QSDĐ theo Luật Đất đai là: quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 23, 24 đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; tại Điều 80 quy định đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất tại Việt Nam (thuộc thẩm quyền của Chính phủ và Uỷ ban Nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương). Những quy định chung trong Luật Đất đai đã được Bộ luật Dân sự (Điều 690) chi tiết hoá và phát triển thêm những quy định căn cứ xác lập QSDĐ. Ví dụ như QSDĐ của cá nhân, hộ gia đình được xác lập do Nhà nước giao đất và cho thuê đất, do được người khác chuyển QSDĐ phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự và pháp luật về đất đai...
Vấn đề “quyền sử dụng đất’ trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Điều 17, Hiến pháp 1992 được cụ thể hoá bằng Luật Đất đai 1993 và các Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật Đất đai năm 1998, 2001 khẳng định; “đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý”. Nhà nước là đại diện cho “toàn dân”, thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật. Các quy định trong chương II - Luật Đất đai năm 1993 đều xuất phát từ mục tiêu là bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, bảo đảm sự quản lý thống nhất của Nhà nước đối với đất đai. Như vậy, chế định quyền sử dụng đất được xem như là một hình thức thực hiện quyền sở hữu toàn dân về đất đai. Theo đó, Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu, có quyền định đoạt toàn bộ đất đai trong phạm vi toàn quốc và về mặt pháp lý, Nhà nước có đầy đủ 3 quyền năng của chủ sở hữu theo luật định. Sở hữu toàn dân đối với đất đai được thể hiện ở những đặc điểm sau:
- Đất đai là một loại tư liệu sản xuất (TLSX) đặc biệt và không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. Pháp luật quy định “Nhà nước xác định giá đất”, song không thể coi đất là loại hàng hoá thông thường
mà đất đai là một loại tài sản, hàng hoá đặc biệt nên sự lưu thông của nó trên thị trường phải được thực hiện theo một trình tự do pháp luật quy định;
- Nhà nước là đại diện của chủ sở hữu về đất đai, vì thế Nhà nước có trong tay các quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đất đai (giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, quyết định giải quyết các tranh chấp về đất đai...) mà các chủ thể khác tham gia vào quan hệ đất đai không có được;
- Toàn bộ đất đai trên đất liền, ngoài hải đảo, dù do bất kỳ ai sử dụng vào mục đích gì thì đất đó vẫn thuộc sở hữu toàn dân;
- Đất đai thuộc sở hữu toàn dân (Nhà nước là đại diện của chủ sở hữu) nên khái niệm “đất vô chủ”, “vắng chủ” thường được dùng trong các văn bản pháp luật, thì chữ “chủ” phải hiểu là chủ sử dụng; và tranh chấp đất đai, về thực chất là tranh chấp quyền sử dụng đất.
Có thể bạn quan tâm!
- Pháp luật về quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam - 1
- Pháp luật về quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam - 2
- Pháp luật về quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam - 4
- Quyền Sử Dụng Đất Của Tổ Chức Kinh Tế Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài Tại Việt Nam
- Đầu Tư Nước Ngoài Tại Việt Nam Và Sự Ghi Nhận Về Mặt Pháp Luật Quyền Sử Dụng Đất Của Tổ Chức Kinh Tế Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài
Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.
1.1.2. Đặc điểm của quyền sử dụng đất
Quyền sử dụng đất của chủ thể sử dụng đất là một phạm trù khá rộng, bao gồm nhiều quyền năng pháp lý khác nhau, trong đó, mỗi quyền khi được thực hiện đều có ít nhiều những mối liên hệ với nhau. Bản thân các quyền này phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt đều phải tuân thủ các qui trình nằm trong một khuôn khổ nhất định. Khuôn khổ đó chính là ý chí của Nhà nước được thực hiện bằng việc ban hành các quy định của pháp luật bắt buộc người sử dụng đất và các cơ quan quản lý Nhà nước phải tuân theo. Các quy định này vừa có tính ổn định, vừa có sự biến đổi tuỳ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của xã hội.
Trên cơ sở định nghĩa về QSDĐ đã đề cập, với những cơ sở lý luận và pháp lý, có thể thấy được những đặc điểm chung nhất của QSDĐ như sau:
Một là, quyền sử dụng đất là một loại quyền phụ thuộc và không trọn vẹn: quyền sử dụng đất chỉ có thể phát sinh khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất. Như vậy nó là quyền có sau có nghĩa là quyền phát sinh. Tính phụ thuộc của QSDĐ thể hiện rất rõ khi người sử dụng đất không được tự mình quyết định mọi vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các quyền năng của mình, mà chỉ được quyết định một số vấn đề, còn cơ bản họ phải hành động theo ý chí của Nhà nước với tư cách là người chủ sở hữu đối với đất được giao. Khi người sử dụng đã hoàn thành các thủ tục để xác nhận quyền sử dụng của mình rồi thì họ phải sử dụng đất theo đúng mục đích của đất đó khi được giao; nếu tự ý thay đổi mục đích sử dụng khi chưa được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thì sẽ bị coi như là đã vi phạm pháp luật về đất đai và phải chịu hậu quả pháp lý do hành vi vi phạm của mình gây nên theo quy định của pháp luật.
Như vậy có thể thấy được tính không trọn vẹn của quyền sử dụng đất
được thể hiện ở các điểm như là:
- Người sử dụng đất không có đầy đủ các quyền năng như Nhà nước với tư cách là đại diện của chủ sở hữu về đất đai;
- Những QSDĐ theo pháp luật quy định cho các loại chủ thể không phải như nhau. Nói cách khác, phạm vi thực hiện các QSDĐ khác nhau đối với mỗi loại chủ thể; và
- Mỗi chủ thể có QSDĐ hợp pháp nói chung nhưng không thể áp dụng được với mọi loại đất.
Hai là, Quyền sử dụng đất là một loại quyền dân sự đặc thù: quyền sử dụng đất được phát sinh từ quyền sở hữu toàn dân về đất đai. Đồng thời là một loại quyền phát sinh trên cơ sở kết hợp một cách đặc thù quyền tài sản của chủ sở hữu với yếu tố quyền lực Nhà nước. Đất đai, như vậy cũng được
coi như là một loại hàng hoá, song với những tính chất đặc biệt của loại hàng hoá tài sản này nên việc giao dịch về quyền sử dụng loại hàng hoá này phải được thực hiện theo một quy trình đặc thù không hoàn toàn giống việc giao dịch các loại hàng hoá thông thường khác.
Tính đặc thù đó được thể hiện ở các điểm sau:
- So với chủ sở hữu tài sản thông thường, người chủ sử dụng đất không có được toàn bộ quyền năng như với chủ sở hữu (quyền tặng cho, cho mượn và tiêu huỷ tài sản);
- Quyền năng của người sử dụng đất khi thực hiện được pháp luật quy định chặt chẽ hơn về hình thức, thủ tục và điều kiện:
+ Về hình thức, nhất thiết phải thông qua hợp đồng bằng văn bản, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chứng thực và đăng ký;
+ Về điều kiện, việc chuyển QSDĐ dưới bất cứ hình thức nào chỉ được tiến hành khi có những điều kiện nhất định (có khi điều kiện đó được quy định cho cả hai bên);
+ Về thời hạn, thực hiện quyền của người sử dụng đất chỉ áp dụng trong thời gian nhất định theo quy định của pháp luật.
1.1.3. Cơ sở lý luận và pháp lý của quyền sử dụng đất
1.1.3.1. Cơ sở lý luận
Khi nghiên cứu khía cạnh kinh tế - chính trị của đất đai, Mác đã chú ý phân tích về chế độ sở hữu ruộng đất, Ông cho rằng: “sở hữu ruộng đất..., nguồn gốc đầu tiên của mọi của cải, đã trở thành một vấn đề lớn mà việc giải quyết sẽ quyết định tương lai của giai cấp công nhân” [13a - Tập IV, tr.202]. Ông giải thích rằng: “chế độ sở hữu ruộng đất giả định độc quyền của những nhân vật nào đó chi phối những bộ phận ruộng đất nhất định như là một lĩnh
vực đặc biệt chỉ chịu phụ thuộc ý chí và cá nhân của họ...” và “...một biểu tượng pháp lý về chế độ sở hữu tư nhân tự do về ruộng đất chỉ xuất hiện ở thế giới cổ đại vào thời kỳ tan rã của xã hội hữu cơ, còn trong thế giới hiện nay chỉ với sự phát triển của nền sản xuất Tư bản chủ nghĩa” [14a - Tập II, tr.165].
Mặt khác, không thể đồng nhất quan điểm về chế độ sở hữu ruộng đất ở các thời đại lịch sử khác nhau. Mác viết: “trong mỗi thời đại lịch sử, chế độ sở hữu và phát triển một cách khác nhau và trong một loạt những quan hệ xã hội khác nhau... Nếu như định nghĩa chế độ sở hữu như là một quan niệm độc lập, một phạm trù riêng biệt, một ý niệm trừu tượng và vĩnh viễn thì chỉ có thể là một ảo tưởng của khoa siêu hình học hay khoa pháp luật học mà thôi...” [15a - tr.177]. Vì vậy khi nghiên cứu mỗi chế độ sở hữu ruộng đất cụ thể cần phân tích kỹ điều kiện tồn tại của nó gắn với thời đại; không thể dùng quan niệm sở hữu của thời đại này để giải thích sự tồn tại của một chế độ sở hũu ruộng đất tồn tại ở một thời đại khác.
Đối với sự phát triển nông nghiệp hàng hoá, khi nghiên cứu về chủ nghĩa Tư bản (CNTB), Mác cho rằng một trong hai công lao của chủ nghĩa Tư bản là “tách quyền sở hữu ruộng đất khỏi quyền kinh doanh trên ruộng đất, biến sở hữu ruộng đất thành sở hữu thuần túy kinh tế” - và ngay dưới con mắt tư sản đi nữa thì cũng phải thấy đó là “một vật thừa vô dụng và phi lý” [14b - tr.244-245]; Mác vẫn khẳng định: “quyền tư hữu ruộng đất là hoàn toàn vô lý. Nói đến quyền tư hữu về ruộng đất chẳng khác gì nói đến quyền sở hữu cá nhân đối với người đồng loại của mình. Trong chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất thì chế độ tư hữu về ruộng đất là vô lý nhất”, và “...toàn thể xã hội, một nước và thậm chí tất thảy các xã hội cùng sống trong một thời đại hợp lại, cũng đều không phải là kẻ sở hữu đất đai. Họ chỉ là người có đất đai ấy, họ chỉ được phép sử dụng đất đai ấy và phải truyền lại cho thế hệ tương
lai sau khi đã làm cho đất đai ấy tốt hơn lên như những người cha hiền vậy” [16 - tr.224]. Chính vì chấp nhận sự “vô lý” này mà trong hệ thống pháp luật về đất đai của nhiều quốc gia buộc phải thông qua nhiều quy chế “vô lý” phát sinh theo...
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về vấn đề ruộng đất của các nước tư bản phát triển Anh, Pháp, Mỹ, Đức sau Thế kỷ 19, Các Mác đi đến khẳng định tính tất yếu của cách mạng vô sản sau chủ nghĩa tư bản phát triển đến mức tột cùng của nó. Ông đã dự báo rằng: “vận động xã hội sẽ quyết định là ruộng đất chỉ có thể là sở hữu của Nhà nước... Sự tập trung toàn quốc những tư liệu sản xuất sẽ trở thành cơ sở toàn quốc của một xã hội gồm những tổ chức liên hợp của những người sản xuất bình đẳng và tự do, tiến hành lao động theo một kế hoạch chung và hợp lý. Đó là mục tiêu nhân đạo của sự vận động kinh tế vĩ đại của thế kỷ XIX đang dẫn đến” [13a - Tập IV, tr.205 - 206].
Các nhà nghiên cứu về phương Đông đều có chung quan điểm là vấn đề sở hữu ruộng đất ở phương Đông trước CNTB vẫn còn là vấn đề thời sự của Sử học. Mác - Ăng ghen dựa vào thành tựu nghiên cứu đương thời về châu á đã đưa ra nhận định: ở phương Đông trước CNTB không có chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất. Mác viết: “Trong hình thức á châu (ít ra là trong hình thức thường thấy của nó) không có sở hữu cá nhân riêng rẽ mà chỉ có chiếm hữu cá nhân; người sở hữu thực tế, chân chính là công xã; do đó, sở hữu chỉ tồn tại với tư cách là sở hữu tập thể về ruộng đất mà thôi” [15b - tr.29]. Ngày 2/6/1853, Mác đã viết trong thư gửi Ăng ghen: “Béc-nie đã nhận thấy một cách hoàn toàn đúng đắn rằng tình trạng không có chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất là cơ sở của toàn bộ trật tự phương Đông (ý chỉ các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư và Iduxtan); và trả lời cho bức thư này, ngày 6/6/1853, Ăng ghen viết: “tình trạng không có chế độ sở hữu ruộng đất thực sự là chìa khoá để
hiểu toàn bộ các nước phương Đông; trong đó có cả cơ sở của lịch sử, chính trị và tôn giáo” [13b].
ở Việt Nam, ngay từ các xã hội sơ khai, vấn đề sở hữu đất đai đã giữ một vai trò cốt lõi; đất đai là thuộc về các lạc vương, lạc hầu, lạc tướng - ruộng đất từ chỗ sở hữu chung của công xã trở thành sở hữu riêng của vua chúa, chủ nô, gia tướng... Tiếp đến chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến nhưng ở Việt Nam nó mang những hoàn cảnh lịch sử đặc biệt (hơn 1.000 năm đô hộ của phong kiến nước ngoài với một chế độ bóc lột hà khắc, gần
1.000 năm phong kiến độc lập với nhiều thăng trầm phức tạp rồi sau đó, gần 100 năm là dưới ách đô hộ của chế độ thực dân tư bản nước ngoài với một quá trình đấu tranh liên tục dành độc lập dân tộc...) đã làm cho quan hệ ruộng đất của xã hội phong kiến Việt Nam có nhiều nét đặc thù. Có thể kể ra những nét đặc thù chủ yếu sau:
- Sở hữu nhà nước (Vua) hình thành sớm và tồn tại lâu dài nhưng mạnh yếu có lúc khác nhau vì vừa phụ thuộc vào sự phát triển của sức sản xuất (tuy rất trì trệ), vừa phụ thuộc vào sự anh minh của từng vị Vua và cũng là sức mạnh của từng Nhà nước với những chính sách cụ thể. Nhưng xu thế chung là yếu dần ngoài mong muốn của nhà Vua phong kiến;
- Sở hữu làng xã tồn tại gần như song song với sở hữu nhà nước và tương đối ổn định phản ánh tính tự chủ và tự quản rất cao của các làng xã nông thôn Việt Nam, đây là một đặc điểm về cơ chế và cơ cấu xã hội mà không một nhà nước nào bỏ qua (kể cả nhà nước thực dân cũ và thực dân mới sau này) khi tính đến một chiến lược chính trị ổn định lâu dài. Từ chế độ sở hữu này, đã hình thành một hệ thống quy chế, quy ước theo điều kiện cụ thể của từng làng - xã để vừa thu được thuế nộp cho
triều đình, vừa đảm bảo mọi sinh hoạt công cộng của làng xã lại vừa duy trì được cuộc sống tối thiểu của người dân;
- Sở hữu tư nhân về ruộng đất thời phong kiến ở Việt Nam được hình thành sau và “ở giữa” hai hình thức sở hữu nhà nước và sở hữu làng xã. Ban đầu là thuộc tầng lớp quan lại, quý tộc - trở thành một nguồn gốc gây xung đột xã hội giữa nông dân và nhà nước phong kiến - có lúc nhà nước buộc phải có chính sách điều chỉnh (hạn điền, quân điền, đồn điền...) nhưng xu thế chung là ngày càng tăng làm cho ruộng đất thuộc các hình thức sở hữu nhà nước, sở hữu làng xã bị giảm cho đến khi hình thành một giai cấp địa chủ có cả thế và lực ở nông thôn.
Tóm lại, Cho dù thuộc hình thức sở hữu nào về đất đai, và trong từng thời kỳ lịch sử các hình thức sở hữu về đất đai mạnh, yếu có khác nhau, thì nhà nước vẫn luôn luôn can thiệp rất sâu vào các quan hệ đất đai, xem đây là một trong những biện pháp quan trọng để đảm bảo an ninh xã hội, ổn định nguồn thu ngân sách và củng cố quyền lực nhà nước. Sự can thiệp này không chỉ bằng các biện pháp về hành chính, pháp lý (điều tra, đăng ký, lập địa bạ, xây dựng chế độ pháp lý, chính sách...) mà cả việc hình thành một hệ thống quy ước xã hội để thành tập quán ngay từ cơ sở làng xã trong việc sử dụng đất. Như vậy có thể nói QSDĐ là một quyền tự nhiên của con người, khi con người chiếm hữu đất đai, thì họ sẽ thực hiện hành vi sử dụng đất cụ thể là khai thác tính năng sử dụng của đất đai. Thông qua hành vi sử dụng đất mà con người có thể thoả mãn nhu cầu của mình và làm ra của cải cho xã hội.
1.1.3.2. Cơ sở chính trị - pháp lý
Đối với mỗi chế định trong hệ thống tổ chức nhà nước đều phải có sơ sở pháp lý, được quy định ngay tại hoặc xuất phát từ các quy định của Hiến pháp. “Quyền sở hữu đất đai” và “quyền sử dụng đất” ở Việt Nam là các quy