Phân Loại Các Nh Theo Quy Mô Vốn Chủ Sở Hữu Và Quy Mô Tài Sản


3.1.2. Kết quả nghiên cứu định tính

Các chuyên gia về lĩnh vực NH đồng ý tham gia phỏng vấn đã đưa những ý kiến tổng quát về DVNHQT của các NHTMVN trong thời gian qua và các chỉ tiêu phản ánh về DVNHQT tại Việt Nam, tác giả xin được quy ước gọi tên 10 chuyên gia ngẫu nhiên theo các chữ cái A, B, C, D, E, F, G, H, I và J.

- Khái niệm về DVNHQT: Chuyên gia H đưa ra định nghĩa về DVNHQT là các dịch vụ tài chính tiền tệ trên thị trường quốc tế nhằm mục đích sinh lời của các NH. Chuyên gia I, J và F cùng quan điểm về DVNHQT đó là các giao dịch liên quan đến KH ở bên ngoài biên giới nước có trụ sở chính của NH cung cấp dịch vụ. Các chuyên gia còn lại thì đều thống nhất rằng: DVNHQT không những được thực hiện ở phạm vi ngoài nước với các quan hệ đại lý với ngân hàng nước ngoài, quan hệ thanh toán, quan hệ hợp tác đầu tư … mà còn là các giao dịch ở phạm vi trong nước với các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ. Các giao dịch NH trên thị trường quốc tế (theo chuyên gia H) cũng như các giao dịch ở bên ngoài biên giới (chuyên gia I, J và F), ở phạm vi ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng đều bằng ngoại tệ. Như vậy, các chuyên gia có nhận định ban đầu không hoàn toàn giống nhau về DVNHQT nhưng đều đi đến kết luận chung và thống nhất là: DVNHQT là các DVNH liên quan đến ngoại tệ do NH cung cấp.

- Về tầm quan trọng của DVNHQT: Tất cả chuyên gia tham gia phỏng vấn đều cho biết các NHTM nếu thực hiện tốt các DVNHQT chắc chắn sẽ làm tăng nguồn thu, nâng cao uy tín và hình ảnh của NH đối với KH trong và ngoài nước. Các NHTMVN thực hiện tốt mảng DVNHQT như Vietcombank, Vietinbank, Techcombank… đều là các NHTM hàng đầu trong nước. Chuyên gia B và chuyên gia C cho rằng: DVNHQT chắc chắn sẽ phát triển nhanh chóng và hiệu quả cùng với những quy định nới lỏng và sự mở cửa của hệ thống NH. Chuyên gia H bổ sung: hệ thống NHTM có quan hệ chặt chẽ với hoạt động kinh tế quốc tế, hoạt động kinh tế phát triển thì thúc đẩy các NH từ kinh doanh các DVNH truyền thống sẽ chuyển sang đa dạng DVNHQT, ngược lại, DVNHQT phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thương mại quốc tế của các KH như: dịch vụ thanh toán quốc


tế, bảo lãnh, tài trợ xuất nhập khẩu… Nguồn vốn huy động của NH cả nội tệ và ngoại tệ sẽ tăng lên, tạo điều kiện cho NH mở rộng thị trường kinh doanh cả trong nước và ngoài nước, chuyên gia D đã nhấn mạnh thêm.

- Về mối quan hệ giữa DVNHQT và HQHĐ của NH: Ý kiến của chuyên gia E và I, J đều thống nhất rằng: Các NHTMVN luôn tìm cách phát triển DVNHQT để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH. Nền kinh tế mở hội nhập kinh tế thế giới cần có cơ sở hạ tầng tài chính hiện đại, trong đó hệ thống NH hỗ trợ cho kinh tế quốc tế. Mối quan hệ kinh tế với nước ngoài là đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế ở nước ta, mối quan hệ này muốn tồn tại và phát triển thì phải nhờ vào các DVNHQT. Theo chuyên gia A và C: Ngân hàng là một trong những lĩnh vực được mở cửa mạnh nhất sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thách thức lớn nhất của ngành NH là đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt mạnh mẽ hơn. Để giành thế chủ động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống NH Việt Nam cần cải cách mạnh mẽ. Vì vậy mỗi NH phải nhận thức được vấn đề phát triển các DVNH đặc biệt là DVNHQT để phù hợp với chiến lược kinh doanh của NH trong từng giai đoạn. DVNHQT là một dịch vụ quan trọng, giúp cho NH tạo được nhiều lợi nhuận, hoạt động ngày càng vững mạnh sẽ có đủ năng lực cạnh tranh với các ngân hàng ngoại. Chuyên gia B và chuyên gia E bổ sung: DVNHQT trở thành yếu tố chính để NH xác lập vị thế của mình, thu hút KH. Đây cũng chính là mảng hoạt động hấp dẫn với tỉ suất sinh lợi cao, thị trường rộng lớn nên chắc chắn sẽ nâng cao HQHĐ của NH.

- Đánh giá DVNHQT tại Việt Nam hiện nay:

Theo chuyên gia H: Sự đa dạng và phong phú các DVNHQT không ngừng tăng lên, gắn liền với quá trình đổi mới và phát triển công nghệ NH hiện đại, từ chỗ chỉ tập trung vào các sản phẩm dịch vụ truyền thống như thanh toán quốc tế với L/C, nhờ thu, chuyển tiền, tài trợ thương mại với cấp tín dụng thanh toán, ứng tiền trước, chiết khấu chứng từ thì nay nhiều NH đã tập trung vào phát triển các dịch vụ NH hiện đại như bao thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ với các giao dịch phái sinh hay các dịch vụ liên kết phục vụ các các đối tượng KH khác nhau:


KH cá nhân, KH doanh nghiệp và các định chế tài chính. Đặc biệt, các NHTM ngày càng chú trọng phát triển nhóm KH là các định chế tài chính với việc cung ứng dịch vụ NHĐL.

Chuyên gia E phân tích thêm: Mức độ tiện ích và phổ biến của DVNHQT còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của hội nhập, vẫn còn nặng về các dịch vụ truyền thống. Thị trường DVNH vẫn phát triển dưới mức tiềm năng, các công cụ phái sinh ngoại tệ vẫn trong giai đoạn đầu. Do những hạn chế về số lượng, chất lượng và khả năng tiếp cận DVNH nên mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội của DVNH chưa cao. Chuyên gia F và chuyên gia J bổ sung rằng: Các NHTM trong nước đang nổ lực phát triển các DVNH nhưng việc ứng dụng các sản phẩm dịch vụ mới như dịch vụ phái sinh, kinh doanh ngoại hối, dịch vụ bao thanh toán, môi giới chứng khoán, dịch vụ thẻ thanh toán, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ tư vấn ủy thác ... vẫn còn kém hơn các NH nước ngoài.

Chuyên gia D và G đã nêu nhận định: Các NHTM đã triển khai mạnh dịch vụ thanh toán thẻ quốc tế nhưng triển vọng đầu tư phát triển dịch vụ này sẽ còn khó khăn nếu không tăng vốn tự có cho các NHTM và việc tăng vốn tự có vẫn rất nan giải. Về dịch vụ bao thanh toán quốc tế thì không phải NHTM nào cũng có thể thực hiện mà chỉ một số NHTM lớn, có uy tín mới thực hiện được. Do thị trường hối đoái của Việt Nam chưa phát triển, các công cụ phái sinh (Swap, Forword, Option, Future) hoạt động kém hiệu quả do vậy trong thực tế một số NHTM nước ta trong những năm qua đã thực hiện dịch vụ kinh doanh ngoại tệ nhưng rủi ro rất lớn.

- Xác định các chỉ tiêu đánh giá DVNHQT của các NHTM tại Việt Nam: Căn cứ vào khái niệm DVNHQT được sử dụng thống nhất trong nghiên cứu và các hình thức DVNHQT bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau liên quan đến ngoại tệ như như: cho vay ngoại tệ, huy động vốn bằng ngoại tệ, dịch vụ thanh toán quốc tế, dịch vụ NHĐL …., ngoài ra, căn cứ vào các chỉ tiêu phản ánh trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTMVN (theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS – International Financial Reporting Standards và chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS – Vietnamese Accounting Standards), cà 10 chuyên gia


NH đều thống nhất cao đưa ra hai chỉ tiêu đánh giá chung nhất về DVNHQT như sau:

Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ cho vay ngoại tệ trên tổng tài sản có ngoại tệ

Tài sản có ngoại tệ bao gồm các khoản tiền mặt, chứng từ có giá bằng ngoại tệ, các khoản cấp tín dụng bằng ngoại tệ, các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ tại các NH khác và các khoản đầu tư bằng ngoại tệ. Tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại các NH nước ngoài với mục đích thanh toán quốc tế hay làm dịch vụ NHĐL là những dịch vụ vô cùng quan trọng.

Ngoài ra, cho vay ngoại tệ là hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản có ngoại tệ. Quy mô dư nợ cho vay nói chung và quy mô dư nợ ngoại tệ nói riêng càng lớn thì mang lại lợi nhuận cho NH càng nhiều ngoại trừ những khoản cho vay kém chất lượng. Quy mô dư nợ cho vay ngoại tệ càng cao chứng tỏ các dịch vụ như: bao thanh toán, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh quốc tế

…của NH ngày càng phát triển (Trương Quang Thông, 2010).

Vậy chỉ tiêu cho vay ngoại tệ trên tổng tài sản có ngoại tệ sẽ phản ánh được quy mô hoạt động cho vay ngoại tệ vừa đồng thời phản ánh được mức độ phát triển của dịch vụ NHĐL, dịch vụ thanh toán quốc tế, hoạt động đầu tư quốc tế…. . Với lập luận như trên, chỉ tiêu này được 10 chuyên gia NH thống nhất đưa vào mô hình nghiên cứu tác động của DVNHQT đến HQHĐ của NHTMVN.

Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ tài sản nợ ngoại tệ so với tổng nguồn vốn

Tài sản nợ ngoại tệ bao gồm các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ của NH nước ngoài mở tại NH trong nước nhằm thực hiện các giao dịch thanh toán với nhau, ngoài ra còn có các nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ, các tài sản nợ ngoại tệ khác (tiền ký quỹ bằng ngoại tệ, vốn tài trợ, ủy thác đầu tư cho vay bằng ngoại tệ, chuyển tiền phải trả bằng ngoại tệ,...). Quy mô tài sản nợ ngoại tệ càng lớn chứng tỏ hoạt động huy động vốn bằng ngoại tệ của NH càng phát triển, đây cũng là nguồn vốn để hoạt động cho vay ngoại tệ của NH được mở rộng (Trương Quang Thông, 2010). Với lập luận như trên, chỉ tiêu này được 10 chuyên gia NH thống nhất đưa vào mô hình nghiên cứu tác động của DVNHQT đến HQHĐ của NHTM vì vốn huy động


luôn là nhân tố quan trọng để NH tiến hành các hoạt động kinh doanh nhằm thu lãi và phí.

Theo cả 10 chuyên gia NH, hai chỉ tiêu này phản ảnh tổng quát nhất về DVNHQT nên được đưa vào mô hình nghiên cứu và là biến độc lập, giải thích về tác động DVNHQT đến HQHĐ của các NH. Chỉ tiêu tài sản nợ ngoại tệ trên tổng nguồn vốn phản ánh nghiệp vụ huy động vốn thuộc về nghiệp vụ nguồn vốn của NHTM trong khi đó, chỉ tiêu cho vay ngoại tệ trên tổng tài sản có ngoại tệ phản ánh nghiệp vụ sử dụng vốn của NHTM.

3.2. Nghiên cứu định lượng

3.2.1. Dữ liệu nghiên cứu

Để thực hiện nội dung nghiên cứu, tác giả đã thu thập số liệu trên báo cáo tài chính hoặc báo cáo thường niên của 38 NHTMVN giai đoạn 2008 - 2014, dữ liệu kinh tế vĩ mô của Việt Nam như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát được thu thập từ Tổng cục thống kê. Giai đoạn 2008 – 2014 là giai đoạn các báo cáo tài chính được các NH cung cấp khá đầy đủ, tạo thuận lợi cho việc thu thập số liệu. Tuy nhiên, do đặc thù về việc công bố thông tin hoạt động kinh doanh và một số NH mới được thành lập cũng như sáp nhập, hợp nhất trong khoảng thời gian nghiên cứu nên số quan sát trong từng năm không bằng nhau.

Bảng 3.1: Các NHTMVN được nghiên cứu từ 2008- 2014


STT

NH

Thời gian

nghiên cứu

STT

NH

Thời gian

nghiên cứu

1

Vietinbank

2008-2014

20

DongAbank

2008-2014


2


Viecombank


2008-2014


21


Tienphongbank

2008-2010

2012-2014

3

BIDV

2008-2014

22

BacAbank

2011-2014

4

Agribank

2008-2013

23

MDbank

2008-2014

5

Sacombank

2008-2014

24

OCB

2008-2014

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tác động của dịch vụ ngân hàng quốc tế đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 12



6

Militarybank

2008-2014

25

VietAbank

2008-2014

7

Techcombank

2008-2014

26

MHB

2008-2014

8

Eximbank

2008-2014

27

Saigonbank

2008-2014

9

SCB

2008-2014

28

Kienlongbank

2008-2014

10

ACB

2008-2014

29

PGbank

2008-2014

11

SHB

2008-2014

30

NamAbank

2008-2014

12

PVcombank

2013-2014

31

Vietcapitalbank

2008-2014

13

Maritimebank

2008-2014

32

NCB

2008-2014

14

VPbank

2008-2014

33

Phuongnambank

2008-2013

15

HDbank

2008-2014

34

Oceanbank

2008-2013

16

VIB

2008-2014

35

Baovietbank

2009-2012

17

Lienvietpostbank

2008-2014

36

VNBC

2008-2011

18

Anbinhbank

2008-2014

37

Westernbank

2008-2012

19

SeAbank

2008-2014

38

GPbank

2008-2010

Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu của đề tài

Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu bảng (panel data), đây là dữ liệu được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu ở các nước trên thế giới (Gujarati, 2004) vì cung cấp cho người nghiên cứu một lượng lớn các điểm dữ liệu, giảm cộng tuyến giữa các biến giải thích vì thế cải thiện hiệu quả các ước lượng kinh tế. Hơn nữa, dữ liệu bảng kết hợp thông tin của nhiều đối tượng nghiên cứu khác nhau sẽ làm cho số quan sát tăng lên đáng kể, do đó sẽ làm giảm các sai số ngẫu nhiên có thể xảy ra trong việc phân tích mô hình.

Trong những thập kỷ gần đây, Tổ chức tài chính quốc tế (International Monetary Fund - IMF) đã đưa ra khung phân tích CAMELS để đánh giá mức độ lành mạnh của từng định chế tài chính và toàn bộ hệ thống tài chính nói chung. Nhiều tổ chức tài chính quốc tế và các quốc gia đã vận dụng khung phân tích


CAMELS để xếp hạng các NH về khả năng hoạt động, khả năng cạnh tranh và khả năng chống đỡ với các rủi ro. Khung phân tích CAMELS liên quan đến việc phân tích 06 nhóm các chỉ tiêu có tác động đến sức khỏe của các định chế tài chính gồm: mức độ an toàn vốn (Capital Adequacy), chất lượng tài sản (Asset Quality), quản lý (Management), lợi nhuận (Earning), thanh khoản (Liquidity), mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường (Sensitivity to Market Risk). Vậy chỉ tiêu vốn chủ sở hữu và tài sản của NH là hai chỉ tiêu quan trọng trong khung phân tích CAMELS cũng là một trong những chỉ số cốt lõi trong bộ chỉ số lành mạnh hóa tài chính của IMF.

Quy mô vốn chủ sở hữu và tài sản có ảnh hưởng quan trọng đến HQHĐ của chính NH đó. Quy mô tăng lên đi kèm với việc mở rộng quy mô hoạt động của NHTM, khả năng tiếp cận với nhiều đối tượng KH, mở rộng địa bàn kinh doanh giúp NHTM tăng cường cung cấp các sản phẩm DVNH trong nước và DVNHQT đến KH nhanh chóng và hiệu quả, từ đó gia tăng doanh thu và lợi nhuận của NH đồng thời quảng bá hình ảnh của NHTM đến với những KH khác. Tuy nhiên, khi quy mô vốn và tài sản tăng lên đòi hỏi khả năng quản lý của NHTM phải tốt hơn, nếu không rủi ro sẽ cao hơn và ảnh hưởng xấu đến chất lượng hoạt động của NH. Để phân tích chi tiết tác động của DVNHQT đến HQHĐ của các NH có quy mô vốn chủ sở hữu và quy mô tài sản khác nhau, nghiên cứu đã tiến hành phân loại thành 2 nhóm NH dựa trên tiêu chí vốn chủ sở hữu trên dưới 10.000 tỷ đồng và tổng tài sản trên dưới 100.000 tỷ đồng đến thời điểm 31/12/2014. Kết quả phân loại như sau:

Bảng 3.2: Phân loại các NH theo quy mô vốn chủ sở hữu và quy mô tài sản


Phân loại

Ngân hàng

Nhóm 1 (11 NH có vốn chủ sở hữu trên 10.000 tỷ đồng và tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng)

Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Agribank, Sacombank, Militarybank, Techcombank, Eximbank, SCB, ACB, SHB



Nhóm 2 (27 NH có vốn chủ sở hữu dưới 10.000 tỷ đồng và tổng tài sản dưới 100.000 tỷ đồng)

PVcombank, Maritimebank, VPbank, HDbank, VIB, Lienvietpostbank, Anbinhbank, SeAbank, DongAbank, Tienphongbank, BacAbank, MDbank, OCB, VietAbank, MHB, Saigonbank, Kienlongbank, PGbank, NamAbank, Vietcapitalbank, NCB, Phuongnambank, Oceanbank, Baovietbank, VNBC, Westernbank, GPbank

Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM được khảo sát

3.2.2. Mô tả các biến nghiên cứu

3.2.2.1. Đối với nghiên cứu hiệu quả hoạt động của các NHTMVN

Giai đoạn quan trọng trong việc áp dụng phương pháp DEA vào việc đánh giá HQHĐ của các NHTM là việc xây dựng mô hình các biến đầu vào và đầu ra cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh của các NHTM. Khảo cứu các công trình, tài liệu nghiên cứu khác nhau trên thế giới và Việt Nam, tác giả sử dụng phương pháp tiếp cận doanh thu và chi phí nhưng vẫn phản ảnh được bản chất NHTM là trung gian tài chính, huy động vốn và sử dụng vốn để kinh doanh tiền tệ, thanh toán cho các chủ thể trong nền kinh tế nên các yếu tố đầu vào và đầu ra được chọn lựa bao gồm:

Biến đầu vào: Đầu vào gồm 03 biến đại diện cho các nguồn lực đầu vào của một NHTM như: vốn huy động, lao động, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật được lượng hóa bằng các khoản chi phí sử dụng trong quá trình hoạt động gồm:

- Chi phí trả lãi (X1): bao gồm chi phí trả lãi và các khoản tương đương thể hiện yếu tố vốn trong đầu vào của hoạt động NHTM. NH chủ yếu sử dụng tiền gửi của KH bao gồm tiền tiết kiệm và các khoản tiền gửi khác, phát hành giấy tờ có giá, vốn tài trợ … và phải trả lãi cho những khoản vốn huy động này.

- Chi phí tiền lương (X2): là chi phí trả cho nhân viên thể hiện yếu tố lao động trong đầu vào của hoạt động NHTM.

- Chi phí khác (X3): là chi phí ngoài lãi loại trừ chi phí nhân viên thể hiện yếu tố trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật …

Biến đầu ra: Đầu ra gồm 02 biến phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/11/2022