Ở góc độ quản lý hành chính, Thông tư 04/2019 của Bộ NN & PTNT định nghĩa: “Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn và được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã”. Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về phân loại đô thị, theo đó, đô thị là vùng được xác định có trên 4000 dân, mật độ dân số trên 2000 người/ km2, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm trên 65% tổng số lao động, công trình xã hội và công trình kỹ thuật được xây dựng đồng bộ.
Từ những quan điểm nghiên cứu trên có thể hiểu: Nông thôn là vùng lãnh thổ rộng lớn, là nơi sinh sống của phần lớn dân cư làm nông nghiệp và nhận thu nhập chính từ nông nghiệp, được quản lý hành chính bởi Ủy ban nhân dân cấp xã.
b, Khái niệm du lịch nông thôn
Du lịch nông thôn được hình thành từ thập niên 80 của thế kỷ XX - giai đoạn đánh dấu sự khởi sắc của các loại hình du lịch, đồng thời là giai đoạn bùng nổ của các loại hình du lịch chuyên biệt và mỗi quốc gia khác nhau có cách hiểu không giống nhau về khái niệm này.
Có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về du lịch nông thôn. Dưới đây là một số khái niệm du lịch nông thôn được sử dụng phổ biến trong quá trình nghiên cứu.
Theo Fons & cs [86]: “Du lịch nông thôn bao gồm một loạt các hoạt động được cung cấp bởi người dân nông thôn để thu hút khách du lịch đến khu vực của mình để tạo thêm thu nhập cho địa phương của họ”. Theo đó, bất kỳ loại hình du lịch nào trong đó giới thiệu về đời sống nông thôn, nghệ thuật, văn hóa và di sản ở các vùng nông thôn, qua đó mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương về kinh tế và xã hội cũng như tạo điều kiện cho sự tương tác giữa khách du lịch và người dân địa phương cho một trải nghiệm du lịch phong phú hơn có thể được gọi là du lịch nông thôn.
Katherine [89] cho rằng du lịch nông thôn về cơ bản là một hoạt động diễn ra ở vùng nông thôn. Nó nhiều mặt và có thể dẫn đến du lịch trang trại/nông nghiệp, du lịch văn hóa, du lịch tự nhiên, du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái. Khác với những loại hình du lịch thông thường, du lịch nông thôn có những đặc điểm đặc trưng nhất định như: Đó là sự trải nghiệm theo định hướng, các địa phương dân cư thưa thớt, chủ yếu trong môi trường tự nhiên, nó trùng khớp với thời vụ và các sự kiện địa phương cũng như dựa trên việc bảo tồn văn hóa, di sản và truyền thống.
Trần Văn Mạnh, Trần Huy Đức (2000) [33] đưa ra một cái nhìn khác về du lịch nông thôn. Theo đó, du lịch nông thôn là “một tập hợp thể loại du lịch, dựa trên sự khác biệt của tài nguyên thiên nhiên, nhân văn, sự kiện và sản vật của nông thôn để thu hút khách du lịch. Trong đó, Sản ph m du lịch nông thôn Sự khác biệt của tài nguyên ở làng quê + Dịch vụ ở làng quê + Sản vật của làng quê”. Khái niệm này đã chỉ rõ sự khác biệt của du lịch nông thôn với các loại hình du lịch khác. Theo đó, du lịch nông thôn coi nền tảng tài nguyên tự nhiên là yếu tố mấu chốt tạo nên loại hình du lịch này. Nuchnard [107] cho rằng du lịch nông thôn là “sự kết hợp giữa phát triển nông thôn và du lịch bền vững”. Phát triển du lịch nông thôn là tiền đề cho những thay đổi lớn trong tương lai. Kết quả của sự thay đổi này có thể tạo ra lợi ích về kinh tế, môi trường, nhận thức, song điều quan trọng là những thay đổi đó không ảnh hưởng đến những giá trị truyền thống.
Mc Kercher & Robbins [81] cho rằng du lịch nông thôn là loại hình du lịch được thực hiện tại vùng quy mô nhỏ và có các hoạt động nằm ngoài khu vực đô thị. Trong khi Reichel et al [123] quan niệm rằng du lịch nông thôn là loại hình du lịch dựa trên tính phù hợp của đặc trưng vùng, mang tính bền vững và được thực hiện bởi các doanh nghiệp có quy mô nhỏ ở khu vực nông thôn.
Kế thừa lý luận trên, Mac Donald& Jolliffe [97] đưa ra một khái niệm về du lịch nông thôn dựa trên đặc điểm và các giá trị mà du lịch nông thôn mang lại. Theo đó, du lịch nông thôn là loại hình du lịch đề cập đến cộng đồng sinh sống với những giá trị về di sản truyền thống, lối sống cần được bảo tồn.
Daugstad [79] cho rằng du lịch nông thôn là loại hình du lịch thể hiện mối quan hệ giữa người dân và khách du lịch dựa trên các sản phẩm đặc thù của vùng nông thôn. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng du lịch nông thôn sẽ dẫn đến sự thay đổi về thể chế của vùng.
Aref &Gill [57] Du lịch nông thôn là loại hình du lịch cung cấp các sản phẩm du lịch dựa trên các tài nguyên sẵn có tại vùng nông thôn và cho phép khách du lịch được tham gia cùng với người dân địa phương.
Tùy từng mục đích nghiên cứu, DLNT được tiếp cận theo các khía cạnh khác nhau. Trong đó nhấn mạnh đến quan điểm rằng: Du lịch nông thôn là loại hình du lịch có liên quan đến tất cả các yếu tố thuộc về nông thôn như ruộng đất, đời sống, con người, làng nghề truyền thống…. Những yếu tố này đều có thể trở thành tài nguyên du lịch có tính hấp dẫn đối với du khách quốc tế và du khách khu vực thành thị.
Sự phát triển DLNT trong hiện tại và tương lai sẽ là hướng đi mới cho các vùng nông thôn ngoài hoạt động sản xuất nông nghiệp truyền thống, tạo ra công ăn việc làm cho người dân mà đặc biệt là đối tượng phụ nữ và những người trẻ tuổi khác trong khu vực phát triển loại hình du lịch này.
Bên cạnh đó, với những tiềm năng sẵn có, có thể phát triển loại hình du lịch này bằng cách kết hợp giữa những giá trị văn hóa của làng nghề truyền thống, cảnh quan thiên nhiên hay chính đời sống của người dân kết hợp với du lịch thông qua việc quản lý, thực hiện và khai thác chủ yếu bởi cộng đồng người dân địa phương, người tham gia trực tiếp vào quá trình cung ứng dịch vụ cho khách du lịch.
Kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu trước đây, khái niệm du lịch nông được hiểu khái quát như sau:
“Du lịch nông thôn là loại hình du lịch diễn ra ở vùng nông thôn, hoạt động dựa trên các đặc điểm tiêu biểu của khu vực nông thôn, tạo ra các sản ph m du lịch đặc trưng bằng tài nguyên nông nghiệp và tài nguyên nhân văn sẵn có để phục vụ du khách, được phát triển và quản lý bởi địa phương, phục vụ các lợi ích lâu dài cho dân cư trong làng xã”.
Theo đó, trong hoạt động về du lịch, sự phối hợp của các đối tượng có liên quan đến nhau về nhiều mặt như lợi ích, tài nguyên, pháp luật… Các bên có liên quan bao gồm chính quyền địa phương, nhà cung ứng du lịch, khách du lịch và người dân. Bốn nhóm này có mối quan hệ mật thiết với nhau, cùng nhau phát triển và hỗ trợ các điều kiện để du lịch phát triển tại địa phương.
2.1.1.2. Đặc điểm của du lịch nông thôn
Du lịch nông thôn mang những đặc điểm cụ thể như sau:
(1) Được diễn ra ở khu vực nông thôn với nền tảng là nông nghiệp. Đây là đặc điểm giúp những nhà nghiên cứu có thể dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm khu vực phát triển loại hình du lịch này. Nông thôn chính là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã.
(2) Lấy người dân làm chủ thể. Với những đặc điểm mang tính đại điện như tài nguyên đất, nước, môi trường sống, quy mô hộ gia đình nhỏ, những thay đổi khi phát triển loại hình du lịch này sẽ tạo nên nhưng giá trị lợi ích cho các bên có liên quan, đặc biệt là người dân.
(3) Dựa trên những đặc điểm, yếu tố truyền thống, phát triển chậm và được tổ chức chặt chẽ, gắn kết với các hộ dân địa phương, được phát triển và quản lý chủ yếu bởi địa phương phục vụ lợi ích lâu dài của dân cư trong làng xã.
Như vậy, có thể nói rằng, du lịch nông thôn là loại hình du lịch, trong đó lấy nông nghiệp, các hoạt động sinh hoạt của người dân, làng nghề truyền thống hay cảnh quan thiên nhiên vốn chưa được xem là tài nguyên du lịch hay lại được sử dụng như một tài nguyên du lịch để hấp dẫn du khách đến với loại hình du lịch này. Du lịch nông thôn giúp cho du khách có những trải nghiệm thực tế với đời sống của người dân.
2.1.1.3. Các loại hình du lịch nông thôn
Du lịch nông thôn được đánh giá là một trong những loại hình du lịch đa dạng bởi tài nguyên du lịch khá phong phú và với những nét đặc trưng của từng vùng sẽ có một loại hình du lịch nông thôn phù hợp. Theo đó, du lịch nông thôn có thể được chia theo bảng sau: [1][3]
Bảng 2.1. Các loại hình du lịch nông thôn
Đặc trưng | Nét hấp dẫn của du lịch | |
Du lịch di sản | Là du lịch bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa trong làng (Nhà cổ, đình làng, miếu, đền) được truyền lại cho hậu thế và các hoạt động của người xưa để người bên ngoài có thể học tập, giao lưu. | Thăm thú và học tập về các di tích lịch sử, thăm các nhà cổ, lưu trú, ẩm thực tại nhà hàng nông gia, hướng dẫn viên địa phương hướng dẫn du khách đi thăm làng… |
Du lịch văn hóa | Là du lịch sử dụng các đặc trưng văn hóa, nghi lễ, nghệ thuật truyền thống và văn hóa phi vật thể độc đáo của làng. | Thăm quan các buổi trình diễn nghệ thuật truyền thống, tour thăm quan có nguồn gốc văn hóa truyền thống, thăm quan và trải nghiệm các nghi lễ… |
Du lịch làng nghề truyền thống | Là du lịch trải nghiệm, giao lưu nghề truyền thống, nghề thủ công mỹ nghệ các tác phẩm nghệ thuật có nguồn gốc từ nông thôn | Trải nghiệm nghề truyền thống, giao lưu với nghệ nhân, mua các sản phẩm nghề truyền thống, tham gia tour đi tham quan nguồn gốc các sản phẩm nghề truyền thống. |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc Việt Nam - 2
- Các Công Trình Nghiên Cứu Nước Ngoài Về Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Quản Lý Phát Triển Du Lịch Nông Thôn
- Đánh Giá Chung Về Kết Quả Của Các Công Trình Khoa Học Đã Nghiên Cứu Có Liên Quan Đến Luận Án
- Vai Trò Của Quản Lý Phát Triển Du Lịch Nông Thôn
- Nội Dung Tham Gia Của Người Dân Trong Quản Lý Phát Triển Du Lịch Nông Thôn
- Tổng Hợp Kết Quả Mô Hình Nghiên Cứu Thực Nghiệm
Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.
Đặc trưng | Nét hấp dẫn của du lịch | |
Du lịch cộng đồng | Là du lịch với thú vui hòa mình vào cuộc sống và người dân nông thôn, giao lưu với họ | Trải nghiệm và giao lưu liên quan đến nghề truyền thống, nghề nghiệp do người dân sinh sống trong làng kinh doanh, tour tiếp xúc đời sống nông thôn, tour vận dụng môi trường tự nhiên trong làng. |
Du lịch sinh thái | Là du lịch vận dụng các không gian tự nhiên như cảnh quan sông nước, cây xanh công viên, vườn cây ăn quả, nhà vườn | Tour khám phá môi trường thiên nhiên như sông nước, thăm và dùng thử tại các cơ sở chế biến trái cây… |
Du lịch nông nghiệp | là loại hình du lịch tao ra sản phẩm du lịch phục vụ du khách chủ yếu dựa trên nền tảng của hoạt động sản xuất nông nghiệp | Các chương trình trải nghiệm, học tập về nông thôn, dùng thử nông sản, giao lưu với người dân làm nông nghiệp… |
Du lịch dân tộc thiểu số | Du lịch vận dụng đời sống và văn hóa của các dân tộc thiểu số | Lý giải đời sống của người dân tộc thiểu số, trải nghiệm văn hóa dân tộc, tham gia các buổi trình diễn, âm nhạc của người dân tộc thiểu số |
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Như vậy, du lịch nông thôn được biểu hiện khá đa dạng. Mỗi địa phương dựa vào tài nguyên du lịch của mình để đưa ra loại hình du lịch cho phù hợp. Tuy vậy, rất khó để phân biệt được rõ ràng các loại hình du lịch này một cách chính xác bởi các loại hình này thường liên quan đến nhau và không có ranh giới chính xác cho sự phân biệt đó.
Du lịch nông thôn là loại hình du lịch mang tính tổng hợp. Trong đó, du khách không còn đơn thuần chỉ tham gia vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp mà còn có
cơ hội mở rộng không gian hoạt động du lịch của mình như tham quan quan cảnh vùng nông thôn, tận dụng các tài nguyên du lịch khác như các di tích lịch sử,… Du lịch nông thôn không chỉ đơn thuần là tận dụng các sản phẩm từ nông nghiệp mà còn tận dụng các giá trị tài nguyên khác của điểm đến. Như vậy, du lịch nông thôn là loại hình du lịch kết hợp nhiều loại hình du lịch khác nhau ở địa phương, dựa trên nguồn tài nguyên của chính địa phương đó.
Đặc điểm nông thôn nước ta là những khu vực sản xuất nông nghiệp thường xen kẽ với những khu dân cư, do vậy, khó có thể tạo ra được loại hình du lịch nông nghiệp đơn thuần mà thông thường là sự kết hợp của nhiều loại hình trong một khu vực phát triển du lịch. Điều này cho thấy, đối tượng tạo ra loại hình du lịch nông thôn hiện nay không chỉ đơn thuần là các chủ hộ sở hữu tài nguyên du lịch mà còn bao gồm cộng đồng dân cư tại nơi đó.
2.1.1.4. Các bên liên quan tham gia vào du lịch nông thôn
Các bên liên quan tham gia vào du lịch nông thôn bao gồm cơ quan quản lý nhà nước (đại diện là chính quyền địa phương), nhà cung ứng dịch vụ du lịch, khách du lịch và người dân. Trong đó, người dân, cộng đồng sinh sống tại khu vực nông thôn được coi là quan trọng nhất [1][3].
a, Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch
Xét ở tầm vĩ mô, cơ quan quản lý nhà nước tham gia vào hỗ trợ sự phát triển DLNT bao gồm các cơ quan hành chính ở Trung Ương như Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, các cơ quan như Viện Nghiên cứu phát triển du lịch,...
Xét trong phạm vi địa phương, cơ quan tham gia hỗ trợ phát triển DLNT là Sở VHTTDL, các phòng phụ trách văn hóa du lịch và UBND cấp xã.
Ngoài ra, tại khu vực nông thôn, các tổ chức gắn kết trong cộng đồng như Hội phụ nữ, Hợp tác xã nông nghiệp, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh, các nhóm ngành nghề và các hộ dân cũng có sự hỗ trợ tích cực cho du lịch nông thôn.
b, Nhà cung ứng dịch vụ du lịch
Nhà cung ứng sản phẩm du lịch là các pháp nhân cung ứng một hoặc nhiều dịch vụ/hàng hóa cho du khách trong chuyến hành trình của họ.
Các nhà cung ứng sản phẩm du lịch có thể được chia thành ba nhóm như sau: Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch; các doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề
khác, song có cung ứng sản phẩm phục vụ khách du lịch; và các nhà cung ứng dịch vụ công. Nhóm thứ nhất bao gồm: Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch, doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách du lịch, doanh nghiệp kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch khác [23].
Trong thời gian gần đây, vai trò của các nhà cung ứng dịch vụ du lịch đối với sự phát triển du lịch ngày càng được nâng cao. Đến nay, đã có những điển hình về hình thành điểm đến du lịch nhờ vào vốn và sự hỗ trợ của các cung ứng dịch vụ du lịch. Trong đó, nhà cung ứng nói chung và các doanh nghiệp tư nhân nói riêng đã tiến hành tư vấn và đầu tư cơ sở vật chất cho cộng đồng và các cơ quan hành chính địa phương. Ngoài ra, các doanh nghiệp hợp tác phát triển các dịch vụ du lịch, đào tạo hướng dẫn viên địa phương nhằm hướng dẫn du khách thăm quan làng bản, tiếp xúc với văn hóa và người dân nông thôn.
c, Khách du lịch
Tại Điểm 2, Điều 4 của Luật Du lịch Việt Nam [31] khách du lịch được định nghĩa “là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”. Tại Điều 34, khách du lịch được chia thành khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa.
Du khách chính là người quyết định đến việc phát triển du lịch nông thôn. Tự thân việc du khách tham quan các điểm du lịch nông thôn lý giải rằng văn hóa và phong cách sống nông thôn, trải nghiệm sự khác biệt trong văn hóa tạo ra động cơ cho cộng đồng địa phương làm du lịch.
Bên cạnh đó, du lịch có thể được đánh giá thông qua những lời truyền miệng của du khách thông qua kênh Internet và mạng xã hội về những điểm du lịch họ đã tham quan.
d, Cộng đồng dân cư địa phương
Dân cư hay người dân địa phương là tất cả những người đang cư trú thường xuyên ngay tại những nơi có tài nguyên du lịch (vùng lõi), hoặc tại những nơi bên ngoài tài nguyên du lịch nhưng là những địa bàn có các hoạt động cung ứng sản phẩm phục vụ cho khách du lịch (vùng đệm) (người dân có hộ khẩu thường trú và đăng ký tạm trú sinh sống tại hai khu vực trên)
Cộng đồng dân cư nông thôn mà chủ thể là các hộ gia đình tham gia cung cấp dịch vụ du lịch gia đình như cung cấp dịch vụ ẩm thực, tiếp nhận lưu trú tại gia,…
Cộng đồng nông thôn cung cấp dịch vụ theo nhóm ngành nghề trong các nghề truyền thống, các tổ chức quần chúng sẵn có trong xã hội nông thôn như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân,…
Sự gắn kết giữa các bên liên quan trong quản lý phát triển DLNT có vai trò đặc biệt quan trọng bởi mỗi bên kiểm soát các nguồn tài nguyên khác nhau như kiến thức, chuyên môn, nhân lực và vốn nhưng lại không có khả năng có được tất cả các nguồn lực cần thiết để đạt được mục tiêu và lên kế hoạch cho một vấn đề phát triển du lịch quan trọng trong tương lai của chính bên đó. Điều này do tính phức tạp và bản chất phân tán của ngành du lịch và chính chúng lại có ảnh hưởng đến sự liên kết giữa các bên liên quan. Do vậy, các bên liên quan cần làm việc cùng nhau để cùng tạo cơ hội phát triển mục tiêu của mình và tạo ra những cơ hội mới trong phạm vi lớn hơn bằng cách thực hiện cùng nhau chứ không phải hành động một mình. Từ đó, những lợi ích tiềm năng thu được là nhờ quá trình hợp tác mà những người tham gia có thể học hỏi lẫn nhau, học hỏi từ bản thân quá trình đó và họ tự mình được trưởng thành hơn.
Khái quát hóa quá trình liên kết giữa các bên được thể hiện ở hình 2.1 dưới đây:
Cơ quan QLNN về du lịch
Khách du lịch
LIÊN KẾT
Cộng đồng dân cư địa phương
Nhà cung ứng dịch vụ du lịch
Hình 2.1. Mối quan hệ giữa các bên liên quan trong quản lý phát triển DLNT
(Nguồn: C m nang thực tiễn phát triển DLNT Việt Nam)