Đánh Giá Chung Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Trong Bối Cảnh Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Tại Việt Nam


phân tích hồi quy ANOVA sẽ được đề cập để xem xét các yếu tố ảnh hưởng độ ảnh hưởng và các mức độ ảnh hưởng của các thành phần đến sự hài lòng của KH. Cuối cùng là tiến hành kiểm định một số giả thuyết đặt ra về sự khác biệt trong chất lượng DV và sự hài lòng theo các biến phân loại về đặc trưng cá nhân.

1.1.3 Dịch vụ chuyển nhận tiền quốc tế

1.1.3.1 Khái niệm

Dịch vụ chuyển nhận tiền quốc tế đối với khách hàng cá nhân là dịch vụ mà trong đó tổ chức chuyển nhận tiền đóng vai trò trung gian trong việc lưu thông tiền tệ giữa khách hàng thuộc các quốc gia khác nhau trên thế giới. Khi thực hiện giao dịch trung gian này, tổ chức chuyển nhận tiền thu được lợi nhuận từ phí chuyển nhận tiền hoặc từ hoa hồng làm đại lý cho các tổ chức chuyển nhận tiền quốc tế khác.

Kinh doanh máy chuyển tiền đầu tiên ở Mỹ được tạo ra ở California vào đầu những năm 1900 để phục vụ người nhập cư (Negroni, 2003). Hệ thống ban đầu được thiết lập cho các giao dịch lớn trong nước, chủ yếu được thực hiện bởi các ngân hàng. Tuy nhiên dịch vụ này tốn kém và không được thiết kế cho các giao dịch nhỏ hơn của chuyển tiền quốc tế. Công ty chuyển tiền phù hợp với hoạt động này hơn. Khi thị trường kiều hối nhỏ tăng trưởng, ngân hàng và công đoàn tín dụng vào ngành công nghiệp cùng với công ty chuyển tiền nhỏ bắt đầu cạnh tranh nhau hơn. Hiện nay trên thế giới có nhiều cách chuyển tiền quốc tế, bao gồm cả chuyển tiền điện tử, thẻ ghi nợ, chuyển phát nhanh…

Các tổ chức thực hiện kinh doanh dịch vụ chuyển nhận tiền quốc tế ở Việt Nam phải tuân thủ theo pháp luật của Nhà nước về kinh doanh, trao đổi ngoại hối, tuân thủ Pháp lệnh Ngoại hối được ban hành ngày 13/12/2005 và được sửa đổi một số điều vào 2012. Đối với NHTM, dịch vụ chuyển nhận tiền quốc tế là một dịch vụ thuộc mảng hoạt động thanh toán của NH, cũng như những dịch vụ thanh toán khác trong nước tạo nguồn thu cho NH. Hiện nay, khách hàng cá nhân là công dân Việt Nam được chuyển ngoại tệ ra nước ngoài cho các mục đích dưới đây: Học tập, chữa bệnh của bản thân hoặc thân nhân; đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài; trả các loại phí, lệ phí cho nước ngoài; trợ cấp cho người thân ở nước ngoài; chuyển tiền thừa kế cho người hưởng thừa kế ở nước ngoài; định cư ở nước ngoài; chuyển lương và thu nhập hợp pháp của cá nhân nước ngoài làm việc tại Việt Nam.


1.1.3.2 Phân loại

Căn cứ theo các tổ chức kinh doanh dịch vụ chuyển nhận tiền quốc tế ở Việt

Nam, ta có các nhóm:

- Các tổ chức quốc tế:

- MoneyGram International

MoneyGram là một nhà cung cấp dịch vụ thanh toán có trụ sở ở thành phố Minneapolis, tiểu bang Minnesota, Hoa Kỳ. Hoạt động của công ty chủ yếu ở ba lĩnh vực: chuyển tiền, thanh toán và giấy tờ tài chính. Những dịch vụ này được cung cấp tại hơn 300.000 địa điểm được lựa chọn kỹ càng thuộc 197 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Các đại lý của MoneyGram ở Việt Nam: Vietcombank, VIB, Saigon Bank, Dong-A Bank, Sacombank, AQHT, Bankmart.

Đối với mỗi dịch vụ, doanh thu được tạo ra với chi phí tính cho khách hàng cho các dịch vụ được lựa chọn, và chi phí bao gồm lệ phí hoa hồng cho các đại lý của MoneyGram cũng như chi phí để thực hiện việc chuyển nhượng thực tế. Thời gian chuyển tiền nhanh là một lợi thế cạnh tranh trong dịch vụ chuyển tiền quốc tế của MoneyGram. Trong các lĩnh vực kinh doanh chính của tổ chức này, chuyển tiền đem lại doanh thu lớn nhất. Giao dịch chuyển tiền có thể thực hiện tại trang web hoặc tại đại lý của MoneyGram.

- Western Union

Western Union có hơn 135 năm kinh nghiệm trong kinh doanh chuyển tiền. Western Union cung cấp dịch vụ chuyển tiền thông qua mạng lưới hơn 480.000 điểm đại lý tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu. Hiện tại ở Việt Nam Western Union hợp tác với hơn 30 ngân hàng nhằm cung cấp dịch vụ tin cậy, thuận tiện và nhanh chóng. Công ty hiện có trên 8.600 điểm đại lý khắp Việt Nam và vẫn đang tiếp tục phát triển mạng lưới.

- TNMonex

TNMONEX/TÍN NGHĨA được thành lập từ tháng 6 năm 2009 tại tiểu bang Nevada (Hoa Kỳ) được hợp pháp hóa kinh doanh dịch vụ chuyển tiền và các dịch vụ khác. Công ty có mục tiêu chủ yếu là cung cấp dịch vụ chuyển tiền cho cộng đồng người Việt gửi tiền về người thân tại Việt Nam. Hiện nay, TNMONEX/TÍN


NGHĨA có mạng lưới với nhiều đại lý trên toàn quốc nước Mỹ và các cơ sở chi nhánh tại những thành phố trung tâm lớn dân cư người Việt.

Công ty đã xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với hầu hết các ngân hàng lớn tại Việt Nam và quan hệ chặt chẽ với các ngân hàng lớn tại Hoa Kỳ. Hiện nay, công ty không chỉ cung cấp dịch vụ chuyển tiền về Việt Nam mà còn đáp ứng các nhu cầu chuyển tiền của quý vị từ Hoa Kỳ đến các quốc gia khác trên toàn thế giới, đồng thời cung cấp nhiều dịch vụ tài chính khác và các dịch vụ du lịch, chuyển hàng, thẻ điện thoại để thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của KH.

- Bưu điện

Tổng công ty Bưu điện Việt Nam cung cấp dịch vụ chuyển phát tiền từ người gửi đến người nhận thông qua mạng bưu cục trên cả nước và liên minh chuyển tiền với nhiều tổ chức Bưu chính, ngân hàng và các công ty chuyển tiền trên thế giới. Phiếu chuyển tiền được trao đổi giữa Bưu chính Việt Nam với Bưu chính các nước và các nhà cung cấp dịch vụ chuyển tiền quốc tế (Bưu chính các nước Pháp, Mỹ, Malaysia, Singapore, Bỉ, Trung Quốc, Séc, Slovakia, Latvia, Azecbaijan, Lào, Pháp, Hàn Quốc, Belarus, Nhật, Thụy Sỹ, Thái Lan, Philippin, Ba Lan; Ngân hàng BangKok Thái Lan; công ty chuyển tiền quốc tế Western Union). Bưu điện còn cung cấp các dịch vụ cộng thêm đa dạng: nhận tiền tại địa chỉ, trả tiền tại địa chỉ, báo trả, trả tận tay, lưu ký.

- Các Ngân hàng thương mại

Các NHTM cung cấp nhiều công cụ chuyển nhận tiền quốc tế giúp KH cá nhân có nhiều sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu của bản thân. Trong đó bao gồm phương thức chuyển tiền SWIFT CODE, chuyển tiền nhanh liên kết với các tổ chức MoneyGram, Western Union hay TNMonex…mà NHTM làm đối tác.

- Các công ty tư nhân khác: công ty chuyển tiền Hoa Phát, Anh Minh, Hồng

Lan, công ty chuyển nhận tiền Anh Quang Hà Trung (AHQT)……

1.1.3.3 Vai trò và những điểm nổi bật

Như đã nói ở các phần trước, với sự gia tăng kiều hối về Việt Nam trong những năm gần đây, cộng với nhu cầu của KH về chuyển nhận tiền quốc tế, thanh toán quốc tế mà trong đó có thanh toán quốc tế đối với KH cá nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Vì vậy, việc đa dạng hóa về các phương thức chuyển nhận tiền mà các tổ chức nêu trên cung cấp không những đáp ứng, giải quyết những khó


khăn của KH mà còn góp phần lớn trong việc đơn giản hóa và giúp dòng chảy lưu

thông tiền tệ được liên tục.

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Đánh giá chung chất lượng dịch vụ ngân hàng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế tại Việt Nam

Kinh tế quốc tế toàn cầu hóa, cộng thêm sự gia tăng nhanh chóng số lượng NHTM trong phạm vi cả nước đã khiến sự cạnh tranh giữa các NH ngày càng gay gắt. Các NH ngày càng coi trọng các chính sách xúc tiến, quảng bá dựa trên cơ sở chất lượng dịch vụ của mình. Tuy nhiên, một nghịch lý là mặc dù có nhiều NH nhưng nhiều dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu của đời sống kinh tế, xã hội. Nền kinh tế nước ta đang có sự bùng phát mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng đua nhau làm thương hiệu, mở chi nhánh, tăng số lượng máy ATM ở mọi nơi, nhiều chi nhánh ngân hàng bám sát từng địa bàn, cạnh tranh với các đối thủ. Song thực tế, sự phát triển đó dường như mới là bề nổi và đang trở nên lãng phí các nguồn lực.

Các nguồn thu khác ngoài thu từ hoạt động tiết kiệm, cho vay, thanh toán… bao gồm từ các hoạt động dịch vụ, ngoại hối, kinh doanh chứng khoán, đầu tư... của các ngân hàng chưa tương xứng với nhau.

Các dịch vụ của NH vẫn còn đơn điệu, ít linh hoạt và chưa tận dụng tốt thế mạnh công nghệ để nâng cao chất lượng dịch vụ. Sự chuẩn bị về nhân lực, vật lực cũng như công tác nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, hệ thống quản trị... chưa thích đáng cộng thêm sự cạnh tranh của các NH nước ngoài liên tục tăng số lượng chi nhánh ở Việt Nam cũng khiến các NH chưa phát huy được các lợi thế của mình.

1.2.2 Kinh nghiệm đánh giá chất lượng dịch vụ Chuyển nhận tiền quốc tế ở một số nước trên thế giới

Trong khoảng từ năm 2003 đến năm 2012, số lượng nghiên cứu về dịch vụ cũng như hệ thống chuyển nhận tiền quốc tế rất khiêm tốn, trong đó những đánh giá về thực trạng và chất lượng được lồng ghép trong nghiên cứu chung hay thông qua những số liệu thu thập được để phản ánh sự phát triển của dịch vụ này. Tiêu biểu là trong nghiên cứu của Cerstin Sander tại Kenya, Tanzania và Uganda vào năm 2003 đã phản ánh sự yếu kém trong cơ sở hạ tầng tài chính ở các nước Đông Phi đã để lại khoảng trống trong thị trường dịch vụ Chuyển tiền quốc tế.


Một số thị trường có dịch vụ chuyển nhận tiền quốc tế giành cho KH cá nhân phát triển và được nghiên cứu nhiều là thị trường châu Mỹ La tinh và vùng Caribê, trong các nghiên cứu của Daniel M. Leibsohn (2004) và Manuel Orozco (2006). Những nghiên cứu này không chỉ phản ánh thực trạng dịch vụ hay những rào cản pháp lý mà còn đưa ra những hướng phát triển, mở rộng dịch vụ, các biện pháp tăng cạnh tranh trong tương lai.

Đề tài của Trung tâm phát triển và nghiên cứu quốc tế Canada (International Development Research Centre, Canada) tại Uzbekistan (2006) còn đề cập đến yếu tố công nghệ đối với các giao dịch chuyển nhận tiền quốc tế và xem đó là yếu tố quan trọng giúp nâng cao chất lượng dịch vụ trong tương lai.

Những nghiên cứu trên có những hạn chế nhất định về tính suy rộng cũng như công cụ phân tích, tuy nhiên qua tổng hợp thì đó là những cơ sở thực tế để tham khảo cho đề tài “Đánh giá chất lượng dịch vụ Chuyển nhận tiền quốc tế đối với KH cá nhân tại NH TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Huế”

1.2.3 Thực trạng về dịch vụ chuyển nhận tiền quốc tế tại các NHTM Việt Nam hiện nay

Hầu hết các NHTM ở Việt Nam đều đã triển khai và phát triển không ngừng dịch vụ chuyển nhận tiền quốc tế. Ngoài phương thức truyền thống là thông qua hệ thống SWIFT, các NH đã linh hoạt tìm cho mình những đối tác quốc tế để mở rộng phạm vi hoạt động, đồng thời đa dạng hóa đối tượng KH, tạo điều kiện học tập công nghệ của các tổ chức chuyển nhận tiền quốc tế uy tín trên thế giới.

Bảng 1.1 dưới đây thống kê các phương thức chuyển tiền mà một số NHTM

cung cấp.

1.2.4 Thực trạng dịch vụ chuyển nhận tiền quốc tế tại các NHTM trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế

Các NHTM trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thực hiện các giao dịch Chuyển nhận tiền với các dịch vụ như ở Ngân hàng hội sở. Nhiều NH đã tạo dựng được uy tín về dịch vụ chuyển nhận tiền quốc tế và được KH tin cậy sử dụng nhiều như NH TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Huế, NH TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Huế….Tuy nhiên giao dịch chuyển nhận tiền quốc tế vẫn gặp những khó khăn, hạn chế nhất định mà đề tài sẽ trình bày cụ thể hơn trong các chương sau đối với trường hợp NH TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Huế.



Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học GVHD: TS. Trần Thị Bích Ngọc


Bảng 1.1: Phương thức Chuyển nhận tiền được cung cấp ở một số NHTM hiện nay



Dịch vụ

NH TMCP

Ngoại thương Việt Nam

NH TMCP

Công thương Việt Nam


NH TMCP

Đầu tư và Phát triển Việt Nam

NH TMCP

Xuất Nhập khẩu Việt

Nam


NH TMCP

Đông Á3


NH TMCP

Sài Gòn Thương tín


NH TMCP

Á Châu


NH TMCP

Quân đội

Chuyển nhận tiền thông qua hệ thống SWIFT

-

-

-

-

-

-

-

-

Chuyển nhận tiền MoneyGram

-


-

-

-

-



Chuyển nhận tiền Western Union


-

-




-

-

Nhận tiền TNMonex

-








Nhận tiền Uniteller

-








Nhận tiền Western Union qua SMS


-







Nhận tiền Western Union qua Internet


-







Chuyển tiền Western Union qua Mobile


-







Wells Fargo Expsessed Send


-







Chuyển nhận tiền IME






-



Chuyển nhận tiền Coinstar






-



Chuyển nhận tiền Express Money






-



Chuyển tiền Bankdraft






-



Chuyển tiền từ Hàn Quốc về Việt Nam






-



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.

Đánh giá chất lượng dịch vụ chuyển nhận tiền quốc tế đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh Huế - 3

(Nguồn: Tổng hợp từ Internet)


3 NH TMCP Đông Á còn có gói sản phẩm chuyển tiền nhanh riêng

SVTH: Đặng Thị Diệu Huyền – K43B TCNH20


1.3 Nội dung nghiên cứu

Ứng dụng những lý thuyết và khái quát về thực trạng dịch vụ Chuyển nhận tiền

Chất lượng DV chuyển nhận tiền quốc tế tại VCB

Điều tra, thu thập

ý kiến từ KH

Thống kê mô tả


Rút gọn, thu nhỏ biến của SERVPERF

Tính hệ số Cronbach’s Alpha

Phân tích nhân tố khám phá EFA

Tình hình kinh doanh chung và kinh doanh DV chuyển nhận tiền quốc tế

Các DV chuyển nhận tiền quốc tế mà VCB cung cấp

Thực trạng, ưu điểm

và hạn chế

quốc tế đã trình bày, nghiên cứu được triển khai theo trình tự như sau:


Thông tin từ nhà cung cấp dịch vụ


Kết luận

Giải pháp nâng cao

chất lượng dịch vụ

Phân tích hồi quy bội

Lựa chọn mô hình được sử dụng

Một số kiểm định

Sơ đồ 1.2: Quy trình thực hiện nghiên cứu


Chương 2

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHUYỂN NHẬN TIỀN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HUẾ

2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Huế

2.1.1 Đặc điểm chung của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Huế

a. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế được thành lập theo Quyết định số 68-QĐNH ngày 10/08/1993 của Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động ngày 02/11/1993. Tên giao dịch của ngân hàng với các tổ chức, cá nhân trong nước là Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Huế, tên giao dịch quốc tế là Vietcombank - Huế. Trụ sở chính đóng tại 78 Hùng Vương, TP Huế.

Ngày 02/06/2008, căn cứ quyết định số 421/QĐ-TCCB-ĐT của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chuyển đổi Chi nhánh Huế thành Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế.

Sự ra đời của Vietcombank - Huế đã đáp ứng nhu cầu của các DN trong hoạt động SXKD, xuất nhập khẩu, cung cấp vốn cho các DN và cá nhân, giúp việc thanh toán thuận tiện hơn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh. Sau một thời gian hoạt động, nhận thấy được tiềm năng của thị trường còn rất lớn, không dừng lại ở tỉnh Thừa Thiên Huế, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế đã chủ động mở rộng hoạt động đến các thị trường lân cận như tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị… Ngày 06/10/2001, khai trương chi nhánh cấp 2 tại Quảng Bình (nay là cấp 1) trực thuộc Chi nhánh Huế để tạo điều kiện thuận lợi cho KH giao dịch. Từ những bước chập chững ban đầu, cùng với sự phát triển của hệ thống Vietcombank, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế tiến hành đổi mới công nghệ ngân hàng hiện đại, xây dựng được mạng lưới giao dịch với hơn 1000 ngân hàng đại lý tại 85 quốc gia trên thế giới.


Trải qua 20 năm hoạt động (1993-2012), chi nhánh ngày càng phát triển lớn mạnh và đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc phát triển ngành Ngân hàng tỉnh nhà nói riêng cũng như toàn bộ hệ thống Ngân hàng TMCP Việt Nam nói chung. Hiện nay mạng lưới của chi nhánh tại Huế gồm Trụ sở chính và 5 phòng giao dịch. Với phong cách phục vụ nhanh chóng, nhiệt tình, lịch sự, an toàn, Vietcombank - Huế đang ngày càng mở rộng thị phần và xây dựng được chỗ đứng vững chắc trong lòng các KH truyền thống và tiềm năng.

b. Chức năng hoạt động

Được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của tỉnh Thừa Thiên Huế về hoạt động ngân hàng, Vietcombank - Huế có những chức năng sau đây:

- Huy động vốn bằng nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm của cá nhân

bằng VNĐ và ngoại tệ, phát hành giấy tờ có giá;

- Cho vay ngắn hạn, trung dài hạn đối với cá nhân và tổ chức bằng VNĐ và ngoại tệ;

- Cung cấp dịch vụ bảo lãnh như bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng... cho

các KH là DN có nhu cầu;

- Cung cấp dịch vụ thanh toán và ngân quỹ cho KH là cá nhân và tổ chức;

- Kinh doanh ngoại tệ, hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu;

- Phát hành các loại thẻ như thẻ ghi nợ nội địa, thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ tín dụng

quốc tế...;

- Thu đổi ngoại tệ, séc, chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước;

- Nhận và trả lương tự động, thanh toán hóa đơn tự động;

- Cung cấp các dịch vụ khác như E-Banking, Home Banking, SMS Banking.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế có các phòng ban hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ riêng đã được phân công theo chỉ đạo điều hành của Ban giám đốc. Giữa các phòng ban có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, phối hợp với nhau để thực hiện các hoạt động của Ngân hàng. Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức của các phòng ban ngày càng được cải tiến theo hướng hiện đại hơn nhằm đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của KH, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân


hàng. Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của bộ máy tổ chức tại Chi nhánh Vietcombank - Huế như sau:

- Giám đốc: là người đứng đầu Chi nhánh, chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của Chi nhánh. Giám đốc có quyền ra quyết định trong phạm vi phân theo quy định và chịu trách nhiệm trực tiếp với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và với cơ quan pháp luật Nhà nước.

- Phó giám đốc: là người giúp việc cho Giám đốc, theo sự phân công và uỷ quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được giao. Hiện tại Chi nhánh có hai Phó giám đốc:

- Phòng khách hàng: làm đầu mối tiếp xúc với KH trong các giao dịch như cho vay NH, trung hạn và dài hạn bằng đồng nội tệ và ngoại tệ; đảm nhận chức năng kinh doanh tín dụng, cung ứng vốn cho các đối tượng KH, thẩm định các món tiền vay của DN và cá nhân.

- Phòng quản lý nợ: quản lý và trực tiếp thực hiện các tác nghiệp liên quan đến giải ngân, thu hồi nợ gốc và nợ lãi. Ngoài ra, phòng này còn có nhiệm vụ lưu giữ hồ sơ vay vốn đầy đủ và an toàn, nhập dữ liệu một cách khớp đúng vào hệ thống, phối hợp với cán bộ Tổ xử lý nợ để nâng cao chất lượng quản lý rủi ro và phối hợp với cán bộ Phòng khách hàng trong việc theo dõi các khoản vay.

- Tổ xử lý nợ: chịu sự điều hành của Giám đốc với chức năng chuyên xử lý nợ

xấu của Chi nhánh.

- Phòng kiểm tra giám sát, tuân thủ (Phòng kiểm tra nội bộ): tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ, hoạt động kinh doanh và quy chế hoạt động an toàn trong kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, của NHNN và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

- Phòng kế toán: thực hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh khi giao dịch với KH, kiểm tra các hoạt động kinh doanh, tài chính của Chi nhánh, giúp Giám đốc điều hành công tác tổ chức hạch toán, công tác kế toán đạt hiệu quả kinh tế cao.

- Phòng thanh toán quốc tế: có chức năng hỗ trợ công tác thanh toán quốc tế

trong giao dịch với các ngân hàng nước ngoài.


- Phòng kinh doanh dịch vụ: nhận và chuyển tiền, mở TK, phát hành kỳ phiếu, mua bán ngoại tệ..., thực hiện các sản phẩm dịch vụ, thiết lập đại lý với các ngân hàng nước ngoài.

- Phòng thanh toán thẻ: đây là nơi cung cấp các loại hình dịch vụ thanh toán thẻ như Connect24, JCB, Mastercard, Visacard…

- Phòng ngân quỹ: quản lý trực tiếp và bảo quản các loại tiền Việt Nam đồng, ngân phiếu thanh toán, giấy tờ có giá, các loại ấn chỉ quan trọng, các hồ sơ thế chấp, cầm cố, ký gửi theo chế độ quản lý kho ngân quỹ của hệ thống ngân hàng.

- Phòng hành chính - nhân sự: có nhiệm vụ quản lý hành chính và chức năng tham mưu cho Giám đốc về công tác quản lý tổ chức nhân sự, quy hoạch đào tạo và đề bạt cán bộ.

- Phòng tổng hợp: có nhiệm vụ lập các kế hoạch, định hướng cho Chi nhánh trong từng thời điểm và giai đoạn cụ thể, tổng hợp và cân đối nguồn vốn, cân đối kế hoạch tín dụng, xây dựng lãi suất đầu vào, lãi suất đầu ra; theo dõi công tác thi đua và phối hợp với các phòng ban liên quan để tính kết quả kinh doanh của Chi nhánh.

- Tổ vi tính: có chức năng quản lý, duy trì hệ thống công nghệ thông tin liên quan đến quản lý hoạt động kinh doanh tại Vietcombank - Huế.



Phó Giám đốc 1

Phó Giám đốc 2

Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học GVHD: TS. Trần Thị Bích Ngọc



Giám đốc


Phòng giao dịch

số 1

Phòng giao dịch

số 2

PGD

Phạm

Văn Đồng

PGD

Bến Ngự

PGD

Mai

Thúc Loan


Tổ xử

lý nợ


Phòng

hành


Phòng

kiểm


Phòng

tổng


Phòng

kế


Phòng

khách


Phòng

khách


Phòng

kinh


Phòng

thanh


Phòng

ngân


Tổ vi

tính


Phòng

quản


Phòng

thanh

xấu


chính-


tra và


hợp


toán


hàng


hàng


doanh


toán


quỹ




lý nợ


toán



nhân


giám








thể


dịch


thẻ








quốc



sự


sát

tuân








nhân


vụ










tế





thủ






















Tổ Marketing

Tổ tín dụng DN

Ghi chú:

Quan hệ trực tuyến:

Quan hệ chức năng:

Sơ đồ 2.1: Tổ chức Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam


SVTH: Đặng Thị Diệu Huyền – K43B TCNH26

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/04/2022