Hệ Thống Phần Mềm Các Nhtmvn Áp Dụng Đến Năm 2014



3

HSBC

Techcombank

20%

12/2005

4

United Overseas Bank

Phuongnambank

15%

1/2007

5

Deutsche Bank

Habubank (đã sáp

nhập vào SHB)

10%

6/2007

6

Sumitomo Mitsui

Financial Group

Eximbank

15%

8/2007

7

BNP Paribas

OCB

20%

2/2008

8

MayBank

Anbinhbank

15%

3/2008

9

OCBC

VPbank

15%

5/2008

10

Societe Generale

SeAbank

15%

8/2008

11

Commonwealth bank

of Australia

VIB

15%

9/2010

12

Mizuho bank

Vietcombank

15%

9/2011

13

Bank of Tokyo

Mitsubishi UFJ

Vietinbank

20%

5/2013

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tác động của dịch vụ ngân hàng quốc tế đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 9

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của các NHTM Năng lực tài chính hạn chế đã ảnh hưởng các NH nội địa, đặc biệt là các NHTM quy mô nhỏ gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh vì quy mô hoạt động ngày càng tăng cùng với các khoản cho vay lớn chỉ có những NH có vốn chủ sở hữu lớn mới có thể đáp ứng yêu cầu. Quy mô nhỏ đang khiến một số NH Việt Nam phải đương đầu với nhiều rủi ro, khó tạo ra và duy trì niềm tin của công chúng. Mức vốn tự có thấp là nguyên nhân làm sức mạnh tài chính suy giảm và khả năng chống đỡ rủi ro trong kinh doanh yếu. Các NHTM đã nhận thức và thực hiện nghiêm chỉnh chủ trương tăng vốn của NHNN cho nên các NHTM đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết để vốn của NH mình tăng lên thông qua phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán và bán cổ phần cho các đối tác chiến lược là các tổ chức tài

chính nước ngoài.


2.1.3. Năng lực công nghệ

Hiện nay, nhiều NH đã triển khai các phần mềm hiện đại với chức năng hoạt động giao dịch trực tuyến, tạo thêm nhiều sản phẩm gia tăng cho KH trong quá trình giao dịch với NH. Nhiều NH đã áp dụng công nghệ hàng đầu thế giới nhưng còn nhiều NH vẫn áp dụng trình độ công nghệ ở mức thấp, điều này gây khó khăn cho các NH trong việc phối hợp triển khai các sản phẩm dịch vụ đòi hỏi có sự liên kết cao như kết nối sử dụng thẻ giữa các NH, kinh doanh ngoại tệ, đại lý bao thanh toán

…. Như vậy, các NHTMVN đã có sự đầu tư lớn vào lĩnh vực công nghệ NH, tuy nhiên mức độ còn chưa đồng đều (Nguyễn Thị Kim Thanh, 2010).

Bảng 2.5: Hệ thống phần mềm các NHTMVN áp dụng đến năm 2014


STT

Ngân hàng

Hệ thống phần mềm

áp dụng

Xếp hạng

phần mềm

1

BIDV, Vietcombank, Vietinbank, Maritimebank…

SIBS (Silverlake Integrated Banking Solutions)

11

2

Techcombank, Sacombank, VPbank, Baovietbank, SeAbank, Militarybank … (gần 20 NH)

Temenos T24

1

3

VIB, HDbank …

Symbol System Access

-

Nguồn: http://www.inntron.com/core banking.html

2.1.4. Nguồn nhân lực

Hiện nay, các cán bộ nhân viên của hầu hết các NHTMVN đều đã được đào tạo có hệ thống, tỷ lệ đại học và trên đại học chiếm trên 70%. Đây là một tín hiệu tốt và là một trong những điều kiện thuận lợi để các NHTMVN nâng cao năng lực cạnh tranh. Bên cạnh đó, trình độ quản trị của đội ngũ lãnh đạo ngày càng được nâng lên rõ rệt do các NHTMVN đã hợp tác với các NH nước ngoài để đào tạo kỹ năng quản trị cho các cán bộ NH. Cùng với sự mở cửa của đất nước, ngày càng có nhiều người trong nước du học nước ngoài về công tác nên trình độ nhân lực NH cũng được nâng lên đáng kể (Tô Ngọc Hưng, 2010).


Bảng 2.6: Thống kê một số chỉ tiêu về nhân lực trong mẫu các NH nghiên cứu


Chỉ

tiêu

Tổng lao động

(người)

Thu nhập bình quân/năm

(triệu đồng/người)

Lợi nhuận ròng do 01 lao

động tạo ra/năm (triệu đồng)

2008

125.795

162,08

91,75

2009

139.888

217,30

105,75

2010

159.721

241,75

121,32

2011

182.130

226,30

154,36

2012

191.408

149,53

167,11

2013

195.897

118,41

169,96

2014

163.030

126,16

175,80

Nguồn: Phân tích từ báo cáo thường niên của các NHTM khảo sát Chất lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố cơ bản và quan trọng không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp nói chung và các NH nói riêng trong quá trình tồn tại và phát triển. Sau giai đoạn tăng đột biến khi số lượng các NH tại Việt Nam được thành lập mới và mở rộng phạm vi hoạt động giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và đề án tái cơ cấu hệ thống NH, các NHTMVN đã biến đổi theo hướng giảm số lượng, tăng chất lượng nguồn

nhân lực.

2.1.5. Một số hoạt động kinh doanh chính của các NHTMVN

2.1.5.1. Dịch vụ huy động vốn

Với sự đa dạng của sản phẩm tiền gửi, thủ tục huy động nhanh gọn và chuyên nghiệp hơn giúp cho các NHTM giành được lợi thế cạnh tranh so với các kênh huy động khác trên thị trường như: thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm, thị trường trái phiếu chính phủ…. Hình thức huy động vốn tại các NHTMVN hiện nay vẫn thực hiện chủ yếu thông qua hình thức nhận tiền gửi của các tổ chức và cá nhân, phát hành giấy tờ có giá. Các NHTM làm mới các dịch vụ huy động vốn truyền thống này bằng cách gia tăng thêm tiện ích và thay đổi phương thức giao dịch và kênh phân phối sản phẩm.



3.500.000.000


3.000.000.000


2.500.000.000


2.000.000.000


1.500.000.000

Tổng vốn huy động (triệu đồng)

Tổng vốn huy động ngoại tệ (triệu đồng)

1.000.000.000


500.000.000


0

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Hình 2.1: Vốn huy động của các NHTMVN giai đoạn 2008-2014

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của các NHTM khảo sát

Tổng vốn huy động của các NH khảo sát tăng đều qua các năm, số liệu huy động vốn năm 2014 thấp hơn 2013 do năm 2013 không thu thập được số liệu từ Agribank, vốn huy động bằng ngoại tệ tăng đều trong giai đoạn 2008-2011 và giai đoạn 2012-2014 có xu hướng giảm nhẹ. Tuy nhiên, theo số liệu tổng hợp từ báo cáo của NHNN trong bảng 2.7, tổng vốn huy động trong toàn hệ thống NH tăng đều, đến cuối năm 2014, tổng vốn huy động đạt 4.507 nghìn tỷ đồng. Sự tăng giảm vốn huy động của các TCTD là do đáp ứng nhu cầu vốn của xã hội nên các TCTD phải điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu vay vốn hoặc điều chỉnh bởi các chính sách, quy định về huy động vốn của NHNN trong từng giai đoạn.

Bảng 2.7: Vốn huy động của hệ thống ngân hàng giai đoạn 2008 – 2014

Đơn vị tính: nghìn tỷ đồng, %


Chỉ tiêu/ Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Tổng huy động vốn

1.385

1.799

2.451

2.755

3.247

3.894

4.507

Tăng trưởng huy động vốn

22,8

29,9

36,24

12,40

17,86

19,93

15,74

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của NHNN qua các năm


2.1.5.2. Dịch vụ cấp tín dụng

Diễn biến kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây tương đối ổn định, tính ổn định của nền kinh tế là điều kiện rất thuận lợi cho việc đa dạng hóa sản phẩm tín dụng của NHTM. Ngoài các sản phẩm tín dụng mang tính truyền thống như: cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính … còn có một số sản phẩm tín dụng mới được triển khai như: tín dụng thấu chi, bao thanh toán, tài trợ dự án…. Như vậy, cơ sở cấp tín dụng của NHTM không chỉ dựa trên phương án sản xuất kinh doanh mà NH còn mở rộng cấp tín dụng dựa trên các khoản phải thu của KH. NH không chỉ cấp tín dụng bằng tiền mà còn cấp tín dụng bằng tài sản, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải….

3.000.000.000


2.500.000.000


2.000.000.000

Tổng cho vay (triệu đồng)

1.500.000.000


1.000.000.000

Tổng cho vay ngoại tệ (triệu đồng)

500.000.000


0

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Hình 2.2: Dư nợ cho vay của các NHTMVN giai đoạn 2008-2014

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của các NHTM khảo sát

Tổng cho vay của các NH khảo sát tăng đều qua các năm, số liệu cho vay năm 2014 thấp hơn 2013 do năm 2013 không thu thập được số liệu từ Agribank, cho vay bằng ngoại tệ tăng đều trong giai đoạn 2008-2012 và giai đoạn 2013-2014 có xu hướng giảm nhẹ. Tuy nhiên, theo số liệu tổng hợp từ báo cáo của NHNN từ bảng 2.8, tổng dư nợ trong toàn hệ thống NH tăng đều qua các năm. Tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn 2008-2014 cao nhất là 4,08% vào năm 2012, sau đó giảm xuống còn 3,61% năm 2013 và 3,25% năm 2014.


Bảng 2.8: Hoạt động tín dụng của hệ thống NH giai đoạn 2008 – 2014

Đơn vị tính: nghìn tỷ đồng, %


Chỉ tiêu/ Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Tổng dư nợ tín dụng

1.275

1.754

2.476

2.830

3.091

3.478

3.971

Tốc độ tăng trưởng

tín dụng

23,4

37,57

41,16

14,30

9,22

12,52

14,17

Tỷ lệ nợ xấu

3,50

2,60

2,14

3,30

4,08

3,61

3,25

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của NHNN qua các năm

2.1.5.3. Dịch vụ thanh toán

Ngày 29/12/2006 với quyết định 291/2006/QĐ-TTg, Chính phủ phê duyệt “Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam” thì dịch vụ thanh toán qua NH ngày trở nên phổ biến. Với việc triển khai thành công nhiều dự án đầu tư hiện đại hóa công nghệ NH đặc biệt là công nghệ phục vụ cho thanh toán, chất lượng dịch vụ thanh toán của NH được cải thiện đáng kể. Doanh số thanh toán qua các năm đạt mức tăng trưởng cao, năm 2014 đạt doanh số là 5.104 nghìn tỷ đồng; tăng 15,97% so với năm 2013.

Bảng 2.9: Tình hình thanh toán qua NH giai đoạn 2008 – 2014

Đơn vị tính: nghìn tỷ đồng, %


Chỉ tiêu/ Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Tổng doanh số thanh toán

1.622

2.092

2.789

3.126

3.703

4.401

5.104

Tốc độ tăng doanh số thanh toán

20,3

28,98

33,32

12,08

18,46

18,85

15,97

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của NHNN qua các năm

Theo số liệu thống kê của NHNN, trong năm 2008, toàn hệ thống NH có số lượng thẻ trong lưu thông đạt khoảng 14 triệu thẻ, tăng 36% so với cuối năm 2007 với 160 thương hiệu thẻ thuộc 40 tổ chức phát hành thẻ, hệ thống máy ATM (Automatic Teller Machine – Máy giao dịch tự động) có 7.600 máy và gần 25.000 thiết bị POS (Point of Sale – máy chấp nhận thanh toán thẻ), đặc biệt với sự hình thành của 2 liên minh thẻ lớn nhất là Banknet và Smartlink. Việc lựa chọn NH để mở thẻ ATM của KH phụ thuộc vào độ bao phủ của hệ thống ATM, chất lượng dịch


vụ, phí mở thẻ, phí thường niên và các phần mềm ứng dụng. Nhờ có phần mềm ứng dụng hiện đại mà KH có thể giao dịch tại bất cứ chi nhánh nào của một hệ thống NH. Hiện nay, dịch vụ kinh doanh thẻ cũng là mảng quan trọng được nhiều NH chú trọng đầu tư nguồn lực phát triển và gia tăng cạnh tranh bằng nhiều chiến lược cạnh tranh hết sức đa dạng. Cuối năm 2014, Việt Nam có khoảng 71,61 triệu thẻ thanh toán, 16.018 máy ATM và 172.036 thiết bị POS.

Bảng 2.10: Số lượng ATM, POS và thẻ ngân hàng giai đoạn 2008 - 2014


Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

ATM (cái)

7.600

9.700

11.000

13.300

14.200

15.200

16.018

POS (cái)

25.000

34.000

52.000

70.000

104.500

129.600

172.036

Thẻ (triệu thẻ)

14

21,5

30,7

41

54,2

66

71,61

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của NHNN qua các năm

2.2. Hiệu quả hoạt động của các NHTMVN

2.2.1. Quy mô tài sản, vốn chủ sở hữu và thu nhập của các NHTMVN

Việt Nam hiện có nhiều NH có qui mô nhỏ, xuất phát điểm là các NHTM nông thôn nhưng lại vươn ra hoạt động tại thành thị, do đó có tốc độ tăng trưởng tài sản và vốn chủ sở hữu phát triển quá nóng trong những năm qua. Xét các NH trong mẫu nghiên cứu, ta thấy các NH đều có sự gia tăng quy mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu hàng năm. Quy mô của các NHTM tăng đều qua các năm cho thấy các NHTMVN đã không ngừng nâng cao sức mạnh về tài chính để gia tăng khả năng cạnh tranh của mình. Tại Việt Nam hiện nay, số lượng các NH là khá lớn, tuy nhiên quy mô tổng tài sản của từng NH lại không cao khi so sánh với các NH tại các quốc gia phát triển trong khu vực.

Trong giai đoạn nghiên cứu, quy mô tài sản của các NHTM biến động khá mạnh. Năm 2008-2011 là giai đoạn quy mô tài sản của các NHTM tăng nhanh. Trong giai đoạn này, Chính phủ và NHNN thực hiện nới lỏng chính sách vĩ mô nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển, hạn chế tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đặc biệt với chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất đối với các doanh nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM tăng trưởng dư nợ làm cho quy mô tài sản tăng. Các NHTM đã


tập trung vào việc phát triển mạng lưới giao dịch, phát triển hệ thống công nghệ thông tin, trang bị các máy giao dịch tự động, tạo nền tảng cơ sở vật chất vững chắc cho hoạt động của NH trong những năm sau. Đến năm 2012, NHNN tiến hành tái cấu trúc hệ thống NH, động thái trên đã làm cho tốc độ tăng trưởng quy mô tài sản của các NHTM sụt giảm mạnh. Đến năm 2013, tỷ lệ tăng trưởng tài sản lại tăng lên chứng tỏ các NHTM tiếp tục mở rộng hoạt động tín dụng sau khi đảm bảo khả năng thanh khoản của mình.

Bảng 2.11: Quy mô tài sản và vốn chủ sở hữu của các NH trong mẫu nghiên cứu

Đơn vị tính: tỷ đồng


Chỉ tiêu

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Giá trị tài sản

Giá trị trung bình

50.397

66.637

92.539

113.561

118.610

138.549

145.121

Giá trị lớn nhất

400.485

480.937

534.987

562.245

614.947

697.037

661.132

Giá trị nhỏ nhất

1.988

2.524

8.225

10.241

8.597

6.437

7.384

Vốn chủ sở hữu

Giá trị trung bình

5.236

10.389

16.479

16.712

31.470

32.035

32.117

Giá trị lớn nhất

17.613

19.255

27.844

31.005

41.547

54.075

55.013

Giá trị nhỏ nhất

4.080

4.925

6.870

8.531

9.577

11.196

11.127

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên các NHTM khảo sát

Lý do tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của các NH tăng mạnh là do yêu cầu tăng vốn pháp định theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP, theo đó các NHTM phải đáp ứng lộ trình tăng vốn điều lệ theo quy định của NHNN lên mức 3.000 tỷ đồng vào cuối năm 2010. Năm 2012 được coi là năm rất khó khăn của NHTMVN nên việc tăng tổng tài sản và vốn chủ sở hữu bắt đầu giảm. Do có đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015 được triển khai, số lượng các NHTM giảm dần do hoạt động hợp nhất, sáp nhập NH được thực hiện.

Bên cạnh hai hoạt động NH truyền thống là huy động vốn và cho vay, các NHTM đang ngày càng hướng đến việc cung cấp các DVNH hiện đại như dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ thanh toán, dịch vụ tư vấn tài chính … Song song đó, các NH còn tham gia vào các hoạt động kinh doanh khác như: kinh doanh chứng khoán, kinh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/11/2022