Tình Hình Thu Nhập Của Các Nhtmvn Trong Mẫu Nghiên Cứu


doanh ngoại tệ, các hoạt động đầu tư. Việc đa dạng hóa nguồn thu nhập đã giúp các NH phân tán được những rủi ro trong kinh doanh và không phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động tín dụng. Nhìn chung qua tất cả các năm, tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng thu nhập luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập. Điều này cho thấy các NHTMVN đã quá tập trung vào hoạt động tín dụng. Vì thế khi rủi ro tín dụng xảy ra, chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận của NH.

Năm 2008, thu nhập ngoài lãi trung bình đạt giá trị trung bình 542 tỷ đồng. Năm 2009, với những nổ lực của NHNN nhằm đối phó với tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam từng bước được hồi phục, thị trường chứng khoán có những bước phát triển lạc quan hơn, thu nhập trung bình ngoài lãi tăng lên đạt 667 tỷ đồng nhưng thu nhập lãi trung bình giảm xuống còn 4.785 tỷ đồng, đây cũng là năm có thu nhập lãi trung bình thấp nhất giai đoạn 2008- 2014. Thu nhập lãi trung bình cao nhất là năm 2011 với 12.619 tỷ đồng và giảm dần đến năm 2014 còn 9.365 tỷ đồng. Thu nhập ngoài lãi tuy chiếm tỷ trọng thấp nhưng nhìn chung có xu hướng tăng qua các năm, ngoại trừ năm 2011 có thu nhập ngoài lãi trung bình là 594 tỷ đồng và năm 2012 là 672 tỷ đồng.

Bảng 2.12: Tình hình thu nhập của các NHTMVN trong mẫu nghiên cứu

Đơn vị tính: tỷ đồng


Chỉ tiêu

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Thu nhập lãi trung bình

5.063

4.785

7.390

12.619

12.231

10.671

9.365

Thu nhập ngoài lãi trung bình

542

667

722

594

672

900

987

Tổng thu nhập trung bình

5.605

5.452

8.112

13.213

12.903

11.571

10.352

Lợi nhuận sau thuế trung bình

511

710

910

1.159

893

833

917

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tác động của dịch vụ ngân hàng quốc tế đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 10

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên các NHTM khảo sát

Lợi nhuận trung bình sau thuế tăng đều qua các năm, tuy nhiên trong giai đoạn 2012-2013, do các NH phải trích lập tỷ lệ dự phòng nhiều hơn do chất lượng tín dụng giảm từ đó làm giảm lợi nhuận, cụ thể năm 2012 lợi nhuận sau thuế trung bình là 893 tỷ đồng, giảm 23% so với năm 2011 một phần là do chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tăng cao. Nguyên nhân được giải thích là do hoạt động kinh


doanh ngày càng khó khăn, thu nhập chính của các NHTM vẫn tập trung từ hoạt động tín dụng. Năm 2012-2014, lãi suất cho vay lại có xu hướng giảm mặc dù lãi suất huy động cũng giảm nhưng các chi phí khác liên quan đến huy động vốn của các NHTM tại tăng cao dẫn đến chi phí huy động vốn vẫn không thể giảm.

2.2.2. Khả năng sinh lời của các NHTMVN

Khả năng sinh lời là điều kiện để đánh giá năng lực quản lý, hiệu quả kinh doanh của NH. Mức sinh lời đạt được kết quả tích cực trong những năm gần đây của các NHTMVN là một dấu hiệu tốt về năng lực quản lý. Đây là kết quả của những nổ lực đáng ghi nhận của các NHTMVN, song mức độ bền vững của các chỉ tiêu này phụ thuộc rất nhiều vào việc các NHTMVN sẽ tiếp tục đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình như thế nào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Khi Việt Nam mở cửa nền kinh tế, đặc biệt mở cửa các dịch vụ tài chính NH để thực hiện cam kết khi gia nhập WTO thì các bảo hộ của Nhà nước không còn nữa, các NHTMVN phải tự mình đối đầu với các NH nước ngoài lớn mạnh trên thế giới ồ ạt đầu tư vào Việt Nam.

Chỉ số quan trọng nhất phản ánh hiệu quả kinh doanh và tỷ suất sinh lời của ngành NH là chỉ số ROA, ROE, NIM. Kết quả hình 2.3 cho thấy chỉ số ROA, ROE của các NH hầu như giảm qua các năm, đặc biệt là ROE, ROA năm 2013 lần lượt là 5,46% và 0,54%. Giai đoạn 2011-2013 là giai đoạn hệ thống NHTMVN đối mặt với tình trạng chất lượng của các khoản tín dụng đi xuống, hậu quả của tăng trưởng nóng tín dụng trong những năm trước đó. Nợ xấu và nợ quá hạn tăng lên làm cho chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng, dẫn đến khả năng sinh lời của NH sụt giảm. Việc ROA, ROE của các NH sụt giảm là do trong bối cảnh hoạt động NH gặp khó khăn, tín dụng tăng trưởng yếu, lãi suất liên tục giảm, chất lượng khoản vay suy giảm, tỷ lệ nợ xấu của các NH tăng cao cùng với tình hình kinh tế tăng trưởng chậm. Hiệu quả sử dụng tài sản của các NHTM đã giảm xuống đáng kể từ năm 2009 trở lại đây, chất lượng các khoản tín dụng đi xuống, cụ thể là việc nợ quá hạn và nợ xấu tăng lên sẽ tiếp tục tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của hệ thống NH trong tương lai.


14,00


12,00

11,71

11,18

10,91

10,00

9,13

8,00

6,93

6,00

5,92

5,46

ROE (%)

ROA (%)

NIM (%)

4,00

2,72

3,17

2,46

3,16

2,00

1,24

2,28

1,13

2,58

2,38

1,27

1,14

0,77

0,54

0,00

0,55

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Hình 2.3: ROE, ROA, NIM trung bình của các NHTMVN khảo sát

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của các NHTM khảo sát

2.3. Thực trạng dịch vụ ngân hàng quốc tế của các NHTMVN

2.3.1. Cơ sở pháp lý dịch vụ ngân hàng quốc tế tại Việt Nam

DVNHQT là dịch vụ chịu chi phối và quản lý của các chuẩn mực, thông lệ quốc tế như UCP 600 (uniform customs and practice for documentary credits), URC 522 (uniform rules for collections), ISBP 745 (international standard banking practice), URDG 758 (uniform rules for demand guarantees), URR 725 (uniform rules for bank-to-bank reimbursement) …, bên cạnh đó còn có các văn bản quy định của NHNN Việt Nam và quy định của riêng từng NHTMVN với một số văn bản chủ yếu như:

- Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13/12/2005 điều chỉnh tất cả các hoạt động kinh doanh liên quan đến ngoại hối nhằm đảm bảo dự trữ ngoại tệ quốc gia và bình ổn thị trường ngoại hối. Nghị định 160/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28/12/2006 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh ngoại hối. Pháp lệnh số 06/2013/UBTVQH13 về sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh ngoại hối ngày 18/3/2013. Nghị định số 70/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định


chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh ngoại hối và pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh ngoại hối.

- Quyết định số 679/2002/QĐ-NHNN ngày 1 tháng 7 năm 2002 về việc ban hành một số quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các TCTD được phép kinh doanh ngoại tệ. Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN về giao dịch hối đoái của các TCTD được phép hoạt động ngoại hối. Quyết định 711/2001/QĐ-NHNN ngày 25/05/2001 ban hành quy chế mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm. Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/09/2004 ban hành quy chế hoạt động bao thanh toán của các TCTD.

- Thông tư số 03/2008/TT-NHNN hướng dẫn chi tiết về hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của NH và TCTD phi NH đã được quy định trong Nghị định 160/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 28/12/2006 đề cập đến các điều kiện cũng như thủ tục xin cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của các NH. Thông tư 20/2011/TT-NHNN của NHNN ngày 29/08/2011 quy định về việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân với TCTD được phép.

- Thông tư số 03/2012/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 2/5/2012 đã thu hẹp các nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ, cụ thể thông tư quy định KH là người cư trú chỉ được NH xem xét cấp tín dụng bằng ngoại tệ phục vụ mục đích thanh toán ra nước ngoài tiền hàng hóa dịch vụ khi và chỉ khi KH vay có đủ ngoại tệ từ nguồn hoạt động sản xuất kinh doanh để trả nợ, ngoài trường hợp này ra các trường hợp khác cần được sự chấp thuận của NHNN bằng văn bản.

- Thông tư 32/2013/TT-NHNN ngày 26/12/2013 hướng dẫn thực hiện quy định hạn chế sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam nhằm góp phần hạn chế tình trạng đô la hóa đồng thời đơn giản hóa thủ tục chấp thuận hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt của các NH được phép. Thông tư số 36/2013/TT- NHNN ngày 31/12/2013 quy định hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Thông tư 37/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 hướng dẫn việc cho vay ra nước ngoài và thu hồi nợ bảo lãnh cho người không cư trú.


- Hoạt động cho vay bằng ngoại tệ được điều chỉnh dựa trên những định hướng của Chính phủ và NHNN thông qua các quyết định của NHNN như: Quyết định 09/2008/QĐ-NHNN, Thông tư 25/2009/TT-NHNN, Quyết định số 74/2010/QĐ-NHNN, Quyết định số 750/2011/QĐ-NHNN và gần đây nhất là Thông tư 43/2014/TT-NHNN quy định cho vay bằng ngoại tệ của TCTD, chi nhánh NH nước ngoài đối với KH vay là người cư trú. Thông tư 43/2014/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 và thay thế Thông tư 29/2013/TT-NHNN.

Thực hiện những cam kết trong lộ trình hội nhập, NHNN đã từng bước hoàn thiện môi trường pháp lý trong kinh doanh ngoại tệ, những quy định liên quan đến kinh doanh ngoại tệ trở nên chặt chẽ hơn, phù hợp với thông lệ quốc tế. Chính sách quản lý tỷ giá càng trở nên linh hoạt, thông thoáng hơn, tạo được thế chủ động cho các NH khi cung ứng các dịch vụ kinh doanh ngoại tệ. Môi trường pháp lý trong lĩnh vực NH đang trong quá trình hoàn thiện, được điều chỉnh theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức tài chính nước ngoài hoạt động tại thị trường Việt Nam, đồng thời giúp cho các NH Việt Nam dễ dàng mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.

Các luật điều chỉnh cụ thể từng DVNHQT chủ yếu tuân thủ theo các văn bản dưới luật do NHNN ban hành và các tập quán quốc tế do Phòng thương mại quốc tế (ICC – International chamber of commerce) ban hành. Phòng thương mại quốc tế là một tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực thương mại quốc tế và tài chính ngân hàng rất có uy tín đã ban hành nhiều bản quy tắc điều chỉnh trong lĩnh vực kinh doanh DVNHQT như: UCP, URC, URR, URDG, Incoterms. Những bản quy tắc này đóng vai trò thống nhất các tập quán thương mại quốc tế khác nhau của mỗi quốc gia, mỗi khu vực, giúp cho các chủ thể khi tham gia vào hoạt động DVNHQT rút ngắn được thời gian, chi phí cũng như những tranh chấp phát sinh.

Tuy nhiên, các tập quán quốc tế do Phòng thương mại quốc tế ban hành là những văn bản pháp lý không quy định các chế tài xử phạt vì vậy khi vận dụng thường gây khó khăn cho các NHTMVN và đặc biệt là khi có phát sinh tranh chấp. Những thông lệ quốc tế chỉ mang tính chất hướng dẫn quy định trách nhiệm của các


bên, không có chế tài xử phạt nếu có bên vi phạm, do vậy khi có tranh chấp phát sinh thì lại vẫn phải dẫn chiếu nguồn luật khác. Do đó sự bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau của các văn bản pháp lý là hết sức cần thiết, đây là cơ sở, nền tảng vững chắc, tạo môi trường thông thoáng, cạnh tranh lành mạnh để các DVNHQT của NHTM phát triển hiệu quả, an toàn. Hành lang pháp lý đồng bộ có tác dụng thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế nói chung và DVNHQT của NHTM nói riêng còn ngược lại, sự chưa hoàn chỉnh của hành làng pháp lý tạo ra sự bị động, không có cơ sở để các bên thực hiện và giải quyết những tranh chấp phát sinh, quyền lợi của các bên sẽ không được bảo vệ. (Nguyễn Thị Cẩm Thủy, 2012).

2.3.2. Một số dịch vụ ngân hàng quốc tế chủ yếu của các NHTMVN

2.3.2.1. Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ

Các NHTM ở Việt Nam luôn xem kinh doanh ngoại tệ là lĩnh vực mở rộng hoạt động kinh doanh và tăng lợi nhuận cho NH bởi vì, thông qua các giao dịch ngoại tệ với KH, NH đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ cho các nhà xuất nhập khẩu góp phần phát triển giao dịch thanh toán và tài trợ ngoại thương. Trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, các NH vừa là nhà tạo lập thị trường, nhà môi giới, nhà chấp nhận giá, nhà đầu cơ, có nghĩa là NH có thể tham gia kinh doanh trên thị trường ngoại tệ với đầy đủ mục đích hay đầy đủ chức năng của các thành viên tham gia. Nhưng kinh doanh ngoại tệ của các NH Việt Nam hiện nay đa số chỉ đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ cho KH nghĩa là chỉ có chức năng là nhà tạo giá thứ cấp, nhà chấp nhận giá chứ ít có NH tham gia thực sự trên thị trường ngoại tệ với vai trò nhà tạo giá sơ cấp.

Từ năm 1999, NHNN Việt Nam đã ban hành quy định tạo điều kiện cho sự ra đời của công cụ phái sinh tiền tệ tại Việt Nam theo Quyết định số 65/1999/QĐ- NHNN7 ngày 25/2/1999 về giao dịch kỳ hạn. Giao dịch hoán đổi đã có cơ sở pháp lý từ những năm 90, cụ thể là Quyết định số 430/QĐ-NHNN13 ngày 24/12/1997 và sửa đổi, bổ sung Quyết định số 893/2001/QĐ-NHNN ngày 17/7/2001. Giao dịch quyền chọn tiền tệ được thực hiện theo Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN của thống đốc NHNN, chỉ bao gồm giao dịch giữa các ngoại tệ (không liên quan đến Việt Nam


đồng). Trên nền tảng các cơ sở pháp lý trên, các NHTMVN đã triển khai hoạt động kinh doanh tiền tệ và thực hiện các công cụ phái sinh tiền tệ và đạt một số kết quả nhất định với những mức độ khác nhau.

Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ của NHTMVN đã có sự đa dạng về sản phẩm, ngoài sản phẩm truyền thống là giao dịch giao ngay thì các NHTMVN bắt đầu mở rộng các công cụ phái sinh tiền tệ như mua bán ngoại tệ kỳ hạn, hoán đổi ngoại tệ, quyền chọn ngoại tệ … Các NHTMVN cũng nhận thức được rằng thách thức trong quá trình hội nhập là rất lớn và ngày càng phức tạp. Nếu đẩy nhanh việc ứng dụng các công cụ phái sinh tiền tệ sẽ giúp các NH phòng ngừa rủi ro về tỷ giá và tận dụng được cơ hội để phát triển, qua đó nâng cao vị thế, sức cạnh tranh của hệ thống NH và của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. Từ khi xuất hiện đến nay, các dịch vụ phái sinh tiền tệ tại Việt Nam phát triển rất khiêm tốn với những chương trình thí điểm của NHNN. Một số sản phẩm phái sinh phức tạp đã xuất hiện tuy nhiên số lượng còn rất hạn chế và hầu hết là do các NH nước ngoài tại Việt Nam thực hiện.

Bảng 2.13: Lợi nhuận về kinh doanh ngoại tệ của các NH khảo sát

Đơn vị tính: %


Chỉ tiêu

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Lợi nhuận kinh doanh

ngoại tệ/Lợi nhuận sau thuế trung bình (%)


30,38


9,88


2,37


-14,75


-83,21


11,54


19,78

Lợi nhuận từ công cụ phái sinh tiền tệ/Lợi nhuận kinh doanh

ngoại tệ trung bình (%)


14,37


1,99


-73,11


28,79


-117,67


8,39


-128,61

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của các NH khảo sát

Năm 2011, 2012 là năm tình hình kinh tế thế giới và trong nước nhiều bất ổn, các quy định hạn chế cho vay xuất nhập khẩu và ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009 cộng với biến động của thị trường tài chính trong nước và trên thế giới phần nào ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các


NHTM nên năm 2011, 2012 nhiều NH có hoạt động kinh doanh ngoại tệ bị lỗ. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NH chịu ảnh hưởng của môi trường kinh tế trong nước, tình hình xuất nhập khẩu trong từng thời kỳ cụ thể, đặc biệt là tác động của kinh tế thế giới và rủi ro tỷ giá. Hoạt động kinh doanh công cụ tiền tệ phái sinh còn chiếm một tỷ lệ hạn chế trong kinh doanh ngoại tệ và trong một số năm như 2010, 2012, 2014 bị lỗ làm cho tỷ lệ lợi nhuận kinh doanh ngoại tệ trên lợi nhuận sau thuế bị giảm sút.

2.3.2.2. Dịch vụ thanh toán quốc tế

Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục tăng trong những năm qua, hoạt động xuất nhập khẩu phát triển kéo theo các dịch vụ thanh toán quốc tế ở các NH cũng phát triển mạnh. Dịch vụ thanh toán quốc tế của các NHTMVN đã có sự tăng trưởng tương đối tốt nhờ vào mạng lưới NHĐL trong thanh toán quốc tế toàn cầu cùng với khả năng am hiểu thị trường quốc tế của các NHTMVN. Mạng lưới NHĐL rộng khắp trên thế giới giúp cho việc giao dịch và thanh toán ra nước ngoài được thực hiện nhanh chóng, đúng địa chỉ, giảm bớt chi phí và giảm thiểu rủi ro. Các NHTMVN không ngừng phát triển mạng lưới NHĐL thực hiện thanh toán quốc tế nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của KH. Tuy nhiên, so với hệ thống NHĐL của một số NH nước ngoài tại Việt Nam có thể nhận thấy lợi thế vượt trội của họ. Trước thực tế trên, nhiều NHTMVN đã tìm kiếm địa bàn hoạt động ở những nước phù hợp với tiêu chuẩn và nguồn lực của mình.

Bảng 2.14: Thị trường hoạt động nước ngoài của một số NHTMVN và NH nước ngoài tại Việt Nam đến cuối năm 2014

NHTMVN

NH nước ngoài tại Việt Nam

STT

NH

Thị trường

nước ngoài

NH

Thị trường

nước ngoài

1

Vietcombank

1.853 NHĐL tại

hơn 176 quốc gia và vùng lãnh thổ

HSBC

4.000 NHĐL tại hơn 85 quốc gia

và vùng lãnh thổ

Ngày đăng: 24/11/2022