Tổng Hợp Các Nghiên Cứu Trong Nước Sử Dụng Phương Pháp Dea


bình quân luôn cao và tăng dần qua các năm. Tuy nhiên, yếu tố phi hiệu quả kinh tế phần lớn là do yếu kém về phân bổ nguồn lực thể hiện qua hai chỉ số hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ đạt ở mức thấp. Ngoài ra, hiệu quả hoạt động chung (TE) chưa cao. Nói cách khác, mức độ không hiệu quả của các NHTMCP còn tương đối cao, khoảng 7,7% trong đó, các nhân tố HQKTT của các NHTMCP đóng góp vào HQHĐ chung là lớn hơn so với HQQM.

Nguyễn Minh Sáng (2012) nghiên cứu HQHĐ của 09 NHTM niêm yết ở Việt Nam trong 2 năm 2010 và 2011 với đầu vào là: tài sản cố định, tiền gửi, chi phí kinh doanh; đầu ra được chọn là: thu từ lãi, thu khác. Nghiên cứu cho thấy HQKT đạt 0,969 vào năm 2010 và 0,936 vào năm 2011. Đồng thời, nghiên cứu nhận định thực trạng chung của các NHTM là việc sử dụng chi phí chưa hợp lý và duy trì quy mô tiền gửi, tài sản cố định lớn nhưng chưa hiệu quả.

Trương Quang Thịnh (2012) nghiên cứu áp dụng ba biến số đầu vào: chi phí lãi, chi phí tiền lương, chi phí khác và ba biến số đầu ra: tổng tài sản, thu từ lãi, thu khác của 39 NHTM trong giai đoạn 2008-2010, kết luận bài nghiên cứu cho thấy năm 2008 có đến 20 so với tổng 39 NH (chiếm 51,28%) và năm 2009, 2010 có 22 so với tổng 39 NH (chiếm 56,41%) sử dụng nguồn lực còn lãng phí bên cạnh một số NH luôn đạt hiệu quả cao trong mẫu nghiên cứu cho thấy khả năng sử dụng nguồn lực không đồng đều giữa các NHTMVN.

Lê Phan Thị Diệu Thảo và Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh (2013) trong nghiên cứu về HQHĐ của các NHTMCP Việt Nam đã sử dụng phương pháp DEA với đầu vào là: chi phí kinh doanh, chi phí trả lãi và các khoản tương tự, chi phí khác; đầu ra bao gồm: thu nhập từ lãi và các khoản tương tự, thu nhập khác từ hoạt động kinh doanh. Kết quả nghiên cứu đối với 39 NH giai đoạn 2008-2012 cho thấy HQHĐ của các NH đạt kết quả TE trung bình là 92,84% và PTE trung bình là 96,2%, SE trung bình là 96,56%. Điều này chứng tỏ hiệu quả của quy mô đóng góp nhiều hơn hiệu quả kỹ thuật thuần túy, hoạt động kinh doanh của các NHTM chưa đạt hiệu quả như mong đợi.


Bảng 1.1: Tổng hợp các nghiên cứu trong nước sử dụng phương pháp DEA


Tác giả

Đầu vào

Đầu ra

Ngô Đăng Thành

(2010)

Chi phí nhân viên, chi phí lãi,

chi phí ngoài lãi

Thu nhập lãi ròng, thu

nhập ngoài lãi, tổng tài sản

Liễu Thu Trúc và Võ Thành Danh (2012)

Chi phí nhân viên, chi phí khấu hao, chi trả lãi vay và các khoản tương tự, chi hoạt

động khác

Thu từ lãi, thu khác

Nguyễn Minh Sáng

(2012)

Tài sản cố định, tiền gửi, chi

phí kinh doanh

Thu từ lãi, thu khác

Trương Quang Thịnh

(2012)

Chi phí lãi, chi phí tiền

lương, chi phí khác

Tổng tài sản, thu từ lãi, thu

khác

Lê Phan Thị Diệu Thảo và Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh (2013)

Chi phí kinh doanh, chi phí trả lãi và các khoản tương tự, chi phí khác

Thu nhập từ lãi và các khoản tương tự, thu nhập khác từ hoạt động kinh

doanh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tác động của dịch vụ ngân hàng quốc tế đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 7

Nguồn: Tổng hợp từ các nghiên cứu

Nguyễn Việt Hùng (2008) đã sử dụng phương pháp phân tích định lượng như phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên SFA, phương pháp phi tham số DEA trong việc đo lường HQHĐ và sử dụng mô hình Tobit vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến HQHĐ của 32 NHTMVN thời kì 2001-2005. Trong phương pháp bao dữ liệu DEA, Nguyễn Việt Hùng đã chọn các yếu tố đầu vào là: tổng tài sản cố định ròng, chi cho nhân viên và tổng vốn huy động từ KH; các yếu tố đầu ra bao gồm: thu từ lãi và các khoản tương đương, thu ngoài lãi và các khoản tương đương. Kết quả nghiên cứu thấy rằng, các NH này cùng tạo ra một mức sản lượng đầu ra như nhau thì hiện mới sử dụng 79,1% yếu tố đầu vào. Tác giả nhận thấy các NHTM nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn các loại hình NH còn lại và các nhân tố như tỷ lệ tiền gửi trên dư nợ cho vay, dư nợ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ tổng chi phí trên tổng doanh thu, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ thu từ lãi trên thu từ hoạt động có tác


động ngược chiều đến HQHĐ trong khi tỷ lệ thị phần, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có tác động cùng chiều đến HQHĐ của NH. Kết quả cho thấy có mối tương quan dương giữa tổng tài sản và HQHĐ của NH nhưng hệ số này ảnh hưởng đến HQKT không lớn. Biến cho vay trên tổng tài sản có tác động ngược chiều với HQKT từ đó cho thấy rằng không phải NH cho vay càng nhiều thì hiệu quả càng cao. Thị phần của NH tương quan dương với HQHĐ vì khi thị phần càng lớn thì chi phí hoạt động của NH càng thấp và tạo ra lợi nhuận lớn hơn. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tương quan dương với HQHĐ của NH tuy nhiên mức độ ảnh hưởng không lớn.

Nguyễn Thị Loan và Trần Thị Ngọc Hạnh (2013) đã phân tích HQHĐ tại các NHTMVN giai đoạn 2007-2011, trong nghiên cứu này các tác giả sử dụng phương pháp đánh giá hiệu quả truyền thống như phân tích các chỉ số tài chính mà các NHTMVN thường áp dụng, ngoài ra các tác giả còn kết hợp với các phương pháp phân tích hiện đại như vận dụng mô hình DEA và hồi quy Topit nhằm mục đích xem xét trên nhiều phương diện khác nhau của các kết quả để lựa chọn ra phương pháp, mô hình nào phù hợp. Nghiên cứu đánh giá hoạt động kinh doanh của 21 NHTMVN trong khoảng thời gian từ năm 2007-2011. HQKT bình quân của cả mẫu thời kỳ 2007-2011 đạt 86,6% hay nói cách khác là các NH còn sử dụng lãng phí 13,4% nguồn lực. Tổng hợp các yếu tố như: quy mô tài sản, số lượng nhân sự, vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, nợ xấu, tỉ lệ tiền gửi, tỉ lệ cho vay … giải thích cho hệ số HQKT là 32,77%.

