Vai Trò Của Quản Lý Phát Triển Du Lịch Nông Thôn


2.1.2. Quản lý phát triển du lịch nông thôn

2.1.2.1. Khái niệm quản lý phát triển du lịch nông thôn

Khái niệm phát triển du lịch nông thôn

Phát triển là một phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trên thế giới. Phát triển không chỉ là sự tăng giảm đơn thuần về lượng mà bao hàm cả sự nhảy vọt về chất. Phát triển bao hàm sự phủ định cái cũ và sự nảy sinh cái mới, sự lặp lại như cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn. Do đó, phát triển được hình dung như là hình xoáy ốc từ thấp đến cao [18].

Như vậy, có thể hiểu “Phát triển là khái niệm chỉ sự vận động của sự vật, hiện tượng theo chiều hướng tiến lên, cái mới, cái tiến bộ ra đời thay thế cái cũ, cái lạc hậu”.

Phát triển kinh tế là quá trình biến đổi nền kinh tế quốc dân bằng một sự gia tăng sản xuất và nâng cao mức sống của dân cư. Tăng trưởng kinh tế là tiền đề và điều kiện tất yếu của phát triển kinh tế. Các nhà kinh tế học cho rằng tăng trưởng kinh tế là cơ sở cho sự phát triển kinh tế, phát triển là mục đích của tăng trưởng, không có tăng trưởng sẽ không có phát triển. Phát triển không chỉ bao gồm tăng trưởng kinh tế mà còn phải bao gồm thu hẹp sự bất bình đẳng, xóa bỏ nghèo đói, cải cách cơ cấu xã hội và thể chế quốc gia để đảm bảo quyền lợi của đa số dân cư tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, nâng cao phúc lợi và trình độ văn hóa của đại đa số nhân dân.

Du lịch nói chung và DLNT là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế, sự phát triển của DLNT sẽ góp phần tạo ra sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Khái niệm phát triển DLNT tuy được sử dụng trong khá nhiều công trình nghiên cứu khác nhau song đến nay vẫn chưa có khái niệm đồng nhất.

Hiện nay, khái niệm phát triển DLNT thường được nhận thức trước hết đó là sự tăng lên về số lượng doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh lưu trú và các hộ dân.Phát triển theo nghĩa này là sự tăng lên, lớn lên về số lượng của một tập hợp các DN, hệ thống các DN, cơ sở kinh doanh lưu trú, hộ dân được phân định bởi địa giới lãnh thổ. Bên cạnh đó, phát triển DLNT không chỉ phản ánh ở trạng thái số lượng mà còn thể hiện ở sự thay đổi về chất của sự phát triển. Đó là sự phát triển DLNT ở trạng thái số lượng DN, cơ sở lưu trú, hộ dân tham gia vào DLNT tăng lên song song với chất lượng của sự tăng trưởng tăng lên thông qua sự chuyển dịch cơ cấu DLNT và tạo việc làm cũng như nâng cao thu nhập cho người lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.

Như vậy, Phát triển DLNT là sự tăng lên về quy mô, số lượng các DN, cơ sở kinh doanh lưu trú và hộ dân gắn với sự chuyển dịch cơ cấu du lịch góp phần tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động hoạt động trong lĩnh vực DLNT.

Khái niệm quản lý phát triển du lịch nông thôn

Nghiên cứu sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn vùng Đông Bắc Việt Nam - 6

Quản lý là một chức năng lao động bắt nguồn từ tính chất lao động của xã hội. Từ khi con người bắt đầu hình thành các nhóm để thực hiện những mục tiêu mà họ không thể đạt được với tư cách là những cá nhân riêng lẻ, thì nhu cầu quản lý cũng hình thành như một yếu tố cần thiết để phối hợp những nỗ lực cá nhân hướng tới những mục tiêu chung.

Trong quá trình lao động con người buộc phải liên kết lại với nhau, kết hợp lại thành tập thể. Điều đó đòi hỏi phải có sự tổ chức, phải có sự phân công và hợp tác trong lao động, phải có sự quản lý. Như vậy, quản lý là một hoạt động xã hội bắt nguồn từ tính chất cộng đồng dựa trên sự phân công và hợp tác để làm một công việc nhằm đạt được mục tiêu chung đề ra.

Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý, cụ thể như:

- Mary Parker Follet: “Quản lý là nghệ thuật khiến cho công việc được thực hiện thông qua người khác”.

- Harol Koontz: “Quản lý là một nghệ thuật nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra thông qua việc điều khiển, chỉ huy, phối hợp, hướng dẫn hoạt động của những người khác” [25].

- “Quản lý là việc đạt tới mục đích của tổ chức một cách có kết quả và hiệu quả thông qua quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các nguồn lực của tổ chức” [24].

Khái quát lại các quan điểm nêu trên có thể hiểu: “Quản lý phát triển DLNT là sự tác động có mục đích nhằm đạt được kết quả và hiệu quả cao thông qua quá trình lập kế hoạch phát triển DLNT; Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý DLNT; Tổ chức thực hiện các hoạt động DLNT; Xúc tiến & Quảng bá và Kiểm soát DLNT”

Như vậy, quản lý phát triển DLNT là một hoạt động liên tục và cần thiết khi con người kết hợp với nhau trong một tổ chức, một cộng đồng. Đó là quá trình tạo nên sức mạnh gắn liền các hoạt động của các cá nhân với nhau trong một tổ chức, một cộng đồng nhằm đạt được mục tiêu chung.


2.1.2.2. Vai trò của quản lý phát triển du lịch nông thôn

Trong bối cảnh đất nước mở cửa và hội nhập, khi mà Việt Nam đang tiệm cận dần đến nền công nghiệp hóa theo hướng hiện đại làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng có xu hướng thu hẹp lại, hoạt động sản xuất nông nghiệp phải cơ cấu lại và quản lý DLNT đã được xem xét như là một giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Những vai trò thể hiện sự cần thiết phải có quản lý phát triển DLNT được cụ thể hóa như sau:

- DLNT phát triển góp phần tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao thu nhập cho người dân khu vực nông thôn [43]: Trong tổng thu nhập của người dân nông thôn hiện nay, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 27%, thu nhập từ các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp và dịch vụ chiếm 73%. Do vậy, để nâng cao hơn nữa thu nhập cho người dân nông thôn, ngoài việc tiếp tục thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, cần phải đa dạng hoá ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, trong đó phát triển DLNT là một hướng đi mới, góp phần phát huy lợi thế của nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh đó, với nguồn lực 38% lao động ở nông nghiệp và hơn 60% cư dân nông thôn, việc phát triển DLNT làm cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp bị co hẹp lại và đi vào chiều sâu, bên cạnh đó, giúp mở rộng các dịch vụ nông thôn khi đóng góp tới 40% trong tổng thu nhập của cư dân nông thôn. Quản lý phát triển DLNT sẽ góp phần ổn định các mục tiêu của DLNT.

- Du lịch nông thôn phát triển góp phần nâng cao dân trí cho cư dân nông thôn: DLNT có vai trò quan trọng trong việc nâng cao dân trí nhờ sự mở rộng giao tiếp của người dân với khách du lịch thông qua việc tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch, lễ hội, các chương trình liên kết hợp tác, những khóa tập huấn đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch từ ngân sách của địa phương,…đã góp phần nâng cao trình độ nghiệp vụ và nhận thức về bảo vệ tài nguyên, môi trường cũng như góp phần phát triển du lịch bền vững cho cộng đồng địa phương. Đây là một trong những lợi ích quan trọng, phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước.

- Quản lý phát triển DLNT góp phần tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, mở mang, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế như mạng lưới giao thông, điện nước,… Đặc biệt ở các khu phát triển du lịch, do xuất hiện nhu cầu đi lại, vận chuyển, thông tin liên lạc,… của khách du lịch cũng như những điều kiện cần thiết cho cơ sở kinh doanh du


lịch hoạt động nên các ngành này phát triển. Ngoài ra, việc phát triển DLNT còn đi đôi với việc xây dựng các khu du lịch, khu vui chơi giải trí, khách sạn, nhà hàng…

-Quản lý phát triển DLNT góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc: DLNT phát triển góp phần gìn giữ và làm tăng các giá trị cảnh quan, di tích, văn hóa, đặc biệt là những di tích lịch sử cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân và đế quốc xâm lược.

2.1.2.3. Các nguyên tắc quản lý phát triển du lịch nông thôn

Quản lý phát triển DLNT phải dựa trên các nguyên tắc của phát triển du lịch chung [24]. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của loại hình du lịch này, các nguyên tắc được kế thừa và điều chỉnh phù hợp như sau:

- Bảo đảm tính công bằng cho các chủ thể tham gia: Các chủ thể khi tham gia vào hoạt động phát triển du lịch nông thôn đều được hưởng những lợi ích ngang nhau. Mặc dù mỗi một đối tượng khi tham gia sẽ phải có những trách nhiệm và nghĩa vụ của riêng mình song khi hoạt động phát triển du lịch có hiệu quả thì lợi ích sẽ được tính một cách công bằng.

- Đem lại lợi ích cho người dân địa phương và phát huy nội lực ở từng địa phương: Bản thân du lịch nông thôn phát triển là dựa trên nền tảng những nội lực vốn có của địa phương. Mỗi một địa phương sẽ có những thế mạnh khác nhau để có thể dựa vào đó phát triển du lịch, tuy nhiên, một trong những phương châm hàng đầu của du lịch Việt Nam đó chính là phải đảm bảo được lợi ích cho người dân địa phương tại nơi phát triển du lịch như tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, đầu tư cơ sở hạ tầng và các trang thiết bị hiện đại.

- Bảo tồn, phát huy vốn di sản và bảo vệ môi trường, luôn đổi mới và tạo sự khác biệt: Nền tảng của du lịch nông thôn chính là môi trường tự nhiên. Hiện nay, phát triển du lịch theo hướng bền vững luôn là mục tiêu hàng đầu. Theo đó, các di sản phục vụ cho hoạt động du lịch cần được bảo tồn theo thời gian. Mặc dù sử dụng những tài nguyên đã có sẵn song du lịch nông thôn luôn cố gắng tạo ra các sản phẩm mang tính khác biệt, có điểm nhấn và ấn tượng.

Tăng cường mối liên kết theo chiều dọc và chiều ngang để làm phong phú thêm sản phẩm: Các sản phẩm được tạo ra của du lịch nông thôn phải đa dạng và có sức hút đối với


khách du lịch. Bên cạnh đó, các sản phẩm này cần được liên kết một cách chặt chẽ, các nhà cung ứng có thể tạo ra các sản phẩm ở cùng một thể loại du lịch song sẽ khai thác tại các thời điểm khác nhau hay tạo ra các sản phẩm ở các thể loại.

2.1.3. Sự tham gia của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn

2.1.3.1. Khái niệm sự tham gia của người dân

Tosun [143] cho rằng khái niệm sự tham gia của người dân hiện nay vẫn chưa được thống nhất giữa các tác giả khác nhau và tùy từng góc nhìn khác nhau, mỗi một nhà nghiên cứu sẽ đưa ra các quan điểm khác nhau. Theo đó, có hai quan điểm chủ yếu về sự tham gia:

Quan điểm thứ nhất cho rằng sự tham gia là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau và quan điểm thứ hai cho rằng sự tham gia là công cụ tạo ra các sản phẩm du lịch mà trong đó người dân chỉ tham gia khi có sự chỉ đạo của cấp trên.

Quan điểm thứ nhất được cụ thể hóa bằng nghiên cứu của một số tác giả sau: Cohen và Uphoff [71] cho rằng sự tham gia của cộng đồng là một quá trình dài,

bao gồm nhiều hoạt động bên trong như quy hoạch, ra quyết định, thực hiện hay đánh giá. Đây được coi là các bước trong quá trình quản lý về sự phát triển. Nếu người dân tham gia thì đồng nghĩa với việc người dân tham gia có thể một hoặc nhiều khâu trong quá trình đó.

Theo Oakley and Marsden [110]: Tham gia là một quá trình, trong đó các cá nhân, gia đình hay cộng đồng thực hiện các công việc với mục đích tạo ra lợi ích cho bản thân, đồng thời cũng là điều kiện để phát triển năng lực của bản thân, đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng.

Oakley [111] đã nghiên cứu và đưa ra quan điểm về sự tham gia một cách cụ thể hơn. Theo đó, sự tham gia chính là quá trình tạo ra khả năng tiếp cận của người dân và nâng cao năng lực của họ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của chính địa phương đó.

Do sự tham gia bao gồm nhiều bước khác nhau nên tùy vào những hoàn cảnh cụ thể mà có thể đưa ra các cách lý giải cho sự tham gia đó. Sự tham gia có thể chỉ dừng lại ở một bước hoặc có thể tồn tại trong toàn bộ hoạt động phát triển. Điều này còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau. Theo quan điểm này, sự tham gia mang tính chủ động hơn rất nhiều, các lợi ích cũng được đảm bảo cho đối tượng tham gia nhiều hơn.


Quan điểm thứ hai được thể hiện dưới hình thức, sự tham gia chính là một công cụ để đạt được mục tiêu. Sự tham gia ở đây chính là kết quả để tạo ra sản phẩm và với quan điểm này, người dân chỉ tham gia khi có sự chỉ đạo của người khác hoặc chỉ tham gia sau khi người khác ra quyết định và mang tính thụ động. Quan điểm này hầu như không được các nhà nghiên cứu ủng hộ.

Như vậy, xét về mặt lý luận, tác giả đồng tình với quan điểm thứ nhất và với quan điểm người dân địa phương là cư dân sinh sống trực tiếp tại địa bàn nghiên cứu có thời gian sinh sống tại địa phương từ 12 tháng trở lên, không tính lao động vãng lai. Từ đó, khái niệm sự tham gia của người dân được xây dựng dựa trên sự kế thừa từ các quan điểm trước đây như sau:

Sự tham gia của người dân vào quản lý phát triển DLNT là một quá trình khi người dân thực hiện một, một số hoặc các bước trong nội dung lập kế hoạch; xây dựng cơ cấu tổ chức; tổ chức thực hiện các hoạt động DLNT; xúc tiến quảng bá và kiểm soát sự phát triển của DLNT với mục đích tạo ra lợi ích cho bản thân và cộng đồng.

2.1.3.2. Vai trò của người dân trong quản lý phát triển du lịch nông thôn

Nghiên cứu về vai trò của người dân trong quản lý phát triển DLNT, tùy từng mục đích nghiên cứu, các tác giả đã phân tích trên các khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, khái quát lại đều nhấn mạnh vai trò trung tâm của người dân trong sự phát triển. Cụ thể:

Wang & Fesenmaier [146] đánh giá sự tham gia của người dân là thực sự cần thiết và có vai trò quan trọng trong các hoạt động của người dân nhằm đạt được những mục tiêu chung của hoạt động phát triển du lịch.

Paul. S[114] đã khẳng định sự tham gia của cộng đồng dân cư chính là chìa khóa tạo ra sự thành công trong việc phát triển loại hình du lịch này. Bởi lẽ, chính trong sự phát triển đó, người dân là người trực tiếp tạo ra và duy trì các mối quan hệ đối với khách du lịch. Sự tham gia còn mang lại cho người dân cơ hội tham gia vào các hoạt động phát triển, trao quyền để tăng khả năng tự quản lý nguồn lực của chính bản thân người dân.

Wang Liu & cs [147] cho rằng sự tham gia của cộng đồng vào DLNT là động lực của sự thay đổi và là chất xúc tác cho sự phát triển. Theo những quan điểm này, các


nhà nghiên cứu về du lịch luôn khuyến khích người dân tham gia vào các hoạt động phát triển.

Pakdeepinit [112] cho rằng tất cả những đối tượng tác động đến hoạt động du lịch đều nên tham gia vào các khâu của quá trình quản lý vì điều này xuất phát từ lợi ích của chính bản thân những người tham gia

Tại Việt Nam, theo điều 6 Luật Du lịch Việt Nam sửa đổi năm 2017 [31] nêu rõ: “Cộng đồng dân cư có quyền tham gia và hưởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động du lịch, có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc văn hóa địa phương, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường”.

Tại các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam, sự tham gia thường bị giới hạn và người dân chỉ tham gia mang tính tượng trưng. Nếu có, tại các quốc gia này, sự tham gia chỉ dừng lại ở một bước đó là ra quyết định hoặc lập kế hoạch [80]. Ở các nước đang phát triển có nền văn hóa phát triển từ trên xuống dưới [138], sự tham gia của người dân trong phát triển du lịch hầu như không có.

Brandon và Drake [61] đã khẳng định trong hoạt động phát triển du lịch, người dân là mấu chốt tạo nên sự thành công. Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, các nhà quản lý về du lịch coi việc tạo ra lợi ích cho người dân địa phương là mục tiêu phát triển du lịch chính của địa phương mình. Brandon đã khẳng định, thiếu sự tham gia của người dân chính là yếu tố cơ bản giải thích cho hoạt động kém hiệu quả của du lịch và quan điểm này một lần nữa được nhắc lại bởi Hawkis [88].

Brohman [59] đã ủng hộ sự tham gia của người dân trên cả chặng đường phát triển du lịch như một công cụ để giải quyết các vấn đề về du lịch ở các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, sự tham gia của người dân trong phát triển du lịch sẽ giúp cho các lợi ích được phân phối một cách công bằng hơn, khuyến khích dân chủ khi ra quyết định và sẽ đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng địa phương theo cách tốt hơn.

Brian Garrod [60] đã nghiên cứu sự tham gia của người dân trong hoạt động xây dựng kế hoạch du lịch, đây là một khâu của quá trình phát triển du lịch. Theo đó, sự tham gia của người dân địa phương trong việc xây dựng kế hoạch và quản lý du lịch được nhìn nhận từ hai quan điểm trái ngược nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng người dân chỉ nên tham gia vào một khâu của quá trình quản lý và quan điểm thứ hai cho rằng người dân nên tham gia vào tất cả các khâu của quá trình phát triển du lịch. Tuy


nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dù đi theo quan điểm nào thì các nhà quản lý nên khuyến khích không chỉ người dân tham gia mà còn các bên liên quan như nhà cung ứng, chính quyền… vào hoạt động phát triển du lịch tại địa phương.

Bùi Thanh Hương và Nguyễn Đức Hoa Cương [15] đã nghiên cứu về vai trò của người dân địa phương trong phát triển du lịch và cho rằng quá trình phát triển du lịch không thể thiếu sự tham gia của người dân. Nghiên cứu đã chỉ ra quá trình phát triển DLNT tại Việt Nam chủ yếu theo hướng từ trên xuống mà quên đi vai trò quan trọng của người dân, bỏ qua vị trí của người dân địa phương trong các khám phá, thực thi ý tưởng về du lịch.

Như vậy, có thể nói người dân đóng một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển các loại hình du lịch, đặc biệt là loại hình DLNT - loại hình gắn kết chặt chẽ với người dân. Dựa trên kết quả những nghiên cứu trên đây, có thể rút ra một số kết luận như sau:

Thứ nhất, sự tham gia của người dân là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động có liên quan đến quản lý phát triển DLNT.

Thứ hai, xét trên khía cạnh khu vực nông thôn, những người chịu sự tác động trực tiếp từ hoạt động phát triển chính là người dân sống tại khu vực đó. Bởi vậy, những quyết định của nhà quản lý sẽ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người dân tại nơi phát triển du lịch nông thôn, những ý kiến của người dân sẽ tác động trực tiếp đến các quyết định của nhà quản lý. Điều này cho thấy, vai trò của người dân là vô cùng quan trọng trong các quyết định. Bởi, với mỗi bên có liên quan sẽ có những quan tâm khác nhau, người dân tại khu vực nông thôn sẽ quan tâm về quản lý phát triển DLNT theo hướng bền vững.

Thứ ba, người dân chính là người ra quyết định. Các hoạt động quản lý phát triển DLNT suy cho cùng đều là để thỏa mãn cho những người tham gia. Điều quan trọng cần sự tham gia của người dân trong hoạt động phát triển không chỉ bởi người dân là người chịu ảnh hưởng hay những đóng góp của họ, mà còn bởi những ý kiến của họ được sử dụng bởi những nhà quản lý. Điều quan trọng là trong một số trường hợp người dân chính là người quyết định các công việc của người quản lý trong sự phát triển DLNT tại địa phương của họ.

Xem tất cả 218 trang.

Ngày đăng: 19/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí