồn thu cho ngân sách Nhà nước; (iii) nâng cao trình độ công nghệ và tiếp thu kinh nghiệm quản lý hiện đại cũng như tạo thêm thế và lực để chủ động hội nhập kinh tế Khu vực và Thế giới.

Trong các bước tiến của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế với Khu vực và trên Thế giới như gia nhập ASEAN, ký Hiệp định khung với EU, bình thường hoá quan hệ với Mỹ, chuẩn bị gia nhập WTO, ... có phần đóng góp nhất định của hoạt động ĐTNN tại Việt Nam.Với tốc độ tăng trưởng bình quân chung trên 20% năm, khu vực ĐTNN sẽ có đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng kinh tế đất nước thời gian tới.

Chủ trương chung của Đảng và Nhà nước ta là thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách thu hút ĐTNN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; coi ĐTNN là bộ phận hữu cơ của nền kinh tế và mong muốn Việt Nam là mảnh đất thuận lợi đối với các nhà ĐTNN. Điều 25, Hiến pháp - 1992 quy định: “Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vốn, công nghệ vào Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế; đảm bảo quyền sở hữu hợp pháp đối với vốn, tài sản và các quyền lợi khác của các tổ chức, các nhân nước ngoài. Doanh nghiệp có vốn ĐTNN không bị quốc hữu hoá. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước”.

Luật Đất đai quy định: “Nhà nước cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất”. Luật này dành riêng một chương quy định về việc tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế thuê đất của Việt Nam, sau đó là Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất tại Việt Nam.


Việt Nam đã có những nỗ lực to lớn nhằm tiếp tục đẩy mạnh công cuộc cải cách đồng bộ trên nhiều lĩnh vực đầu tư, thương mại, tài chính - ngân hàng, khuyến khích các thành phần kinh tế, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, đồng bộ hoá thể chế thị trường và đẩy mạnh cải cách hành chính. Tiếp theo hàng loạt những biện pháp cấp bách góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp có vốn ĐTNN vượt qua ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế khu vực, như: miễn, giảm thuế, miễn giảm tiền thuê đất; cho phép điều chỉnh mục tiêu, dãn tiến độ thực hiện dự án; giảm giá cước phí một số loại dịch vụ,... Nhiều nỗ lực của chính phủ trong việc cải thiện môi trường ĐTNN được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Quá trình hình thành và phát triển của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có thể chia thành ba giai đoạn với những quy định về QSDĐ của các tổ chức kinh tế có vốn ĐTNN tại Việt Nam như sau:

(i) Giai đoạn từ 1975 đến 1987: sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975, chúng ta mới có điều kiện xây dựng lại nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá nghiêm trọng và phát triển đất nước. Kế hoạch phát triển kinh tế thời kỳ 1976 - 1980 nhằm mục tiêu vừa cơ bản vừa cấp bách là đảm bảo nhu cầu của đời sống nhân dân, tích luỹ để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa của CNXH. Đường lối kinh tế đối ngoại được thể hiện tại Văn kiện Đại hội IV của Đảng, trong đó khẳng định chủ trương “thiết lập và mở rộng quan hệ bình thường giữa nước ta với tất cả các nước khác trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi, tích cực tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi để nhanh chóng xây dựng cơ sở vật chất của CNXH [23- Văn kiện ĐH Đảng IV, tr.82].

Điều lệ đầu tư nước ngoài năm 1977 được Chính phủ ban hành ngày 18/4/1977 nhằm thể chế hoá đường lối đối ngoại của Đảng. Điều lệ này là


văn bản pháp luật đầu tiên của Nhà nước ta quy định các nguyên tắc cơ bản về ĐTNN tại Việt Nam. Điều lệ bao gồm những nội dung về lĩnh vực đầu tư, đối tác đầu tư, góp vốn đầu tư, hình thức đầu tư, thời hạn đầu tư, thuế áp dụng ĐTNN, quản lý ngoại hối và chế độ kế toán thống kê, thủ tục đầu tư, giải thể, xử lý tranh chấp.

Hiệp định hợp tác đầu tư với nước ngoài đầu tiên của nước ta được ký kết với Liên Xô và các nước XHCN trước đây về hợp tác tiến hành thăm dò đại chất và khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía Nam (3/7/1980); Tiếp đó là Hiệp định về thành lập xí nghiệp liên doanh Việt - Xô thăm dò địa chất và khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía Nam Việt Nam với Chính phủ Liên bang Cộng hoà XHCN Xô Viết. Đây là hai Hiệp định đầu tiên có một ý nghĩa rất to lớn, mở đầu cho sự phát triển của lĩnh vực ĐTNN của nước ta, đã tạo ra cơ sở pháp lý ban đầu cho ĐTNN tại Việt Nam.

Điều lệ Đầu tư nước ngoài năm 1977 là văn bản pháp lý đầu tiên hướng vào nền kinh tế thị trường, thể hiện bước đầu quan điểm mở cửa của Đảng và Nhà nước ta với nội dung khuyến khích ĐTNN vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế (trừ một số ngành nghề bị cấm). Do điều kiện ban hành trong bối cảnh của nền kinh tế tập trung bao cấp, các vấn đề lý luận về thị trường là điều cấm kỵ, thiếu nhiều các quy định về ngân hàng, quản lý ngoại hối, lao động, tài nguyên, đặc biệt là đất đai cũng chưa được đề cập đến. Vì còn rất nhiều hạn chế nên Điều lệ đầu tư nước ngoài dù tồn tại đến 10 năm kể từ khi ban hành nhưng không phát huy được tác dụng.

Để tạo tiền đề cho một giai đoạn mới, giai đoạn mở rộng chính sách kinh tế đối ngoại với bên ngoài một cách rộng rãi, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 19 về quan hệ kinh tế giữa nước ta với nước ngoài. Nghị định này đã khẳng định chính sách hợp tác đầu tư với nước ngoài một cách nhất quán.


Nghị quyết hội nghị toàn thể lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa V cũng đề ra nhiệm vụ hoàn thiện pháp luật về ĐTNN “Nghiên cứu ban hành luật Đầu tư nước ngoài để mở rộng hợp tác và tranh thủ tín dụng của các nước XHCN và các nước khác cũng như của các tổ chức quốc tế. Có chính sách rộng rãi hơn để thu hút thêm nguồn vốn từ bên ngoài như kiều hối, du lịch, dịch, xuất khẩu lao động kỹ thuật”. Một tiểu ban nghiên cứu về mô hình ĐTNN và chuẩn bị dự án Luật đâu tư nước ngoài được thành lập dưới sự chỉ đạo của Chính phủ với sự giúp đỡ của các chuyên gia ESCAP. Đến giữa năm 1986 dự án Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã được trình Chính phủ xem xét và sau đó được trình lên Quốc hội khoá VIII, kỳ họp thứ 2 ngày 19/12/1987.

(ii) Giai đoạn từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 đến 1996: Những năm đầu trong giai đoạn này, tình hình kinh tế - xã hội nước ta có những khó khăn gay gắt... Quốc hội thông qua luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 31/12/1987, tạo cơ sở pháp lý cơ bản, đầu tiên cho hoạt động ĐTNN tại Việt Nam. Luật Đầu tư nước ngoài này được soạn thảo dựa trên nguyên tắc rút kinh nghiệm Điều lệ Đầu tư nước ngoài năm 1977, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, tham khảo kinh nghiệm về luật pháp ĐTNN của các nước ngoài. Luật Đầu tư nước ngoài được xây dựng nhằm:

- Tranh thủ vốn và kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm, phương pháp quản lý tiên tiến, dào tạo được đội ngũ công nhân kỹ thuật cao và đội ngũ cán bộ quản lý giỏi;

- Nhanh chóng tạo được chỗ đứng ngày càng vững chắc trong phân công lao động quốc tế để tạo được một thế mạnh trên thị trường Thế giới;


- Khai thác có hiệu quả tài nguyên của đất nước, tạo công ăn việc làm, đẩy mạnh xuất khẩu và các dịch vụ thu ngoại tệ, tăng tích lũy cho sự nghiệp công nghiệp hoá.

Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 có 6 Chương, 42 Điều bao gồm: những quy định chung; hình thức đầu tư; biện pháp bảo đảm đầu tư; quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân ĐTNN, cơ quan nhà nước quản lý ĐTNN; điều khoản cuối cùng. So với Điều lệ năm 1977, Luật 1987 đã có bước tiến bộ vượt bậc về kỹ thuật lập pháp, về sự phù hợp với tập quán và luật pháp quốc tế, tạo môi trường pháp lý đầy đủ cho hoạt động ĐTNN tại Việt Nam.

Trong Luật ĐTNN 1987, các khái niệm đã được quy định cụ thể như bên nước ngoài, bên Việt Nam, đầu tư nước ngoài, hai bên, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng liên doanh, phần góp vốn, tái đầu tư, vốn pháp định, xí nghiệp liên doanh, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài, xí nghiệp có vốn ĐTNN. Tiếp theo đó là các văn bản pháp luật đã được ban hành về chuyển giao công nghệ, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, lao động, nhà cửa, khai thác các công trình mới xây dựng, khai thác tài nguyên thiên nhiên,... đặc biệt là văn bản có liên quan đến việc thuê đất. Một số lượng đáng kể các văn bản như vậy được ban hành đã đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực ĐTNN tại Việt Nam góp phần phát huy tiềm năng dồi dào của đất nước, tạo cơ sở pháp lý thực hiện chính sách đổi mới kinh tế và mở rộng hợp tác với nước ngoài của Đảng và Nhà nước ta.

Trong thời gian 2 năm (sau khi ban hành Luật từ năm 1988) cho đến năm 1990 sửa đổi bổ sung lần thứ nhất Luật ĐTNN, đã có 219 dự án được cấp giấy phép đầu tư, với số vốn đăng ký đạt 1,6 tỉ USD [1 - tr. 1]. Thời kỳ 1991 - 1995 có 1.398 dự án ĐTNN được cấp giấy phép đầu tư với số vốn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/08/2024