Doanh Số Thanh Toán Quốc Tế Và Kim Ngạch Xuất Nhập Khẩu Của Việt Nam Giai Đoạn 2008-2014



2

Vietinbank

1.000 NHĐL tại hơn 90 quốc gia và

vùng lãnh thổ

Citibank

3.600 NHĐL tại

hơn 107 quốc gia và vùng lãnh thổ

3

Agribank

1.046 NHĐL tại hơn 110 quốc gia

và vùng lãnh thổ

ANZbank

3.500 NHĐL tại hơn 60 quốc gia

và vùng lãnh thổ

4

BIDV

1.670 NHĐL tại

hơn 122 quốc gia và vùng lãnh thổ

Standard

Chatered Bank

2.700 NHĐL tại

hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ

5

Sacombank

794 NHĐL tại hơn

82 quốc gia và vùng lãnh thổ

Korea Exchange Bank

3.000 NHĐL tại hơn 70 quốc gia

và vùng lãnh thổ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tác động của dịch vụ ngân hàng quốc tế đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 11

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên và website của các NHTM

Hiện nay, các NHTMVN đã triển khai tương đối đầy đủ các dịch vụ thanh toán quốc tế như: phương thức chuyển tiền gồm cả chuyển tiền đi và chuyển tiền đến, phương thức nhờ thu gồm nhờ thu xuất khẩu và nhờ thu nhập khẩu, phương thức tín dụng chứng từ gồm phát hành L/C, thanh toán L/C, ký hậu vận đơn, phát hành bảo lãnh nhận hàng theo L/C, thông báo sửa đổi L/C, xác nhận L/C, dịch vụ nhận bộ chứng từ và thanh toán, chiết khấu có truy đòi, chiết khấu miễn truy đòi, chuyển nhượng L/C … Chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế của các NHTMVN liên tục tăng trong các năm gần đây, điều này được thể hiện qua việc hàng loạt các NHTMVN được các NH nước ngoài có uy tín trao giải NH thanh toán quốc tế có chất lượng cao như Techcombank đã vinh dự được Citibank trao tặng “Giải thưởng tỷ lệ điện đạt chuẩn cao” (STP – Straight Through Processing) để ghi nhận những thành công xuất sắc trong lĩnh vực thanh toán quốc tế năm 2013 và năm 2014. “Giải thưởng tỷ lệ điện đạt chuẩn cao” do Citibank tổ chức hàng năm nhằm tôn vinh những NH thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế có chất lượng, dựa trên tỷ lệ điện đạt chuẩn, một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá mức độ chính xác và tự động của các điện thanh toán. Bên cạnh đó, Agribank, Vietcombank,


ACB, SeAbank … cùng nhiều NH khác liên tục nhận được các giải thưởng trong lĩnh vực thanh toán quốc tế do các NH hoặc các tạp chí kinh tế có uy tín của nước ngoài trao tặng.

Với chính sách mở cửa, hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta ngày một phát triển ngoại trừ một số năm doanh số giảm sút do khủng hoảng kinh tế. Doanh số thanh toán quốc tế của các NHTM tăng một phần không nhỏ là do doanh số thanh toán xuất nhập khẩu tăng rất nhanh. Ngoài ra, sự phát triển của công nghệ NH và sự hoàn thiện của hệ thống NH là những yếu tố rất quan trọng trong việc thúc đẩy mở rộng và phát triển dịch vụ thanh toán qua NH. Về thanh toán xuất khẩu thì phương thức chuyển tiền luôn chiếm tỷ trọng cao cả về doanh số lẫn số món so với hình thức L/C và nhờ thu. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực được thanh toán qua NH là dầu thô, gạo, thủy sản, giày dép, dệt may, cao su, chè … Về thanh toán nhập khẩu, các mặt hàng chủ đạo như xăng dầu, sắt thép, máy móc thiết bị …được thanh toán qua NH theo phương thức L/C, nhờ thu … (Trần Nguyễn Hợp Châu, 2012).


300,00

250,00

200,00

Doanh số thanh toán

quốc tế

150,00

100,00

Kim ngạch xuất nhập

khẩu (tỷ USD)

50,00

0,00

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Hình 2.4: Doanh số thanh toán quốc tế và kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2008-2014

Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank từ 2008-2014 và Tổng cục thống kê


2.3.2.3. Dịch vụ bao thanh toán

Dịch vụ bao thanh toán ở Việt Nam bắt đầu manh nha từ những năm 1990 nhưng chưa có điều kiện để phát triển. Nhận thấy sự cần thiết của hoạt động bao thanh toán đối với các doanh nghiệp Việt Nam, ngày 06/09/2004, thống đốc NHNN đã ban hành quy chế hoạt động bao thanh toán của các TCTD theo quy định 1096/2004/QĐ-NHNN. Sự ra đời của văn bản pháp lý này bước đầu đã tạo động lực thúc đẩy các TCTD triển khai và phát triển dịch vụ bao thanh toán. Và đến đầu năm 2005, dịch vụ bao thanh toán chính thức được triển khai tại Việt Nam.

Ở Việt Nam, chi nhánh các NH nước ngoài là những tổ chức thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán đầu tiên. Deutsche Bank AG là đơn vị đầu tiên triển khai dịch vụ này vào tháng 01/2005. Tiếp đó, một số NH khác cũng đồng loạt triển khai dịch vụ này như Far East National Bank (02/2005), UFJ Bank (03/2005), Citibank (10/2005)…. Hiện nay, số lượng các NHTMVN triển khai thực hiện dịch vụ bao thanh toán đã tăng lên như: Techcombank, ACB, Vietcombank, Sacombank, OCB, Eximbank, VIB, SeAbank, VietAbank, NamAbank, HDbank, Maritimebank….

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội bao thanh toán quốc tế (FCI – Factors Chain International), doanh số bao thanh toán của Việt Nam năm 2014 là 100 triệu Euro. Tuy rằng con số này còn rất nhỏ so với nhiều nước trong khu vực nhưng nó cũng thể hiện bước chuyển biến tích cực của thị trường bao thanh toán ở Việt Nam. Từ năm 2004 trở về trước, doanh số bao thanh toán của Việt Nam chỉ là con số không, nhưng đến năm 2005, con số này đã tăng lên đạt 2 triệu Euro, năm 2006 đạt 16 triệu Euro, đến năm 2007 được 43 triệu Euro. Tuy nhiên, doanh thu bao thanh toán quốc tế vẫn còn khá khiêm tốn so với bao thanh toán nội địa. Năm 2006, doanh thu bao thanh toán nội địa (15 triệu Euro) gấp 15 lần doanh thu bao thanh toán quốc tế (1 triệu Euro). Đến năm 2007, mặc dù tổng doanh số bao thanh toán tại Việt Nam tăng 168,75% so với năm 2006 nhưng doanh thu bao thanh toán quốc tế vẫn tăng không đáng kể, doanh thu bao thanh toán nội địa tăng 173,33% trong khi doanh thu bao thanh toán quốc tế chỉ tăng 100%. Và trong năm 2007, doanh thu bao thanh


toán nội địa (41 triệu Euro) gấp 20,5 lần doanh thu bao thanh toán quốc tế (2 triệu Euro).

Do còn dè dặt trong bước đầu triển khai nên hiện nay các NH chủ yếu thực hiện dịch vụ bao thanh toán trong nước có truy đòi trên cơ sở hóa đơn bán hàng (90 triệu Euro trong năm 2009), doanh số bao thanh toán quốc tế trên cơ sở hối phiếu chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (5 triệu Euro trong năm 2009). Tỷ trọng bao thanh toán quốc tế sau đó tăng dần chiếm 39% tổng doanh số bao thanh toán trong năm 2010, 37% tổng doanh số bao thanh toán trong năm 2011, 35% tổng doanh số bao thanh toán trong năm 2012 và chiếm đến 80% trong năm 2013 và năm 2014.


100

90

80

70

60

Doanh số bao thanh toán nội địa

50

Doanh số bao thanh

toán quốc tế

40

Tổng doanh số (triệu

30 euro)

20

10

0

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Hình 2.5: Doanh số bao thanh toán tại Việt Nam

Nguồn: www.factors-chain.com

Qua một thời gian triển khai hoạt động, mặc dù có những dấu hiệu chuyển biến tích cực nhưng tình hình bao thanh toán ở Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển và chưa thể hiện hết những ưu điểm vốn có của nó. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ phía Nhà nước với những bất cập môi trường pháp lý, từ chính bản thân các đơn vị thực hiện bao thanh toán và thái độ của các


doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặt khác, dịch vụ bao thanh toán tại các NH thường chỉ chú trọng tới các doanh nghiệp lớn. Dịch vụ bao thanh toán của NH chưa thật tiện lợi, hệ thống thông tin tín dụng còn chưa đầy đủ nên để tránh rủi ro, NH đưa ra những điều kiện rất khó đáp ứng, có đòi hỏi cao đối với KH như phải chứng minh uy tín của bên mua hàng, các khoản phải thu phải thật sự an toàn hay phải có sự bảo lãnh của định chế tài chính khác. Đây thật sự là điều kiện khó khăn đối với doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ bao thanh toán, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đối với các NHTM ở các nước phát triển, bao thanh toán thường là miễn truy đòi. Sau khi kí hợp đồng bao thanh toán và nhận tiền đầy đủ từ phía tổ chức bao thanh toán, người bán (nhà xuất khẩu) sẽ hết nghĩa vụ đối với hợp đồng đã kí với nhà nhập khẩu. Đây là một trong những ưu điểm nổi bật làm bao thanh toán trở nên hấp dẫn vì nhà xuất khẩu không còn lo lắng, bận tâm với hợp đồng mua bán nữa. Tuy nhiên, vì dịch vụ bao thanh toán còn khá mới mẻ và để đảm bảo an toàn, các NHTMVN chỉ thực hiện bao thanh toán có quyền truy đòi. Điều này cũng được xem là một cản trở lớn đối với sự phát triển dịch vụ này tại Việt Nam, làm cho các doanh nghiệp có tâm lý không muốn sử dụng dịch vụ.

Trong bao thanh toán quốc tế, người mua và tổ chức bao thanh toán xuất khẩu ở hai quốc gia khác nhau, vì thế việc thẩm định người mua rất khó khăn, nhất thiết cần phải có sự tham gia hỗ trợ của một tổ chức bao thanh toán tại quốc gia người mua (đơn vị bao thanh toán nhập khẩu). Do đó, một NH muốn thực hiện bao thanh toán quốc tế tốt cần phải có mối quan hệ rộng rãi với các tổ chức bao thanh toán khác trên thế giới nhưng đa số các NH Việt Nam hiện nay chưa đủ điều kiện để mở các chi nhánh tại nước ngoài. Hơn nữa, mối quan hệ giữa các NHTMVN với các NH, đơn vị bao thanh toán nước ngoài còn nhiều hạn chế. Đây thực sự là một khó khăn rất lớn của các NH Việt Nam.

2.3.2.4. Dịch vụ ngân hàng đại lý

Nền kinh tế nói chung và ngành NH nói riêng có những bước phát triển nhanh chóng sau khi Việt Nam là thành viên của WTO. Điều này đã tạo điều kiện


cho các NHTMVN có nhiều cơ hội tăng cường các mối quan hệ với các NH nước ngoài tạo uy tín, xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường kinh doanh đến nhiều quốc gia trên thế giới. Điều đó một phần được thể hiện ở số lượng NHĐL của một số NHTMVN. Cùng với sự gia tăng về số lượng NH thành viên và NHĐL, mạng lưới hoạt động của mỗi NH cũng được mở rộng, không chỉ tập trung hoạt động ở các khu vực thành thị mà các NHTM còn mở rộng hoạt động đến khu vực nông thôn dưới hình thức chi nhánh và phòng giao dịch. Với mạng lưới hoạt động rộng khắp đã tạo điều kiện cho NH dễ dàng tiếp cận với KH để cung ứng các sản phẩm dịch vụ của mình, giúp cho KH lựa chọn được những sản phẩm dịch vụ phù hợp, hiệu quả. Đối với thị trường nước ngoài thì thương hiệu NH Việt Nam chỉ mới được biết đến ở một số thị trường như: Lào, Campuchia, Myanmar …. Vì vậy, phát triển các DVNHQT ra nước ngoài hiện nay là một khó khăn cho các NHTMVN vì hệ thống NHTMVN chưa thực sự có một thương hiệu mạnh, được thị trường thế giới biết đến.

Bảng 2.15: Mạng lưới trong nước và nước ngoài của một số NH đến cuối 2014


STT

NHTMVN

Số lượng

chi nhánh

Thị trường nước ngoài

1

Agribank

943

1.046 NHĐL ở nước ngoài và 01 chi nhánh tại

Campuchia.

2

BIDV

136

1.670 NHĐL ở nước ngoài và văn phòng đại

diện tại Lào, Myanmar, Séc và Campuchia.

3

Sacombank

72

794 NHĐL ở nước ngoài và và 01 NH 100% vốn Việt Nam tại Campuchia, 01 chi nhánh ở

Lào.

4

Militarybank

71

700 NHĐL ở nước ngoài và 01 chi nhánh ở

Lào, 01 chi nhánh tại Campuchia.

5

Vietinbank

149

1.000 NHĐL ở nước ngoài, 01 chi nhánh ở Lào, 02 chi nhánh tại Đức, 01 văn phòng đại

diện tại Myanmar.



6

SHB

53

500 NHĐL ở nước ngoài và 01 chi nhánh tại

Campuchia, 01 chi nhánh tại Lào.

7

Vietcombank

81

1.853 NHĐL ở nước ngoài và 01 văn phòng đại diện tại Singapore, 01 công ty con tại

Hồng Kông, 01 công ty con tại Mỹ.

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của các NHTM


Kết luận chương 2


Trong chương 2, tác giả đã nêu những kết quả đạt được về tình hình hoạt động, HQHĐ của NHTMVN và DVNHQT đã cho thấy có sự thay đổi về số lượng và chất lượng của DVNH. DVNH của các NHTMVN ngày càng phong phú và đa dạng hơn, tiện ích mang lại cho người sử dụng dịch vụ ngày càng lớn hơn. Tuy nhiên, cơ cấu sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện nay vẫn chưa thật sự hiệu quả, các sản phẩm dịch vụ hiện đại phát triển chưa đúng tầm, các NH chưa thật sự chú trọng đến các sản phẩm phái sinh, chưa tạo được tính đặc thù cho sản phẩm của mình. Chính vì vậy, các NHTMVN cần phải nổ lực hơn nữa trong việc bổ sung các nguồn lực: vốn, công nghệ, nhân sự, quản lý điều hành, phòng ngừa rủi ro, hoạch định chiến lược kinh doanh hợp lý, lựa chọn các giải pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kinh doanh và DVNHQT của NH để đáp ứng kịp thời yêu cầu hội nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định tính và định lượng. Nghiên cứu định tính thực hiện bằng cách thảo luận với các nhà nghiên cứu, nhà quản lý NH có kinh nghiệm ở các cấp, các bộ phận khác nhau trong các NHTM. Trên cơ sở bức tranh tổng quát về hoạt động kinh doanh và DVNHQT của các NHTMVN, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu các chuyên gia NH để đưa ra những đánh giá thiết thực về DVNHQT và các chỉ tiêu đánh giá về DVNHQT. Đây là vấn đề quan trọng để tác giả có cơ sở nghiên cứu về tác động DVNHQT đến HQHĐ của NH được tiến hành trong chương 4. Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng phương pháp bao dữ liệu DEA và phương pháp hồi quy theo các mô hình Pooled OLS, FEM, REM và FGLS. Các dữ liệu nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, mô hình nghiên cứu cũng được trình bày ở chương 3.


3.1. Nghiên cứu định tính

3.1.1. Mục đích và phương pháp nghiên cứu

Để tránh những nhận định mang tính chủ quan, nghiên cứu này đã tiến hành thảo luận với các chuyên gia là những người am hiểu về lĩnh vực NH và các nhà quản trị đang trực tiếp làm việc tại các NHTMVN. Nhóm chuyên gia là những người am hiểu về DVNH, DVNHQT cả về lý thuyết và thực tiễn hoạt động tại Việt Nam hiện nay. Trong nghiên cứu này, 10 chuyên gia (cụ thể trong Phụ lục 1) đã thảo luận tay đôi với tác giả nhằm xem xét và đưa ra những phát hiện mới về các chỉ tiêu phản ánh DVNHQT tại Việt Nam. Cuộc thảo luận được thực hiện nhằm sáng tỏ những vấn đề sau:

- Định nghĩa về DVNHQT của các NHTM tại Việt Nam.

- Tầm quan trọng của DVNHQT tại Việt Nam.

- Tác động của DVNHQT đến HQHĐ của các NHTMVN.

- Nhận định, đánh giá các DVNHQT tại Việt Nam hiện nay.

- Xác định các chỉ tiêu đánh giá DVNHQT của các NHTM tại Việt Nam.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/11/2022