Kinh doanh du lịch hướng tới phát triển bền vững hang Sơn Đoòng - 12


dân cư địa phương ở xung quanh hang Sơn Đoòng là hết sức quan trọng đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc ít người sinh sống tại Bản Đoòng.

Một số hoạt động cần tập trung triển khai bao gồm:

- Lồng ghép việc nâng cao nhận thức cho cộng đồng về phát triển du lịch vào các chương trình dự án chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng đệm, vùng lõi, chương trình xóa đói giảm nghèo, dự án phát triển du lịch bền vững vì người nghèo.

- Phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật, nâng cao dân trí, nâng cao hiểu biết về phát triển du lịch bền vững cho cư dân tại địa phương.

- Khuyến khích hỗ trợ vật chất đối với các công tác nâng cao nhận thức về du lịch, nhất là du lịch bền vững, nâng cao hiểu biết cho cộng đồng cư dân tại địa phương và khách du lịch trong việc bảo vệ và phát triển các tài nguyên du lịch.

- Hỗ trợ phương tiện bố trí đội ngũ cán bộ chuyên trách và mạng lưới toàn bộ phục vụ cho chương trình giáo dục và nâng cao dân trí cho cộng đồng. Đồng thời có chính sách đãi ngộ những cá nhân tập thể tham gia chương trình này. Khuyến khích các doanh nhân, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch dịch vụ trên địa bàn đầu tư cho các chương trình đào tạo nâng cao nhận thức của cộng đồng cư dân địa phương về phát triển bền vững.

- Khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia tích cực vào các hoạt động du lịch nỗ lực bảo vệ phát triển tài nguyên du lịch tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường ở các khu du lịch, khu vui chơi giải trí trên địa bàn sinh sống của họ. Bên cạnh việc tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch như vận chuyển du lịch, hướng dẫn du lịch, dịch vụ ăn uống, chụp ảnh lưu niệm và các dịch vụ khác cần thiết phải hướng dẫn khuyến khích


người dân địa phương cung cấp hàng hóa dịch vụ như cung cấp lương thực thực phẩm, sản xuất hàng lưu niệm để phục vụ du khách…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa của Bản Đoòng

Bên cạnh giải pháp ổn định và nâng cao đời sống kinh tế cho đồng bào các dân tộc ít người trong vùng lõi của hãng Sơn Đoòng, việc bảo vệ và phát triển những giá trị văn hóa của Bản Đoòng là hết sức cần thiết.

Kinh doanh du lịch hướng tới phát triển bền vững hang Sơn Đoòng - 12

- Cần phải đầu tư kinh phí để nghiên cứu, điều tra, sưu tầm bảo tồn những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào dân tộc ít người nơi đây.

- Xây dựng các chính sách khuyến khích các bản làng, dòng họ, những già làng, trưởng bản có đóng góp tích cực và công tác giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Mặt khác cần tuyên truyền giáo dục đồng bào Loại bỏ các hủ tục lạc hậu

- Tranh thủ nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu của các dự án của các tổ chức phi chính phủ từ các nguồn tài trợ để nghiên cứu bảo tồn giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể.

- Khôi phục các lễ hội truyền thống của bản đồ để thu hút du khách cũng cần phải được chú trọng

4.3 Các kiến nghị

Thành lập Ban quản lý du lịch Sơn Đoòng

Ban quản lý Du lịch Sơn Đoòng cần sớm được thành lập. Người dân, các tổ chức phi chính phủ và du khách phải có tiếng nói đặc biệt quan trọng trong hệ thống này, thay vì chỉ có chính quyền và doanh nghiệp.

Định hướng phát triển du lịch bền vững chính là ý thức rõ rệt về các tác động có thể có đến cộng đồng địa phương, phát huy tối đa các tác động tích cực và hạn chế đến mức thấp nhất các tác động tiêu cực. Cần đưa ra quy tắc phát triển du lịch mang tính chất pháp lý và được phổ biến tới tất cả các thành phần


của hệ thống du lịch địa phương.Bản quy tắcnày có ghi rõ những tác động tích cực và tiêu cực ở cả ba khía cạnh: kinh tế, văn hóa xã hội và môi trường. Tất cả các dự án đề xuất đều phải được phê duyệt dựa trên bản quy tắc này.

Quan tâm phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ

Cần được đầu tư và áp dụng công nghệ du lịch tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và viễn thông vào kinh doanh du lịch trực tuyến, tham gia vào hệ thống phối chỗ toàn cầu nhằm phục vụ hoạt động Marketing, quảng bá sản phẩm và tham gia mạnh mẽ vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Quan tâm phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào quản lý cũng như hoạt động, dịch vụ của ngành du lịch như quản lý nhà nước, quản trị kinh doanh, lữ hành, lưu trú, vận chuyển khách du lịch, bán hàng, ăn uống và dịch vụ khác; đặc biệt là quảng bá xúc tiến và kinh doanh du lịch trực tuyến, phù hợp xu hướng và thói quen của du khách trên thế giới.

Đầu tư phát triển nhân lực ngành du lịch có trình độ cao

Nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao là một yếu tố quyết định thành công trong các hoạt động kinh doanh, dịch vụ.Đặc biệt đối tượng khách hàng tiềm năng của hang Sơn Đoòng thường đến từ du khách quốc tế.

Nhân lực tại khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng hiện tại còn rất hạn chế cả về số lượng và trình độ nghiệp vụ.Chính vì vậy, cần có chiến lược xây dựng nguồn nhân lực chất lượng để có thể phục vụ tốt du khách. Bất kỳ tài nguyên hay sản phẩm nào cũng được vận hành bởi con người. Nếu con người không đáp ứng được yêu cầu thì sẽ tạo nên ấn tượng không tốt đối với du khách, tạo nên sự không hài lòng và không muốn quay trở lại cho du khách.

Bên cạnh đó, các sản phẩm đến từ cách mạng công nghệ 4.0 yêu cầu nhân lực có trình độ cao.Những nhân lực trình độ thấp dần dần được thay thế bởi máy móc, tự động. Phát triển thị trường lao động có tổ chức, chất lượng


cao trở thành đòi hỏi bức xúc và công cụ đắc lực để hỗ trợ và phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch.

Hướng đến phát triển du lịch theo tiêu chuẩn toàn cầu

Yêu cầu phát triển du lịch theo tiêu chuẩn toàn cầu: cung cách phục vụ, phòng ốc, thức ăn, tôn trọng những giá trị chung, thái độ với văn hóa và môi trường sinh thái. Xác lập giá trị và chuẩn mực chung đi liền với việc khẳng định và bảo vệ giá trị đặc thù của nền văn hóa. Tư duy toàn cầu về việc tôn trọng, giữ gìn, bảo vệ giá trị đặc thù...

Cần tăng cường hợp tác để học hỏi kinh nghiệm phát triển trong quá trình hội nhập. Sớm cải thiện hệ thống hạ tầng giao thông, đảm bảo an toàn an ninh. Chú trọng đầu tư thích đáng cho quảng bá, Marketing điểm đến để du lịch Việt Nam thực sự có hình ảnh và thương hiệu...

Nâng cấp cơ sở hạ tầng, đơn giản hóa thủ tục, liên kết mở đường bay thẳng... Quy hoạch, đầu tư phát triển giao thông, thông tin liên lạc được thông suốt, rõ ràng và dễ dàng liên hệ.

Sự tham gia của chính quyền địa phương vào phát triển du lịch

Cân nhắc lựa chọn những địa điểm trọng điểm tại Quảng Bình để ưu tiên phát triển du lịch. Việc lựa chọn chính xác sẽ giúp tránh lãng phí nguồn lực, nhanh chóng tạo ra một bức tranh du lịch sinh động, hấp dẫn cho du khách quốc tế khi đến Việt Nam.

Tác động của chính quyền đối với ngành Du lịch cần phải được thể hiện đều đặn, liên tục, thậm chí các nhà lãnh đạo có thể tham gia trực tiếp vào Ban quản lý du lịch tại địa phương trọng điểm.

Đặc biệt coi trọng vai trò của cộng đồng địa phương trong việc đưa ra các chiến lược phát triển du lịch địa phương, đặc biệt tại những điểm đến đặc trưng, gắn với văn hóa đặc thù, với thiên nhiên hoang sơ. Việc coi trọng cộng đồng địa phương thể hiện ở ba khía cạnh: tôn trọng ý kiến của cộng đồng địa


phương; tôn trọng vai trò chủ thể của cộng đồng địa phương trong việc quản lý và phát triển điểm đến; tôn trọng quyền lợi của cộng đồng địa phương trong việc phân phối lại lợi ích từ hoạt động du lịch.

Phát triển thương hiệu du lịch quốc gia trên cơ sở thương hiệu vùng, địa phương, doanh nghiệp và sản phẩm; chú trọng phát triển thương hiệu có vị thế cạnh tranh cao. Tăng cường phối hợp giữa các ngành, các cấp và địa phương để đảm bảo hiệu ứng thống nhất.

Tăng cường hợp tác quốc tế, đa dạng hóa phương thức hợp tác trong phát triển du lịch bền vững. Các nhà đầu tư, tài trợ, tổ chức phi chính phủ, các tổ chức dân sự xã hội trong và ngoài nước có thể tham gia và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển du lịch bền vững khi có cơ chế khuyến khích, kêu gọi tham gia hợp lý.



KẾT LUẬN


Ngày nay, du lịch là ngành công nghiệp lớn nhất và phát triển mạnh mẽ nhất trên thế giới. Với tiềm năng kinh tế to lớn, du lịch tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, tăng ngân sách là nguồn thu ngoại tệ quan trọng. Đối với các vùng sâu, vùng xa, du lịch là công cụ đắc lực để xóa đói giảm nghèo.Bên cạnh đó, du lịch cũng có những tác động tiêu cực không nhỏ đối với môi trường, xã hội và cả kinh tế.

Chính vì vậy, du lịch bền vững là xu hướng phát triển của ngành du lịch trên tất cả các quốc gia trên thế giới. Làm sao đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai. Đối với Sơn Đoòng, phát triển bền vững có tầm quan trọng đặc biệt.

Comment [d3]: Bổ sung các kết quả đạt được

Luận văn “Kinh doanh du lịch hướng tới phát triển bền vững Hang Sơn Đoòng” đã hoàn thành và đạt được một số kết quả như sau:

Luận văn đã nghiên cứu, xem xét cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững, đưa ra những nguyên tắc phát triển du lịch bền vững và các khuyến nghị đối với ngành du lịch trong việc phát triển du lịch bền vững. Các chiến lược phát triển du lịch trong những hoàn cảnh điều kiện cụ thể cho từng giai đoạn cũng như được đề cập đến làm cơ sở để hoạch định các chính chính sách phát triển du lịch trong từng thời kỳ. Để đánh giá tính bền vững của phát triển du lịch một số phương pháp đã được đưa ra phụ thuộc vào điều kiện cụ thể.

Nghiên cứu thực tiễn hoạt động du lịch của các quốc gia trên thế giới, trong đó chú trọng vào hoạt động du lịch tại các vườn quốc gia khu bảo tồn thiên nhiên. Từ những kinh nghiệm thành công việc phát triển du lịch bền vững cũng như bài học từ việc phát triển du lịch không bình vững ở tại Việt


Nam và các nước trên thế giới, chúng ta có thể rút ra được những bài học quý báu cho việc hoạch định chiến lược và đề ra những giải pháp phát triển du lịch bền vững cho ngành du lịch nước ta.

Nghiên cứu tiềm năng du lịch của di sản thiên nhiên thế giới hang Sơn Đoòng, đánh giá tính độc đáo nổi trội đặc sắc của các nguyên du lịch thiên nhiên và nhân văn của hang Sơn Đoòng. Đây chính là cơ sở rất quan trọng để định hướng các sản phẩm du lịch, cần có sự hấp dẫn, có tính bền vững cao. Ngoài ra, điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của vùng cũng được quan tâm, nghiên cứu để có một cái nhìn tổng quát nhằm đưa các giải pháp phát triển bền vững có hiệu quả và có tính thực thi cao.

Đánh giá một cách toàn diện thực trạng giải pháp phát triển du lịch bền vững của hang Sơn Đoòng trong thời gian qua. Phân tích những đóng góp tích cực của du lịch cho kinh tế xã hội, nhất là trong việc tạo ra việc làm tăng thu nhập cho cộng đồng dân cư địa phương. Bên cạnh đó những ảnh hưởng tiêu cực của việc phát triển du lịch lên môi trường xã hội và kinh tế cũng được nêu lên để phân tích bằng những phương pháp cụ thể tính bền vững của phát triển du lịch hang Sơn Đoòng đã được đánh giá. Qua đó, chúng ta có thể nhìn nhận được rằng nếu không có những giải pháp hữu hiệu thì sự bùng nổ của du lịch ở đây trong thời gian sắp tới sẽ gây ra những thảm họa cho hang Sơn Đoòng trong tương lai.

Dựa vào tiềm năng du lịch điều kiện kinh tế xã hội và thực trạng phát triển du lịch trong thời gian qua định hướng phát triển du lịch cho Quảng Bình nói chung và hang Sơn Đoòng nói riêng đã được nghiên cứu, đề xuất. Đối với hang Sơn Đoòng, định hướng phát triển các sản phẩm du lịch ở đây có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cần phải đặc sắc, độc đáo, mang đậm tính của di sản thiên nhiên thế giới và còn phải thân thiện với môi trường, góp phần tích cực vào công tác bảo tồn các giá trị của di sản.


Đây là một đề tài liên quan đến nhiều lĩnh vực và được áp dụng cho Di sản thiên nhiên thế giới. Do vậy, trong quá trình nghiên cứu, luận văn không tránh khỏi những hạn chế cần được tiếp tục nghiên cứu sâu rộng hơn. Tác giả mong muốn nhận được những lời góp ý, lời khuyên của các thầy giáo, cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn.

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 04/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí