Thống Kê Các Biến Độc Lập Ảnh Hưởng Đến Hqhđ Của Nh Được Sử Dụng Trong Các Nghiên Cứu Thực Nghiệm


HQKT là 13%, phi HQKTT là 9% và phi HQQM là 4%. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Tobit, kết quả cho thấy HQHĐ của NH bị ảnh hưởng bởi các nhân tố vi mô, nhân tố ngành và các nhân tố kinh tế vĩ mô. Đặc biệt hơn với các nhân tố vi mô: tổng tài sản, lợi nhuận được đo lường bằng NIM, tính thanh khoản cũng như tỷ lệ vốn chủ sở hữu được tìm thấy là các nhân tố chính ảnh hưởng đến HQHĐ của NH, trong khi với các nhân tố ngành NH thì: thị phần NH và thị phần cho vay được phát hiện có tác động đến HQHĐ của NH.

Ayadi (2014) phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng nguồn lực của các NHTM tại Tunisian giai đoạn 2000-2011, nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy với dữ liệu bảng thông qua mô hình FEM và REM, sau đó sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình. Nghiên cứu ứng dụng phương pháp phân tích phi tham số để đo lường hiệu quả sử dụng nguồn lực của các NHTM tại Tunisian. Mô hình sử dụng biến HQKT theo DEA làm biến phụ thuộc và các biến độc lập lần lượt là: tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi của từng NH so với cả hệ thống NH, tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản, quy mô của các NH đo lường bằng Ln(tổng tài sản) và biến giả về hình thức chủ sở hữu các NHTM. Kết quả nghiên cứu ước lượng HQKT đạt được 57,1%; HQKTT đạt 64,7% và HQQM đạt 86,9%. NHTM có vốn nhà nước hoạt động hiệu quả hơn NHTM tư nhân.

Bảng 1.3: Thống kê các biến độc lập ảnh hưởng đến HQHĐ của NH được sử dụng trong các nghiên cứu thực nghiệm

Biến độc lập

Tác giả

Tương quan


Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản

Nguyễn Việt Hùng (2008)

+

Gul (2011)

-

Nguyễn Thị Loan và Trần Thị Ngọc Hạnh

(2013)

+

Ongore (2013)

+

Ayadi (2014)

+

Tổng tài sản

Nguyễn Việt Hùng (2008)

+

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tác động của dịch vụ ngân hàng quốc tế đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 8




Gul (2011)

+

Ongore (2013)

+

Ayadi (2014)

+

Tổng cho vay/Tổng tài sản

Nguyễn Việt Hùng (2008)

-

Gul (2011)

+

Aremu (2013)

-

Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013)

+

Vốn huy động/Cho vay

Nguyễn Việt Hùng (2008)

-

Nguyễn Thị Loan và Trần Thị Ngọc Hạnh

(2013)

-


Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Gul (2011)

+

Aremu (2013)

+

Ongore (2013)

-

Nguyễn Minh Sáng (2014)

-


Tỷ lệ lạm phát

Gul (2011)

+

Aremu (2013)

-

Ongore (2013)

-

Nguyễn Minh Sáng (2014)

-

Nguồn: Tổng hợp các nghiên cứu

Qua khảo sát các công trình nghiên cứu trên, tác giả nhận thấy các nghiên cứu hầu hết sử dụng phương pháp DEA để ước lượng HQHĐ khi áp dụng phương pháp phân tích hiệu quả biên; phương pháp hồi quy Pooled OLS, FEM, REM cũng đã sử dụng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến HQHĐ trong các nghiên cứu. Điều này chứng tỏ tính ưu việt của phương pháp DEA và phương pháp hồi quy trong việc đánh giá bức tranh tổng thể HQHĐ và các nhân tố tác động đến HQHĐ của các NHTM ở từng quốc gia.

1.4.3. Một số vấn đề còn tồn tại trong các nghiên cứu

Qua tổng quan lý thuyết và các công trình nghiên cứu thực nghiệm tại quốc gia hay khu vực cho thấy, hiện nay việc nghiên cứu tác động của DVNHQT đến


HQHĐ của các NHTM là hết sức quan trọng và có giá trị vì nghiên cứu sẽ hỗ trợ cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản trị NH và các nhà đầu tư trong việc ra quyết định. Nghiên cứu này dựa trên những nghiên cứu trước và có những điểm mới dựa trên những cơ sở sau:

(i) Hội nhập kinh tế tạo điều kiện cho hệ thống NH và các DVNH phát triển theo như nghiên cứu của Claessens (2009), Sufian (2011). Hội nhập tạo động lực cho các NHTM trong nước đổi mới và phát triển, hoạt động kinh doanh trong môi trường toàn cầu. Các NHTM có thể mở rộng mạng lưới hoạt động ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới để tối đa HQHĐ. Bên cạnh đó, các NHTM có thể đạt được lợi ích kinh tế theo quy mô cao hơn khi toàn bộ tài sản của mình được khai thác triệt để ở quy mô toàn cầu (Nguyễn Thị Cẩm Thủy, 2012).

(ii) Đa dạng hóa DVNH trong đó đa dạng hóa các DVNH trong nước và DVNHQT sẽ giúp các NH tối đa hóa lợi nhuận (Chiorazzo và cộng sự, 2008; Gurbuz và cộng sự, 2013; Võ Xuân Vinh và cộng sự, 2015; Nguyễn Thị Cành và cộng sự, 2015). Để giữ được KH trong hiện tại và thu hút thêm KH tiềm năng trong tương lai, không có gì khác hơn là các NH phải cung ứng cho KH các DVNH đa dạng và phong phú. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, nếu các NHTMVN không tìm cách đa dạng hóa DVNH thì thị phần bị mất đi là điều tất yếu sẽ xảy ra bởi sự cạnh tranh của các NH liên doanh và NH nước ngoài. Chính vì vậy, đa dạng DVNH là một xu hướng phát triển tất yếu của các NHTMVN.

(iii) Thực tế cho thấy có nhiều công trình nghiên cứu về các DVNH nói chung tác động đến HQHĐ (Khrawish, 2011; Ngo Dang Thanh, 2012; Aremu, 2013; Nguyễn Minh Sáng, 2014 … ), tuy nhiên vẫn chưa có công trình nào trong nước và trên thế giới nghiên cứu đưa ra một mô hình định lượng về tác động của DVNHQT đến HQHĐ của các NHTM.

Vì vậy, luận án này sẽ có những điểm khác biệt so với các nghiên cứu trước đây về nội dung nghiên cứu và cả mô hình nghiên cứu khi sử dụng mô hình hồi quy Pooled OLS, FEM, REM, FGLS để đánh giá DVNHQT tác động đến HQHĐ của các NHTMVN giai đoạn 2008-2014. Qua đó, đây cũng là cơ sở để hoàn thiện


được một khung chính sách hợp lý trong quá trình quản lý hoạt động của các NH ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.

Trên cơ sở hệ thống lại các khung lý thuyết, tổng quan các kết quả nghiên cứu thực nghiệm, luận án sẽ cung cấp kết quả đáng tin cậy về tác động của DVNHQT đến HQHĐ của các NH. Ngoài ra, với nguồn dữ liệu được cập nhật, phương pháp nghiên cứu được sử dụng phù hợp với nguồn dữ liệu, nghiên cứu hy vọng sẽ đạt được những kết quả phân tích và nhận định mang tính chính xác cao, từ đó là cơ sở khoa học cho việc nâng cao HQHĐ đứng trên giác độ phát triển DVNHQT trong thời gian tới.


Kết luận chương 1


Kể từ ngày 01/04/2007, các NH 100% vốn nước ngoài được đối xử hoàn toàn bình đẳng như các NH trong nước nên mức độ cạnh tranh kinh doanh vốn đã khốc liệt nay lại càng khốc liệt hơn. Thị trường tài chính NH giờ đây phải chịu sức ép rất lớn từ quá trình hội nhập, các NHTM trong nước sẽ bị cạnh tranh gay gắt bởi các trung gian tài chính phi NH và các NH nước ngoài. Sự gia tăng sức ép cạnh tranh sẽ tác động đến HQHĐ của NH. Các NH cạnh tranh kém hoặc không có khả năng cạnh tranh sẽ được thay thế bằng các NH hoạt động hiệu quả hơn. Như vậy, có thể nói hiệu quả đã trở thành tiêu chí quan trọng để đánh giá sự tồn tại của một NH trong điều kiện môi trường cạnh tranh quốc tế ngày càng gia tăng.

Trên nền tảng lý thuyết về DVNHQT và HQHĐ, tác giả đã tiến hành khảo sát các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về DVNHQT và HQHĐ trong nước và ngoài nước. Đây là căn cứ rất quan trọng được sử dụng để xây dựng mô hình lý thuyết, mô hình nghiên cứu thực nghiệm, hệ thống các biến nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu phục vụ cho quá trình nghiên cứu tác động của DVNHQT đến HQHĐ của NH. Cuối cùng, việc tổng kết các kết quả nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến DVNHQT và HQHĐ của NH cho phép tác giả tìm ra khoảng trống trong nghiên cứu, từ đó định hướng vấn đề nghiên cứu.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM


Trong chương 2, tác giả trình bày bức tranh tổng quát về thực trạng hoạt động kinh doanh của các NHTMVN thông qua mạng lưới hoạt động, năng lực tài chính, hoạt động tín dụng, huy động vốn và hoạt động thanh toán; một số chỉ tiêu đánh giá HQHĐ như ROA, ROE và NIM của các NHTMVN giai đoạn 2008-2014. Ngoài ra, tác giả còn trình bày và đánh giá về DVNHQT như cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh DVNHQT tại Việt Nam, dịch vụ kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ thanh toán quốc tế, dịch vụ bao thanh toán, dịch vụ NHĐL … để có bức tranh tổng thể về hoạt động kinh doanh của các NH.


2.1. Hoạt động kinh doanh của các NHTMVN

2.1.1. Mạng lưới hoạt động của các NHTMVN

Ngành NH Việt Nam mới thực sự bắt đầu phát triển từ năm 1990. Từ hệ thống NH một cấp, đến nay Việt Nam đã có hệ thống NH 2 cấp với sự đa dạng về sở hữu loại hình các NH bao gồm: NHTM nhà nước, NHTMCP, NH hợp tác xã, NH chính sách, NH liên doanh, NH 100% vốn nước ngoài và chi nhánh NH nước ngoài; các tổ chức tín dụng phi NH bao gồm: công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính ... Đến hết năm 2014, hệ thống NHTM hoạt động tại Việt Nam gồm có: 05 NHTM nhà nước bao gồm: Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank, MHB (BIDV, Vietcombank, Vietinbank, BIDV đã được cổ phần hóa nhưng nhà nước vẫn sở hữu trên 51% vốn nên xếp vào loại hình NHTM nhà nước); 33 NHTMCP; 54 NH nước ngoài và chi nhánh NH nước ngoài; 04 NH liên doanh. Sự tồn tại của nhiều loại hình NHTM với quy mô khác nhau đã tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu đa dạng của KH về DVNH.


Bảng 2.1: Số lượng các NHTMVN từ 2008 – 2014


Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

1. NHTM nhà nước

5

5

5

5

5

5

5

2. NHTMCP

40

39

37

35

34

33

33

3. NH nước ngoài và chi

nhánh NH nước ngoài

44

45

53

55

54

58

54

4. NH liên doanh

5

5

5

4

4

4

4

Tổng cộng

94

94

100

99

97

100

96

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của NHNN

2.1.2. Năng lực tài chính

Vốn tự có thể hiện năng lực và sức mạnh trong cuộc đua cạnh tranh của các NHTM bởi vì vốn tự có thể hiện lòng tin và sự chắc chắn đối với KH, là tấm đệm để đảm bảo cho mỗi NH chống đỡ được những rủi ro trong hoạt động của NHTM cũng như chống đỡ trước những biến động của môi trường kinh doanh. Tính đến 31/12/2014, quy mô vốn điều lệ của các NHTMVN còn khiêm tốn, do vậy năng lực tài chính của các NHTM trong nước vẫn là vấn đề cần quan tâm. Các NHTM đã nhiều lần tăng vốn trong thời gian gần đây nhưng với mức vốn như hiện nay chỉ đáp ứng một phần những nhu cầu hoạt động của các NHTM trong quá trình hội nhập. Trong thời gian sắp tới, các NHTM phải có biện pháp tăng vốn hiệu quả để có thể cạnh tranh được với các tổ chức tài chính nước ngoài.

Bảng 2.2: Vốn điều lệ của các NHTMVN đến năm 2014

Đơn vị tính: tỷ đồng


STT

NH

Vốn điều lệ

STT

NH

Vốn điều lệ

1

Vietinbank

37.234

20

DongAbank

5.000

2

Viecombank

26.650

21

Tienphongbank

5.550

3

BIDV

28.112

22

BacAbank

3.700

4

Agribank

28.840

23

MDbank

3.750

5

Sacombank

12.425

24

OCB

3.547



6

Militarybank

11.594

25

VietAbank

3.098

7

Techcombank

8.878

26

MHB

3.369

8

Eximbank

12.355

27

Saigonbank

3.080

9

SCB

12.295

28

Kienlongbank

3.000

10

ACB

9.377

29

PGbank

3.000

11

SHB

8.865

30

NamAbank

3.000

12

PVcombank

9.000

31

Vietcapitalbank

3.000

13

Maritimebank

8.000

32

NCB

3.010

14

VPbank

6.347

33

Phuongnambank

4.000

15

HDbank

8.100

34

Oceanbank

4.000

16

VIB

4.250

35

Baovietbank

3.150

17

LienvietPostbank

6.460

36

VNBC

4.500

18

Anbinhbank

4.798

37

Westernbank

3.000

19

SeAbank

5.465

38

GPbank

3.018

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của NHNN

Nhóm NHTM nhà nước đồng thời cũng là nhóm gồm 4 NH có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống đều trên 20 nghìn tỷ đồng (Agribank, BIDV, Vietinbank và Vietcombank), duy chỉ có MHB là NH quy mô nhỏ. Nhóm NHTMCP có 4 NH có vốn điều lệ từ 10 nghìn - 20 nghìn tỷ đồng gồm: Militarybank, SCB, Sacombank, Eximbank. Các NH có vốn điều lệ từ 5 nghìn -10 nghìn tỷ đồng có 11 NH, số còn lại là các NH với vốn điều lệ dưới 5 nghìn tỷ đồng. Một cản trở rất lớn cho sự phát triển qui mô tài sản theo quy định, đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu để cạnh tranh mở rộng thị phần hoạt động của NHTMVN so với NH nước ngoài trong xu hướng hội nhập đó chính là qui mô vốn. Vốn điều lệ của các NHTMVN tuy có tăng trưởng nhưng qui mô vốn vẫn còn khá nhỏ so với các NH trong khu vực và trên thế giới. Theo quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 22/11/2006, mức vốn điều lệ áp dụng cho các NHTMCP đến cuối năm 2008 tối thiểu là 1.000 tỷ đồng và cuối năm 2010 là 3.000 tỷ đồng. Mặc dù tính đến thời điểm 31/12/2014, không còn NH nào có mức vốn điều lệ dưới 3.000 tỷ đồng nhưng


quy mô của các NH thì vẫn còn nhỏ bé, chỉ có 4 NHTMVN có vốn điều lệ trên 1 tỷ USD.

Bảng 2.3: Quy mô vốn điều lệ các NH trên thế giới và tại Việt Nam cuối 2014

Đơn vị tính: triệu USD


STT

10 NH trên thế giới

Vốn

10 NH tại Việt Nam

Vốn

1

ICBC

248.608

Vietinbank

1.752

2

China construction bank

202.119

Agribank

1.357

3

JP Morgan

186.632

Vietcombank

1.254

4

Bank of China

184.231

BIDV

1.323

5

Bank of America

168.973

Eximbank

581

6

Agricultural Bank of China

167.699

Sacombank

585

7

Citigroup

166.519

Militarybank

546

8

Wells Fargo & Co

154.666

SCB

579

9

HSBC Holdings

152.739

ACB

441

10

Mitsubishi UFJ

117.645

PVcombank

424

Nguồn: www.thebanker.com/top1000 và tổng hợp từ báo cáo các NHTM khảo sát

Sau khi gia nhập WTO năm 2007, Việt Nam đã mở cửa thị trường với các NH nước ngoài. Tính đến thời điểm 31/12/2014 đã có 5 NH 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam đó là: HSBC, Standard Chattered Bank, ANZ, Shinhan, Hongleon; 49 chi nhánh NH nước ngoài và 04 NH liên doanh cho thấy sự cạnh tranh giữa các NH trong nước và NH nước ngoài sẽ ngày càng khốc liệt hơn. Trước sự tham gia vào thị trường Việt Nam ngày càng nhiều của các NH nước ngoài, các NH trong nước buộc phải có những chuẩn bị như tăng vốn, hợp tác với NH nước ngoài để hạn chế mất thị phần.

Bảng 2.4: Cổ đông chiến lược nước ngoài tại các NHTMVN đến 31/12/2014


STT

NH nước ngoài đầu tư

NH trong nước

Tỷ lệ

Thời điểm

1

ANZ

Sacombank

10%

3/2005

2

Standard Chartered Bank

ACB

15%

6/2005

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/11/2022