Quận 2, thông qua các bài viết, tạp chí….. của các tác giả trên báo chí, internet để lấy số liệu liên quan đến quá trình nghiên cứu, thông qua việc phỏng vấn trực tiếp một số chấp hành viên, cán bộ thi hành án…
Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để phân tích, tổng hợp các quy định của pháp luật về công tác thi hành án, cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật trong quá trình thi hành án phạt tiền từ thực tiễn thi hành án ở Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn:
Luận văn đã đưa ra và luận giải được một số quan điểm cơ bản về khái niệm THADS, tìm hiểu đặc điểm, bản chất của thi hành án phạt tiền trong THADS thông qua đó góp phần bổ sung, làm phong phú thêm cho hoạt động nghiên cứu khoa học về pháp luật thi hành án.
Thông qua việc nghiên cứu thực tiễn thi hành án phạt tiền tại Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh tác giả đã chỉ ra những khó khăn, hạn chế và bất cập hiện đang tồn tại trong công tác thi hành án phạt tiền tại Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh, để từ đó có phương hướng đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục hạn chế, vướng mắt
Từ việc tìm ra những điểm hạn chế, bất cập và vướng mắt trong công tác thi hành án phạt tiền tại Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh tác giả chỉ ra những nguyên nhân và đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác thi hành án phạt tiền tại Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khỏa , nội dung của luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Những vấn đề lý luận về thi hành án phạt tiền.
Chương 2: Thực trạng công tác thi hành án phạt tiền tại Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác thi hành án phạt tiền tại Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THI HÀNH ÁN PHẠT TIỀN
1.1 Khái quát về Hình phạt tiền
1.1.1 Khái niệm Hình phạt
Theo như quy định tại điều 30 BLHS sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại”
Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.
Theo đó, BLHS hiện hành đã phân loại hình phạt thành hai loại cơ bản đó là hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Để hiểu rò hơn quy định cũng như cách áp dụng hai loại hình phạt trên thì chúng ta sẽ đi phân tích điểm giống, khác nhau của hai loại hình phạt.
Điểm giống nhau: Là cả hai hình phạt đều tước đoạt hoặc hạn chế một số quyền nhất định của người phạm tội. Do chủ thể có thẩm quyền ra quyết định và mang tính chất bất lợi cho người bị áp dụng.
Điểm khác nhau: Căn cứ vào các quy định về hình phạt của BLHS sửa đổi, bổ sung năm 2017 và để có cái nhìn rò nhất về điểm khác nhau của hai loại hình phạt chúng ta sẽ có bảng phân tích như sau[17]
Bảng 1.1 So sánh giữa hình phạt chính và hình phạt bổ sung
Hình phạt chính | Hình phạt bổ sung | |
Khái niệm | Hình phạt chính là hình phạt cơ bản được áp dụng cho một loại | Hình phạt bổ sung là hình phạt không được tuyên độc lập mà |
Có thể bạn quan tâm!
- Thi hành án phạt tiền từ thực tiễn quận 2, thành phố Hồ Chí Minh - 1
- Khái Niệm, Đặc Điểm Và Vai Trò Của Thi Hành Án Phạt Tiền
- Hình Thức Nộp Tiền Phạt Trong Thi Hành Án Phạt Tiền
- Thực Tiễn Thi Hành Án Phạt Tiền Tại Quận 2, Thành Phố Hồ Chí Minh
Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.
tội phạm và được tuyên độc lập với mỗi tội phạm Tòa án chỉ có thể tuyên án độc lập một hình phạt chính. | chỉ có thể tuyên kèm theo hình phạt chính. Đối với mỗi loại tội phạm Tòa án có thể tuyên một hoặc nhiều hình phạt bổ sung nếu điều luật về tội phạm có quy định các hình phạt này. | |
Các hình phạt | Đối với cá nhân: | Đối với cá nhân: |
- Cảnh cáo; | - Cấm đảm nhiệm chức vụ, | |
- Phạt tiền; | cấm hành nghề hoặc làm công | |
- Cải tạo không giam giữ; | việc nhất định; | |
- Trục xuất; | - Cấm cư trú; | |
- Tù có thời hạn; | - Quản chế; | |
- Tù chung thân; | - Tước một số quyền công | |
- Tử hình. | dân; | |
Đối với pháp nhân: | - Tịch thu tài sản; | |
- Phạt tiền; | - Phạt tiền, khi không áp dụng | |
- Đình chỉ hoạt động có thời | là hình phạt chính; | |
hạn; | - Trục xuất, khi không áp | |
- Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. | dụng là hình phạt chính. | |
Đối với pháp nhân: | ||
- Cấm kinh doanh, cấm hoạt | ||
động trong một số lĩnh vực | ||
nhất định; | ||
- Cấm huy động vốn; | ||
- Phạt tiền, khi không áp dụng | ||
là hình phạt chính. |
So với hình phạt bổ sung thì hình phạt chính mang tính nghiêm khắc, nặng hơn rất nhiều. Hình phạt chính đánh thẳng vào các quyền cơ bản của công dân như quyền tự do, quyền sống. | Hình phạt bổ sung nhẹ hơn rất nhiều so với hình phạt chính. | |
Nguyên tắc áp | + Hình phạt chính được tuyên | Hình phạt bổ sung luôn phải đi |
dụng | độc lập; | kèm với hình phạt chính. |
+ Hình phạt chính được vận | ||
dụng riêng rẽ chứ không đồng | ||
thời áp dụng đối với người | ||
phạm tội chỉ áp dụng một trong | ||
các hình phạt chính; | ||
+ Khi áp dụng một hình phạt | ||
chính có thể áp dụng thêm một | ||
hoặc nhiều biện pháp hình phạt | ||
bổ sung. |
Nguồn: Tổng hợp dựa trên Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017
1.1.2 Khái niệm về Hình phạt tiền
Sau khi phân tích về hình phạt ở bên trên ta có thể thấy hình phạt tiền trong BLHS hiện hành rất đa dạng có thể được coi là hình phạt chính nhưng đôi khi có thể là hình phạt bổ sung. Trong quá trình thi hành án việc hình phạt tiền là chính hay là bổ sung thì cũng không quan trọng vì theo như quy định tại Điều 1 về phạm vi điều chỉnh của LTHADS sửa đổi, bổ sung năm 2014 miễn là hình phạt tiền đó được quy định trong Bản án, Quyết định đã có hiệu lực thi hành của Tòa án thì cơ quan THADS sẽ ra Quyết định thi hành án và tiến hành các thủ tục về thi hành án.
Theo như quy định tại Điều 35 BLHS sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì chỉ đưa ra các quy định về phạm vi, nguyên tắc, điều kiện để áp dụng khi nào sẽ là hình phạt chính, khi nào sẽ là hình phạt bổ sung mà chưa nêu ra được một khái niệm cụ thế nhất về hình phạt tiền. Nói các khác là BLHS chỉ mới hướng cách sử dụng chứ chưa nêu ra được hình phạt tiền là gì? Để hiểu rò về hình phạt tiền ta sẽ đi phân tích những quan điểm sau đây:
+) Phạt tiền là một loại hình phạt được áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung, khi hình phạt chính là loại hình phạt khác. Phạt tiền do Tòa án quyết định trong những trường hợp do luật định mà theo đó người bị kết án bị tước một số tiền tùy theo mức độ nghiêm trọng của tội phạm, đồng thời xem xét đến tình hình tài sản của người bị kết án và sự biến động của giá cả.
+) Phạt tiền là hình phạt không tước tự do, nhẹ hơn hình phạt cải tạo không giam giữ, buộc người bị kết án phải nộp sung công quỹ nhà nước một khoản tiền nhất định.
+) Phạt tiền là hình phạt tước của người bị kết án một khoản tiền nhất định sung công quỹ nhà nước.[9]
Ta có thể thấy về mặt nội dung của hình phạt tiền chính là người bị kết án sẽ bị tước bỏ đi một khoản tiền nhất định để sung vào công quỹ nhà nước. Đều này có nghĩa là hình phạt tiền sẽ đánh thẳng vào kinh tế của người bị kết án nói cách khác chính là đánh thẳng vào túi tiền của người bị kết án. Khi áp dụng hình phạt này người bị kết án sẽ bị Nhà nước tác động trực tiếp vào kinh tế đây là một trong những lợi ích cơ bản của một con người, một công dân. Vì vậy, hình phạt này có tác dụng rất hiệu quả trong việc áp dụng với các loại tội phạm có tính chất vụ lợi, các tội dùng tiền để làm phương tiện phạm tội, tội xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế,…. Mà chưa đến mức phải áp dụng các hình phạt khác nặng hơn.
Tuy nhiên, khi xem xét về tính nghiêm khắc của hình phạt thì hình phạt tiền nếu mang tính chất là hình phạt chính thì nó chỉ xếp sau các hình phạt cải
tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân và tử hình. Nếu mang tính chất là hình phạt bổ sung thì chỉ xếp sau hình phạt trục xuất. Vì vậy, có thế thấy hình phạt tiền là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước được thể hiện qua việc người bị kết án sẽ bị tước đoạt đi một số tiền nhất định làm hạn chế đi về mặt lợi ích vật chất của người bị kết án và bên cạnh đó họ còn phải gánh chịu phải mang án tích trong một khoản thời gian nhất định.
Đối với mặt hậu quả pháp lý của hình phạt tiền thì người bị kết án sẽ không chịu bất kì trách nhiệm hay sự ràng buộc nào khác cả vì họ đã bị tước đi một khoản tiền như đã nói ở trên. Họ vẫn được sinh sống bình thường nhưng sẽ được giáo dục và cải tạo mà không cần thiết cách ly ra khỏi xã hội sẽ được thi hành án tại nơi người đó đang công tác và nơi sinh hoạt trước khi phạm tội.
Từ những phân tích trên ta có thể đưa ra một khái niệm về hình phạt tiền như sau: “Phạt tiền là hình phạt tước đi của người bị kết án một khoản tiền nhất định để sung công quỹ nhà nước và được quy định trong BLHS”.
- Phân biệt hình phạt tiền với các hình phạt có chế tài tương tự khác
Ta có thấy tại Điều 45 và Điều 47 của BLHS sửa đổi, bổ sung năm 2017 có quy định về việc tịch thu tài sản và tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm. Hai hình phạt trên đều quy định việc tịch thu tài sản của người bị kết án mà tài sản ở đây có thể là tiền. Vậy để tránh nhầm lẫn giữa hình phạt tiền với hai hình phạt nêu trên ta sẽ đi phân biệt điểm giống và khác nhau giữa chúng.
Phân biệt hình phạt tiền với hình phạt tịch thu tài sản
Trước khi so sánh hai hình phạt này thì theo Điều 32 BLHS sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì hình phạt tịch thu tài sản là hình phạt bổ sung. Vậy khi so sánh thì chúng ta cũng phải xem hình phạt tiền cũng là hình phạt bổ sung theo khoản 2 Điều 35 BLHS sửa đổi, bổ sung năm 2017. Ta có thế phân biệt hai hình phạt như sau:
+) Giống nhau:
Cả hai đều được quy định là hình phạt bổ sung và có thể đi kèm với hình phạt chính đối với người bị kết án;
Tiền hoặc tài sản sau khi tịch thu được thì đều bị sung vào công quỹ nhà nước
+) Khác nhau:
Bảng 1.2 Sự khác nhau giữa hình phạt tiền và hình phạt tịch thu tài sản
Hình phạt tiền | Hình phạt tịch thu tài sản | |
Nội dung | Tước đi của người bị kết | Tước một phần hoặc |
án một khoản tiền nhất | toàn bộ tài sản thuộc sở | |
định để sung công quỹ | hữu của người bị kết án | |
nhà nước. | để sung công quỹ nhà | |
Đối tượng của hình phạt | nước | |
tiền chính là tiền của | Đối tượng ở đây là tài | |
người bị kết án ngoài ra | sản của người bị kết án. | |
không còn gì khác. | Mặc dù tài sản ở đây có | |
thể là tiền nhưng ngoài | ||
ra cũng có thể là các tài | ||
sản dạng hiện vật, tài | ||
sản cho vay, cho mượn, | ||
cầm cố, thế chấp của | ||
người bị kết án | ||
Đối tượng áp dụng | Áp dụng đối với người | Áp dụng đối với những |
phạm tội về tham | người bị kết án về tội | |
nhũng, ma túy hoặc | nghiêm trọng, tội rất | |
những tội phạm khác do | nghiêm trọng hoặc tội | |
BLHS quy định (theo | đặc biệt nghiêm trọng | |
Khoản 2 Điều 35 BLHS | trong trường hợp BLHS | |
sửa đổi, bổ sung năm | quy định (theo Điều 45 | |
2017) | BLHS sửa đổi, bổ sung | |
năm 2017) |
Nguồn: Tổng hợp dựa trên BLHS sửa đổi, bổ sung năm 2017
Phân biệt hình phạt tiền với biện pháp tư pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm
+) Giống nhau:
Cả hai đều là biện pháp cưỡng chế được quy định trong BLHS
Tiền hoặc vật, tài sản tịch thu được đều bị sung vào công quỹ nhà nước
+) Khác nhau:
Bảng 1.3 Sự khác nhau giữa hình phạt tiền và biện pháp tư pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm
Hình phạt tiền | Biện pháp tư pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm | |
Hình thức | Được quy định trong hệ thống hình phạt của pháp luật hình sự | Là một biện pháp tư pháp được quy định trong BLHS |
Đối tượng áp dụng | Áp dụng đối với người bị kết án | Áp dụng đối với người phạm tội nói chung |
Thời điểm áp dụng | Sau khi quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật đối với người bị kết án về hình phạt tiền | Áp dụng bất kỳ lúc nào trong quá tình tố tụng khi có căn cứ theo Điều 47 BLHS sửa đổi, bổ sung năm 2017 |
Thẩm quyền áp dụng | Chỉ do Tòa án quyết định đối với người bị kết án | Ngoài Tòa án thì các cơ quan về tư pháp hình sự khác cũng có thể áp dụng tùy vào từng trường hợp cụ thể tương ứng |
Hậu quả pháp lý | Sẽ để lại án tích | Không để lại án tích |
Nguồn: Tổng hợp dựa trên BLHS sửa đổi, bổ sung năm 2017