Nội Dung Tham Gia Của Người Dân Trong Quản Lý Phát Triển Du Lịch Nông Thôn


Thứ tư, đối với hoạt động quản lý phát triển DLNT, các bên liên quan tham gia vào quá trình tạo ra dịch vụ có mối quan hệ mật thiết với nhau, bao gồm khách du lịch, chính quyền địa phương, người dân và các nhà kinh doanh du lịch. Chính quyền địa phương ở đây đóng vai trò là cơ quan quản lý các hoạt động phát triển DLNT, tuy nhiên, chính người dân lại đóng vai trò là người tạo nên loại hình du lịch này. Nếu như trong quá trình tạo ra dịch vụ, không có sự tham gia của người dân, các hoạt động du lịch sẽ khó có thể tiến hành được.

Tóm lại, chính quyền địa phương, doanh nghiệp du lịch và cộng đồng dân cư đóng vai trò then chốt cho sự thành công trong đầu tư phát triển sản phẩm du lịch nên đòi hỏi phải luôn được phát huy và tăng cường trách nhiệm. Vì vậy, cần xây dựng mối quan hệ hợp tác hữu cơ mật thiết giữa người dân và các nhà quản lý để vượt qua những rào cản vô hình như tính phân tán, manh mún, cục bộ, đố kỵ những hủ tục tại địa bàn.

2.1.3.3. Nội dung tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn

Nếu toàn bộ hoặc một bộ phận cộng đồng dân cư địa phương lựa chọn việc tham gia vào quy trình phát triển du lịch nông thôn, cần phải phát triển một chiến lược rõ ràng được thông qua không chỉ bởi các thành viên của cộng đồng địa phương mà còn bởi các bên liên quan khác có quan tâm đến du lịch nông thôn. Điều này đặc biệt cần thiết nếu chọn mô hình doanh nghiệp do cộng đồng cùng sở hữu và điều hành. Thiết lập một bộ phận quy hoạch du lịch cùng với các thành viên trong cộng đồng là một điều kiện tiên quyết cho loại hình du lịch nông thôn.

Không phải tất cả mọi người dân đều tham gia vào các hoạt động quản lý phát triển du lịch nông thôn, điều này có thể do họ quá bận, họ không quan tâm hay thậm chí họ nghĩ rằng hãy để tất cả công việc cho những nhà quản lý. Công việc quản lý không chỉ đơn thuần do 1 người thực hiện, công việc này cần có sự kết hợp và tham gia của tất cả các đối tượng tham gia vào quá trình tạo ra các sản phẩm dịch vụ du lịch như người dân, chính quyền địa phương, khách du lịch hay bao gồm cả những cơ sở kinh doanh du lịch. Muốn thu hút được sự tham gia của người dân, các nhà quản lý cần khuyến khích họ tham gia vào các hoạt động phát triển dịch vụ và chỉ cho họ những lợi ích mà họ có được khi tham gia vào hoạt động phát triển du lịch.


Tuy nhiên, có những trường hợp, những ý kiến, kiến nghị hay sự tham gia của người dân không được ghi nhận, điều này không tạo ra hứng thú cho các đối tượng tham gia. Chính vì vậy, việc sử dụng những ý kiến mà người dân đóng góp và giải thích cho người dân hiểu lý do về việc không sử dụng những ý kiến của người dân sẽ khuyến khích được sự tham gia của người dân.

Việc tham gia vào DLNT ở địa phương mang tính tự nguyện dựa trên sự trao đổi và thống nhất giữa ban quản lý du lịch nông thôn với các hộ gia đình. Dù tham gia hay không tham gia, dù tham gia nhiều hay ít, các hộ gia đình có trách nhiệm chung trong việc xây dựng những hình ảnh tốt đẹp nhất về DLNT tại địa phương mình.

Người dân được coi là yếu tố quan trọng trong hoạt động quản lý phát triển du lịch. Trong đó, người dân địa phương được coi là những người thu thập và cung cấp thông tin tuyệt vời. Họ là những người không được đào tạo về các phương pháp thu thập dữ liệu khoa học, nhưng họ lại sở hữu những kiến thức địa phương có giá trị lớn trong các hoạt động đo lường các tác động kinh tế của du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.

Chính từ những luận giải nêu trên, nội dung tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn được cụ thể như sau:

a, Lập kế hoạch phát triển du lịch nông thôn

Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc Việt Nam - 7

Lập kế hoạch là công việc được thực hiện đầu tiên và bằng cách định ra trình tự phát triển du lịch nông thôn. Trên cơ sở hiểu rõ tình hình của khu vực nông thôn cần phát triển, các bên liên quan cùng người dân hội họp với nhau và cùng quyết định chung với nhau những khung hoạt động lớn như quá trình tiến hành phát triển du lịch nông thôn, mục tiêu, mục đích cần đạt được. Ngoài ra, các bên liên quan sẽ xây dựng phương pháp, sự đầu tư, lộ trình cần thiết đạt được mục tiêu.

Guang Lu Liu [85] cho rằng việc tham gia vào hoạt động lập kế hoạch phát triển du lịch chủ yếu được thể hiện trong việc thăm dò dư luận, khuyến khích nông dân thiết lập các mục tiêu dài hạn và ngắn hạn cho phát triển du lịch nông thôn và lựa chọn ý kiến đúng đắn của nông dân để đưa vào quyết định của chính phủ.

Bản chất của hoạt động lập kế hoạch du lịch là thu thập dữ liệu tài nguyên du lịch nông thôn, tham gia đề xuất các ý tưởng, thiết lập mục tiêu và xem xét các kế hoạch thực hiện. Quá trình lập kế hoạch cần có sự tham gia của người dân, là những người am hiểu về tài nguyên du lịch nông thôn tại chính địa phương mình. Quy hoạch du lịch


theo hướng bền vững là mục tiêu của những nhà quản lý, nếu như các hoạt động quản lý chỉ dựa trên nghiên cứu lý thuyết, không có ý kiến củacác bên có liên quan thì các dự án phát triển DLNT khó có thể thực hiện thành công trong thực tế.

Những điểm then chốt trong bước lập kế hoạch:

Lập kế hoạch trong phạm vi nông thôn được triển khai cụ thể như sau:

- Phân tích hiện trạng nông thôn từ nhiều dữ liệu khác nhau như các dữ liệu cơ sở của nông thôn, nguồn nhân lực, tình hình hạ tầng, nắm bắt các giai đoạn phát triển, dữ liệu thị trường và phương diện xã hội, môi trường để rút ra những vấn đề gặp phải khi phát triển. [1]

- Nắm bắt các ý tưởng, mong muốn tham gia của cộng đồng, các bên liên quan.

- Thiết lập viễn cảnh, ý tưởng sẽ phát triển du lịch nông thôn nhằm hướng đến xây dựng dạng du lịch nông thôn.

- Thiết lập mục tiêu, mục đích phát triển

- Xem xét các hoạt động để đạt được mục tiêu

- Xem xét kế hoạch hành động, kế hoạch ngân sách.

b, Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý du lịch

Xây dựng cơ cấu tổ chức là xây dựng tổ chức bao gồm nhân lực thực hiện các hoạt động du lịch, tiếp nhận và quản lý hoạt động du lịch[1][3].

Cơ cấu tổ chức được xây dựng có chức năng và vai trò chặt chẽ, có sự tham gia của những người có thể quyết định tư tưởng trong địa phương. Những điểm chính trong xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý du lịch:

- Trong tổ chức, phải có sự tham gia của người có tầm quyết định tư tưởng trong hành chính và trong người dân địa phương.

- Có sự tham gia của người có thể họp bàn một cách nhịp nhàng với các cơ quan liên quan

- Nhận định thành viên tổ chức, quy định chặt chẽ vai trò, quyền hạn, nội quy tổ chức, làm rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng thành viên.

- Các thành viên trong tổ chức chia sẻ với nhau tầm nhìn, mục đích của tổ chức.

- Hạn chế các hình thức quá trang trọng để người dân và các nhóm người dân có thể tham gia.


- Tận dụng nhân lực và tạo mạng lưới liên kết với các tổ chức người dân có sẵn (Hội Phụ nữ, Hợp tác xã nông nghiệp,…)

- Khuyến khích tự do phát biểu ý kiến trong điều kiện cho phép.

c, Tổ chức thực hiện các hoạt động du lịch nông thôn

Sự tham gia của người dân vào hoạt động quản lý phát triển DLNT được thể hiện thông qua các nội dung như tham gia vào lập kế hoạch phát triển DLNT, tham gia vào cơ cấu tổ chức, tham gia vào tổ chức các hoạt động kinh doanh DLNT; quảng bá DLNT và kiểm soát, quản lý DLNT. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh [12] đã chỉ ra, người dân khi tham gia vào quản lý phát triển du lịch là tham gia vào quá trình tạo ra các sản phẩm du lịch, tham gia để giữ gìn bản sắc văn hóa, phát huy các ngành nghề truyền thống. Vì vậy, người dân phải tham gia vào từng khâu, hoạt động để đưa các sản phẩm DLNT đặc trưng của mình đến tay khách hàng và thu thập thông tin phản hồi từ họ. Theo đó: Tổ chức thực hiện các hoạt động DLNT là thực hiện các hoạt động trao đổi hàng hóa tại địa phương du lịch với các hình thức thực hiện chủ yếu:

- Cung cấp dịch vụ du lịch sẵn có.

- Đầu tư kinh phí vào các dự án nhằm thu lợi nhuận.

- Cung cấp các sản phẩm du lịch cho các đối tác.

- Trao đổi văn hóa đối với khách du lịch nước ngoài.

- Tham gia tình nguyện viên nhằm bảo vệ môi trường.

- Trở thành hướng dẫn viên du lịch địa phương.

e, Xúc tiến và quảng bá

Xúc tiến là việc xây dựng chiến lược bán sản phẩm cho các đối tượng du khách và các công ty du lịch. Xúc tiến trong du lịch nông thôn là chiến lược chốt lại những điểm muốn quảng bá và những nét hấp dẫn trong nông thôn, sau đó giới thiệu đến cho du khách và các công ty du lịch (khách hàng) [1][3].

Quảng bá là việc giới thiệu về nét hấp dẫn của du lịch nông thôn dựa trên chiến lược tiếp thị, thông qua nhiều công cụ khác nhau như website, tạp chí, quảng cáo, sách hướng dẫn, sự kiện,…

Xu hướng phát triển du lịch hiện nay là tạo ra các sản phẩm đa dạng, cùng với đó là việc quảng bá các sản phẩm đó đến được với khách du lịch. Quá trình quản lý là một


quá trình xuyên suốt và kéo dài, các ý tưởng về sản phẩm phải luôn được đổi mới, tư duy sao cho phù hợp với nhu cầu của khách du lịch. Người dân là những người tạo ra các sản phẩm du lịch nông thôn nên họ am hiểu cách tạo ra các sản phẩm, điều này sẽ giúp hoạt động quảng bá cho sản phẩm du lịch được tốt hơn. Các hình thức thực hiện chủ yếu:

- Xây dựng khẩu hiệu tiếp thị, xây dựng thương hiệu du lịch nông thôn

- Xây dựng công cụ quảng bá

- Quảng bá thông qua liên kết với tổ chức

- Quảng bá bằng cách tổ chức các sự kiện, lễ hội.

- Đào tạo, truyền nghề.

- Thiết lập các câu lạc bộ nghề truyền thống.

- Thiết lập webside bán các sản phẩm liên quan đến du lịch nông thôn.

- Đăng ký bảo hộ các sản phẩm tại địa phương

f, Kiểm soát

Kiểm soát là dựa trên các chỉ số và dấu mốc để kiểm tra tình hình, tiến độ của kế hoạch và mục tiêu đã thiết lập. Chỉ số là dấu hiệu đo mức độ đạt được của kế hoạch và mục tiêu (số du khách đến tham quan, số ngày lưu trú,…). Kiểm soát là đánh giá trạng thái trên tiêu chuẩn chỉ số.

Các điểm then chốt khi kiểm soát:

- Lập kế hoạch quyết định hạng mục kiểm soát và quyết định chỉ số.

- Thu thập dữ liệu thông qua điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn về số lượng du khách

- Phân tích kết quả kiểm soát, xây dựng phương án

- Phân tích dữ liệu, phản ánh kết quả vào hoạt động tiếp theo.

Nội dung quản lý phát triển du lịch bao gồm có 6 nội dung cơ bản, tuy nhiên, tùy thuộc vào loại hình du lịch cụ thể mà nội dung có thể điều chỉnh phù hợp với đặc điểm của loại hình du lịch đó.

2.1.3.4. Mức độ tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn

Paul [114] đã xác định bốn cấp độ tăng dần của sự tham gia là chia sẻ thông tin, tư vấn, ra quyết định và thực hiện (initiative actions). Theo Paul, cả bốn cấp độ có thể cùng tồn tại trong một dự án. Hai cấp độ đầu tiên phản ánh các cách thức để tiến hành


sự ảnh hưởng, được gọi là tham gia ở mức độ thấp; hai cấp độ sau phản ánh các cách thức để thi hành sự kiểm soát, được cho là tham gia ở mức độ cao.

Amstein [55] đã đưa ra 8 bậc thang để đo lường mức độ tham gia của người dân. Theo đó, các mức độ này được chia thành ba nhóm cơ bản đó là sự tham gia thực sự (kiểm soát, trao quyền, hợp tác), tham gia một cách nửa vời (tham gia tư vấn, tham vấn, thông báo) và không có sự tham gia (tham gia đào tạo và bị lôi kéo). Các bậc thang này dựa trên sự dân chủ trong quá trình tham gia vào hoạt động quản lý phát triển du lịch.

Dewar và Choguill [83] lại khẳng định trao quyền là đại diện duy nhất cho sự tham gia của người dân. Nó là bậc cao nhất cho sự tham gia của cộng đồng, trong đó người dân địa phương có quyền kiểm soát tất cả sự phát triển mà không có bất kỳ ngoại lực nào ảnh hưởng. Những lợi ích được phân phối đầy đủ trong cộng đồng dân cư và người chịu ảnh hưởng nhiều nhất chính là dân cư địa phương.

Pretty [117] đưa ra 7 mức độ tham gia của người dân đó chính là tham gia thụ động, tham gia cung cấp các thông tin, tham gia tư vấn, tham gia chỉ vì lợi ích, tham gia vì đó là nhiệm vụ được giao, tham gia dưới dạng tương tác và tham gia chủ động. Các mức độ tham gia này được xếp theo thứ tự từ cấp độ 1 lên cấp độ 7.

Quá trình quản lý phát triển du lịch, không phải bất cứ đối tượng nào cũng được tham gia, đặc biệt là người dân. Có nhiều mức độ mà người dân hầu như không tham gia hoặc tham gia một cách hình thức. Trong hoạt động phát triển du lịch nông thôn, sự tham gia của người dân càng bị hạn chế nhiều hơn, mặc dù người dân được coi là yếu tố mấu chốt tạo nên sự thành công trong phát triển du lịch.

Từ các quan điểm của các tác giả trên, các mức độ tham gia của người dân trong quản lý phát triển DLNT được cụ thể như sau:

- Không có sự tham gia: Điều này cho thấy, người dân nằm ngoài các công việc có liên quan đến DLNT, sự phát triển DLNT tại địa phương hoàn toàn theo ý của người quản lý, người dân thực sự chưa có sự hiểu biết về các hoạt động phát triển du lịch cũng như không được thảo luận gì về các vấn đề có liên quan.

- Tham gia mang tính hình thức: Các cấp quản lý đã cho phép người dân tham gia vào các cuộc họp của mình, cho dân phát biểu ý kiến nhưng quyết định thuộc về các nhà quản lý.


- Tham gia ít: Người dân được thông báo và giao nhiệm vụ cũng như được hỏi ý kiến. Bên cạnh đó, các cán bộ quản lý sẽ hướng dẫn và giúp cho người dân hiểu được những công việc cơ bản mà những người quản lý mong muốn người dân tham gia và tùy thuộc vào tiềm lực của mình, người dân sẽ quyết định tham gia dưới hình thức là đóng góp sức lực hay tài chính theo khả năng của bản thân.

- Tham gia thật sự: Người dân chủ động tham gia vào các công việc như lập kế hoạch, quyết định hay tổ chức thực hiện, mặt khác, người dân có thể là người tự lên kế hoạch, sau đó tổ chức thực hiện, các cơ quan quản lý chỉ hỗ trợ khi thật sự cần thiết.

Các mức độ tham gia của người dân chính là minh chứng cho khẩu hiệu “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đang được Đảng và Nhà nước ta thực hiện. Như đã nói ở trên, sự tham gia của người dân là một quá trình chứ không phải một bước, do vậy, sự tham gia này có thể được chia thành các cấp độ khác nhau.

Như vậy, để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, tác giả sẽ đi nghiên cứu sự tham gia trong hoạt động phát triển du lịch nông thôn theo các cấp độ như sau:

- Không tham gia: Người dân hoàn toàn không có bất kỳ ảnh hưởng nào vào các quyết định phát triển DLNT tại địa phương.

- Tham gia thụ động hoặc tham gia mang tính hình thức: Bao gồm việc sử dụng đơn thuần của dịch vụ; đóng góp hoặc cung cấp tiền, vật liệu và lao động; tham gia trong đó chấp nhận một cách thụ động các quyết định được thực hiện bởi những người khác và tham khảo ý kiến về một vấn đề cụ thể. Điều này có thể được thể hiện qua hành động bảo gì làm đấy, không có chính kiến, chỉ được thông báo về các hoạt động du lịch khi nó đã xảy ra hoặc sắp xảy ra nhưng không có quyền can thiệp.

- Tham gia chủ động: được mô tả như việc phân phối một dịch vụ, thường là một đối tác với các chủ thể khác; là người thực hiện các quyền hạn được giao và tham gia vào việc ra quyết định ở tất cả các giai đoạn bao gồm xác định các vấn đề, nghiên cứu về tính khả thi, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá. Đối với mức độ này, người dân có quyền lực trong tay và thực hiện các công việc theo quy trình từ dưới lên (người dân - cán bộ quản lý). Theo đó, tham gia chủ động được thể hiện qua:

+ Tham gia thực sự: Người dân là người đứng ra khởi xướng, đề xuất các vấn đề có liên quan đến phát triển du lịch và giữ quyền kiểm soát về việc sử dụng các nguồn lực của bản thân người dân như tài chính, tài nguyên đất.


+ Tham gia thông qua việc cung cấp thông tin: Thông tin được coi là yếu tố quan trọng để xem xét đưa ra quyết định, đây là hoạt động người dân tham gia vào thực hiện các bảng hỏi điều tra của các đối tượng nghiên cứu. Các thông tin được người dân chia sẻ cụ thể và chi tiết.

+ Tham gia tư vấn: Người dân đóng vai trò là người chủ động gặp gỡ và tư vấn cho các cán bộ quản lý về thực tế tại địa phương. Vì là đối tượng hiểu rõ nhất các hoạt động cũng như phong tục tập quán, văn hóa của địa phương nên đối với các cán bộ quản lý, đây được coi là kênh thông tin đáng tin cậy nhất.

+ Tham gia đóng góp vật chất: Người dân hiểu được rằng, việc đầu tư sẽ mang lại lợi ích trong tương lai, nên sử dụng nguồn lực tài chính của mình để khôi phục, đầu tư và khai thác các nguồn tài nguyên nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách. Đóng góp tài chính sẽ mang tính chủ động trong trường hợp người dân tự nguyện đầu tư mà không có bất kỳ sự tác động bên ngoài nào.

Đánh giá cụ thể về nội dung và mức độ tham gia của người dân vào hoạt động quản lý phát triển DLNT được đo lường một cách tương đối thông qua các câu hỏi và được cụ thể bằng thang điểm khi tiến hành phỏng vấn người dân thông qua thang đo Likert 5 mức độ.

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn

2.1.4.1. Cơ sở lựa chọn các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn

a, Lý thuyết nghiên cứu nền tảng

Khi nghiên cứu về sự tham gia của người dân, vấn đề cơ bản là việc đánh giá quan điểm, nhận thức và mức độ tham gia của họ trong quản lý phát triển DLNT. Các trường phái lý thuyết về vấn đề này như lý thuyết công bằng, lý thuyết quyền lực và lý thuyết trao đổi xã hội đã được nhiều tác giả nghiên cứu và vận dụng thành công. Trong đó, lý thuyết trao đổi xã hội là lý thuyết phù hợp nhất cho nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng địa phương trong quản lý phát triển DLNT.

Peter Blau [116] đưa ra lý thuyết này với nội dung: Các cá nhân hành động tuân theo nguyên tắc trao đổi các giá trị vật chất và tinh thần như sự ủng hộ, tán thưởng hay danh dự. Những người trao nhiều cho người khác có xu hướng được nhận lại nhiều

Xem tất cả 218 trang.

Ngày đăng: 19/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí