Nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng tại thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 4


1.2. Quan điểm đường lối phát triển thể dục thể thao của Đảng và Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Bước vào thời kỳ đổi mới đất nước, vấn đề chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH là một yêu cầu khách quan và bức thiết. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách phát triển con người Lào. Lĩnh vực TDTT là một trong lĩnh vực được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Trong nhiều văn kiện của Đảng: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII; Đảng nhân dân cách mạng Lào (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII; Đảng nhân dân cách mạng Lào (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX; Đảng nhân dân cách mạng Lào (2011), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X; Đảng nhân dân cách mạng Lào (2016). [13], [14], [15], [16] và các Nghị quyết của Bộ giáo dục và Thể thao: Quyết định số 0023/BGD ngày 06/01/2015 nhằm tổ chức hoạt động giáo dục thể chất và tổ chức thi đấu thể thao sinh viên, Quyết định số 557/BGD ngày 06/02/2018 của Bộ giáo dục về việc tổ chức hoạt động của Cục thể dục thể thao và nghệ thuật giáo dục, Quyết định số 505/BGD ngày 02/02/2018 về việc tổ chức và hoạt động của Cục TDTT quần chúng... [36], [38], [39].

Đường lối TDTT của Đảng nhân dân cách mạng Lào không chỉ định hướng và chỉ đạo chung mà còn định hướng, chỉ đạo toàn diện các lĩnh vực của nền thể thao. Các nghị quyết của Đảng là những quan điểm, chủ trương, mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp chính yếu để phát triển TDTT ở nước ta, cụ thể là: Nghị định số 063/CP-VP ngày 07 tháng 03 năm 2006 của Chính phủ CHDCDN Lào về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt đông trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao. Nghị định đề ra mục tiêu cơ bản, trước mắt về TDTT là: kiện toàn hệ thống đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ khoa học, huấn luyện viên, giáo viên TDTT; kiện toàn tổ chức ngành TDTT các cấp, nâng cấp và xây dựng mới, hiện đại hóa một số cơ sở vật chất TDTT, hình thành các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học, y học TDTT, tạo điều kiện phát triển mạnh

mẽ nền TDTT Lào [26].


Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của đảng đã bổ sung và phát triển các chủ trương đổi mới của Đại hội VI về TDTT đã nhấn mạnh một số điểm: coi trọng nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong các trường học, tổ chức hướng dẫn đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia rèn luyện thân thể hàng ngày. Nâng cao chất lượng các cơ sở bồi dưỡng, đào tạo vận động viên, nâng cao thành tích của một số môn thể thao. Cải tiến tổ chức quản lý các hoạt động TDTT theo hướng kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước với các tổ chức xã hội, tạo điều kiện về cán bộ, cơ sở vật chất và khoa học kỹ thuật để phát triển nhanh một số môn thể thao của Quốc gia Lào có truyền thống và có triển vọng. Đồng thời đặt ra mục tiêu của công tác TDTT trong giai đoạn mới. Quan điểm định hướng cho phát triển sự nghiệp TDTT trong thời kỳ đổi mới là:

“Phát triển TDTT là bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, nhằm bồi dưỡng và phát huy yếu tố con người; công tác TDTT phải góp phần tích cực nâng cao sức khỏe, thể lực, giáo dục nhân cách, đạo đức lối sống lành mạnh; làm phong phú đời sống văn hóa – tinh thần của nhân dân, nâng cao năng xuất lao động xã hội và sức chiến đấu của lực lượng Quốc phòng – An ninh [13].

Xây dựng nền TDTT có tính dân tộc, khoa học và nhân dân, giữ gìn phát huy bản sắc và truyền thống dân tộc, đồng thời nhanh chóng tiếp thu chọn lọc những thành tựu hiện đại. Phát triển rộng rãi phong trào TDTT quần chúng với khẩu hiệu “Khỏe để xây dựng và bảo vệ tổ quốc”, từng bước xây dựng lực lượng thể thao chuyên nghiệp đỉnh cao [13].

Phát triển TDTT là trách nhiệm của các cấp lãnh đạo chính quyền, các đoàn thể nhân dân và tổ chức xã hội, trong đó ngành TDTT giữ vai trò nồng cốt. Từng bước xã hội hóa tổ chức hoạt động TDTT dưới sự quản lý điều hành của Nhà nước một cách thống nhất từ Trung Ương đến địa phương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.

Mở rộng giao lưu, học hỏi và hợp tác Quốc tế đa phương diện về lĩnh vực TDTT, trên cơ sở các môn TDTT truyền thống, duy trì chọn lọc và ứng dụng khoa học tiên tiến của các nước trên thế giới để phát tiển ngành TDTT nước nhà; tăng


Nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng tại thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 4

cường mối tình hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân ta và nhân dân các nước.

Các nghị quyết, Chỉ thị của Đảng – Nhà nước Lào đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, vì đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, làm chuyển biến nhận thức về TDTT của các cấp lãnh đạo chính quyền, cán bộ Đảng viên và một bộ phận nhân dân. Mặt khác, việc thực hiện đã được cụ thể hóa quá trình triển khai thực hiện các quyết định của Thủ tướng chính phủ về xây dựng quy hoạch phát triển ngành TDTT và quy hoạch sử dụng đất đai, phục vụ sự nghiệp phát triển TDTT.

Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho học sinh các trường học, duy trì và phát triển phong trào TDTT trong lực lượng vũ trang, trong công nhân viên chức và trong nhân dân.

Mở rộng các cơ sở đào tạo vận động viên, tập trung sức nâng cao thành tích một số môn thể thao.

Tổ chức đại hội thể thao các cấp và Đại hội TDTT toàn quốc, cải tiến việc chỉ đạo các hoạt động thi đấu thể thao.

Đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý các hoạt động TDTT . Mở rộng hợp tác Quốc tế về lĩnh vực TDTT [13].

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, nêu ra quan điểm về sự phát triển đất nước trong thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Về nhiệm vụ TDTT, Nghị quyết đại hội đã chỉ rõ và cụ thể hơn về phát triển TDTT quần chúng và GDTC (thể thao trong trường học) đó là: Phát triển phong trào TDTT sâu rộng trong cả nước, trước hết là thanh thiếu niên, tạo sự chuyển biến tích cực về chất lượng, hiệu quả giáo dục thể chất trong trường học, trong các lực lượng dự bị quốc phòng và lực lượng vũ trang; mở rộng quan hệ Quốc tế về TDTT; từng bước hình thành lực lượng TDTT chuyên nghiệp để phát huy những thành quả đã đạt được và khắc phục những mặt còn hạn chế [14].


Trong Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc Khóa IX tiếp tục khẳng định các quan điểm nhất quán của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về công tác TDTT, làm rõ kế hoạch phát triển TDTT trong giai đoạn 2010 – 2015 và định hướng chiến lược phát triển TDTT đến năm 2020.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, để ra phương hướng, mục tiêu quan trọng cho giai đoạn phát triển mới của đất nước. Đảng đã lãnh đạo đất nước tiến hành đổi mới và giành được nhiều thành tựu kinh tế, chính trị, xã hội quan trọng, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Nghị quyết đại hội đã chỉ rõ và cụ thể hơn về phát triển TDTT và GDTC đó là: Đẩy mạnh phong trào TDTT từ thành phố tới nông thôn và XHH, làm cho tất cả mọi người đặc biệt là thanh niên quan tâm chơi thể thao nhiều hơn; Đẩy mạnh làm cho thể thao Lào trở thành thể thao chuyên nghiêp và từng bước hội nhập quốc tế. Đồng thời khuyến khích và phát triển thể thao dân tộc [14].

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, Đại hội để ra phương hướng, mục tiêu quan trọng cho giai đoạn phát triển mới của đất nước. Nghị quyết Đại hội đã chỉ rõ và cụ thể hơn về thành tựu thực hiện kế hoạch 05 năm lần thứ VII giai đoạn 2011 – 2015 trong đó có đề cập đến về thành tựu của thể thao đã có sự phát triển rộng rãi đặc biệt là những năm vừa qua nước CHDCND Lào tổ chức Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 25 năm 2009 và Đại hội thể thao sinh viên Đông Nam Á lần thứ XVI năm 2012 [16].

Các cấp ủy Đảng, chính quyền cần đặc biệt chăm lo xây dựng tổ chức và bố trí cán bộ phẩm chất, năng lực để lãnh đạo, quản lý công tác TDTT, thường xuyên kiểm tra việc triển khai thực hiện “chiến lược phát triển TDTT Lào đến năm 2020”, xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển TDTT; quy hoạch đất đai và huy động nguồn lực xây dựng các cơ sở tập luyện, các khu vui chơi giải trí TDTT ở xã, phường, thị trấn, trường học [7].


Trong quyết định số 505/BGD, ngày 02/02/2018 của Cục thể thao quần chúng về việc tổ chức phong trào TDTT quần chúng trong nước, ngoài nước và tham gia thi đấu TDTT quần chúng ở nước ngoài [39].

Phát triển đồng bộ TDTT trong trường học, trong lực lượng vũ trang, ở xã, phường, thị trấn cùng với phát triển TTTTC, thể thao chuyên nghiệp. Thực hiện XHH hoạt động TDTT, kết hợp với kinh doanh thể dục, thể thao với công tác cung ứng dịch vụ công theo quy định của pháp luật. Mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế về TDTT.

Chiến lược phát triển thể thao Lào đến năm 2020 nhằm xây dựng và phát triển nền TDTT nước nhà để nâng cao sức khỏe nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Tiếp tục mở rộng, đa dạng hóa hoạt động TDTT quần chúng, TDTT giải trí để góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH đất nước, tăng tuổi thọ của người Lào và đáp ứng nhu cầu giải trí của xã hội, phải tạo thói quen để con người hoạt động vận động hợp lý suốt đời. Tại sự chuyển biến rõ rệt về GDTC và thể thao trường học để góp phần nâng cao thể trạng, tầm vóc người Lào, giáo dục con người phát triển toàn diện, đáp ứng nhu cầu phát triển tinh thần và giải trí của học sinh. GDTC và thể thao trường học phải là nền tảng để phát triển TTTTC. Tích cực phát triển TDTT trong lực lượng vũ trang, góp phần đảm bảo tốt an ninh Quốc phòng.

Đổi mới và hoàn thiện hệ thống tuyển chọn, bồi dưỡng và đào tạo tài năng thể thao, gắn kết đào tạo các tuyến, các lớp kế cận, có sự quản lý, chỉ đạo thống nhất từ Trung ương đến địa phương để phát triển TTTTC và thể thao chuyên nghiệp một cách cơ bản, vững bền. Đưa TTTTC và thể thao chuyên nghiệp phát triển phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội và truyền thống dân tộc, tăng cường hội nhập quốc tế; không ngừng nâng cao thành tích thể thao, duy trì và phấn đấu nâng cao vị trí trong khu vực Đông Nam Á, thu hẹp khoảng cách so với trình độ thể thao Châu Á và thế giới, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh


thần của nhân dân, nâng cao vị thế của nước CHDCND Lào trên đấu trường thể thao Quốc tế, góp phần tích cực vào công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

1.3. Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng tới sự phát triển thể dục thể thao nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.

1.3.1. Bối cảnh quốc tế ảnh hưởng tới sự phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng.

1.3.1.1. Chính sách phát triển thể thao quần chúng ở một số nước

(A). Canada

Có sự đam mê về thể thao đặc biệt là thể thao mùa đông đây là một phần của nền văn hóa của đất nước, có rất nhiều trẻ em và thanh thiếu niên tham gia vào môn thể thao này đặc biệt là môn Hokey, người Canada thông thường thích tham gia những các hoạt động thể thao được tổ chức trong nước, có sự tổ chức đề án thúc đẩy việc truy cập môn thể thao trong từng cấp và phát triển hệ thống đào tạo cho vận động viên có chỉ số về hiệu suất phát triển và hỗ trợ tài chính. Nhưng trong thực tế hầu hết mọi người chỉ quan tâm đến vài môn thể thao như: bóng đá, gôn, bơi. Cuộc khảo sát cho thấy dân số ở mọi lứa tuổi chơi thể thao thường xuyên suy giảm trong hai thập kỳ qua nhiều hơn 17% (năm 1992 – 2010) do sự thay đổi trong lối sống và thời gian rảnh suy giảm.

Tầm nhìn của sự phát triển thể thao là xem trọng việc xây dựng văn hóa thể thao sáng tạo và thúc đẩy thể thao xuất sắc, để đạt được tầm nhìn như đã nói Chính phủ Canada đã xác định 5 nhiệm vụ cốt lõi như: 1) Phát triển ý thức yêu thể thao và khả năng chơi thể thao cho nhân dân; 2) Phát triển hoạt động tập luyện thể thao và thể thao giải trí; 3) Phát triển thể thao; 4) Phát triển thể thao đỉnh cao; 5) Việc sử dụng các môn thể thao để nâng cao xã hội và kinh tế của đất nước [75].

(B). Singapore

Chiến lược phát triển thể thao cho mọi người, vì mọi người trong tầm nhìn 2030 gồm:

Thế hệ Z: Để tìm ra cách đưa thể thao tuyển dụng và phát triển thanh niên.


Cân băng nhịp điệu lối sống đô thị: Để tìm ra cách đưa thể thao mang lại cân bằng trước tốc độ tăng nhanh đô thị hóa và toàn cầu hóa.

Thế hệ bạc: Tìm ra cách đưa thể thao góp phần vào sự trẻ hóa.

Tinh thần Singapore: Tìm ra cách đưa thể thao góp phần xây dựng tinh thần Singapore, sự quyết tâm, tin tưởng, năng lực, lòng kiêu hãnh và kỷ luật.

Sẵn sang cho tương lai: Tìm ra cách đưa giá trị của thể thao giúp đất nước và con người Singapore có thể đối phó với các cách thức trong tương lai.

Không gian tương lai: Tìm ra những sáng kiến tạo ra không gian thể thao tương lai.

Tổ chức thành công: Tìm ra các nhân tố công cộng, cá nhân con người có thể làm việc cùng nhau hiệu quả hơn nữa nhằm đạt mục đích của tầm nhìn 2030. Chúng ta sẽ xác định những chính sách then chốt, kết cấu, quy trình và phương pháp thích hợp. Điều này không chỉ giới hạn với: các chính sách có liên quan giữa chính phủ và các tổ chức thể thao, cơ cấu các cơ quan thể thao của chính phủ, phương pháp phân phối nguồn lực cũng như phương pháp phát triển khả năng và lập kế hoạch [77].

(C). Malaysia

Mục đích chính của chính sách thể thao Quốc gia là nhằm tạo ra một nền văn hóa thể thao trong nhân dân Malaysia. Nền văn hóa thể thao này bao gồm việc tham gia các hoạt động TDTT thông qua những chương trình “thể thao dành cho mọi người”, “thể thao thành tích cao” và ngành “công nghiệp thể thao”. Mục tiêu của chính sách thể thao Quốc gia Malaysia gồm:

Đẩy mạnh xu hướng và thói quen tham gia thể thao của dân;

Nâng cao kiến thức và tập luyện thể thao nhằm tạo ra một nền văn hóa thể thao trong nhân dân;

Thúc đẩy hơn nữa sự tham gia của mọi tầng lớp và hoạt động thể dục thể thao nhằm mục tiêu phát triển một xã hội thống nhất và kỷ luật;

Thông qua thể thao, tạo ra các cơ hội các ưu đãi và việc làm đáp ứng được nhu cầu cơ bản của cá nhân;


Thành lập các cơ quan thể thao đáp ứng nhu cầu ở các cấp;

Phát triển các cơ quan và hiệp hội thể thao theo hướng quản lý chuyên nghiệp;

Phát triển thể thao thành một ngành công nghiệp;

Đạt được thành tích tại cấp Quốc tế trên tinh thần công bằng và chơi đẹp của thể thao [44].

(D). Thái Lan

Chính sách của thể thao tại Thái Lan (Trích dịch từ văn bản “chính sách của thể thao Thái Lan” do Hội đồng Bộ trưởng ban hành năm 2008).

Tạo cơ hội cho mọi tầng lớp xã hội trong cộng đồng được tham gia tập luyện và thi đấu thể thao, thông qua kết hợp với các tổ chức của chính phủ, của địa phương trong việc xây dựng địa điểm tập luyện, nâng cao cơ sở vật chất và các trang thiết bị.

Nâng cao trình độ và thành tích của thể thao chuyên nghiệp, thể thao thành tích cao bằng việc xây dựng một trung tâm huấn luyện thể thao Quốc gia, kết hợp giữa các kiến thức khoa học thể thao trong công tác huấn luyện, đánh giá trình độ vận động viên, hỗ trợ các vận động viên trong quá trình tham gia thi đấu các giải Quốc tế.

Nâng cao vị thế của thể thao Thái Lan trong con mắt bạn bè thế giới. Nâng cao trình độ quản lý của đội ngũ lãnh đạo trong ngành TDTT.

Trau dồi, nâng cao kiến thức về luật thể thao, các chế độ đãi ngộ cho đội ngũ vận động viên, tạo thuận lợi hơn trong việc quản lý và điều hành [44].

(E). Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc đã giành sự quan tâm đặc biệt tới thể thao quần chúng và đẩy mạnh sự phát triển thể thao quần chúng trên khắp đất nước. Cụ thể là:

Phát triển các hoạt động thể thao quần chúng, duy trì tinh thần hăng hái nhiệt tình của Olympic và Paralypic Bắc Kinh trong công chúng, tuyên truyề trong

Xem tất cả 181 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí