Phương Pháp Xác Định Lợi Thế Cạnh Tranh Sản Phẩm Cà Phê Nhân


hỏi (câu hỏi có định hướng sẵn các phương án trả lời, câu hỏi mở); Bước 3 Xác định nội dung câu hỏi; Bước 4 Xác định trình tự các câu hỏi; Bước 5 Tư vấn, kiểm tra độ chính xác và sự phù hợp của các câu hỏi; Bước 6 Điều tra thử để bảo đảm sự phù hợp; Bước 7 Hoàn thiện phiếu phỏng vấn. Nội dung của phiếu phỏng vấn hộ nông dân được trình bày ở Phụ lục 3.

+ Công ty kinh doanh, xuất khẩu cà phê bao gồm thông tin về nguồn lực, kinh doanh và tiêu thụ cà phê. Các thông tin này được thu thập thông qua phiếu phỏng vấn cấu trúc và bán cấu trúc, tham khảo ý kiến chuyên gia là các nhà quản trị doanh nghiệp và các cán bộ có chuyên môn trong ngành. Nội dung của phiếu phỏng vấn doanh ghiệp được trình bày ở Phụ lục 4.

Phương pháp cho điểm [84] được áp dụng để đánh giá tầm quan trọng của từng yếu tố thuộc môi trường bên ngoài cũng như môi trường nội bộ và tác động của từng yếu tố đến lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê.

Mức độ quan trọng của các yếu tố đối với việc nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân được mô tả thành 7 mức, từ 1 (không quan trọng) đến 7 (rất quan trọng). Tác động của từng yếu tố đến lợi thế cạnh tranh sản

phẩm cà phê nhân cũng được mô tả

theo 7 mức, từ

­3 (ảnh hưởng bất lợi

nhất) đến 3 (ảnh hưởng có lợi nhất), 0 là không ảnh hưởng. Phân tổ mức độ quan trọng và mức độ tác động của từng yếu tố đối với lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân được nêu ở Bảng 2.5 và 2.6.


Khoảng cách tổ =

Mức lớn nhất ­ Mức bé nhất


Tổng số mức

7 ­ 1

= = 0,86

7

Bảng 2.5 Phân tổ mức độ quan trọng của từng yếu tố


Điểm

Số

Mức độ quan trọng

1,00 ­ 1,86

1

Không quan trọng

1,87 ­ 2,72

2

Rất ít quan trọng

2,73 ­ 3,58

3

Ít quan trọng

3,59 ­ 4,44

4

Trung bình

4,45 ­ 5,30

5

Khá quan trọng

5,31 ­ 6,16

6

Quan trọng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.

Nghiên cứu lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế tại tỉnh Đắk Lắk - 11



6,17 ­ 7,00

7

Rất quan trọng

Nguồn: Mô tả của tác giả


Bảng 2.6 Phân tổ mức độ tác động của từng yếu tố


Điểm

Số

Mức độ tác động

(­3,00) ­ (­2,14)

­3

Rất bất lợi

(­2,13) ­ (­1,28)

­2

Bất lợi

(­1,27) ­ (­0,42)

­1

Khá bất lợi

(­0,41) ­ (0,44)

0

Không ảnh hưởng

(0,45) ­ (1,30)

1

Khá thuận lợi

(1,31) ­ (2,16)

2

Thuận lợi

(2,17) ­ (3,00)

3

Rất thuận lợi

Nguồn: Mô tả của tác giả

Ngoài ra, phương pháp cho điểm cũng được áp dụng để đánh giá năng lực của các doanh nghiệp chế biến cà phê [7]. Các tiêu chí đánh giá bao gồm (1) năng lực tài chính, (2) năng lực công nghệ, (3) nguồn nhân lực và (4) năng lực nghiên cứu và phát triển. Điểm tối đa là 100 điểm, tối thiểu là 0 diểm. Điểm số càng gần 100 càng thể hiện là doanh nghiệp có năng lực rất mạnh (100 = năng lực mạnh nhất), ngược lại điểm số càng gần 0 phản ánh năng lực của doanh nghiệp càng yếu.

+ Hộ thu gom, đại lý thu mua cà phê bao gồm thông tin về các hoạt động, khối lượng, giá mua và bán cà phê, doanh thu và các khoản chi phí cho hoạt động kinh doanh cà phê, những khó khăn... Các thông tin này được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc.

2.3.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

­ Đối với tài liệu thứ cấp sau khi thu thập được xử lý để loại bỏ những tài liệu kém tin cậy, tính toán lại các số liệu cần thiết để phục vụ quá trình nghiên cứu.

­ Đối với tài liệu sơ cấp sau khi đã làm sạch, được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm xử lý số liệu Excel thông qua phân tổ thống kê. Các tiêu chí phân tổ căn cứ vào quy mô sản xuất, loại hình sản xuất, quy trình sản xuất... Mục đích của phân tổ nhằm đánh giá tác động của các nhân tố đến hiệu quả sản xuất cà


phê.

­ Sử dụng phần mềm SAS (Statistical Analysis System) để kiểm định sự

khác biệt về năng suất cà phê bình quân của 2 nhóm hộ (two groups t­test). Ví dụ so sánh năng suất cà phê của nhóm hộ áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến và nhóm hộ không áp dụng, hay nhóm hộ liên kết với nhóm hộ không liên kết).

2.3.4 Phương pháp phân tích

2.3.4.1 Phương pháp thống kê kinh tế

+ Thống kê mô tả: phân tích hiện trạng sản xuất, chế biến, chất lượng sản phẩm, công nghệ và tiêu thụ cà phê ở các nông hộ, các hộ tiểu thương và doanh nghiệp.

+ Thống kê so sánh: so sánh các chỉ tiêu theo thời gian và không gian. Cụ thể diễn biến giá cả, diện tích, sản lượng cà phê theo qua các năm; so sánh giá cả, quy mô thị trường tiêu thụ, chất lượng sản phẩm, năng lực, khả năng đáp ứng cầu... giữa các địa bàn trong tỉnh hoặc so với các quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê trên thế giới.


2.3.4.2 Phương pháp phân tích ngành hàng

Ngành hàng là tập hợp các tác nhân kinh tế đóng góp trực tiếp vào việc tạo ra các sản phẩm cuối cùng [13]. Phân tích ngành hàng (Commodity Chain Analysis) là phân tích một chuỗi hàng hóa liên tiếp từ khâu sản xuất đến khâu chế biến và tiêu thụ hàng hóa [13] , [14]. Theo lập luận của M. Porter, các nguồn của lợi thế cạnh tranh không thể tìm ra nếu chỉ xem xét dưới cái nhìn tổng thể của một ngành hay

một công ty. Lợi thế

cạnh tranh xuất phát từ

nhiều hoạt động riêng biệt của

ngành trong sản xuất, chế biến, phân phối, marketing và hỗ trợ sản phẩm [27]. Vì vậy, một ngành cần được phân tách thành một loạt các hoạt động để có thể tìm ra lợi thế cạnh tranh trong từng hoạt động đó [25].

Các tác nhân trong ngành hàng cà phê có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Sản phẩm của tác nhân đứng trước được coi là yếu tố đầu vào của tác nhân

đứng kề sau nó. Sự dịch chuyển liên tiếp giữa các tác nhân tạo thành một chuỗi


các hoạt động kinh tế liên tiếp. Quá trình vận động của mỗi tác nhân đều có tác động trực tiếp đến lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê. Phân tích ngành hàng góp phần làm sáng tỏ thực trạng sản xuất, kinh doanh và vai trò của từng tác nhân; tác động của các yếu tố đến mỗi tác nhân, trên cơ sở đó có biện pháp tác động phù hợp nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê.

Phân tích ngành hàng bao gồm phân tích tài chính và phân tích kinh tế. Phân

tích tài chính là phương pháp phân tích sự vận động của các nguồn tài chính,

những chuyển dịch giá trị gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của từng tác nhân trong ngành hàng. Phân tích kinh tế thể hiện đầy đủ tất cả mọi hoạt động kinh tế trong một thời kỳ nhất định của các tác nhân. Vì vậy, phân tích kinh tế phản ánh đầy đủ tất cả các khoản mục, kể cả phần tự sản, tự tiêu trong nội

bộ và chi phí công lao động gia đình đã bỏ ra trong quá trình sản xuất ­ kinh

doanh.

2.3.4.3 Phương pháp ma trận phân tích SWOT

Phân tích có sự tham gia điểm mạnh (strengths), điểm yếu (weaknesses), cơ hội (opportunities) và thách thức (threats) đối với việc nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của Đắk Lắk. Những người tham gia bao gồm nhóm PRA và nhóm KIP (Key informant panel ­ những người có kiến thức về chủ đề riêng biệt như đại diện chính quyền địa phương, đại diện nông dân, các chuyên gia).

Kết quả phân tích SWOT được sử dụng để xây dựng và phát triển chiến lược nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê (Bảng 2.7).

Bảng 2.7 Mô hình ma trận SWOT



O

T

S

Chiến lược S­O

Chiến lược S­T

W

Chiến lược W­O

Chiến lược W­T

Nguồn: Mesopartner[79]

(1) Chiến lược S­O sử dụng điểm mạnh bên trong để tận dụng cơ hội bên

ngoài.



ngoài.

(2) Chiến lược W­O cải thiện điểm yếu bên trong để tận dụng cơ hội bên


(3) Chiến lược S­T sử dụng điểm mạnh bên trong để tránh khỏi hay giảm

bớt ảnh hưởng của mối đe dọa bên ngoài.

(4) Chiến lược W­T cải thiện điểm yếu bên trong để tránh khỏi hay giảm bớt ảnh hưởng của mối đe dọa bên ngoài.

2.3.4.4 Phương pháp xác định lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân

Lợi thế cạnh tranh cho biết liệu một quốc gia có thể cạnh tranh một cách thành công về một sản phẩm hàng hóa nào đó trên thị trường thế giới hay không.

Theo ADB (1993), nếu như có sự cạnh tranh hoàn hảo và thông tin hoàn hảo và nếu không có sự can thiệp của Chính phủ và sự trục trặc của thị trường thì lợi thế cạnh tranh được xác định và tính toán giống lợi thế so sánh [26]. Tiếp cận chi phí nguồn lực nội địa (DRC ­ Domestic Resource Cost) được sử dụng không chỉ để ước tính lợi thế so sánh mà còn sử dụng để tính toán lợi thế cạnh tranh. Lợi thế so sánh sử dụng giá kinh tế (giá xã hội hay giá bóng) và tỷ giá hối đoái bóng (SER ­ Shadow Exchange Rate) để tính DRC, trong khi đó lợi thế cạnh tranh sử dụng giá tài chính (giá thực tế hay giá thị trường) và tỷ giá hối đoái chính thức (OER ­ Offical Exchange Rate) để tính toán. Tiếp cận này đã tính đến cả sự méo mó của thị trường do can thiệp của Chính phủ và những trục trặc của thị trường.

DRC đã được sử dụng để tính toán lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh cho nhiều sản phẩm nông sản như ngô, đậu tương, lúa gạo, lợn thịt [35], [37].

DRC được biểu diễn dưới dạng toán học như sau [26]:

(Chi phí nguồn lực trong nước) tính bằng đồng nội tệ

DRC =

(Giá trị sản phẩm ­ Chi phí nhập khẩu) tính bằng ngoại tệ

P

Hay DRC =

y

Qdi Pdi

Q fi Pfi

Trong đó: Qdi là khối lượng các đầu vào trong nước dùng để sản xuất một đơn


vị sản phẩm (1 tấn cà phê nhân);

Pdi là giá xã hội/ giá thực tế của các đầu vào trong nước;

Qfi là khối lượng các đầu vào nhập khẩu dùng để sản xuất một đơn vị sản phẩm (1 tấn cà phê nhân);

Pfi là giá xã hội/ giá thực tế của các đầu vào nhập khẩu; Py là giá xuất khẩu sản phẩm.

Sau khi tính được DRC, so sánh chỉ số này với tỷ giá hối đoái chính thức

(OER) và với giá bóng của tỷ giá hối đoái (SER, với SER = OER*(1 + FX

premium)) để xác định lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh.

Ý nghĩa của DRC:

Nếu DRC/OER = 1 thì nền kinh tế không có lợi và cũng không tiết kiệm

được ngoại tệ lập).

bằng sản xuất nội địa (sản phẩm sản xuất ra có lợi thế

trung

Nếu DRC/OER < 1 thì giá trị của nguồn lực trong nước dùng cho sản xuất nhỏ hơn giá trị ngoại tệ ròng tiết kiệm được (sản phẩm có lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế), ngược lại

Nếu DRC/OER > 1 thì giá trị của nguồn lực trong nước dùng cho sản xuất lớn hơn giá trị ngoại tệ ròng tiết kiệm được (sản phẩm không có lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế).

Tương tự, nếu DRC/SER < 1 thì sản phẩm có lợi thế so sánh; còn nếu DRC/SER >1 thì sản phẩm không có lợi thế so sánh.

Phương pháp tính giá xã hội các đầu vào và đầu ra cho sản xuất cà phê

Mức giá thực tế sử dụng trong phân tích tài chính thường bị bóp méo và thiếu tính cạnh tranh do tác động của chính sách. Do đó, mức giá thực tế có sự khác biệt so với giá xã hội.

Giá xã hội của các đầu vào và đầu ra có xuất khẩu và nhập khẩu được xác định bằng giá xuất khẩu hoặc giá nhập khẩu các hàng hóa đó. Cụ thể đối với sản phẩm đầu ra thì giá xã hội là giá FOB còn đối với các hàng hóa đầu vào thì


giá xã hội là giá CIF.

Giá xã hội của các yếu tố không có xuất khẩu hoặc nhập khẩu thì được xác định bằng chi phí cơ hội của việc dịch chuyển các yếu tố này sang các hoạt động khác.

+ Giá xã hội của sản phẩm cà phê nhân: Cà phê nhân là mặt hàng xuất khẩu, vì vậy giá xã hội của sản phẩm cà phê nhân được xác định bằng giá FOB tại cảng thành phố Hồ Chí Minh.

+ Giá xã hội của đầu vào cho sản xuất cà phê: Các đầu vào cho sản xuất cà phê được chia thành ba bộ phận (1) các đầu vào nhập khẩu, (2) các đầu vào sản xuất trong nước bằng nguyên liệu nhập khẩu và (3) các đầu vào là nguồn lực trong nước.

Đối với các đầu vào nhập khẩu (nguồn lực nước ngoài) như phân bón,

nhiên liệu, thuốc bảo vệ thực vật hay máy móc nhập khẩu nguyên chiếc, giá xã hội được xác định bằng giá CIF cộng thêm các khoản chi phí trung gian khác như chi phí kho bãi, chi phí vận chuyển và các chi phí khác đến hộ nông dân.

Đối với các đầu vào sản xuất trong nước bằng nguyên liệu hay thiết bị nhập khẩu như máy móc, phương tiện vận chuyển, thì phần nguyên liệu hay thiết bị nhập khẩu được coi là nguồn lực nước ngoài, các chi phí còn lại bao gồm chi phí lắp ráp, chế biến, vận chuyển, kho bãi, marketing... được tách thành chi phí nguồn lực trong nước.

Đối với các đầu vào là nguồn lực trong nước như đất đai, lao động thì giá xã hội được tính bằng chi phí cơ hội của việc dịch chuyển các yếu tố này sang các hoạt động sản xuất khác. Cụ thể:

(i) Đối với đất nông nghiệp

Do có nhiều loại cây trồng có thể canh tác trong cùng một mùa vụ nên chi phí cơ hội của đất trồng cà phê ở Đắk Lắk được xác định là thu nhập thuần của cây trồng cạnh tranh đối với cà phê. Trong đó, thu nhập thuần bằng giá trị sản xuất sản phẩm trừ đi chi phí sản xuất sản phẩm (bao gồm cả chi phí lao động).


(ii) Đối với lao động

Chi phí cơ hội của lao động được tính bằng thu nhập mà lao động có thể kiếm được từ các hoạt động khác ngoài sản xuất cà phê. Theo Gittinger J. P. (1982), đối với các nước đang phát triển, lao động lành nghề được xem như cung nhỏ hơn cầu và được sử dụng hầu như hết, chính vì vậy, giá xã hội cho loại lao động này được sử dụng như là giá thị trường. Còn đối với lao động không lành nghề ở khu vực có tỷ lệ thất nghiệp lớn hơn không thì giá xã hội của lao động nhỏ hơn giá trị tiền lương thực tế ngoài thị trường tùy thuộc vào mức độ thất nghiệp của lao động trong khu vực đó [73]. Hoạt động tạo thu nhập phổ biến của nông dân trong vùng trồng cà phê của Đắk Lắk là đi làm thuê nếu như họ không sản xuất cà phê. Vì vậy, để xác định chi phí cơ hội của lao động, chúng tôi căn cứ vào giá thuê mướn lao động bình quân và tỷ lệ lao động có việc làm trong vùng.

Chi phí cơ hội của lao động = Giá thuê lao động bình quân x (100% ­ Tỷ lệ thất nghiệp trong vùng).

Ngoài ra, đối với các loại vật tư không buôn bán trên thị trường quốc tế

như

giống (tự sản xuất), phân chuồng, và phân xanh dùng để

bón cho cà phê,

được coi là nguồn lực trong nước.

Phương pháp tính các khoản chi phí xã hội bằng đồng nội tệ

+ Đối với các hàng hóa buôn bán trên thị trường quốc tế:

Giá xã hội (chi phí cơ hội) = Giá xuất (nhập) khẩu hàng hóa x Tỷ giá hối đoái chính thức.

Trong đó, giá xuất (nhập khẩu) là giá FOB (hoặc giá CIF). Tỷ giá hối đoái chính thức (OER) được xác định là tỷ giá bình quân năm 2010.

+ Đối với các hàng hóa không buôn bán trên thị trường quốc tế: Giá xã hội = Giá trao đổi thực tế x Hệ số chuyển đổi chuẩn

Trong đó, hệ số chuyển đổi chuẩn (standard conversion factor ­ SCF) được tính bằng công thức SCF = 1/(1 + FX premium). Với FX premium là hệ số phản ánh sự khác biệt giữa tỷ giá hối đoái chính thức và chi phí cơ hội (giá bóng ) của

Xem tất cả 245 trang.

Ngày đăng: 09/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí