Nội Dung Chủ Yếu Và Việc Thực Hiện Pháp Luật Về Quyền Sử Dụng Đất Của Tổ Chức Kinh Tế Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài Tại Việt Nam


đăng ký đạt 16,24 tỷ USD và số vốn thực hiện khoảng 7,15 tỷ USD, trong đó phần vốn góp của Bên Việt Nam trên 1 tỷ USD (chủ yếu là bằng giá trị QSDĐ) và vốn nước ngoài đưa vào khoảng 6,1 tỷ USD [1 - tr. 2]. Tuy vậy, các văn bản pháp luật này vẫn không tránh khỏi những nhược điểm vốn có của hệ thống pháp luật của nền kinh tế vận hành theo cơ chế bao cấp, vì khi đó đất nước ta mới bước vào thời kỳ đổi mới sau đại hội Đảng lần thứ VI. Do vậy, việc hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật về ĐTNN là một quy luật khách quan, hai lần Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được sửa đổi bổ sung được thông qua (6/1990 và 12/1992) và một loạt các văn bản có liên quan cũng được ban hành mới hoặc sửa đổi cho phù hợp với Luật sửa đổi. Một điểm lưu ý là trong 9 vấn đề quan trọng được tập trung sửa đổi trong năm 1992 có 2 vấn đề có liên quan đến đất đai là quy định hạn chế góp vốn bằng nguồn tài nguyên và tăng tỷ trọng vốn của bên Việt Nam. Các văn bản dưới luật có đề cập QSDĐ của tổ chức cá nhân nước ngoài tại Việt Nam bao gồm:

+ Nghị định 18/CP (26/12/1992) của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Luật ĐTNN tại Việt Nam;

+ Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của tổ chức nước ngoài thuê đất tại Việt Nam (25/10/1994);

+ Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất (14/10/1994);

+ Nghị định số 29/CP (27/5/1993) về những biện pháp khuyến khích người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước;

+ Thông tư số 51-TC/TCDN (3/7/1993)của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện về thuế đối với các xí nghiệp có vốn ĐTNN;


+ Thông tư số 02/BXD-QLXD (26/1/1993) của Bộ Xây dựng hướng dẫn về quản lý xây dựng các công trình có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.

(iii) Giai đoạn từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996 đến nay: Hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước được xác định trong Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII. Xây dựng một nước CNH - HĐH có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh [23-VKĐH VIII, tr.80]. Chủ trương và các giải pháp cụ thể trong lĩnh vực ĐTNN đã được Đảng và Nhà nước đề ra nhằm đạt được mục tiêu này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Sau gần 10 năm thực hiện, Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996 được Quốc hội thông qua ngày 12/11/1996). Luật ĐTNN được ban hành trên cơ sở kế thừa và phát triển Luật năm 1987 và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vào năm 1990, 1992. Luật ĐTNN năm 1996 cùng với hệ thống văn bản pháp lý cơ bản điều chỉnh hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam phù hợp với đường lối quan điểm của Đảng về phát triển và mở cửa nền kinh tế, đáp ứng thực tiễn phát triển của đất nước, đồng thời có phần thích ứng với thông lệ quốc tế và có sức hấp dẫn đối với các nhà ĐTNN. Luật ĐTNN năm 1996 gồm 6 chương, 68 điều với 13 nội dung cơ bản, trong đó có nội dung về miễn, giảm tiền thuê đất.

+ Nghị định 12/CP (18/12/1997) của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Luật ĐTNN tại Việt Nam;

Pháp luật về quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam - 7


+ Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất (27/8/1996);

+ Thông tư số 293/TT-ĐC (14/3/997) của Tổng cục Địa chính hướng dẫn việc giao đất cho các tổ chức trong nước và việc cho thuê lại đất trong Khu chế xuất, Khu công nghiệp;

+ Thông tư số 03/BKH-QLDA (15/3/1997) của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng thủ tục triển khai dự án ĐTNN tại Việt Nam;

+ Thông tư liên Bộ số 01/LB (31/3/1997) của Tổng cục Thống kê đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và Bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác liên doanh;

+ Thông tư số 74/TT-TC-TCT (20/10/1997) của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện quy định về thuế đối với các hình thức đầu tư theo Luật ĐTNN tại Việt Nam;

Việc thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong những năm qua cho thấy: thu hút, sử dụng vốn ĐTNN là chủ trương đúng đắn và kịp thời, góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, vào thắng lợi của công cuộc đổi mới, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế, tăng thêm thế và lực của Việt Nam trên trường quốc tế.

Tại thời điểm ban hành, Luật ĐTNN năm 1996 được đánh giá là hấp dẫn, thông thoáng. Song tình hình trong nước cũng như trong khu vực và trên thế giới từ sau năm 1997 đến nay có những thay đổi to lớn; đồng thời yêu cầu mới của sự nghiệp tiếp tục đổi mới sâu rộng nền kinh tế, đẩy mạnh nền CNH- HĐH đất nước, chủ động hội nhập quốc tế trong giai đoạn mới đã đặt ra những đòi hỏi khách quan đối với việc cần thiết phải sửa đổi bổ sung Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996, với những cơ sở về nhu cầu vốn đầu tư phát


triển trong những năm tới nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đặt ra là rất cao: Kế hoạch 5 năm (2001-2005) phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm khoảng 7.5%, tạo điều kiện thực hiện mức tăng trưởng cao hơn. Tổng GDP năm 2005 gần gấp 2 lần so với năm 1995.

Với những nhu cầu cụ thể, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Luật ĐTNN năm 2000) được Quốc hội thông qua ngày 9/6/2000. Luật đã bổ sung 2 điều mới và bổ sung, sửa đổi 20 điều của luật 1996. Luật ĐTNN 2000 đã đưa ra nhiều quy định mới nhằm tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn, giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Nhìn chung, các quy định của Luật ĐTNN 2000, Nghị định 24 và các văn bản hướng dẫn thực hiện đã tạo điều kiện xích gần hơn giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, hỗ trợ cho việc chủ động trong tiến trình hội nhập và bảo đảm các cam kết quốc tế, làm cho môi trường kinh doanh của Việt Nam hấp dẫn hơn, thông thoáng hơn so với trước đây. Trong 26 điểm mới được quy định trong Luật ĐTNN tại Việt Nam năm 2000 và Nghị Định 24/NĐ-CP có các quy định cụ thể có liên quan đến QSDĐ của các tổ chức kinh tế có vốn ĐTNN, đó là những vấn đề như: (i) đền bù, giải phóng mặt bằng; (ii) thế chấp tài sản gắn liền với đất và giá trị QSDĐ; (iii) cơ cấu lại vốn đầu tư, vốn pháp định; (iv) giải thể doanh nghiệp có vốn ĐTNN; (v) thanh lý, phá sản đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nuớc ngoài; (vi) quản lý Nhà nước đối với ĐTNN; (vii) thời hạn cấp giấy phép ĐTNN. Những nội dung này được cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật sau:

+ Nghị định số 24/2000/NĐ-CP (31/7/2000) của chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật ĐTNN tại Việt Nam;


+ Thông tư số 12/2000/TT-BKH (15/9/2000) của Bộ Kế hoạch Đầu tư Hướng dẫn hoạt động ĐTNN tại Việt Nam;

+ Quyết định số 189/2000/QĐ-BTC (24/11/2000) của Bộ Tài chính về việc ban hành Bản quy định về tiền thuê đất, mặt nước, mặt biển áp dụng đối với các hình thức ĐTNN tại Việt Nam;

+ Thông tư liên tịch số 12/2000/TTLT-NHNN-BTP-BTC-TCĐC (22/11/2000) của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính và Tổng cục Địa chính, hướng dẫn thực hiện một số giải pháp về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng theo quy định tại Nghị quyết số 11/2000/NQ-CP (31/7/2000);

+ Thông tư liên tịch số 772/2001/TTLT-TCĐC-NHNN (21/5/2001) của Tổng cục Địa chính và Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thủ tục thế chấp giá trị QSDĐ đai và tài sản gắn liền với đất của doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại tổ chức tín dụng;

Trên cơ sở thực tiễn áp dụng pháp luật về ĐTNN, kể từ khi lần ban hành đầu tiên cho đến nay, Luật ĐTNN tại Việt Nam luôn được điều chỉnh (sửa đổi, bổ sung) và ban hành mới hướng tới sự hoàn thiện về kỹ thuật lập pháp, hài hoà với các hệ thống pháp luật trên thế giới, đồng thời phù hợp với đường lối, quan điểm của Đảng về phát triển và mở của nền kinh tế ở nước ta trong thời đại hiện nay.


Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế vừa là một tất yếu khách quan, vừa là yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của nước ta để bảo đảm cho Việt Nam trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, đồng thời đạt được mục tiêu chiến lược giai đoạn 2001-2010 trong điều kiện nước ta vẫn là một nước đang phát triển ở trình độ thấp, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, sản phẩm chưa có sức cạnh tranh cao, nhiều nguyên/nhiện liệu, máy móc vẫn phải phụ thuộc nhiều vào bên ngoài. Phát triển kinh tế đối ngoại nhằm mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay là một nhiệm vụ rất khó khăn với đặc điểm nền kinh tế của nước ta là: điểm xuất phát thấp, sản xuất nông nghiệp là chính, xuất khẩu nguyên liệu, sản phẩm sơ chế là chủ yếu; khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh tế thấp, môi trường kinh doanh chưa ổn định. Đây là những trở ngại tương đối lớn cho Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Tuy nhiên nghiên cứu và đánh giá tình hình hiện tại, chúng ta cũng thấy rất rõ những thuận lợi mà ta đang có là chính trị ổn định, nguồn lực tương đối đa dạng, phong phú, đặc biệt là nguồn nhân lực.

Xuất phát từ yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ phương hướng là mở rộng và tăng cường hoạt động kinh tế đối ngoại, phát triển hợp tác và liên kết kinh tế với các tổ chức kinh tế, các quốc gia trong khu vực và trên thế giới với sự thống nhất nhận thức về độc lập dân tộc và hội nhập. Từ khi Luật ĐTNN năm 1987 được ban hành đến nay đã có trên 40 quốc gia và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp ngày càng phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vốn đầu tư trực tiếp thu hút vào lĩnh vực sản xuất vật chất, kết cấu hạ tầng kinh tế đều tăng, năm 2001 đạt 85% tổng số vốn đầu tư. Đầu tư của nước ngoài từ các quốc gia phát triển (EU, Bắc Mỹ, Nhật Bản,...)


đều tăng và chiếm 40% tổng số vốn đăng ký tại Việt Nam. Hội nhập không chỉ đòi hỏi Việt Nam phải hoạch định các chính sách đối ngoại đúng đắn mà còn phải ban hành luật pháp cho phù hợp với thông lệ quốc tế, xây dựng các lực lượng tổ chức, doanh nghiệp, cán bộ có khả năng tham gia hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả tạo điều kiện cần thiết để xây dựng kinh tế độc lập tự chủ, chủ động trong hội nhập, tranh thủ mọi thời cơ để phát triển trên nguyên tắc giữ vững độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đất đai có một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển các dự án ĐTNN tại Việt Nam vì hầu hết các dự án ĐTNN đều có liên quan đến việc sử dụng đất. Do vậy có thể nói vấn đề đất đai có ảnh hưởng lớn tới việc thu hút ĐTNN. Luật đất đai đã thực hiện nhất quán chính sách quản lý, sử dụng đất đối với doanh nghiệp ĐTNN tại Việt Nam, luôn thể hiện sự đổi mới của Nhà nước trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và đối với đất cho thuê nói riêng phù hợp với tình hình thực tế trong nước và trên Thế giới. Bước đầu góp phần tạo tâm lý chung cho các nhà ĐTNN vào Việt Nam yên tâm, tin tưởng hơn vào chính sách đổi mới của Nhà nước ta trong lĩnh vực hợp tác ĐTNN. Từ đó góp phần thu hút ngày càng nhiều các nhà ĐTNN đến Việt Nam tìm cơ hội để sản xuất kinh doanh.

Thực hiện tốt các quy định của pháp luật sẽ tạo ra một môi trường pháp lý hoàn thiện hơn cho hợp tác ĐTNN. Luật Đất đai, Luật Đầu tư nước ngoài và các văn bản pháp quy về đất đai và đầu tư nước ngoài khác, đã từng bước tạo ra sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, bao gồm cả thành phần kinh tế có vốn ĐTNN. Các nhà đầu tư trong nước và các nhà ĐTNN đều được pháp luật quy định có những quyền nhất định trong việc sử dụng đất để đầu tư sản xuất, kinh doanh. Các quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất thường xuyên có sự sửa đổi, bổ sung để cập nhật và hoàn thiện do sự vận động và phát triển chung của xã hội nhằm đưa nước ta dần hội nhập với Khu


vực và Thế giới. Việc thực hiện các QSDĐ của tổ chức kinh tế có vốn ĐTNN hiện nay là một vấn đề không chỉ thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà ĐTNN và công chúng mà chúng còn là vấn đề cần nghiên cứu kỹ của các nhà quản lý nói chung.

2.1. nội dung chủ yếu và việc thực hiện pháp luật về quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại việt nam

Các nhà ĐTNN khi được phép hoạt động tại Việt Nam, thành lập các doanh nghiệp 100% vốn ĐTNN hoặc liên doanh với các tổ chức kinh tế trong nước thành lập công ty liên doanh với các phần vốn góp phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, trong đó những quy định để thực hiện việc góp vốn pháp định bằng giá trị QSDĐ là một nội dung rất quan trọng trong pháp luật về QSDĐ của tổ chức kinh tế có vốn ĐTNN đồng thời với những quy định về việc thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam được trình bày dưới đây.

2.1.1. Thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Việc thuê đất của Việt Nam nói chung của các tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế được quy định tại Chương V-Luật Đất đai. Theo Luật Đất đai, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo Luật Đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất để thực hiện đầu tư theo mục đích với thời gian hoạt động ghi trong giấy phép đầu tư và phải tuân theo những quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý, sử dụng đất, được Nhà nước Việt Nam bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp khi bị người khác xâm phạm, nếu có hành vi vi phạm thì bị xử lý theo pháp luật Việt Nam.

Theo Điều 80 - Luật Đất đai, Điều 1 - Pháp lệnh 14/10/1994, Điều 2 - Nghị định số 11/CP, 241/1995, bên thuê đất để thực hiện các dự án ĐTNN đề cập trong luận văn này là doanh nghiệp 100% vốn ĐTNN, doanh nghiệp liên

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 30/08/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí