Những Nét Chính Về Tổng Công Ty Giấy Việt Nam‌


sóng. Lượng giấy làm lớp giữa các tông sóng XK đạt mức tăng thấp hơn một chút, đạt

15.000 tấn; tăng 13,5% so với năm 2006.

Đến năm 2008, thị trường giấy Việt Nam, do ảnh hưởng chung của mức giá trên thị trường toàn cầu và tình hình nguyên nhiên liệu đầu vào tăng (đặc biệt giá than có thể tăng từ 90 – 110%) cao trong năm 2008. Giá giấy in báo được dự báo sẽ tăng từ 12 – 15% tương đương từ 1,2 – 1,5 triệu/tấn các đợt tăng giá chủ yếu trong Qúy I, đặc biệt trong Qúy II sẽ tăng cao do ảnh hưởng của Olympic Bắc Kinh và in sách giáo khoa. Giá giấy in, giấy viết sẽ tăng từ 20 – 25%, các đợt tăng giá sẽ tập trung chủ yếu trong 9 tháng đầu năm. Giá giấy bao bì sẽ tăng từ 15 – 20% trong cả 4 Quý. Giá giấy vụn các loại sẽ tăng từ 10 – 12% trong 02 Qúy đầu năm và sẽ giảm trong Qúy IV. Giá giấy ram văn phòng các loại sẽ tăng từ 10 – 12%, đặc biệt giá tập vở sẽ tăng rất cao khoảng từ 25 – 30%. Tổng lượng tiêu dùng trong nước ước đạt trên 2 triệu tấn, tiêu dùng bình quân đầu người sẽ đạt trên 24kg/người (mức tiêu thụ trung bình thế giới là 59kg/người), tăng trưởng so với năm 2007 khoảng 16,85%.

Hình 3: Dự báo nhu cầu tiêu dùng giấy năm 2008


Nguồn http www vietpaper com Bảng 5 Dự báo nhu cầu tiêu dùng giấy năm 2008 2008 1

Nguồn:http://www.vietpaper.com/

Bảng 5: Dự báo nhu cầu tiêu dùng giấy năm 2008



2008

% 08/07

Tỷ trọng 2008

TIÊU DÙNG

2.066.473

116,85%

100,00%

Giấy in báo

115.000

107,48%

5,57%

Giấy in,viết

451.000

123,45%

21,82%

Giấy làm lớp mặt các tông sóng

590.000

115,91%

28,55%

Giấy làm lớp giữa các tông sóng

431.673

118,27%

20,89%

Giấy tráng phấn

222.800

115,91%

10,78%

Giấy tissue

43.000

107,50%

2,08%

Giấy vàng mã

13.000

130,00%

0,63%

Giấy khác

200.000

111,11%

9,68%

Tiêu dùng Kg/người/năm

24



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Đơn vị: Tấn Nguồn::http://www.vietpaper.com/


Như vậy tính chung trong 6 năm qua năng lực SX của ngành Giấy đều đạt tốc độ tăng trưởng cao. Tuy nhiên, nếu xem xét chất lượng tăng trưởng, có thể thấy công nghiệp Giấy Việt Nam về cơ bản vẫn chủ yếu tăng trưởng theo chiều rộng, ít phát triển theo chiều sâu. Sở dĩ SX giấy đạt tốc độ tăng trưởng cao chủ yếu do sự tăng lên của sản lượng giấy in viết, giấy lớp mặt các tông sóng, bao bì. Sự đóng góp của yếu tố vốn vẫn chiếm tỷ trọng cao. Hầu hết sản lượng các loại giấy trên tăng cao là do các nhà máy đi vào vận hành các dây chuyền SX mới của mình như: năm 2002, công ty giấy Việt Trì đưa vào vận hành dây chuyền SX giấy bao gói công suất 25.000 tấn / năm với tổng vốn đầu tư 412 tỷ đồng, Cty Giấy Hoàng Văn Thụ bắt đầu khai thác dây chuyền 15.000 tấn/ năm với tổng vốn đầu tư 92 tỷ đồng, năm 2004 cũng đã có khoảng 10 dây chuyền mới khác được các Cty đầu tư và đi vào SX với công suất lắp đặt khoảng 100.000 tấn (giấy in và viết, giấy làm bao bì, giấy tissue) như: Cty Giấy Bãi Bằng hoàn thành cải tạo các dây chuyền SX để đưa công suất SX bột hóa tẩy trắng lên 60.000 tấn/năm và công suất SX giấy in và viết lên 100.000 tấn/năm với chất lượng và độ trắng cao; Cty Giấy Bình An lắp đặt hoàn chỉnh và đưa vào hoạt động dây chuyền SX giấy tráng 45.000 tấn/năm với chất lượng vượt trội.

Theo Hiệp hội Giấy Việt Nam, ngành Giấy đã có tốc độ tăng trưởng cao và liên tục trong những năm vừa qua, 3 năm gần đây, 2004, 2005 và 2006, tốc độ tăng trưởng là 20%/năm, 5 năm tiếp theo, tốc độ tăng trưởng dự báo là 28%/năm. Định suất tiêu thụ giấy trên đầu người của Việt Nam cũng tăng từ 7,7 kg/người/năm trong năm 2000 lên 11,4 kg/người trong năm 2002 và 21 kg/người/năm trong năm 2007.Theo đó dự báo năm 2010 tiêu dùng giấy ở Việt Nam sẽ lên đến 2,9 triệu tấn giấy và năm 2015 tiêu dùng tới 6 triệu tấn giấy, tăng so với năm 2007 (1,8 triệu tấn) lần lượt là 1,6 lần và 3,35 lần. Tiêu dùng tính theo đầu người (kg/người/năm) sẽ là 32 kg và 60 kg. ( Xem Phụ lục số 2, số 3)

Tuy nhiên hiện nay, ngành Giấy mới chỉ đáp ứng được 71,9% nhu cầu về in báo, 88,4% giấy in và viết, 55% làm bao bì lớp mặt, 97,6% giấy Tissue và 100% giấy vàng mã, còn lại phải NK. Trong khi đó mức độ gia tăng nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm giấy trong những năm tới dự tính là rất lớn cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và chiến lược phát triển ngành Giấy của chính phủ. Chính vì vậy mà trong những năm tới các DN trong ngành Giấy phải có những biện pháp thích hợp để tăng năng suất chất lượng các sản phẩm để đáp ứng được nhu cầu trong nước và tiến tới XK.


II. Những nét chính về Tổng công ty Giấy Việt Nam‌

1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Giấy Việt Nam

Tiền thân của TCT Giấy Việt Nam là Liên hiệp các xí nghiệp Giấy - Gỗ -Diêm.

* Giai đoạn 1(1976 - 1978)

Năm 1976, Công ty Giấy - Gỗ - Diêm phía bắc và Công ty Giấy - Gỗ - Diêm phía nam được thành lập. Đây là thời kỳ vận hành theo cơ chế bao cấp, Bộ công nghiệp nhẹ giao kế hoạch sản xuất cho Cty, Cty sẽ phân bổ chỉ tiêu pháp lệnh cho các đơn vị thành viên.

* Giai đoạn 2(1978 - 1984)

Đầu năm 1978, Liên hiệp xí nghiệp Giấy - Gỗ - Diêm được tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất giữa hai Công ty Giấy - Gỗ - Diêm phía bắc và phía nam, hoạt động theo nghị định 302/CP ngày 01/12/1978 của hội đồng Chính phủ.

* Giai đoạn 3(1984 - 1990)

Trong hoàn cảnh đất nước ta lúc đó, điều kiện trao đổi thông tin giữa các khu vực còn gặp nhiều khó khăn, để thuận lợi trong quản lý và điều hành sản xuất, năm 1984 Liên hiệp Giấy - Gỗ - Diêm toàn quốc được tách ra thành hai liên hiệp khu vực: Liên hiệp Giấy - Gỗ - Diêm số 1(phía bắc) và Liên hiệp Giấy - Gỗ - Diêm số 2(phía nam).

* Giai đoạn 4(1990 - 1992)

Do có sự chuyển đổi cơ chế quản lý của Nhà nước tăng cường quyền tự chủ cho các đơn vị kinh tế cơ sở, nên Nhà nước đã phê duyệt cho hợp nhất hai Liên hiệp xí nghiệp Giấy

- Gỗ - Diêm theo khu vực thành Liên hiệp SX - xuất nhập khẩu (XNK) Giấy - Gỗ -Diêm do bộ Công nghiệp nhẹ ban hành theo nghị định 27/HĐBT ngày 22/3/1989 của Hội đồng bộ trưởng.

* Giai đoạn 5(1993 - 1995)

Để chuyển đổi mạnh mẽ hoạt động của Liên hiệp Giấy - Gỗ - Diêm phù hợp với cơ chế thị trường, mở rộng quyền tự chủ của các đơn vị thành viên trong hoạt động SX kinh doanh và để phù hợp với nghị định 388/HĐBT ngày 2/11/1991 nên ngày 22/3/1993 bộ công nghiệp nhẹ đã ra quyết định chuyển đổi tổ chức và hoạt động của Liên hiệp SX -XNK Giấy - Gỗ - Diêm thành TCT Giấy - Gỗ - Diêm Việt Nam.

Đến tháng 4 năm 1995, Chính phủ đã quyết định thành lập TCT Giấy Việt Nam theo quyết định 91/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ thí điểm thành lập tập


đoàn kinh tế kinh doanh.

* Giai đoạn 6(3/2005)

Đến ngày 4/3/2005, theo Nghị định số 153/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2004 của Chính phủ, bộ trưởng Bộ Công nghiệp đã ra quyết định chuyển TCT Giấy Việt Nam sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Công ty mẹ được hình thành trên cơ sở tổ chức lại Văn phòng TCT, Cty Giấy Bãi Bằng và các đơn vị sự nghiệp của TCT Giấy Việt Nam.

Công ty mẹ có tên gọi: Tổng công ty Giấy Việt Nam; Tên giao dịch quốc tế: VIET NAM PAPER CORPORATION;

Tên viết tắt:VINAPACO; Trụ sở chính: số 25A Lý Thường Kiệt - quận Hoàn Kiếm

- Hà Nội.

Nhà máy đặt tại: Thị trấn Phong Châu - Huyện Phù Ninh - Tỉnh Phú Thọ. Vốn điều lệ tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2004: 1.045,865 tỷ đồng.

2. Chức năng, cơ cấu tổ chức và đặc điểm kinh doanh của Tổng công ty giấy Việt Nam 2.1.Chức năng

TCT chịu sự quản lý nhà nước của bộ công nghiệp, các cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ với tư cách là các cơ quan quản lý Nhà nước.

TCT được phép tiếp cận thị trường trong và ngoài nước, đàm phán, ký kết với các DN nước ngoài các hợp đồng kinh tế về XNK. TCT có quyền đầu tư liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần, mua một phần hoặc toàn bộ tài sản của DN khác theo qui định đồng thời có quyền chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý của TCT.

Nhiệm vụ của TCT Giấy Việt Nam không chỉ đơn thuần thực hiện chỉ đạo SX, kinh doanh và lưu chuyển hàng hóa trong và ngoài nước, thực hiện các hợp đồng XNK mà còn tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch và đầu tư áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào ngành Giấy sao cho có hiệu quả hơn.

Trong tình hình hiện nay, có thể nói nổi bật lên trong chức năng, nhiệm vụ của TCT là việc SX và kinh doanh giấy, gỗ, diêm; tiến hành XNK các loại giấy, các loại vật tư, phụ tùng, nguyên vật liệu phục vụ SX giấy trong nước.


2.2.Cơ cấu tổ chức

2.2.1.Cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng công ty

Bao gồm:

* Ban lãnh đạo:

- Hội đồng quản trị: là cơ quan cao nhất đứng đầu TCT. Hội đồng quản trị quản lý hoạt động của TCT bằng các qui chế của nhà nước, chịu trách nhiệm về sự phát triển của TCT, cùng tổng giám đốc chỉ đạo các đơn vị thành viên khai thác mọi nguồn lực, tổ chức SX kinh doanh.

- Ban kiểm soát: thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chấp hành chế độ của Nhà nước về sử dụng và bảo toàn vốn, kiến nghị các giải pháp có hiệu quả trong kinh doanh.

- Tổng giám đốc: là người điều hành cao nhất của TCT, quản lý hoạt động theo điều lệ của TCT và các qui định khác của pháp luật.

- Các phó Tổng giám đốc: tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc, các phó Tổng giám đốc được Tổng giám đốc phân công phụ trách những mảng công việc cụ thể.

* Các phòng ban chức năng giúp việc cho ban lãnh đạo:

- Phòng kĩ thuật: chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra và nghiên cứu các tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm.

- Phòng kế hoạch kinh doanh: có nhiệm vụ khảo sát tìm hiểu thị trường, xây dựng chiến lược phát triển kế hoạch SX kinh doanh trong từng thời kỳ.

- Phòng nghiên cứu phát triển: có trách nhiệm tìm hiểu về các biện pháp kỹ thuật ứng dụng trong ngành Giấy, từ đó đưa ra các giải pháp kinh tế kỹ thuật cho các đơn vị sản xuất.

- Phòng XNK và thiết bị phụ tùng: có nhiệm vụ khảo sát thị trường trong và ngoài nước về các mặt hàng XNK; đàm phán kí kết các hợp đồng kinh tế về XNK hàng hóa, mua sắm trang thiết bị máy móc với các đơn vị trong và ngoài nước.

- Phòng tài chính kế toán: tổ chức chỉ đạo công tác kế toán, hạch toán kinh tế , tổng hợp về vốn , chi phí SX tiêu thụ sản phẩm của TCT. Đồng thời thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát tài chính, lập báo cáo tài chính, kết quả SX kinh doanh.

2.2.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất của Tổng công ty Giấy Việt Nam

Từ ngày 1/7/2005 TCT chính thức hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty


con theo quyết định số 09/2005/QĐ-BCN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ngày 4/3/2005.Cơ cấu tổ chức sản xuất của TCT Giấy Việt Nam hiện nay như sau:

Công ty mẹ được hình thành trên cơ sở tổ chức lại Văn phòng Tổng công ty và Công ty Giấy Bãi Bằng. Sáp nhập văn phòng TCT Giấy Việt Nam (trước đây) và công ty Giấy Bãi Bằng thành TCT Giấy Việt Nam hiện nay

Hiện nay công ty mẹ ( TCT Giấy Việt Nam ) gồm các đơn vị như sau:

- Công ty chế biến và xuất khẩu dăm mảnh Quảng Ninh.

- Công ty giấy Tissue Sông Đuống.

- Xí nghiệp khảo sát thiết kế lâm nghiệp.

- Công ty vận tải và chế biến lâm sản.

- Công ty thi công cầu đường và vận tải.

- Khối lâm trường.

Các công ty con bao gồm:

* Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:

- Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Nguyên liệu và Bột giấy Thanh Hoá

- Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Nguyên liệu Giấy miền Nam.

* Công ty cổ phần mà Công ty mẹ giữ cổ phần chi phối:

- Công ty cổ phần Giấy Tân Mai

- Công ty cổ phần Giấy Đồng Nai

- Công ty cổ phần Giấy Bình An

- Công ty cổ phần Giấy Việt Trì

- Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà

- Công ty cổ phần Giấy Hoàng Văn Thụ

Các công ty liên kết:

- Công ty cổ phần Nhất Nam

- Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất

- Công ty cổ phần May - Diêm Sài Gòn

- Công ty cổ phần In Phúc Yên


- Công ty cổ phần Giấy Vạn Điểm

Ngoài ra các đơn vị sự nghiệp của TCT Giấy Việt Nam là Viện Công nghiệp giấy và xenlulô, Trung tâm Nghiên cứu cây nguyên liệu giấy và Trường cao đẳng nghề công nghệ Giấy và Cơ điện trở thành các đơn vị hạch toán phụ thuộc của Cty mẹ.

2.3. Đặc điểm kinh doanh

TCT không chỉ kinh doanh các mặt hàng liên quan đến ngành Giấy mà còn kinh doanh cả trong các lĩnh vực khác như: lâm sản, SX và kinh doanh điện, kinh doanh bất động sản, thiết kế thi công xây lắp phục vụ lâm nghiệp, SX kinh doanh ngành in, các sản phẩm văn hóa phẩm.v.v…Tuy nhiên lĩnh vực kinh doanh chính của TCT Giấy Việt Nam vẫn là SX kinh doanh các sản phẩm giấy, trực tiếp XNK các mặt hàng giấy,các loại vật tư, nguyên liệu, máy móc thiết bị v.v… thuộc ngành Giấy.

Các nhóm mặt hàng kinh doanh chính:

- Mặt hàng XK: chủ yếu là sản phẩm giấy đã hoàn thành như Giấy Tissue, giấy in, giấy viết v.v…và lâm sản như dăm mảnh.

- Mặt hàng NK: gồm các mặt hàng như nguyên liệu cho SX giấy, máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ v.v…cho ngành Giấy, hóa chất, bột giấy các loại, giấy vụn, chăn lưới, bơm bột v.v…

- Mặt hàng SX và tiêu thụ trong nước: các sản phẩm giấy phục vụ cho yêu cầu kinh tế, xã hội như giấy viết, giấy in, giấy làm báo, giấy photocopy v.v…

Ngoài ra còn SX và kinh doanh cây nguyên liệu giấy. Thị trường kinh doanh chính:

- Thị trường trong nước: gồm các bạn hàng trong nước, chủ yếu là các đơn vị SX kinh doanh thuộc ngành in và xuất bản, thị trường hàng tiêu dùng.

- Thị trường nước ngoài: gồm các nhà NK, XK nước ngoài như Brazil, Nga, Úc, Thụy Điển, Phần lan, Malayxia, Hồng Kông, Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Indonexia v.v…

3. Một số nét về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Giấy Việt Nam trong những năm gần đây

3.1. Tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây


Bảng 6: Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Giấy Việt Nam từ năm 2004-2007



Chỉ tiêu


Đơn vị

Thực hiện 2004

Kế hoạch 2005

Thực hiện 2005

Kế hoạch 2006

Thực hiện 2006

Kế hoạch 2007

Thực hiện 2007

Kế hoạch 2008

So sánh (%)

7=5/3

8=7/6

9=8/7

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

I. Giá trị SXCN

Triệu.đ

2.045.087

2.517.826

2.482.333

2.762.956

2.624.000

2.861.100

3.125.000

3722.458

110,7

104

119,1

II. Doanh thu

Triệu.đ

2.493.614

3.339.970

3.278.769

3.618.153

3.498.000

3.806.400

4.537.000

5256.381

115,7

112

115,9

III. Sản phẩm

chủ yếu













1. Giấy các loại

Tấn

226.848

260.900

255.855

283.530

273.243

278.840

285.880

318.800

106,8

103

11,4

Giấy in, viết

Tấn

131.626

144.400

145.087

151.530

157.874

172.930

175.001

210.200

108,8

101,2

120,1

Giấy báo

Tân

38.808

52.800

54.856

54.000

70.959

56.100

45.971

45.700

129,4

81,9

99,4

Giấy bao bìCN

Tấn

46.236

49.900

46.851

53.800

37.912

39.000

43.175

47.100

80,9

110,7

109,1

Giấy tissue

Tấn





6000

7.100

6.890

9000


97

130,6

2. Kế hoạch lâm

sinh

Ha












Trồng rừng mới

Ha

7.134

5.605

6.296

6.615

5.741

5.546

5.625

14.404

91,2

101,4

256,1

Chăm sóc rừng

Ha

44.794

32.497

31.321

19.800

19.811

17.014

17.091

26.551

63,3

100,5

155,4

Quản lý bảo vệ

rừng

Ha

35.800

37.418

44.067

49.688

52.778

56.645

55.543

57.650

119,8

97,9

104

IV.Kim ngạch

XK

1000

USD

3.449

11.000

14.679

21.000

20.800

22.000

35.000

40.000

141,7

159

114

Sản phẩm XK













..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2022