Nguyễn Minh Sáng (2013) nghiên cứu nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng nguồn lực của các NHTM trên địa bàn TPHCM. Kết quả cho thấy, hiệu quả kinh tế của 17 NHTM trong mẫu nghiên cứu chỉ đạt mức trung bình rất thấp là 0,68 trong giai đoạn 2007-2011. HQKT và hiệu quả phân bổ trung bình của các NHTM trong mẫu nghiên cứu tuy ở mức cao hơn là 0,85 và 0,8 nhưng các NHTM trên địa bàn TPHCM vẫn chưa sử dụng tối đa các nguồn lực đầu vào như nguồn nhân lực, tài sản cố định, tiền gửi KH và quy mô đầu ra hay thu nhập của NH chưa tương xứng. Mô hình hồi quy Tobit phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả


kinh tế toàn phần của các NHTM trên địa bàn TPHCM cho kết quả không như kỳ vọng nhưng phản ánh đúng tình hình hoạt động hiện nay của các NHTM trên địa bàn TPHCM nói riêng và Việt Nam nói chung về việc công bố thông tin và sử dụng các nguồn lực NH. Trong 4 biến độc lập đưa vào mô hình hồi quy Tobit, có 2 biến có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10% là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng trong đó tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tác động ngược chiều, tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng tác động cùng chiều đến HQHĐ. Biến tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân và logarit tự nhiên của tổng tài sản không có ý nghĩa thống kê.

Phạm Hữu Hồng Thái (2014) sử dụng dữ liệu của 34 NHTMCP Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2012 để nghiên cứu tác động của nợ xấu đến khả năng sinh lời (ROE) của NH. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, nợ xấu có tác động tiêu cực đến tỷ suất sinh lời của NH. Ngoài nợ xấu ra, các yếu tố khác như quy mô NH, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, dự phòng rủi ro tín dụng, đòn bẩy tài chính và hiệu quả quản lý tài sản cũng có ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của NH. Nghiên cứu sử dụng cả 3 mô hình hồi quy Pooled OLS, FEM, REM để đánh giá tuy nhiên chưa kết luận được mô hình nào là hiệu quả và tối ưu.

Nguyễn Thị Hồng Vinh (2014) nghiên cứu mối quan hệ giữa nợ xấu và hiệu quả chi phí của các NHTMVN trong giai đoạn từ 2007-2013. Nghiên cứu tiến hành theo 2 giai đoạn: giai đoạn 1 đo lường hiệu quả chi phí của NH bằng phương pháp phân tích phi tham số theo mô hình bao dữ liệu (DEA) và giai đoạn 2 là sử dụng mô hình Topit để xác định tác động của nợ xấu với hiệu quả chi phí của NH. Biến giải thích là tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của NH, các biến kiểm soát được sử dụng để nghiên cứu nợ xấu ảnh hưởng đến hiệu quả chi phí của NH bao gồm: quy mô tổng tài sản, số năm hoạt động của NH và biến giả về loại hình NHTM nhà nước hay NHTMCP. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi hiệu quả NH tăng lên thì cũng làm gia tăng nợ xấu và ngược lại.

Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2015) nghiên cứu vấn đề đa dạng hóa thu nhập ảnh hưởng đến lợi nhuận và rủi ro của các NHTMVN. Tác giả sử dụng


phương pháp ước lượng hồi quy FEM, REM và GMM (The generalized method of moments – Phương pháp ước lượng Moment tổng quát) cho dữ liệu bảng với mẫu gồm 37 NHTM ở Việt Nam giai đoạn 2006-2013. Với biến phụ thuộc là: tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân (ROAA – Return on Average Assets), tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROAE – Return on Average Equity), ROA điều chỉnh rủi ro, ROE điều chỉnh rủi ro; biến phụ thuộc là chỉ số đa dạng hóa thu nhập và các biến kiểm soát như: tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản, quy mô NH, tốc độ tăng trưởng tài sản, tỷ lệ huy động vốn, tốc độ tăng trưởng cho vay. Kết quả nghiên cứu cho rằng các NH càng đa dạng hóa các hoạt động thì lợi nhuận NH càng cao. Tuy nhiên, phân tích yếu tố rủi ro cho thấy các NH có mức độ đa dạng hóa thu nhập càng cao thì lợi nhuận điều chỉnh rủi ro giảm.

Lâm Chí Dũng và cộng sự (2015) nghiên cứu tác động của thu nhập từ các hoạt động phi tín dụng đến khả năng sinh lời (ROAA) thông qua mô hình hồi quy FEM, REM cùng với một số biến kiểm soát khác như: vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, cho vay khách hàng trên tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng kinh tế … Đối tượng nghiên cứu là quá trình tăng tỷ trọng thu nhập phi tín dụng của các NHTMVN và tác động của quá trình đó đến khả năng sinh lời còn khá khiêm tốn. Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn còn thiếu một số kiểm định cần thiết về phương sai thay đổi và tự tương quan đối với mô hình FEM được lựa chọn.

Bảng 1.2: Tóm lược các nghiên cứu định lượng về nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của NH ở trong nước

Tác giả

Phương pháp

nghiên cứu

Biến phụ thuộc

Biến độc lập

Nguyễn Việt Hùng (2008)

DEA và Topit

Hiệu quả hoạt động của NH từ phương pháp DEA

Tỷ lệ tiền gửi trên dư nợ cho vay, dư nợ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ tổng chi phí trên tổng doanh thu, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ thu từ lãi trên tổng thu từ hoạt

động, quy mô tài sản.



Nguyễn Thị Loan và Trần Thị Ngọc

Hạnh (2013)

DEA và Topit

Hiệu quả hoạt động của NH từ phương pháp

DEA

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, quy mô tài sản, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ tiền gửi, tỷ lệ cho

vay, tỷ lệ lạm phát.

Nguyễn Minh Sáng (2013)

DEA và Topit

Hiệu quả hoạt động của NH từ phương pháp

DEA

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, quy mô tài sản, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, chỉ tiêu

ROE.

Phạm Hữu

Hồng Thái (2014)

Pooled OLS, FEM và REM

ROE của NH

Nợ xấu, quy mô tài sản, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, dự phòng rủi ro tín dụng, đòn bẩy tài chính và hiệu quả quản lý

tài sản.

Nguyễn Thị

Hồng Vinh (2014)

DEA và Topit

Hiệu quả hoạt động của NH từ phương pháp DEA

Biến giải thích: tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của NH.

Biến kiểm soát: quy mô tổng tài sản, số năm hoạt động của NH và biến giả về loại hình NHTM nhà nước hay

NHTMCP.

Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2015)

FEM, REM và GMM

ROAA và ROAE

của NH

Biến giải thích: chỉ số đa dạng hóa thu nhập của NH.

Biến kiểm soát: tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản, quy mô tài sản, tốc độ tăng trưởng tài sản, tỷ lệ huy động vốn, tốc độ

tăng trưởng cho vay.

Lâm Chí Dũng

và cộng sự

FEM và REM

ROAA của NH

Biến giải thích: thu nhập từ các

hoạt động phi tín dụng của NH.



(2015)



Biến kiểm soát: vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, cho vay KH trên tổng tài sản, tốc độ tăng

trưởng kinh tế.

Nguồn: Tổng hợp từ các nghiên cứu

Nhìn chung, qua các nghiên cứu trên, HQHĐ của NH có thể đánh giá bằng các chỉ số tài chính như ROA, ROE hoặc bằng phương pháp phi tham số DEA. Mô hình hồi quy Pooled OLS, FEM, REM hoặc Topit thường được sử dụng để nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến HQHĐ của NH. Đã có một số nghiên cứu riêng về tác động của một DVNH hay một chỉ tiêu cụ thể của NH như: nợ xấu, dịch vụ phi tín dụng, mức đa dạng hóa thu nhập NH … đối với HQHĐ của NH, tuy nhiên đối với nghiên cứu riêng về DVNHQT thì chưa có một nghiên cứu nào trong nước sử dụng phương pháp định lượng để xem xét tác động của DVNHQT đến HQHĐ của NH.

1.4.2. Các nghiên cứu định lượng công bố ở các nước khác

Casu và cộng sự (2003) sử dụng mô hình DEA để nghiên cứu HQHĐ của các NH châu Âu sau đó áp dụng phương pháp hồi quy Tobit để phân tích các nhân tố tác động như vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân và các biến giả phản ánh loại hình NH, sự tham gia trên thị trường chứng khoán ... Các kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng từ khi có sự thành lập của thị trường chung Châu Âu, có nhiều cải tiến nhỏ trong các mức độ hiệu quả với các nhân tố biến ngành có tác động đến HQHĐ của hầu hết các NH.

Nghiên cứu của Yudistira (2004) áp dụng phương pháp DEA và sử dụng mô hình hồi quy Pooled OLS để xem xét các biến ảnh hưởng đến HQKT của 18 NHTM ở Islamic thời kỳ 1997-2000. Trong mô hình DEA, ba biến đầu vào được lựa chọn là chi phí nhân viên, tài sản cố định, tổng tiền gửi và ba biến đầu ra gồm tổng cho vay, thu nhập ngoài lãi và tài sản có không sinh lời. Các biến độc lập được lựa chọn trong mô hình Pooled OLS để xem xét ảnh hưởng của chúng đến hiệu quả toàn bộ của các NH bao gồm: biến phản ánh quy mô NH, khả năng sinh


lời của NH, biến phản ánh giữa hiệu quả và rủi ro; một số các biến giả phản ánh loại hình sở hữu, vị trí địa lý, sức mạnh thị trường.

Nghiên cứu của Chen (2005) đã sử dụng mô hình DEA để đánh giá sự thay đổi của HQKT và năng suất nhân tố tổng hợp. Sau đó, tác giả sử dụng mô hình hồi quy để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến HQHĐ của các NHTM ở Đài Loan thời kỳ khủng hoảng tài chính Châu Á. Nghiên cứu chỉ ra rằng HQKT giai đoạn 1994-1996 là 92,4% cao hơn giai đoạn 1998-2000 là 90,9%; chỉ số năng suất nhân tố tổng hợp giai đoạn này là 1,226. Những biến số được sử dụng trong mô hình hồi quy xem xét ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến HQHĐ của các NH trong nghiên cứu này chủ yếu tập trung ở một số chỉ tiêu chính như: loại hình sở hữu, quy mô ngân hàng và xem xét ảnh hưởng của một số chỉ tiêu khác như ROA, ROE.

Nghiên cứu của Kwan (2006) phân tích hiệu quả sử dụng nguồn lực của hệ thống NHTM Hồng Kông giai đoạn 1992-1999 thông qua mô hình FEM cho dữ liệu bảng. Nghiên cứu sử dụng biến phụ thuộc là hiệu quả chi phí của các NHTM và biến độc lập bao gồm: quy mô NH, tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, quy mô hoạt động ngoại bảng trên tổng tài sản và tốc độ tăng trưởng dư nợ.

Hu và cộng sự (2006) áp dụng phương pháp phi tham số để nghiên cứu HQHĐ và xem xét một số nhân tố ảnh hưởng đến HQHĐ của 12 NH Trung Quốc thời kỳ 1996-2003. Trong mô hình DEA để ước lượng hiệu quả, các tác giả đã lựa chọn ba biến đầu vào gồm có tiền gửi khách hàng, số lượng nhân viên và tài sản cố định ròng; hai biến đầu ra gồm đầu tư và cho vay. Dựa trên các kết quả ước lượng có được, các tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy Tobit để xem xét ảnh hưởng của các biến: loại hình sở hữu, quy mô NH, các biến giả phản ánh những ảnh hưởng của quá trình tham gia WTO, khủng hoảng tài chính Châu Á ảnh hưởng đến HQHĐ của 12 NH được lựa chọn trong nghiên cứu.

Ở Tanzania, Raphael (2013) sử dụng mô hình DEA ước lượng tính hiệu quả của các NH trong thời gian nghiên cứu 2005-2008 cho thấy mức độ phi

Xem tất cả 221 trang.

Ngày đăng: 24/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí