Hoàn Thiện Hệ Thống Pháp Luật Về Nhượng Quyền Thương Mại


thâm nhập thị trường, bảo vệ thị phần và mở rộng thị trường tốt. Với phương thức liên kết chặt chẽ, cả bên nhượng và bên nhận quyền kinh doanh đều có lợi và quan trọng hơn nữa là có thể cùng hợp sức cạnh tranh với các công ty lớn trong cùng lĩnh vực hoạt động. Do đó, hình thức này rất phù hợp với chúng ta trong giai đoạn Việt Nam đang rất cần tập hợp nguồn lực từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Đề án Phát triển Thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Bộ Công Thương xây dựng và đã được Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 27/2007/QĐ - TTg ngày 15/2/2007 nhằm phát triển thị trường thương mại nội địa trong điều kiện hội nhập mới. Mục tiêu của đề án là xây dựng một nền thương mại trong nước phát triển vững mạnh và hiện đại dựa trên cấu trúc hợp lý các hệ thống và các kênh phân phối với sự tham gia của các thành phần kinh tế trong môi trường cạnh tranh có sự quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước; phát triển các doanh nghiệp nhỏ, đồng thời khuyến khích và thúc đẩy quá trình hình thành các doanh nghiệp lớn thông qua quá trình tích tụ và tập trung nhằm tạo dựng các nhà phân phối lớn mang thương hiệu Việt Nam; xác lập sự liên kết giữa các doanh nghiệp lớn và nhỏ trong việc tổ chức thị trường, tạo sức mạnh để hợp tác và cạnh tranh có hiệu quả với các tập đoàn nước ngoài trên thị trường dịch vụ phân phối. Hướng tới mục tiêu này, Chính phủ đã nêu rõ cần xây dựng và phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng thương mại; phát triển các phương thức kinh doanh thương mại hiện đại khác như: sàn giao dịch hàng hóa, nhượng quyền thương mại, thương mại điện tử. Với chiến lược như trên, kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại là một trong những phương thức kinh doanh được chú trọng phát triển trong thời gian tới.

Thị trường franchise tại Việt Nam còn rất mới mẻ nhưng đầy tiềm năng, đặc biệt trong các lĩnh vực như: dịch vụ giáo dục, đào tạo, thức ăn nhanh và phân phối bán lẻ. Hiện tại, các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ chiếm lĩnh một phần thị trường rất nhỏ


chủ yếu ở lĩnh vực thức ăn nhanh nên cơ hội và thị trường kinh doanh loại hình này rất rộng mở cho cả doanh nghiệp trong và ngoài nước. Với ưu thế về nguồn nguyên liệu và nhân công dồi dào, các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể tận dụng lợi thế trong lĩnh vực sản xuất như công nghiệp nhẹ, may mặc, lắp ráp chế tạo..., các loại hình dịch vụ như chăm sóc sắc đẹp, chăm sóc sức khỏe, sửa chữa điện gia dụng, sửa chữa ô tô, xe máy... Đây đều là các lĩnh vực đòi hỏi vốn không nhiều nhưng lại có một lượng khách hàng khá đông, tận dụng được những ưu thế sẵn có của thị trường. Đối với các doanh nghiệp nước ngoài, phong cách sống và thói quen tiêu dùng của người Việt Nam đã có rất nhiều thay đổi trong thời gian gần đây. Mức sống của người dân được nâng cao, nhu cầu vật chất cũng theo đó mà tăng lên. Thị trường được bỏ ngỏ ở nhiều lĩnh vực khiến cho doanh nghiệp nước ngoài có thể nhanh chóng xâm nhập và giành lợi thế.

Việc phát triển một hệ thống Franchise như đã nói ở trên là một việc làm khôn ngoan cho các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Bên cạnh đó thay vì tìm cách chống đỡ sự tấn công của các đối thủ cạnh tranh đang làm suy yếu lợi thế cạnh tranh của mình, các doanh nghiệp hãy tự mình làm suy yếu lợi thế cạnh tranh của chính mình bằng các lợi thế cạnh tranh mới tốt hơn. Nói cách khác là “tự làm mới mình để làm cũ đối thủ”. Tuy nhiên, phát triển hệ thống franchise của doanh nghiệp Việt Nam không nên làm theo kiểu phong trào, mà phải là một sự phân tích kỹ càng mọi vấn đề và làm ăn bài bản để tạo ra sự khác biệt trong tâm trí khách hàng nhằm cạnh tranh bền vững với hệ thống franchise của nước ngoài. Khi ấy doanh nghiệp phải chuẩn bị rất chu đáo mọi chuyện trước khi triển khai hệ thống này – vì hệ thống có khả năng cạnh tranh bền vững tốt thì phát triển tốt, ngược lại, hệ thống chỉ có thể tồn tại trong thời gian ngắn ban đầu và sẽ suy sụp rất nhanh do hiệu ứng dây chuyền đặc trưng của hệ thống Franchise.

Tuy được khuyến khích phát triển ở Việt Nam nhưng hoạt động nhượng quyền thương mại phải phát triển theo khuôn khổ pháp luật Việt Nam, góp phần đa dạng hóa


mô hình kinh doanh, tăng trưởng kinh tế. Để làm được điều này, Nhà nước cần chuẩn bị những điều kiện cần thiết để vừa tạo điều kiện thúc đẩy vừa quản lý tốt hoạt động nhượng quyền thương mại như ban hành hệ thống luật pháp đầy đủ, hoàn thiện; có các biện pháp khuyến kích hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia nhượng quyền thương mại; xây dựng trung tâm đào tạo, huấn luyện nhượng quyền thương mại; có những chính sách phù hợp khuyến khích các ngân hàng, tổ chức tín dụng cho các doanh nghiệp nhượng quyền thương mại vay ưu đãi...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Trong tương lai, nhượng quyền thương mại ở Việt Nam sẽ không chỉ tập trung phát triển ở các thành phố lớn mà còn phát triển đến các thị trường địa phương. Với số lượng dân cư tương đối đông, đời sống người dân đang dần được cải thiện cùng với tiến trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh chóng, thị trường địa phương là một thị trường tiềm năng chưa được khai phá với các doanh nghiệp nhượng quyền. Ở các địa phương, chi phí nhân công, địa điểm sẽ thấp hơn ở các thành phố lớn, do đó các doanh nghiệp nhượng quyền có thể tiết kiệm một lượng chi phí đầu tư đáng kể. Tuy nhiên, phải mất một thời gian để người dân ở các địa phương thích nghi với những chuỗi cửa hàng hiện đại cũng như để họ quen dần với thương hiệu hàng hóa. Có thể nói đây là một chiến lược khôn ngoan cho các doanh nghiệp nhượng quyền trong việc tối đa hóa lợi nhuận cũng như quảng bá hình ảnh thương hiệu ngày một rộng rãi trên cả nước.

Với tiến trình toàn cầu hóa cũng như hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, các doanh nghiệp nhượng quyền không nên chỉ nhắm đến thị trường trong nước mà cần hướng ra thế giới. Giới thiệu thương hiệu Việt ra thế giới cũng chính là quảng bá hình ảnh Việt Nam với năm châu. Hình thức này vừa giúp doanh nghiệp thâm nhập vào những thị trường lớn với chi phí thấp, vừa là cách hữu hiệu để bảo vệ nhãn hiệu của doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường nước ngoài. Trên thực tế, đã có một số thương hiệu Việt Nam làm được điều này: Phở 24 đã mở các cửa hàng nhượng quyền ở Philippines, Indonesia, Hàn Quốc, Australia, Campuchia; Cà phê Trung Nguyên cũng

Nhượng quyền thương mại trong bối cảnh toàn cầu hóa điều kiện và khả năng áp dụng ở Việt Nam trong thời gian tới - 12


đã có mặt tại Nhật Bản, Campuchia, Singapore, Thái Lan; doanh nghiệp tư nhân Thương mại & Dịch vụ Đức Triều đã thực hiện nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực kinh doanh giày dép da thời trang mang nhãn hiệu T&T sang Malaysia và Úc; Công ty lụa tơ tằm Á Châu - AQ Silk và Công ty tranh thêu tay XQ Silk đã bán quyền sử dụng thương hiệu cho đối tác tại Mỹ. Đây là một bước đi rất phù hợp trong việc đạt được tham vọng ra thị trường thế giới nhưng chưa đủ sức để tấn công trực tiếp với họ. Nhượng quyền thương mại sẽ giúp các doanh nghiệp xâm nhập một cách gián tiếp vào những thị trường này với chi phí thấp nhất. Đồng thời đây cũng là cách hữu hiệu để bảo vệ nhãn hiệu của doanh nghiệp tại thị trường nước ngoài. Trong tương lai không xa, sẽ có nhiều hơn những thương hiệu Việt Nam tiến hành nhượng quyền ra nước ngoài.‌

3.3. CÁC GIẢI PHÁP


3.3.1 Các giải pháp vĩ mô


3.3.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhượng quyền thương mại


Các quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam hiện nay đang được xây dựng theo hướng ngày càng phù hợp với luật pháp của các nước trên thế giới. Hiện tại đã có một số văn bản chính thức quy định hoạt động nhượng quyền thương mại trong nước bao gồm: Luật Thương mại sửa đổi 2005 (thuộc chương VI, mục 8, từ điều 284 đến điều 291); Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại; Thông tư 09/2006/TT-BTM ngày 25/5/2006 của Bộ Thương mại hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại; Quyết định số 106/2008/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 17/11/2008 quy định mức lệ phí mà thương nhận dự kiến nhượng quyền phải nộp khi đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Phải khẳng định đây là một bước tiến vượt bậc của môi trường pháp lý trong hoạt động nhượng quyền thương mại.


Nhưng theo giới kinh doanh hành lang pháp lý vẫn đi sau sự phát triển của loại hình này. Các văn bản mới chỉ bước đầu tạo cơ sở pháp lý cần thiết để loại hình kinh doanh này diễn ra một cách thuận lợi. Về lâu dài, khi franchise phát triển và nở rộ thì nhất thiết phải có một luật nhượng quyền hoàn chỉnh, riêng rẽ và độc lập với Luật Thương mại, với nội dung quy định chi tiết và kín kẽ hơn nhiều so với các văn bản pháp quy hiện nay.

Quy định về hoạt động nhượng quyền thương mại vẫn còn tồn tại mâu thuẫn giữa các luật. Trong Luật dân sự 2005 quy định Nhượng quyền thương mại được hiểu là “cấp phép đặc quyền kinh doanh”, là đối tượng của hoạt động chuyển giao công nghệ (Điều 755) nhưng theo điều 7 Luật chuyển giao công nghệ 2006 (có hiệu lực từ 1/7/2007) lại không thừa nhận “cấp phép đặc quyền kinh doanh” thuộc đối tượng điều chỉnh.

Khi những quy định pháp lý về nhượng quyền thương mại được hoàn thiện thì quyền lợi của các bên mới được đảm bảo. Người bán franchise tránh bị đối tác vi phạm điều khoản trong hợp đồng chuyển nhượng làm mất uy tín và xấu hình ảnh thương hiệu. Người mua có căn cứ để đòi hỏi những quyền lợi chính đáng như quyền được cung cấp thông tin cần thiết về chủ thương hiệu trước khi đặt bút ký hợp đồng. Thêm vào đó khi có những quy định và đã được luật hóa thì những tranh chấp giữa các bên sẽ ít đi và khi xảy ra cũng dễ giải quyết hơn.

3.3.1.2. Hoàn thiện các quy định về xử phạt vi phạm sở hữu trí tuệ


Dưới góc độ pháp lý, ngoài quan hệ hợp đồng giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền, quan hệ nhượng quyền thương mại còn đặc biệt liên quan đến quan hệ pháp luật về sở hữu trí tuệ. Do nhượng quyền thương mại luôn gắn với một đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ như nhãn hiệu, tên thương mại hay bí mật kinh doanh. Trên thực tế, tại Việt Nam việc thực thi Luật sở hữu trí tuệ còn yếu, công tác quản lý còn


nhiều hạn chế, việc vi phạm còn diễn ra tràn lan. Theo Nghị định 12/1999/NĐ - CP (6/3/1999) của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, mức phạt trung bình đối với việc làm hàng giả, hàng nhái chỉ từ 10 - 20 triệu đồng/vụ, phạt đền bù thiệt hại tối đa là 100 triệu đồng đối với người vi phạm. Mức phạt như trên là quá nhẹ và không có tác dụng răn đe, phòng ngừa các vi phạm. Các cơ quan chức năng cần có các quy định khắt khe hơn, các biện pháp thực thi nghiêm khắc hơn, xử phạt thích đáng với các trường hợp vi phạm.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần phối hợp với các có quan chức năng như cơ quan thuế, công an kinh tế, cơ quan quản lý thị trường trong việc kiểm tra, giám sát thị trường nhằm xử lý kịp thời các cơ sở kinh doanh làm hàng giả, hàng nhái nhãn hiệu, ăn cắp hoặc tự ý sử dụng thương hiệu, bảng hiệu của doanh nghiệp nhượng quyền mà chưa được phép.

3.3.1.3. Xây dựng các chương trình hỗ trợ khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nhượng quyền

Đối với bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào, việc Chính phủ có chính sách khuyến khích luôn tạo đà và động lực để các doanh nghiệp tham gia một cách tích cực và có hiệu quả. Trong những năm gần đây, các chương trình hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp nhằm nâng cao hiểu biết, khuyến khích phát triển đã được tổ chức rộng rãi.

Trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu kinh nghiệm các nước trong khu vực và trên thế giới để có thể xây dựng định hướng, chính sách và các chương trình cụ thể riêng cho việc phát triển loại hình kinh doanh này. Trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh gay gắt với các tập đoàn lớn trên thế giới thì vốn là một trong những yếu tố quan trọng cho sự sinh tồn và phát triển của các doanh nghiệp nội địa. Nhiều thương hiệu lớn muốn tiến hành


nhượng quyền ở Việt Nam nhưng còn e ngại phía đối tác là các doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ thực lực về tài chính cũng như kinh nghiệm để tham gia nhận quyền. Vì vậy, Chính phủ cần có các chính sách để khuyến khích ngân hàng cho các doanh nghiệp tiến hành nhượng quyền vay vốn. Bởi lẽ hình thức kinh doanh này mang lại lợi ích cho cả các bên tham gia, người tiêu dùng và xã hội.

Chính phủ có thể lập một cơ quan chuyên trách về nhượng quyền thương mại để quản lý và hỗ trợ các doanh nghiệp trong hệ thống nhượng quyền thương mại. Đây là một lĩnh vực mới mà phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chưa có hiểu biết và kinh nghiệm nhiều, vì vậy cơ quan này cần có các chuyên viên được đào tạo sâu về nhượng quyền thương mại, có mối quan hệ rộng với các tổ chức, hiệp hội nhượng quyền khu vực và thế giới nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp muốn tham gia hình thức này.

Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể tổ chức các chuyến đi nước ngoài có tài trợ một phần kinh phí cho các doanh nghiệp Việt Nam để học hỏi kinh nghiệm, tìm cơ hội kinh doanh đồng thời quảng bá hình ảnh doanh nghiệp và đất nước Việt Nam; hỗ trợ và khuyến khích trực tiếp thông qua các công cụ tài chính, thuế, thông tin hoặc gián tiếp qua việc cải thiện, phát triển cơ sở hạ tầng, mạng lưới viễn thông, hệ thống ngân hàng tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi, hiện đại.

3.3.1.4. Thành lập Hiệp hội nhượng quyền thương mại


Đây không chỉ là một xu hướng phổ biến mà còn là một yêu cầu tất yếu để tạo ra một môi trường xúc tiến ổn định và thực sự hiệu quả nhằm thu hút nhượng quyền từ các thương hiệu quốc tế và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước phát triển. Hiệp hội sẽ có chức năng chính là làm cầu nối giữa các doanh nghiệp nhượng quyền trong và ngoài nước cũng như giữa Nhà nước với doanh nghiệp; hỗ trợ các doanh nghiệp nhượng quyền giải quyết những khó khăn liên quan đến lĩnh vực này, những khó khăn về tài chính, chuyên môn...; xúc tiến hoạt động hội chợ, triển lãm về nhượng


quyền thương mại tại Việt Nam nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước quảng bá thương hiệu của mình và tìm kiếm đối tác. Ngoài ra, Hiệp hội đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế hàng nhái, hàng giả và sẽ là người đại diện, có tiếng nói tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp thành viên trước các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các đối thủ cạnh tranh khác.

Vì vậy, việc thành lập Hiệp hội nhượng quyền thương mại Việt Nam cần tiến hành ngay và Nhà nước cần có các hỗ trợ cần thiết để Hiệp hội đi vào hoạt động chính thức và hiệu quả trong thời gian sớm nhất.

3.3.1.5. Nâng cao nhận thức và hiểu biết của toàn xã hội về kinh doanh nhượng quyền

Trong bối cảnh hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, khu vực và với những điều kiện kinh tế xã hội ở Việt Nam hiện có sẽ tạo những thế và lực mới cho sự phát triển mạnh mẽ các hệ thống nhượng quyền thương mại trong thời gian tới. Tuy nhiên, nhận thức và hiểu biết về nhượng quyền thương mại ở nước ta chưa đầy đủ và chính xác. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền, giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết của toàn xã hội là rất cần thiết để hoạt động này có thể chuyên môn hóa cao đảm bảo điều kiện và môi trường phát triển lâu dài. Những nội dung cần làm bao gồm: tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật liên quan tới kinh doanh nhượng quyền thương mại; sự cần thiết khách quan, những cơ hội và thách thức của việc hội nhập quốc tế với phát triển nhượng quyền thương mại ở Việt Nam; việc thực hiện các cam kết quốc tế... Đối tượng cần được tuyên truyền giáo dục: toàn xã hội trong đó cần xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch đào tạo cụ thể và phù hợp cho từng đối tượng - các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp, các tổ chức hiệp hội và người tiêu dùng.

3.3.2. Các giải pháp vi mô

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 12/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí