Khung Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Sản Phẩm Cà Phê Nhân


suất và chất lượng sản phẩm cà phê nhân của các doanh nghiệp cao hơn của hộ nông dân (năng suất cà phê của các doanh nghiệp cao hơn năng suất bình quân của hộ nông dân 100 kg nhân khô/ha, giá xuất khẩu cà phê nhân cao hơn từ 40 đến 200 USD/tấn). Từ năm 2008, nhiều công ty xuất khẩu cà phê đã thực hiện liên kết với hộ nông dân để phát triển cà phê chứng chỉ bền vững, qua đó khai thác nguồn nguyên liệu chất lượng cao, ổn định, tạo lập cơ sở để phát triển lợi thế cạnh tranh.

­ Thiếu vốn, đầu tư trang thiết bị hạn chế: Đối với các công ty chế biến, xuất khẩu cà phê nhân, việc đầu tư trang thiết bị và công nghệ hiện đại cho chế biến và kinh doanh là điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng và hiệu quả. Các trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh của các công ty bao gồm phương

tiện vận chuyển, xưởng chế biến, nhà kho, sân bãi, công nghệ thông tin. Tuy

nhiên, do thiếu vốn nên đầu tư trang thiết bị của các công ty hạn chế (hầu hết các công ty phải thuê vận chuyển sản phẩm); Công nghệ chế biến lạc hậu, chủ yếu tập trung ở công đoạn sơ chế, đánh bóng và phân loại cà phê nhân để xuất khẩu; 40% số công ty chưa có website, làm hạn chế khả năng phát triển quảng bá sản phẩm).

2.2 Tiếp cận nghiên cứu và khung phân tích

2.2.1 Tiếp cận nghiên cứu

2.2.1.1 Tiếp cận ngành hàng

Nghiên cứu lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân có liên quan đến nhiều tác nhân trong chuỗi hàng, thể hiện mối liên kết thông qua các hoạt động sản xuất, chế biến và thương mại. Các tác nhân trong ngành hàng cà phê (giới hạn đến cà phê nhân) bao gồm hộ nông dân sản xuất cà phê, cơ sở thu gom, đại lý kinh doanh, công ty chế biến và xuất khẩu cà phê nhân. Mỗi tác nhân có thế mạnh và điểm

yếu riêng (về

năng lực quản lý, ra quyết định và điều kiện yếu tố

sản xuất);

Những yếu tố này tác động nhiều chiều đến lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê


nhân. Phương pháp tiếp cận ngành hàng giúp nhìn nhận rõ vai trò của mỗi tác nhân tham gia trong chuỗi hàng, những ách tắc trong quá trình vận hành của từng tác nhân trong chuỗi hàng và xác định biện pháp tác động phù hợp nhằm năng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà nhân của các đơn vị sản xuất ­ kinh doanh cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

2.2.1.2 Tiếp cận 2 khu vực kinh tế (khu vực kinh tế tư nhân và Chính phủ)

Lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế được

tạo ra trước hết bởi sức mạnh bên trong của từng tổ chức kinh tế, nhưng đó

không phải là yếu tố duy nhất mà một phần quan trọng nó còn chịu tác động của Chính phủ qua i) Việc xây dựng các cơ sở hạ tầng (như giao thông, thủy lợi, kho

tàng bến bãi…); ii) Hình thành và phát triển hệ thống khuyến nông, phát triển

khoa học công nghệ… và iii) Hỗ trợ qua chính sách khuyến công, tín dụng cùng

các chính sách khác của Chính phủ. Nhờ những tác động đó, trong từng hoàn

cảnh cụ thể, các tổ chức kinh tế sản xuất kinh doanh cà phê có được cơ hội thụ hưởng lợi ích làm tăng thêm lợi thế cạnh tranh như việc tiết kiệm chi phí vận

chuyển, tăng năng suất sản phẩm và năng suất lao động, hạ giá thành sản

phẩm… hoặc được hỗ trợ tăng thêm nguồn lực (đặc biệt là vốn) trong những trường hợp cần thiết.

2.2.1.3 Tiếp cận sinh thái nhân văn

Lợi thế cạnh tranh trong sản xuất sản phẩm cà phê nhân phụ thuộc rất lớn vào năng suất, kết quả và hiệu quả sản xuất. Và đến lượt mình, các kết quả đó lại chịu ảnh hưởng rất lớn của các điều kiện sinh thái như đất đai, khí hậu. Ngay như Đắk Lắk được mệnh danh là “Thủ phủ” cà phê của cả nước nhưng cũng chỉ có một số diện tích thích hợp cho phát triển cà phê, tức là không phải bất cứ diện tích nào ở Đắk Lắk cũng có thể phát triển cà phê. Mặt khác kiến thức bản địa về kỹ thuật trồng, chăm sóc, chống hạn, phòng trừ sâu bệnh, thu hái, sơ chế… cà phê đối với người dân Đắk Lắk khá nổi trội so với nơi khác. Từ đó có sự khác


biệt về kết quả và chất lượng sản xuất sản phẩm cà phê nhân ở Đắk Lắk do tính lành nghề của lao động giàu kiến thức bản địa tạo ra. Vì vậy khi phân tích lợi thế cạnh tranh trong sản xuất sản phẩm cà phê nhân không thể không tính đến cách tiếp cận này.

2.2.2 Khung phân tích lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, với các phương pháp tiếp cận được lựa chọn, tác giả xây dựng khung nghiên cứu lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk. Khung nghiên cứu được mô tả ở Sơ đồ 2.2.

Lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk được phân tích ở 4 khía cạnh, đó là hiệu quả, chất lượng sản phẩm, thị phần và khả năng đáp ứng cầu. Trong đó, các chỉ tiêu tổng hợp đo lường hiệu quả bao gồm năng suất, giá thành, lợi nhuận; Khả năng đáp ứng cầu được thể hiện thông qua kênh tiêu thụ, thương hiệu, chủng loại, mẫu mã, phương thức bán hàng… Các yếu tố tác động đến lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk bao gồm yếu tố bên trong (năng lực của đơn vị sản xuất kinh doanh) và yếu tố môi trường bên ngoài như điều kiện tự nhiên, điều kiện cầu trong nước, các ngành hỗ trợ và đầu tư công, tổ chức quản lý ngành hàng và chính sách của Chính phủ. Trên cơ sở các nội dung đã phân tích, các giải pháp và chính sách chủ yếu nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của cấc tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk bao gồm nâng cao năng lực của

người sản xuất kinh doanh, nghiên cứu phát triển thị

trường và mở

rộng thị

trường tiêu dùng nội địa, nâng cao năng lực và khả năng cung ứng của các ngành hỗ trợ và đầu tư công, hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý ngành hàng.

Năng lực của người SXKD

­ Lao động

­ Đất đai

­ Vốn

­ Tổ chức SX

Chính phủ

­ CS tài khóa, tiền tệ

­ CS ngoại thương

Điều kiện cầu trong nước

­ Quy mô

­ Tăng trưởng

Các ngành hỗ trợ và đầu tư công

­ Cung cấp đầu vào

­ Khuyến nông

­ Tín dụng

­ PT CSHT…

­

Tổ chức quản lý ngành hàng

­ Liên kết SX, CB, tiêu thụ

­Cung cấp thông tin thị trường, luật, chính sách…

Điều kiện tự nhiên

­ Đất đai

­ Khí hậu

­ Nguồn nước

Chất lượng

­Tiêu chuẩn chất lượng

­Cơ cấu chất lượng

Thị phần

­Trong nước

­Nước ngoài

­Tăng

Hiệu quả

­Năng suất

­Chi phí

­Giá thành

­Lợi


Đáp ứng cầu

­ Kênh tiêu thụ

­ Thương hiệu

­ Chủng loại

­ Mẫu mã



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.

Nghiên cứu lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế tại tỉnh Đắk Lắk - 10



Giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh

sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk







Nâng cao năng lực của người sản xuất ­ kinh doanh


NC phát triển thị trường, mở rộng thị trường tiêu dùng nội địa


Năng cao năng lực và khả năng cung ứng của các ngành hỗ trợ và đầu tư công


Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý

ngành hàng


Sơ đồ 2.2. Khung nghiên cứu lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân

Nguồn: Mô tả của tác giả

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Chọn điểm nghiên cứu

Đắk Lắk là tỉnh có thế mạnh về sản xuất cà phê. Năm 2009, tổng diện tích canh tác cà phê của toàn tỉnh là 181.960 ha, sản lượng đạt 380.373 tấn (chiếm 39% tổng sản lượng cà phê của toàn vùng Tây Nguyên và 36% sản lượng cà phê của cả nước). Nghiên cứu lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân có

liên quan đến các tác nhân trong chuỗi ngành hàng cà phê. Vì vậy, chủ thể

nghiên cứu bao gồm các hộ nông dân, hộ thu gom cà phê, đại lý kinh doanh cà

phê và các công ty chế biến, xuất khẩu cà phê nhân. Để làm rõ lợi thế cạnh

tranh sản phẩm cà phê nhân của Đắk Lắk, chúng tôi chọn tỉnh Gia Lai để tham khảo và so sánh (hai tỉnh có điều kiện tự nhiên, kinh tế ­ xã hội khá tương đồng và thuận lợi cho phát triển chuyên canh cà phê). Các nghiên cứu ở tỉnh Gia Lai chủ yếu tập trung ở cấp độ hộ sản xuất và doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cà phê nhân. Để nghiên cứu chuyên sâu về lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân ở cấp độ nông hộ, chúng tôi chọn một huyện sản xuất cà phê trọng điểm của tỉnh Đắk Lắk và một huyện sản xuất cà phê trọng điểm của tỉnh Gia Lai, đó là huyện Cư M’gar và huyện IaGrai. Tiêu chí chính để chọn điểm nghiên cứu là quy mô sản xuất cà phê nhân (Bảng 2.3).

Bảng 2.3 Diện tích và sản lượng cà phê của các huyện trong vùng nghiên cứu



Diện tích

(ha)

So với toàn tỉnh (%)


Sản lượng

(tấn)

So với toàn tỉnh

(%)

Huyện Cư M’gar

34.081

18,73

79.633

20,94

Tỉnh Đắk Lắk

(15 huyện, TP, TX)


181.960


100,00


380.373


100,00



Huyện Ia Grai

16.424

21,45

32.935

23,55

Tỉnh Gia Lai

(16 huyện, TP, TX)


76.584


100,00


139.842


100,00

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai năm 2010


Các mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên không lặp lại theo danh sách. Đối với hộ nông dân, chọn các hộ có quy mô diện tích trồng cà phê từ 0,5 ha trở lên và đang trong thời kỳ kinh doanh thuộc 3 thôn/buôn đại diện của mỗi huyện để nghiên cứu chuyên sâu về sản xuất cà phê ở cấp độ nông hộ. Số lượng hộ được chọn để phỏng vấn bao gồm 100 hộ thuộc huyện Cư M’gar và

83 hộ

thuộc huyện Ia Grai (chiếm 20% tổng số hộ

sản xuất cà phê của các

thôn/buôn). Đối với các hộ thu gom và đại lý, chọn 10 hộ và 10 đại lý trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Đối với các công ty chế biến và xuất khẩu cà phê nhân, chọn 10 công ty trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và 5 công ty trên địa bàn tỉnh Gia Lai (Phụ biểu 22, 23 và 24).

Kết quả chọn mẫu nghiên cứu được thể hiện ở Bảng 2.4.

Bảng 2.4 Tổng hợp kết quả chọn mẫu nghiên cứu


STT

Diễn giải

Tổng số

Đắk Lắk

Gia Lai

1

Hộ nông dân

183

100

83

2

Hộ thu gom

10

10


3

Đại lý

10

10


4

Công ty chế biến, xuất khẩu

15

10

5

Nguồn: Tổng hợp của tác giả


Ngoài ra, để có thêm thông tin về các hoạt động hỗ trợ cho sản xuất cà phê nhân, chúng tôi tìm hiểu và khảo sát các cơ sở sản xuất và cung ứng phân bón, các cơ quan nghiên cứu, cơ quan khuyến nông và tín dụng trên địa bàn tỉnh.

Để so sánh lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của Việt Nam (Đắk Lắk) với đối thủ nước ngoài (về năng suất, giá thành, lợi nhuận, chất lượng sản phẩm, thị phần, tỷ lệ tiêu dụng nội địa...), chúng tôi chọn hai quốc gia có điều kiện khá tương đồng và cùng sản xuất cà phê Robusta, đó là Indonesia và Ấn Độ.


2.3.2 Phương pháp thu thập thông tin và số liệu

2.3.2.1 Thông tin và số liệu thứ cấp

+ Số liệu về sản xuất và tiêu thụ cà phê của Đắk Lắk được thu thập từ Cục Thống kê, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đắk Lắk, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cà phê, Bộ Nông nghiệp và PTNT, các trang web của Hiệp hội Cà phê Cacao Việt Nam (VICOFA), Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO) và một số trang web khác.

+ Bộ số liệu về sản xuất và thương mại cà phê (quy mô sản xuất, năng

suất, giá thành, khối lượng, giá trị và giá đơn vị cà phê nhân xuất khẩu...) của thế giới và các nước sản xuất và xuất khẩu cà phê Robusta bao gồm Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ, được tiếp cận và thu thập từ Trung tâm Thống kê ­ Tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc (FAOSTAT) và Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO). Bộ số liệu này được sử dụng để tính toán chỉ số giá cả, so sánh sự khác biệt về hiệu quả, chất lượng sản phẩm cà phê nhân xuất khẩu, thị phần, tỷ lệ tiêu dùng nội địa của Việt Nam (Đắk Lắk) với các nước khác trên thế giới.

+ Thông tin, số liệu về sản xuất và tiêu thụ cà phê của Gia Lai được thu thập từ Sở Công Thương và Cục Thống kê tỉnh Gia Lai.

2.3.2.2 Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập từ các mẫu đại diện của các hộ nông dân trồng cà phê, hộ thu gom, đại lý và công ty chế biến, xuất khẩu cà phê nhân.

+ Hộ nông dân bao gồm các thông tin về nguồn lực để sản xuất cà phê, tập quán và kỹ thuật canh tác cà phê, chi phí sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tiếp cận thông tin và dịch vụ cung cấp vật tư, phân bón, dịch vụ khuyến nông và tín dụng.

Thông tin được thu thập bằng các công cụ của PRA [81]. Các công cụ chủ yếu được sử dụng để nghiên cứu lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân bao gồm:

Quan sát trực tiếp: Mục đích của quan sát trực tiếp là để nắm tình hình,


đồng thời đây cũng là một cách để kiểm tra chéo câu trả lời của nông dân. Ví dụ như quan sát cách thức thu hoạch hay phơi sấy cà phê của nông dân.

Thảo luận nhóm: Mục đích của thảo luận nhóm là để khuyến khích sự

tham gia và đóng góp tích cực của nông dân khi bàn luận sâu về các vấn đề có liên quan. Các nhóm bao gồm từ 5 đến 10 người được chia theo sở thích (ví dụ nhóm liên kết phát triển cà phê bền vững và nhóm không liên kết hoặc nhóm tham gia Tổ/Hội nông dân sản xuất cà phê và nhóm không tham gia), dân tộc, giới tính. Nội dung thảo luận nhóm: (1) Phân tích điểm mạnh, điểm yếu bên trong (ví dụ nguồn lao động của hộ nông dân), những ảnh hưởng bên ngoài (cơ hội, rủi ro) đối với sản xuất, tiêu thụ cà phê và đề xuất biện pháp cần giải quyết; (2) Phân tích mạng lưới thông tin bao gồm xác định nhu cầu thông tin, nguồn thông tin tiếp cận, đánh giá chất lượng thông tin, những mong muốn và đề xuất của nông dân để cải tiến chất lượng thông tin. Báo cáo kết quả thảo luận theo nhóm cho biết sự giống và khác nhau về nguồn lực bên trong và tác động của các yếu tố bên ngoài tới mỗi nhóm, khả năng tiếp cận thông tin để áp dụng vào thực tiễn sản xuất cà phê…

Phỏng vấn bán cấu trúc: (SSI ­ Semi­Structured Interviews) đối với nông dân dựa trên các câu hỏi hoặc chủ đề có sẵn thông qua các cuộc trao đổi, nói chuyện. SSI có thể thực hiện khi nông dân đang làm việc, bên cạnh đó, cán bộ phỏng vấn dễ dàng tạo lập mối quan hệ gần gũi và thoải mái với người dân. SSI

cũng được thực hiện đối với người cung cấp thông tin chủ yếu (KIP – Key

Informant Panel) bao gồm những người am hiểu về lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ cà phê như cán bộ địa phương, nông dân nòng cốt của các chương trình phát triển cà phê liên kết (bền vững), cán bộ khuyến nông, cán bộ tín dụng… Mục đích sử dụng nhóm KIP là để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và xác định chiến lược phát triển lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân.

Phỏng vấn cấu trúc thông qua phiếu phỏng vấn đã được chuẩn hóa

Quá trình thực hiện phiếu phỏng vấn: Bước 1 Xác định các thông tin cần thu thập trên cơ sở mục tiêu và nội dung nghiên cứu; Bước 2 Xác định loại câu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/10/2022