Mối Liên Hệ Giữa Dịch Vụ Ngân Hàng Quốc Tế Và Hiệu Quả Hoạt Động Của Nh


lực đầu vào đa dạng từ nhiều nguồn cũng như các hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng phức tạp nên việc xây dựng hàm sản xuất mô phỏng hoạt động của các NH là rất khó khăn. Chính do tính phức tạp này mà phương pháp tham số ít được sử dụng trong phân tích ở Việt Nam nói chung và áp dụng trong phân tích nói riêng cho hệ thống NH (Nguyễn Việt Hùng, 2008).

Cách tiếp cận phi tham số không yêu cầu đưa ra một dạng hàm cụ thể, cũng như không đòi hỏi các ràng buộc về hình dáng của đường biên thực hiện tốt nhất. Phương pháp thường được sử dụng trong cách tiếp cận này là phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA, đây là phương pháp được sử dụng ngày càng phổ biến để đo lường hiệu quả trong hoạt động kinh doanh NH hiện đại (Grigorian, 2002). Phương pháp DEA được khởi xướng bởi Farrel (1957) và sau này được tiếp tục phát triển bởi Charnes, Cooper và Rhodes (1978); Banker, Charnes và Cooper (1984) và nhiều nhà khoa học khác nhằm đo lường hiệu quả kinh tế của một doanh nghiệp hay một đơn vị (Decision Making Unit – DMU). Phương pháp này dựa trên quan điểm cho rằng, nếu có thể ước lượng được đường giới hạn khả năng sản xuất của một đơn vị dựa trên tập hợp các biến đầu vào cho trước thì có thể xác định được hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố đầu vào đó dựa trên tỷ lệ giữa kết quả thực tế đạt được và khả năng sản xuất. Theo phương pháp DEA thì một đơn vị hoạt động tốt nhất sẽ có chỉ số hiệu quả là 1 và các đơn vị hoạt động phi hiệu quả có chỉ số

<1. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng, những thông tin thu được qua phân tích DEA rất có ích cho các nhà quản lý trong việc nhận diện thực tiễn hoạt động của đơn vị mình, từ đó có những hoạch định và chiến lược linh hoạt để cải thiện tình hình đó.

Nghiên cứu sử dụng phương pháp DEA được chính thức giới thiệu trong nghiên cứu của Charnes, Cooper, Rhodes (1978) và Banker, Charnes, Cooper (1984) gồm có mô hình hiệu quả không đổi theo quy mô (Constant returns to scale

- CRS) và mô hình hiệu quả biến đổi theo quy mô (Variable returns to scale – VRS). Trong mô hình DEAVRS lại được chia nhỏ thành hiệu quả giảm theo quy mô (Decrease returns to scale – DRS), hiệu quả tăng theo quy mô (Increase returns to


scale – IRS). Phương pháp DEA cho thấy có hai nguồn gây ra tính không hiệu quả về mặt kỹ thuật toàn bộ đó là tính không hiệu quả về quy mô và tính không hiệu quả về kỹ thuật thuần. Kết quả của DEA bao gồm: hiệu quả kỹ thuật (HQKT) hay HQKT toàn bộ, hiệu quả kỹ thuật thuần (HQKTT) và hiệu quả quy mô (HQQM).

Khi tính toán HQHĐ theo mô hình DEACRS và DEAVRS với cùng dữ liệu, nếu có sự khác biệt về điểm hiệu quả kỹ thuật giữa hai mô hình của một NH nào đó chứng tỏ NH đó không hiệu quả quy mô. Sự không hiệu quả quy mô này có thể được tính từ sự khác biệt giữa điểm TE của DEACRS và điểm TE của DEAVRS. Mối quan hệ của điểm HQKT với giả định CRS và điểm HQKT với giả định VRS được thể hiện như sau: TE = PTE x SE với TE (Technical Efficiency): điểm HQKT với giả định CRS; PTE (Pure Technical Efficiency): HQKTT, là kết quả của mô hình DEA với giả định VRS; SE (Scale Efficiency): HQQM.

HQKTT phản ánh năng lực quản lý tổ chức các đầu vào trong quá trình sản xuất. Vì vậy, HQKTT có thể được sử dụng như là chỉ số để đo lường năng lực quản lý. Trong khi đó, HQQM cho biết khả năng của ban quản trị chọn lựa quy mô tối ưu của các nguồn lực để xác định quy mô của NH. Nói cách khác, HQQM cho biết sự chọn lựa quy mô sản xuất để đạt được mức sản xuất mong đợi. Một quy mô không phù hợp (quá lớn hay quá nhỏ) có thể là nguyên nhân gây ra phi hiệu quả kỹ thuật. Mô hình DEACRS xác định HQKT toàn bộ trong khi đó mô hình DEAVRS cho biết HQKTT và HQQM. Điều kiện DRS ngụ ý rằng quy mô của NH quá lớn và NH có thể cải thiện năng suất các yếu tố đầu vào và theo đó giảm các chi phí đơn vị bằng cách giảm quy mô. Còn điều kiện IRS cho biết NH có thể cải thiện năng suất các yếu tố đầu vào để giảm các chi phí đơn vị bằng cách tăng quy mô.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.

Chỉ số Malmquist cho phép ước lượng sự thay đổi năng suất nhân tố tổng hợp và sự thay đổi của các thành phần hiệu quả có liên quan như thay đổi hiệu quả kỹ thuật, thay đổi tiến bộ công nghệ, thay đổi hiệu quả kỹ thuật thuần và thay đổi hiệu quả theo quy mô. Chỉ số Malmquist là tích số giữa chỉ số thay đổi tiến bộ công nghệ và thay đổi hiệu quả kỹ thuật. Vì vậy, việc tăng lên hay giảm đi trong mỗi bộ phận của chỉ số Malmquist sẽ dẫn tới việc giá trị của bộ phận đó >1 hay <1. Chỉ số


Nghiên cứu tác động của dịch vụ ngân hàng quốc tế đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 6

này lớn hơn 1 có nghĩa là thay đổi năng suất nhân tố tổng hợp gia tăng, năng suất giảm sẽ gắn với việc chỉ số Malmquist nhỏ hơn 1.

Phương pháp DEA có nhiều hạn chế như kết quả tính được không phải là tuyệt đối vì hiệu quả chỉ xem xét trong mẫu nghiên cứu nên kết quả chỉ mang tính tương đối, thực tế có thể có những NH ngoài mẫu nghiên cứu hiệu quả hơn NH hiệu quả nhất trong mẫu, chính vì vậy trong những mẫu nghiên cứu khác nhau thì hiệu quả tương đối khác nhau, có NH hiệu quả trong mẫu nghiên cứu này nhưng không hiệu quả trong mẫu nghiên cứu khác. Tuy nhiên, phương pháp DEA vẫn được sử dụng phổ biến hiện nay do có khả năng phân tích số lượng lớn các yếu tố đầu vào và đầu ra cũng như không phải chỉ định dạng hàm sản xuất nên rất thích hợp sử dụng để phân tích HQHĐ của các đơn vị sản xuất có hoạt động kinh doanh phức tạp như các NHTM. Trong phạm vi của nghiên cứu này, tác giả chọn phương pháp phân tích phi tham số và phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) được lựa chọn làm đại diện cho phương pháp phân tích phi tham số để nghiên cứu về HQHĐ của các NHTMVN.

Giai đoạn quan trọng trong việc áp dụng phương pháp DEA vào việc đánh giá HQHĐ của các NHTM là việc xây dựng mô hình các biến đầu vào và đầu ra cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh của các NHTM. Theo Mlina (2002), do bản chất phức tạp trong hoạt động của NH mà có nhiều cách xác định đầu vào và đầu ra. Các công trình nghiên cứu khác nhau trên thế giới phân tích về HQHĐ của các NHTM cho thấy có một số cách tiếp cận thông dụng như: phương pháp tiếp cận sản xuất xem NHTM là doanh nghiệp sử dụng vốn và lao động để tạo ra các sản phẩm tiền gửi và cho vay khác nhau; phương pháp tiếp cận trung gian xem NHTM là định chế tài chính trung gian giúp luân chuyển vốn trong nền kinh tế, nhận tiền gửi từ KH và cho KH khác vay; phương pháp tiếp cận chi phí doanh thu thì phân tích các nhân tố cấu thành nên chi phí và doanh thu của NHTM làm biến đầu vào và đầu ra.

1.3. Mối liên hệ giữa dịch vụ ngân hàng quốc tế và hiệu quả hoạt động của NH

HQHĐ luôn là vấn đề được các tổ chức kinh tế quan tâm và NH cũng không


ngoại lệ. NH kinh doanh có hiệu quả cho thấy năng lực của NH đối với KH và đối tác, đồng thời thu hút các nhà đầu tư, từ đó đảm bảo sự ổn định và phát triển của NH. Như vậy, nâng cao HQHĐ luôn là mối quan tâm hàng đầu của các NH. Việc đánh giá HQHĐ của các NHTM không những chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với các NH trong việc xem xét sử dụng các nguồn lực một cách tổng thể, tăng cường năng lực cạnh tranh mà còn có ý nghĩa đối với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện cho các NH hoạt động tốt hơn.

Xu thế mở cửa và hội nhập kinh tế của Việt Nam hiện nay đã mở ra rất nhiều cơ hội kinh doanh quốc tế cho các chủ thể trong nền kinh tế trong đó có hệ thống NHTM. Claessens (2009) cho rằng toàn cầu hóa giúp các NH hội nhập sâu hơn và phát triển hơn. Sufian (2011) nghiên cứu về tác động của toàn cầu hóa đến HQHĐ của hệ thống NHTM Trung Quốc và chỉ ra rằng hội nhập kinh tế sâu hơn ảnh hưởng tích cực đến HQHĐ của NH. Trong xu hướng phát triển kinh tế thế giới hiện nay, các quốc gia đều không ngừng phát triển kinh tế đối ngoại. Trong phạm vi ngành NH, các quan hệ kinh tế đối ngoại đã hình thành nên DVNHQT. Đây là lĩnh vực kinh doanh không thể thiếu đối với các NHTM hiện đại. Trong những năm gần đây, DVNHQT của các NHTM trên thế giới đã tăng lên mạnh mẽ cùng với sự mở rộng hợp tác kinh tế giữa các quốc gia. Các NHTM trong nước hợp tác với các NHTM ở nước ngoài để tiến hành các dịch vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh đối ngoại đã được mở rộng, số lượng các KH bao gồm cả doanh nghiệp và cá nhân có hoạt động kinh doanh quốc tế cũng tăng lên đáng kể. Phát triển các DVNHQT là xu thế tất yếu nhằm thích nghi với hội nhập kinh tế của các NH.

Hiệu quả là điều kiện quyết định sự sống còn và phát triển của một NH, bởi vậy nâng cao hiệu quả cũng có nghĩa là tăng cường năng lực tài chính, năng lực điều hành và phát triển các DVNH cả DVNH trong nước và DVNHQT để tạo ra tích lũy và có điều kiện mở rộng các hoạt động kinh doanh góp phần củng cố và nâng cao thương hiệu của các NHTM. Muốn NH hoạt động có hiệu quả thì chính các DVNH trong nước và DVNHQT của NH phải có hiệu quả, chính vì vậy DVNHQT là một dịch vụ quan trọng tác động đến HQHĐ của NH. Có nhiều công


trình trên thế giới nghiên cứu nhân tố tác động đến HQHĐ của NH và từ các kết quả nghiên cứu đó, các tác giả đã đề xuất các giải pháp thích hợp để nâng cao HQHĐ của NH. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ xem xét về các DVNH nói chung mà chưa có nghiên cứu cụ thể nào về DVNHQT. Trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu này, tác giả nghiên cứu xem xét DVNHQT có tác động đến HQHĐ của NHTM hay không và từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp.

Nghiên cứu của Gul và cộng sự (2011) sử dụng bộ dữ liệu của 15 NH lớn nhất tại Pakistan giai đoạn từ 2005-2009 và các chỉ số kinh tế vĩ mô trong giai đoạn này. Nghiên cứu sử dụng mô hình Pooled OLS, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, những nhân tố như tổng tài sản, quy mô tiền gửi, dư nợ cho vay tăng sẽ tạo ra được nhiều lợi nhuận cho NH hơn. Ngoài ra, tác giả còn kết luận các yếu tố vĩ mô như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát tác động đáng kể lên HQHĐ của NH.

Aremu và cộng sự (2013) nghiên cứu HQHĐ của các NHTM tại Nigeria trong giai đoạn 1980-2010 với các biến có tác động ngược chiều đến HQHĐ của NHTM tại Nigeria như: tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ trích lập dự phòng, lạm phát và các biến có tác động cùng chiều làm tăng HQHĐ của NH như: tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi, tổng tài sản, tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ tổng lương trên tổng tài sản, chi phí đầu tư nhân viên.

Ongore và cộng sự (2013) nghiên cứu HQHĐ của các NHTM tại Kenya trên dữ liệu bảng của 37 NH tại Kenya trong giai đoạn 2001-2010 bằng phương pháp hồi quy Pooled OLS. Kết quả cho thấy các biến có tác động cùng chiều: tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ phí trên tổng lợi nhuận. Các biến có tác động ngược chiều: tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát. Biến tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi không có ý nghĩa thống kê.

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến HQHĐ của các NHTMVN do Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013) thực hiện. Nghiên cứu cho thấy, tổng chi phí hoạt động trên doanh thu có tương quan nghịch với cả ROA và ROE, hệ số tự tài trợ càng cao thì ROA tăng nhưng lại làm ROE giảm, tỷ lệ cho vay so với tổng tài sản càng cao thì HQHĐ của NH càng cao, tỷ lệ nợ xấu càng cao thì HQHĐ


của các NH càng giảm, NHTM nhà nước hoạt động kém hiệu quả hơn so với các NHTM khác.

Nghiên cứu của Nguyễn Minh Sáng (2014) về các nhân tố tác động đến HQHĐ của các NHTMVN với biến phụ thuộc của nghiên cứu là HQKT và hiệu quả chi phí cho thấy: vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, quy mô NH, tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản có tác động cùng chiều với HQHĐ; tỷ lệ dự phòng rủi ro nợ xấu trên tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát có tác động ngược chiều đến HQHĐ.

Hệ thống NHTM được xem như hệ tuần hoàn của thị trường tài chính tiền tệ nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Một NH kinh doanh có hiệu quả sẽ góp phần vào sự tăng trưởng của nền kinh tế, gia tăng năng lực cạnh tranh, nhất là trong điều kiện thị trường tài chính Việt Nam đang phải chịu sức ép rất lớn từ quá trình hội nhập. Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra những cơ hội phát triển hoạt động kinh doanh cho hệ thống NHTMVN, đồng thời cũng đặt các NH trước những thách thức. Để tận dụng được những cơ hội của hội nhập, các NHTMVN cần phải xây dựng lộ trình mở cửa kinh doanh, phát triển dịch vụ thích hợp nhằm phát huy thế mạnh, hạn chế điểm yếu, trở thành những NH đa năng hiện đại. Phát triển mảng DVNHQT là một giải pháp cho các NHTMVN thực hiện mục tiêu này.

DVNHQT không thể đứng riêng lẻ mà chỉ có thể phát triển tốt trong mối liên hệ ngang dọc với các dịch vụ khác của NH, cùng nhau hỗ trợ vươn lên và cùng kiểm soát lẫn nhau. Xét về bản chất cũng như lịch sử phát triển, DVNHQT luôn luôn là một bộ phận cơ hữu, gắn chặt với DVNH nội địa và tạo ra toàn bộ hoạt động kinh doanh của một NH. Một nền kinh tế mở, tiến tới hội nhập với thị trường thế giới phải được một cơ cấu tài chính hiện đại vững mạnh hỗ trợ, trong đó hệ thống NH đặc biệt là các NHTM qua các dịch vụ cung ứng làm hậu thuẫn hỗ trợ cho ngoại thương phát triển. Ngược lại, một nền kinh tế muốn phát triển thì phải có một hệ thống NH mạnh. DVNHQT là một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của NH và sự phát triển của DVNHQT chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến HQHĐ của NH.


DVNHQT hỗ trợ tích cực cho ngoại thương phát triển, góp phần tạo nên những quốc gia giàu mạnh. Một nền kinh tế với hệ thống NH có DVNHQT phát triển sẽ dễ dàng xâm nhập vào thị trường thế giới, thu hút vốn đầu tư, tạo sự lưu chuyển các dòng tài chính, lưu thông các dòng vật chất, tạo thu nhập cho nền kinh tế. DVNHQT chính là cánh cửa và đường dẫn để vốn trong nước giao tiếp với nước ngoài qua đó thúc đẩy việc chuyên môn hóa sản xuất tối ưu ở tầm quốc tế cùng hiện đại hóa nhanh chóng nền tài chính nước nhà. Với nền kinh tế mở, mối quan hệ kinh tế với nước ngoài là đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế ở nước ta mà mối quan hệ này muốn tồn tại và phát triển thì phải nhờ vào các DVNHQT. Do vậy, việc nghiên cứu về DVNHQT của các NHTMVN là rất cần thiết và việc nghiên cứu tác động của DVNHQT đến HQHĐ là thật sự có ý nghĩa.

1.4. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước về hiệu quả hoạt động và dịch vụ ngân hàng quốc tế, khoảng trống trong nghiên cứu tại Việt Nam

1.4.1. Các nghiên cứu công bố ở trong nước

Lê Thành Lân (2004) nghiên cứu các giải pháp nhằm mở rộng DVNHQT tại NHTMCP công thương Việt Nam (Vietinbank). Đề tài đã hệ thống hóa các nhận thức cơ bản về DVNHQT, nêu rõ những lợi ích của mỗi DVNHQT, quá trình thực hiện DVNHQT của Vietinbank và nêu một số giải pháp nhằm phát triển DVNHQT tại Vietinbank. Trên cơ sở sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp quy nạp, diễn dịch, luận án đã phân tích trên quan điểm hệ thống và thực tiễn, từ trong nội bộ các mặt DVNHQT đang được thực hiện tại một NHTM cụ thể nhằm đưa ra các đánh giá trung thực về dịch vụ này, nêu lên các thành tích đạt được, khái quát lên các tồn tại cùng đề xuất cách xử lý.

Trần Huy Hoàng & cộng sự (2006) với nghiên cứu giải pháp phát triển DVNHQT của các NHTM ở Việt Nam đã hệ thống hóa các nhận thức cơ bản về DVNHQT, phân tích thực trạng vận dụng các DVNHQT tại Việt Nam thời gian qua, trên cơ sở phân tích thực trạng đã chỉ ra những hạn chế cũng như những nguyên nhân của hạn chế, từ đó đưa ra các giải pháp phát triển DVNHQT của các NHTM ở Việt Nam.


Nguyễn Thị Cẩm Thủy (2012) đưa ra lý luận chung về phát triển các DVNHQT của các NHTM trong điều kiện hội nhập, trên cơ sở các nghiên cứu thực tế và thực trạng về DVNHQT tại các NHTMVN, tác giả đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển các DVNHQT, từ cơ sở tham khảo kinh nghiệm phát triển DVNHQT trong điều kiện hội nhập của một số NHTM trên thế giới, tác giả đã nêu ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển các DVNHQT tại các NHTMVN.

Như vậy, với các nghiên cứu chuyên sâu về DVNHQT tại Việt Nam, các tác giả chỉ mới dừng lại ở phương pháp thống kê mô tả hoặc quy nạp, diễn dịch mà chưa áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để nghiên cứu chuyên sâu về HQHĐ và DVNHQT.

Nghiên cứu của Ngô Đăng Thành (2010) sử dụng phương pháp DEA để đánh giá HQHĐ của 22 NHTMVN năm 2008. Nghiên cứu sử dụng các biến đầu vào gồm chi phí tiền lương, chi phí trả lãi và các khoản tương tự, các khoản chi phí khác; các biến đầu ra gồm tổng tài sản, thu nhập từ lãi và các khoản tương tự, các khoản thu nhập khác. Kết quả ước lượng chỉ ra trong số 22 NHTMVN nghiên cứu, có 6 NH có hiệu quả tối ưu, HQKT trung bình đạt 91,7%, HQKTT đạt 97%, HQQM đạt 94,6%. NHTMCP ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là NH duy nhất trong 5 NHTM nhà nước nghiên cứu đạt đến đường giới hạn khả năng sản xuất.

Liễu Thu Trúc và Võ Thành Danh (2012) cũng đã ứng dụng phương pháp bao dữ liệu DEA để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến HQHĐ của hệ thống NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006-2009. Các tác giả chọn yếu tố đầu vào là chi phí nhân viên, chi phí khấu hao, chi trả lãi vay và các khoản tương tự, chi hoạt động khác và các yếu tố đầu ra bao gồm: thu nhập từ lãi và các khoản tương đương, thu nhập ngoài lãi và các khoản tương đương. Số liệu nghiên cứu dựa trên báo cáo thường niên của 22 NHTMCP giai đoạn 2006-2009. Kết quả chỉ ra rằng, những NH quy mô lớn có lợi thế về chi phí hơn hẳn các NH có quy mô nhỏ. Hiệu quả kinh tế của hệ thống NHTMCP đang có xu hướng tăng thể hiện qua chỉ số hiệu quả kinh tế

Xem tất cả 221 trang.

Ngày đăng: 24/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí