Ảnh Hưởng Của Số Lần Và Tỉ Lệ Bón Đạm, Lân Và Kali Đến Tỉ Lệ Hạt Cà Phê Nhân Xuất Khẩu

trưởng phát triển của cây cà phê trong thí nghiệm của chúng tôi cho năng suất cà phê nhân không thua kém so với năng suất cà phê nhân của các thí nghiệm trên mặc dù trong các thí nghiệm trên lượng đạm, lân và kali bón cao hơn rất nhiều so với lượng phân bón trong thí nghiệm của chung tôi nhưng số lần bón đạm, lân và kali thấp hơn.

Như vậy, sau hai năm thí nghiệm bón đạm, lân và kali cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan tại Đắk Lắk với số lần và tỉ lệ khác quy trình của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã cho thấy sự khác biệt khá rõ về đối với năng suất cà cà phê tươi và năng suất cà phê nhân, đặc biệt khi bón đạm và kali 5 lần/năm, lân bón 2 lần/năm (CT3).

3.2.3.2. Ảnh hưởng của số lần và tỉ lệ bón đạm, lân và kali đến tỉ lệ hạt cà phê nhân xuất khẩu

Trong quá trình sản xuất cà phê bên cạnh việc tăng năng suất và sản lượng, chất lượng cà phê luôn được quan tâm hàng đầu. Chất lượng cà phê nhân phụ thuộc vào rất nhiều chỉ tiêu như: Hàm lượng cafein, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, màu sắc, mùi vị… nhưng theo Tiêu chuẩn Quốc gia về chất lượng cà phê nhân xuất khẩu (TCVN 4193:2005) đối với cà phê vối thì kích cỡ nhân hạt cà phê trên sàng là một trong những chỉ tiêu rất quan trọng không những quyết định phần lớn đến chất lượng cà phê mà còn ảnh hưởng đến giá bán góp phần nâng cao giá trị cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi chỉ theo dõi ảnh hưởng của liều lượng bón đạm và kali đến tỉ lệ hạt cà phê trên sàng 16 (tỉ lệ hạt cà phê đạt hạng 1 để xuất khẩu

- phụ biểu 3). Các công thức bón tăng lượng đạm và kali khác nhau cho tỉ lệ hạt cà phê nhân hạng đặc biệt và hạng 1 dao động từ 35,92% (CT1) đến 43,70% (N4K5). Kết quả điều tra vùng trồng cà phê vối Tây Nguyên của Lê Ngọc Báu, (2001) [4] cho rằng: chỉ có 30% số cây trên vườn là có khả năng cho năng suất cao, kích thước và khối lượng hạt nhỏ so với cà phê xuất khẩu của nhiều nước trên thế giới nên kém hấp dẫn đối với khách hàng. Cà phê xuất khẩu có chất lượng loại 1 chỉ chiếm 10%, sản phẩm trong điều kiện sản xuất và chế biến tốt có tỉ lệ hạt trên sàng 16 (6,3 mm) cũng chỉ đạt 30 - 40%. Như vậy, với nhận định này công thức bón phân trong thí nghiệm của chúng tôi cho tỉ lệ hạt trên sàng 16 (6,3 mm) mức trên 40% duy nhất ở

công thức 3 do tăng số lần và tỉ lệ bón đạm, lân và kali trên cùng số lượng bón theo quy trình của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Bảng 3.16: Ảnh hưởng của số lần và tỉ lệ bón đạm, lân và kali đến tỉ lệ hạt cà phê nhân xuất khẩu


Tỉ lệ % hạt cà phê nhân trên sàng

Công thức S18 (hạng đặc biệt)

S16 (hạng 1)



(>7,1mm)

(>6,3 mm)


CT1

4,98

30,94

35,92

CT2

8,32

31,11

39,43

CT3

9,47

34,23

43,70

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật bón phân cho cây cà phê vối Coffea canephora Pierre giai đoạn kinh doanh trên đất bazan tại Đắk Lắk - 14

Tổng cộng



Ghi chú: Phân hạng chất lượng cà phê nhân áp dụng theo TCVN 4193:2005

3.2.4. Hiệu quả kinh tế và hiệu suất đầu tư phân bón với số lần và tỉ lệ bón đạm, lân và kali khác nhau

Có nhiều biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng cà phê trong đó có biện pháp áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Một trong các biện pháp quan trọng nhất đó là sử dụng phân bón hợp lý và hiệu quả. Để tính hiệu suất đầu tư phân bón đạm, lân và kali của cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh chúng tôi tính toán các chỉ số: giá trị sản lượng/chi phí phân bón và lợi nhuận/chi phí phân bón, chỉ số này cao thể hiện hiệu quả đầu tư phân bón cao.

- Giá trị sản lượng và tổng chi phí: Các công thức bón đạm, lân và kali với số lần và tỉ lệ khác nhau cho năng suất và giá trị sản lượng khác nhau: Bón phân theo CT2, tổng chi phí đầu tư cao hơn đối chứng là 3 triệu/ha, giá trị sản lượng cao hơn chứng là 11,20 triệu đồng/ha. Bón phân theo CT3 tổng chi phí đầu tư hơn CT1 là 5,25 triệu/ha, giá trị sản lượng cao hơn CT1 là 16,10 triệu đồng/ha.

- Lợi nhuận: Mong muốn cuối cùng của người sản xuất cà phê hiện nay ngoài việc giữ ổn định cho vườn cây, lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất mà người trồng cà phê đặc biệt quan tâm. Bón đạm, lân và kali theo tỉ lệ và số lần khác nhau cho lợi nhuận khác nhau: Bón phân theo CT2 cho lợi nhuận (8,2 triệu đồng/ha) cao hơn CT1 là 18% và bón phân theo CT3 đạt lợi nhuận (10,9 triệu đồng/ha) cao hơn 24% so với đối chứng. Lợi nhuận này thấp hơn so với

nghiên cứu của Nguyễn Văn Minh, (2013) [39] trong năm 2012 với liều lượng phân bón và công thức bón tương đương cho lợi nhuận cao hơn đối chứng thấp nhất đạt 9,9 triệu đồng/ha và cao nhất đạt 20,9 triệu đồng/ha do giá cà phê bình quân năm 2012 (38.000 đ/kg) trong khi đó giá bình quân năm 2012 và 2013 (35.000 đ/kg).

Bảng 3.17: Hiệu quả kinh tế, hiệu suất đầu tư phân bón với số lần và tỉ lệ bón

đạm, lân và kali khác nhau


Chỉ tiêu

Các công thức

Đơn vị tính CT1 CT2 CT3 Ghi chú

Năng suất sản phẩm tấn/ha 3,15 3,47 3,61

Giá trị sản lượng 1.000 đ 110.250 121.450 126.350

Tổng chi phí 1.000 đ 64.500 67.500 69.750

Chi phí PB 1.000 đ 18.000 18.000 18.000

Lợi nhuận 1.000 đ 45.750 53.950 56.600

Lợi nhuận/CPPB - 2,54 3,00 3,14

Giá cà 2012 và

2013

35.000

đ/kg


Ghi chú: Chi phí phân bón ở 3 công thức như nhau để tính riêng hiệu suất đầu tư phân bón

- Lợi nhuận/chi phí phân bón: Các công thức bón phân đạm, lân và kali với số lần và tỉ lệ bón khác nhau cho kết quả khác nhau về giá trị lợi nhuận/chi phí phân bón dao động từ 2,54 (CT1) đến 3,14 (CT3). Tỉ lệ này càng cao thể hiện hiệu quả đầu tư phân bón càng cao, cao nhất là công thức bón phân theo công thức 3 cho tỉ lệ lợi nhuận/chi phí phân bón tăng 24% so với công thức đối chứng.

3.2.5. Tóm tắt kết quả thí nghiệm 2

- Công thức bón đạm, kali 5 lần/năm (30% mùa khô và 70% mùa mưa) và bón lân 2 lần/năm (50% mùa khô và 50% mùa mưa) - CT3 ảnh hưởng đến hấp thu dinh dưỡng khoáng làm tăng khả năng hấp thu đạm, kali, canxi, magie trong đất và lá cà phê; Có ảnh hưởng tích cực đến quá trình sinh trưởng phát triển, tăng 17% hàm lượng diệp lục a, cường độ quang hợp tăng 23%, chiều dài cành dự trữ tăng 8% và giảm 18% số cành khô trên cây so với đối chứng có ý nghĩa thống kê.

- Công thức bón đạm và kali đạm 5 lần/năm (30% mùa khô và 70% mùa mưa) và bón lân 2 lần/năm (CT3) có hiệu quả nhất; giảm 5% tỉ lệ tươi/nhân, tăng 15% năng suất cà phê nhân và cũng là công thức bón phân cho lợi nhuận cao nhất,

cao hơn đối chứng 10,85 triệu đồng/ha/năm, hiệu suất đầu tư phân bón tốt nhất với giá trị lợi nhuận/chi phí phân bón đạt 3,14 lần và cải thiện được tỉ lệ cà phê nhân xuất khẩu.

3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ của ZnSO4 và Rosabor đối với cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan

3.3.1. Hàm lượng một số chất trong đất thí nghiệm

Chúng tôi tiến hành lấy mẫu đất trước thí nghiệm và 5 đợt sau khi phun ZnSO4 và Rosabor 15 đến 20 ngày, phân tích hàm lượng một số chất trong đất, số liệu trung bình năm 2012 và 2013 ghi nhận tại bảng 3.18a và 3.18b cho thấy:

- Hàm lượng hữu cơ: Hàm lượng hữu cơ trong đất thấp nhất đạt 3,08% và cao nhất đạt 3,29%, sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê so với đối chứng. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp, dẫn theo Nguyễn Văn Sanh, (2009)

[59] phân cấp hàm lượng chất hữu cơ trong đất trồng cà phê tại Đắk Lắk ở 3 mức

>3,5% (cao), từ 2,5 - 3,5% (trung bình) và <2,5% (thấp). Đối chiếu với bảng phân cấp này thì hàm lượng hữu cơ trong đất các công thức thí nghiệm của chúng tôi tại huyện CưMgar nằm ở mức trung bình. Vì vậy cần phải có kế hoạch bổ sung phân hữu cơ, phân xanh, phân chuồng, phân vi sinh các loại nhằm giữ vững là nâng cao hơn nữa hàm lượng hữu cơ trong đất tại khu vực này.

- Phân tích số liệu hàm lượng Ca2+ và Mg2+ trong đất trong đất của các công

thí nghiệm có sự khác nhau dao động từ 2,73 ldl/100g đất đến 3,11 ldl/100g đất đối với nguyên tố Ca2+ và 1,94 ldl/100g đất đến 2,42 ldl/100g đất đối với nguyên tố Mg2+. Hàm lượng nguyên tố Ca2+ và Mg2+ trong đất giữa các công thức thí nghiệm có sự sai khác nhưng không có ý nghĩa thống kê. Kết quả phân tích về hàm lượng canxi và magie trong thí nghiệm của chúng tôi tương đương với kết quả phân tích của các tác giả Y Kanin H’Dơk và cộng sự, (2007) [28] khi nghiên cứu thành phần hóa tính trong đất trồng cà phê tại Công ty cà phê EaTul, huyện CưMgar (2004 và 2005) có hàm lượng Ca2+ dao động từ 2,6 ldl/100g đất - 3,4 lđl/100 g đất và Mg2+ dao động từ 1,4 ldl/100g đất đến 2,2 lđl/100 g đất. Tỉ lệ Ca2+/Mg2+ trong đất của các công thức phun ZnSO4 và Rosabor dao động 1,21 đến 1,37 (>1,0), đối chiếu với kết luận của tác giả Boyer, (1982) [88] thì cấu trúc đất tại khu vực thí nghiệm vẫn giữ được sự ổn định chưa tới mức báo động.

Bảng 3.18a: Hàm lượng một số chất trong đất thí nghiệm


Các chỉ tiêu theo dõi (tầng 0 - 30cm)


Công thức Hữu cơ Ca2+

Mg2+ Zn (tổng số) B (tổng số)

(%) (lđl/100g đất) (lđl/100g đất) (ppm/100g đất) (ppm/100g đất)

Trước TN

3,09

2,65

2,24

94,01

97,45

B0Zn0(đ/c)

3,10

2,73

2,26

94,11

97,34

B0Zn1

3,11

2,82

2,21

93,89

97,76

B0Zn2

3,18

2,97

2,09

94,32

100,57

B0Zn3

3,13

3,01

2,14

95,80

104,91

B1Zn0

3,28

2,76

2,29

92,83

103,41

B1Zn1

3,19

2,77

2,05

96,81

108,36

B1Zn2

3,31

2,45

1,94

96,98

108,06

B1Zn3

2,88

3,01

2,24

97,48

102,89

B2Zn0

3,07

2,73

2,24

95,27

107,09

B2Zn1

3,08

3,11

2,33

97,33

114,65

B2Zn2

3,22

3,00

2,31

98,99

115,02

B2Zn3

3,08

3,05

2,42

99,46

108,72

B3Zn0

3,22

2,92

2,13

94,77

112,71

B3Zn1

3,11

2,77

2,26

97,38

120,68

B3Zn2

3,28

3,09

2,32

101,57

117,87

B3Zn3

3,29

3,07

2,27

102,01

117,19

CV(%)

9,22

11,60

11,54

7,29

10,35

LSD0,05 (B)

NS

NS

NS

NS

9,79

LSD0,05 (Zn)

NS

NS

NS

3,99

NS

LSD0,05 (B*Zn)

NS

NS

NS

NS

NS


- Hàm lượng Zn tổng số: Khi thay đổi nồng độ của ZnSO4 phun cho cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan từ 0,3% đến 0,5% có ảnh hưởng đến hàm lượng Zn trong đất tăng từ 94,25 ppm/100 g đất đến 98,76 ppm/100 g đất (phụ

biểu 2.9), sự sai khác ở các công thức phun ZnSO4 với nồng độ 0,5% có ý nghĩa thống kê ở mức 95%; Các công thức phun ở nồng độ khác có sự sai khác về hàm lượng Zn trong đất trồng cà phê nhưng không có ý nghĩa thống kê. Khi thay đổi nồng độ phun Rosabor cho cây cà phê từ 0,15% đến 0,25% hàm lượng Zn trong đất có sự thay đổi nhưng không có ý nghĩa thống kê. Phân tích hàm lượng kẽm tổng số trong đất thí nghiệm sau năm của các công thức phun phối hợp ZnSO4 với Rosabor ở các nồng độ khác nhau dao động từ thấp nhất (92,83 ppm/100g đất - B1Zn0) đến cao nhất (102,01 ppm/100g đất - B3Zn3) nhưng sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê. Đối chiếu với tiêu chuẩn Việt Nam về giới hạn tối đa cho phép hàm lượng Zn ở tầng đất mặt đối với đất sử dụng cho nông nghiệp là 200 ppm/100g đất (TCVN 7209 : 2002) thì hàm lượng kẽm trong đất tại CưMgar chỉ bằng 50% mức giới hạn tối đa, như vậy đất trong khu vực thí nghiệm có thể thiếu kẽm.

- Hàm lượng B: Khi thay đổi nồng độ của Rosabor phun cho cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan từ 0,15% đến 0,25% đã ảnh hưởng đến hàm lượng B trong đất từ 100,15 ppm/100 g đất đến 117,11 ppm/100 g đất (phụ biểu 2.10), sự sai khác ở các mức phun Rosabor với nồng độ từ 0,20% đến 0,25% có ý nghĩa thống kê ở mức 95%. Khi thay đổi nồng độ phun ZnSO4 cho cây cà phê từ 0,3% đến 0,5% hàm lượng Zn trong đất có sự thay đổi nhưng không có ý nghĩa thống kê. Hàm lượng bo tổng số trong đất thí nghiệm sau hai năm thí nghiệm của các công thức phun phối hợp ZnSO4 với Rosabor ở các nồng độ khác nhau đạt thấp nhất là (97,34 ppm/100g đất - B0Zn0) và cao nhất là (120,68 ppm/100g đất - B3Zn1), mặc dù hàm lượng B tổng số trong có sự chênh lệch cao nhất đến 23,34 ppm/100g đất nhưng không có ý nghĩa thống kê. Tác giả Võ Minh Kha, (1996) [30] đưa ra các mức khuyến cáo về hàm lượng bo trong đất cho cây trồng nông nghiệp từ mức thiếu đến thừa là: Rất cần bón (<15 ppm), cần bón (15 - 40 ppm), đủ (40 - 200 ppm) và dư thừa (> 200 ppm). Trong mức đủ hàm lượng bo trong đất có giới hạn rất rộng từ 40 đến 200 ppm/100g đất nhưng tác giả không nêu rõ mức độ cần thiết phải bón cho từng loại cây, đặc biệt là cây cà phê do đó rất khó khẳng định đất tại địa điểm thí nghiệm có thiếu bo ở mức độ nào mặc dù khi phân tích hàm lượng bo trong đất đạt cao nhất 120,68 ppm/100g đất (bằng 60% so với mức giới hạn đủ). Rất

tiếc, có ít tài liệu nghiên cứu về hàm lượng bo trong đất và ảnh hưởng của nó đến sinh trưởng phát triển và năng suất cây trồng nên việc so sánh còn gặp khó khăn.

Bảng 3.18b: Hàm lượng một số chất trong đất thí nghiệm (tt) (tầng 0 - 30 cm)



N

P2O5

K2O

P2O5

K2O

Trước TN

0,18

0,17

0,09

7,31

15,12

B0Zn0(đ/c)

0,20

0,18

0,10

7,83

15,11

B0Zn1

0,22

0,19

0,11

7,78

16,04

B0Zn2

0,20

0,20

0,11

7,24

15,83

B0Zn3

0,22

0,19

0,12

7,64

15,01

B1Zn0

0,22

0,20

0,11

7,60

16,59

B1Zn1

0,21

0,19

0,12

7,46

16,58

B1Zn2

0,21

0,19

0,11

7,70

15,78

B1Zn3

0,22

0,19

0,11

7,17

16,40

B2Zn0

0,22

0,20

0,12

8,12

15,40

B2Zn1

0,21

0,18

0,11

7,97

16,12

B2Zn2

0,24

0,20

0,12

8,18

17,10

B2Zn3

0,23

0,21

0,14

8,30

17,85

B3Zn0

0,22

0,18

0,12

7,15

16,74

B3Zn1

0,20

0,19

0,13

7,37

17,02

B3Zn2

0,23

0,18

0,13

7,51

17,68

B3Zn3

0,24

0,19

0,14

7,52

17,39

CV(%)

9,22

10,88

16,86

7,29

15,35

LSD0,05 (B)

NS

NS

NS

NS

NS

LSD0,05 (Zn)

NS

NS

NS

NS

NS

LSD0,05 (B*Zn)

NS

NS

NS

NS

NS

Chất tổng số (%) Chất dễ tiêu (mg/100g đất) Công thức


- Hàm lượng đạm: Các công thức thí nghiệm có hàm lượng đạm dao động từ thấp nhất ở công thức B0Zn0 (0,20%) đến cao nhất (B3Zn3) 0,24% nhưng sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê mặc dù có đến 4 công thức phun bổ sung

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/11/2022