Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc Việt Nam - 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


STT

Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ tiếng Việt

1

DLNT

Du lịch nông thôn

2

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

3

VHTTDL

Văn hóa thể thao du lịch

4

CĐĐP

Cộng đồng địa phương

5

NN&PTNT

Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

6

CCTC

Cơ cấu tổ chức

7

SPDL

Sản phẩm du lịch

8

ĐVT

Đơn vị tính

9

CS

Cơ sở

10

KS

Khách sạn

11

Ph

Phòng

12

EFA

Phân tích yếu tố khám phá

13

KT – XH

Kinh tế - xã hội

14

TLTK

Tài liệu tham khảo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.

Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc Việt Nam - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Các loại hình du lịch nông thôn 24

Bảng 3.1. Địa điểm nghiên cứu về sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT vùng Đông Bắc Việt Nam 65

Bảng 3.2. Phân bổ số lượng phần tử mẫu điều tra theo địa bàn nghiên cứu 67

Bảng 3.3. Thang đo quãng Likert đo lường mức độ đồng ý 68

Bảng 3.4. Biến mô tả lợi ích có được khi tham gia vào hoạt động quản lý phát triển du lịch nông thôn 74

Bảng 3.5. Biến mô tả rào cản khi tham gia vào hoạt động quản lý phát triển du lịch nông thôn 75

Bảng 3.6. Biến mô tả quan điểm của người dân về phát triển du lịch nông thôn . 76 Bảng 3.7. Biến mô tả chính sách của Nhà nước trong quản lý phát triển du

lịch nông thôn 77

Bảng 3.8. Biến mô tả sự tham gia trong tương lai vào hoạt động quản lý phát triển du lịch nông thôn của người dân 78

Bảng 4.1. Các cơ sở kinh doanh du lịch vùng Đông Bắc 94

Bảng 4.2. Các hộ tham gia kinh doanh du lịch nông thôn vùng Đông Bắc 95

Bảng 4.3. Số lượt khách đến các tỉnh vùng Đông Bắc qua các năm 96

Bảng 4.4. Số lượt du khách khám phá du lịch nông thôn các tỉnh vùng Đông Bắc 97

Bảng 4.5. Số lượng lao động trực tiếp tham gia vào du lịch nông thôn vùng Đông Bắc năm 2018 98

Bảng 4.6. Tổng thu từ khách du lịch các tỉnh vùng Đông Bắc 99

Bảng 4.7. Số người tham gia vào các hoạt động quản lý phát triển du lịch nông thôn 102 Bảng 4.8. Dự định tham gia vào quá trình quản lý phát triển du lịch nông thôn

trong tương lai 102

Bảng 4.9. Nội dung dự định tham gia vào các hoạt động có liên quan đến du lịch nông thôn 103

Bảng 4.10. Nội dung tham gia vào quá trình lập kế hoạch 105

Bảng 4.11. Nội dung tham gia vào quá trình xây dựng cơ cấu tổ chức 107

Bảng 4.12. Tổng hợp các hoạt động nâng cao nhân thức của người dân khu vực Đông Bắc năm 2018 109

Bảng 4.13. Nội dung tham gia vào quá trình tổ chức thực hiện du lịch nông thôn 112

Bảng 4.14. Nội dung tham gia vào quá trình xúc tiến và quảng bá du lịch 114

Bảng 4.15. Kết quả thanh tra, kiểm tra về các hoạt động DLNT vùng Đông Bắc 116

Bảng 4.16. Nội dung tham gia vào quá trình kiểm soát và quản lý du lịch 116

Bảng 4.17. Mức độ tham gia vào quá trình quản lý phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc 117

Bảng 4.18. Đánh giá chung của đối tượng nghiên cứu về yếu tố lợi ích 118

Bảng 4.19. Đánh giá chung của đối tượng nghiên cứu về yếu tố rào cản 119

Bảng 4.20. Đánh giá của người dân về trách nhiệm với hoạt động quản lý phát triển

du lịch nông thôn tại địa phương 120

Bảng 4.21. Đánh giá chung của đối tượng nghiên cứu về yếu tố quan điểm 120

Bảng 4.22. Đánh giá chung của đối tượng nghiên cứu về yếu tố chính sách của Nhà nước 121

Bảng 4.23. Tổng hợp kết quả phân tích EFA các biến 122

Bảng 4.24. Bảng phân tích tổng thể mô hình nghiên cứu 123

Bảng 4.25. Kiểm định tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập 124

Bảng 4.26. Phân tích hồi quy về các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn 126

Bảng 4.27. Giá trị beta chuyển hóa của các biến 126

Bảng 5.1. Phân tích mô hình SWOT về thực trạng phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc 135


DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 2.1. Mối quan hệ giữa các bên liên quan trong quản lý phát triển DLNT 28

Hình 2.2. Tổng hợp kết quả mô hình nghiên cứu thực nghiệm 46

Hình 5.1. Cơ chế về mô hình liên kết giữa các bên trong phát triển DLNT vùng Đông Bắc 147


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu đi du lịch của con người ngày càng tăng cao, du lịch trở thành hoạt động không thể thiếu của con người. Trong những năm vừa qua, ngành du lịch của Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể cùng với sự phát triển vượt bậc năm 2017 và đặc biệt trong năm 2018, du lịch Việt Nam đã có những bước tiến ấn tượng với tốc độ tăng trưởng ở mức cao xét trên bình diện khu vực và trên thế giới. Việt Nam được xếp thứ 3 trong 10 nước có lượng khách quốc tế tăng cao. Năm 2018, Việt Nam đón được 15,5 triệu lượt khách quốc tế, tăng gần 30% so với năm 2017 và phục vụ hơn 80 triệu lượt khách nội địa, đóng góp cho tổng thu từ khách du lịch là 637.000 tỷ đồng, đóng góp trực tiếp vào GDP chiếm tới 8,39% [40]. Lần đầu tiên, Việt Nam lọt vào danh sách các quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới đóng góp quan trọng cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế của đất nước [2][38].

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cho thấy Nhà nước khuyến khích phát triển du lịch theo vùng miền. Qua đó Vùng Đông Bắc Việt Nam là một trong bảy vùng được Nhà nước đưa vào quy hoạch phát triển với những sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng riêng của vùng miền.

Việt Nam là đất nước đang phát triển với xuất phát điểm từ một nước nông nghiệp, cư dân chủ yếu sinh sống ở khu vực nông thôn cùng những điều kiện về tài nguyên du lịch như đất đai, con người và các giá trị văn hóa lịch sử,… thuận lợi để phát triển đa dạng các loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch nông thôn. Tại các quốc gia đang phát triển, du lịch được coi là cơ hội để cải thiện cuộc sống của người dân thông qua cung cấp công ăn việc làm, tăng thu nhập, giúp bảo vệ môi trường và nâng cao sự hiểu biết của người dân [52]. Trong khi, tại Việt Nam, cơ sở hạ tầng và kiến thức về du lịch của người dân còn hạn chế cùng với xu thế đô thị hóa và các hoạt động tái cấu trúc đã đặt ra cho ngành du lịch nói chung và du lịch nông thôn nói riêng những thách thức mới.

Vùng Đông Bắc được đánh giá là khu vực có tiềm năng phát triển đa dạng các loại hình du lịch. Bên cạnh đó, với tỷ lệ hộ nghèo năm 2017 là 14,87% đứng thứ 2 trong cả nước và tỷ lệ hộ cận nghèo là 9,07% đứng thứ 3 trong tổng số 7 vùng của Việt Nam [44], vùng Đông Bắc cần phải tập trung tìm ra một hướng đi mới cho sự phát


triển kinh tế, trong đó đặc biệt chú trọng đến phát triển du lịch, bởi du lịch luôn được coi là mũi nhọn trong các ngành kinh tế.

Ngày nay với xu thế “đô thị hóa”, việc tìm ra một cán cân để cân bằng cuộc sống của đô thị được coi là điều cần thiết và chính điều này đã mở ra cơ hội phát triển đa dạng các loại hình du lịch, trong đó, DLNT là một hướng đi khá mới mẻ. Du lịch nông thôn được coi như một phương tiện hiệu quả để tiếp thêm sức mạnh cho nền kinh tế nông thôn [94]. DLNT tại vùng Đông Bắc tuy mới hình thành trong khoảng hơn một thập kỷ trở lại đây, song đã mang lại lợi ích không nhỏ cho các hộ dân tham gia ở một số làng quê của Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn,... Tuy vậy, nhìn chung DLNT tại vùng Đông Bắc Việt Nam chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có của vùng, với những nét đặc sắc về văn hóa truyền thống lâu đời như văn hóa của các dân tộc, các làng nghề thủ công truyền thống [41].

Phát triển DLNT vùng Đông Bắc cần có một hướng đi đúng đắn và lâu dài, trong đó, mối quan hệ giữa các bên tham gia vào phát triển du lịch nông thôn được coi là mấu chốt của sự thành công [40] và xác định vai trò của người dân trong hoạt động quản lý được coi là nội dung quan trọng và thiết yếu. Các bên liên quan tham gia vào phát triển các loại hình du lịch bao gồm Nhà nước, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, người dân và khách du lịch. Trong đó, đặc biệt là với loại hình DLNT, người dân và cộng đồng địa phương đóng vai trò then chốt. Luật Du lịch Việt Nam 2017 có nêu rõ, cộng đồng dân cư có quyền tham gia và hưởng lợi ích hợp pháp từ các hoạt động du lịch, có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch. Theo đó, cộng đồng dân cư được tạo điều kiện để đầu tư phát triển du lịch, khôi phục và phát huy các loại hình văn hóa…Điều này cho thấy, Đảng và Nhà nước đã và đang đánh giá cao vai trò của người dân trong hoạt động phát triển các loại hình du lịch, trong đó có DLNT [31]. Bên cạnh đó, người dân được xem là đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa và truyền thống tại khu vực. Chính vì vậy, trong thời gian tới các địa phương cần tập trung quan tâm đến các yếu tố chính để phát triển DLNT, trong đó cốt lõi là yếu tố cộng đồng và xây dựng bản sắc văn hóa truyền thống của từng dân tộc, từng địa phương; sự tham gia của cộng đồng và người dân nông thôn với tư cách là chủ thể của DLNT, đề cao vai trò của người dân trong quá trình quản lý phát triển DLNT.


Trong thời gian vừa qua, người dân ở khu vực nông thôn vùng Đông Bắc đã dần dần được tiếp cận với du lịch nông thôn và từng bước tham gia vào các hoạt động quản lý nhằm phát triển DLNT - loại hình được xem là khá mới mẻ ở Việt Nam. Theo đó, mỗi địa phương có một số điểm du lịch tiềm năng để phát triển loại hình du lịch này và các địa phương đó thông qua sự hỗ trợ từ phía chính quyền cùng các tổ chức quốc tế tài trợ đã bắt đầu thành công trong việc thu hút du khách trong và ngoài nước. Từ đó, kéo theo sự hưởng ứng của người dân sở tại vào các hoạt động phục vụ du khách khi chỉ tính riêng năm 2018, có 1.290 hộ dân tham gia vào quản lý phát triển loại hình du lịch này ở khu vực Đông Bắc (chiếm 31,6% trong tổng số hộ dân của khu vực). Con số này tuy chưa lớn song đã chứng tỏ hiệu ứng và tiềm năng phát triển du lịch nông thôn trong tương lai tại khu vực.

Tuy vậy, việc quản lý phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn ở nước ta vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, còn “manh mún” và chưa có chiều sâu, thiếu bền vững, thiếu cách làm bài bản để thu hút và “níu chân” du khách. Nhiều hoạt động quản lý phát triển DLNT còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch kết nối giữa các bên tham gia, đặc biệt là người dân địa phương. Bên cạnh đó, hoạt động xúc tiến, quảng bá cho loại hình du lịch mới này còn chưa được chú trọng, thiếu sự phối hợp giữa các ngành. Nhìn chung, sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn chưa được xác định đúng mức, đúng trọng tâm nên các hoạt động phát triển DLNT chưa thật sự có hiệu quả.

Xuất phát từ những vấn đề lý luận, thực tiễn hiện nay về sự cần thiết cho sự tham gia của người dân trong phát triển DLNT, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc Việt nam” để làm rõ nội dung, mức độ và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của họ trong quản lý phát triển DLNT vùng Đông Bắc Việt Nam trong những năm tới.

2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án

2.1. Mục tiêu tổng quát

Luận án nghiên cứu và đánh giá mức độ tham gia, các hình thức tham gia và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT vùng Đông Bắc Việt nam. Từ đó, đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm tăng


cường sự tham gia của họ trong quản lý phát triển DLNT tại vùng Đông Bắc trong những năm tới.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hoàn thiện các vấn đề lý luận và thực tiễn về DLNT, quản lý phát triển DLNT và sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT.

- Đánh giá nội dung và mức độ tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT vùng Đông Bắc

- Phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT tại vùng Đông Bắc Việt Nam.

- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT vùng Đông Bắc.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là sự tham gia của người dân địa phương trong quản lý phát triển DLNT vùng Đông Bắc Việt Nam. Nghiên cứu các hộ dân tham gia và chưa tham gia trong quản lý phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về nội dung

Luận án tập trung nghiên cứu và phân tích các nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, nội dung tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT dựa trên các khía cạnh lập kế hoạch phát triển DLNT; Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý DLNT; Tổ chức thực hiện các hoạt động DLNT; Xúc tiến & Quảng bá và Kiểm soát DLNT;

Thứ hai,phân tích và đánh giá mức độ tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT;

Thứ ba, phân tích và đánh giá tác động của các yếu tố ảnh đến sự tham gia của người dân tại vùng Đông Bắc Việt Nam thông qua lợi ích có được; rào cản, quan điểm của người dân và chính sách của Nhà nước.

Xem tất cả 218 trang.

Ngày đăng: 19/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí