Khái quát chung về hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần nhà thép Đinh Lê - 2

từ tôn mạ màu theo tiêu chuẩn Nhật JIS G3312 được nhập khẩu từ Đài Loan, Hàn Quốc.

Là một trong những đại lý có sức tiêu thụ mạnh nhất ở miền bắc đối với các sản phẩm sản xuất từ tôn mạ cao cấp của BlueScope Steel (Úc) như: Tôn mạ Zincalume, mạ màu Pzacs, tôn mạ hợp kim nhôm kẽm phủ màu Clean Colorbond AZ150, cường độ cao G550 Công ty đã và đang có những bước tiến đột phá trong lĩnh vực công nghiệp với những kiểu sóng được nghiên cứu và thiết kế hiện đại nhất như kiểu sóng LYSAGHT KLIP – LOK; LYSAGHT SPANDEK; sóng công nghiệp 6 sóng, 9 sóng, 11 sóng, …

- Cầu trục và các thiết bị nâng hạ:

Đinh Lê là nhà sản xuất các thiết bị cầu trục tiêu chuẩn lớn với tải trọng nâng từ 0,5 kg đến 100T. Công ty cung cấp các loại cầu trục dàn trong nhà xưởng, cổng trục, cầu trục quay, palăng xích và palăng cáp điện, hệ thống dàn nâng modul HB và các phụ kiện với thông số rất đa dạng đáp ứng tối đa mọi nhu cầu của người tiêu dùng. Thiết bị của Công ty được sử dụng rất rộng rãi trong công nghiệp từ môi trường làm việc dễ cháy nổ tới bộ palăng điện thông thường dùng trong nhà xưởng với mọi hệ thống điều khiển phong phú từ tay bấm cho đến hệ thống cần gạt hoặc điều khiển từ xa.

1.2.3- Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý :

Bộ máy quản lý:

Để hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả, sau khi cổ phần hoá (2001) bộ máy mới của công ty được sắp xếp lại gồm: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban giám đốc và các phòng ban, bộ phận. Mỗi phòng ban, bộ phận được phân định chức năng riêng nhằm tối đa hoá hiệu quả kinh doanh của Công ty.

Đứng đầu là Đại hội đồng cổ đông : Gồm tất cả các cổ đông đang có quyền

biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty.

Đại hội đồng cổ đông có quyền hạn, nhiệm vụ :

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.

+ Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng

loại; quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần

Khái quát chung về hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần nhà thép Đinh Lê - 2

+ Bầu, miễn nhiệm Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát

+ Xem xét xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, ban kiểm soát gây thiệt

hại cho công ty và cổ đông

+ Quyết định tổ chức lại và giải thể công ty.

Dưới Đại hội đồng cổ đông là Ban kiểm soát và Hội đồng quản trị:

- Hội đồng quản trị : là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

Hội đồng quản trị của Công ty gồm 5 người, có Chủ tịch Hội đồng quản trị và 4 uỷ viên. Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc công ty.

Hội đồng quản trị của Công ty có các quyền và nhiệm vụ sau đây:

+ Quyết định chiến lược phát triển công ty

+ Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng

loại, quyết định huy động them vốn theo hình thức khác.

+ Quyết định phương án đầu tư

+ Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị công nghệ, thông qua hợp đồng mua, bán, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty

+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm giám đốc, cách chức giám đốc và cán bộ quản lý

quan trọng khác của công ty.

- Ban kiểm soát : gồm 3 người, trong đó có 1 Trưởng ban và 2 thành viên Ban kiểm soát có quyền và nhiệm vụ :

+ Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh

doanh, ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính

+ Thường xuyên báo cáo kết quả hoạt động với Hội đồng quản trị, kiến nghị biện pháp bổ xung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động của công ty

- Giám đốc công ty :

Phụ trách chung và trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực về công tác tổ chức và quản lý kinh tế sản xuất thi đua, đối ngoại, quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty, tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị, Chịu trách nhiệm công khai báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật sau khi có quyết định thông qua báo cáo tài chính của Hội đồng quản trị.

- Phó giám đốc công ty : Là người giúp giám đốc điều hành mọi hoạt động của công ty theo sự phân công uỷ quyền của Giám đốc, trực tiếp phụ trách những mảng công việc cụ thể và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những việc Giám đốc đã phân công và uỷ quyền.

Chức năng của các phòng ban trong Công ty

- Tại các phòng ban có cấp trưởng phòng, phó phòng và các nhân viên.

*Phòng tổ chức hành chính : Tham mưu quản lý và triển khai thực hiện công tác tổ chức lao động tiền lương công tác hành chính quản trị, Nghiên cứu xây dựng tổ chức bộ máy quản lý tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và chiến lược phát triển của công ty. Đồng thời, có trách nhiệm giải quyết các vấn đề tổ chức hành chính, điều hành công việc về văn phòng và quản lý cán bộ

* Phòng tài chính kế toán : thực hiện công tác tài chính, kế toán trong Công ty(quản lý, sử dụng tài sản, nguồn vốn của Công ty; kế hoạch tài chính; hạch toán kế toán; thống kê các hoạt động sản xuất kinh doanh bảo đảm sản xuất kinh doanh của Công ty an toàn, đạt hiệu quả cao)

* Phòng kỹ thuật công nghệ : quản lý nghiệp vụ kỹ thuật công nghệ và đầu tư gồm: quản lý kỹ thuật đầu tư sửa chữa, nghiên cứu và hiện đại hoá cơ sở vật

chất kỹ thuật, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các dây truyền công nghệ mới

vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

* Phòng kinh doanh : Xây dựng biện pháp kinh doanh, chính sách bán hàng và tổ chức lập hợp đồng bán hàng, thực hiện bán hàng. Đồng thời, thống kê, tổng hợp báo cáo các tài liệu về hoạt động bán hàng theo yêu cầu của lãnh đạo, quản lý, điều hành kinh doanh của Công ty.

Các phòng ban Công ty có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau tạo nên một tập thể thống nhất thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Có thể khái quát tổ chức bộ máy quản lý của Công ty theo sơ đồ 1 sau đây:


Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý


Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản

Ban kiểm soát

Giám đốc

Phó GĐ

Phòng KT-CN

Phòng TC hành chính

Phòng TC-KT

Phòng kinh doanh

Phòng

sản xuất


1.2.4- Đặc điểm tổ chức bộ máy sản xuất:

Do đặc thù sản xuất vật liệu xây dựng với sản phẩm là khung nhà thép, cầu trục, cổng trục cần mặt bằng sản xuất lớn nên mọi công việc sản xuất được tiến hành ngay trong nhà máy tại khu công nghiệp Quang Minh. Nhà máy có 2 phân xưởng sản xuất chia ra các tổ sản xuất nhỏ phụ trách các công việc chuyên môn khác nhau, với máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại.


Ban quản lý

Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức sản xuất của Công ty.


Quy trình công nghệ:

- Quy trình sản xuất khung nhà thép tiền chế:

Quy trình sản xuất bao gồm 18 công đoạn, trong đó có 7 công đoạn sản xuất chính:

Đánh giá năng lực nhà cung ứng -> Mua hàng -> Kiểm tra chất lượng

nguyên liệu ->Cắt, đột lổ tự động -> Kiểm tra chất lượng ->Ráp tự động -> Kiểm tra chất lượng ->Hàn tự động -> Kiểm tra chất lượng ->Nắn, sửa tự động -> Kiểm tra chất lượng ->Hàn bản mã, bát liên kết -> Kiểm tra chất lượng ->Làm sạch bề mặt tự động -> Kiểm tra chất lượng ->Sơn -> Kiểm tra chất lượng -> Lưu kho


1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán:


1.3.1- Tổ chức bộ máy kế toán:

Để phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và sự phân cấp quản lý, đồng thời để sử dụng tốt nhất năng lực của đội ngũ kế toán và đảm bảo thông tin nhanh gọn, chính xác, theo dòi kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung, theo kiểu trực

tuyến, hoạt động theo phương thức trực tiếp, nghĩa là kế toán trưởng trực tiếp điều

hành các kế toán viên phần hành.

Phòng kế toán là 1 phòng quản lý chức năng trực thuộc công ty và chịu sự điều hành trực tiếp của giám đốc công ty.

Tên gọi đầy đủ : Phòng tài chính - kế toán.

Hiện nay, phòng kế toán của công ty gồm : 1 kế toán trưởng, 3 kế toán viên phần hành và 1 thủ quỹ được tổ chức theo mô hình sau:

Sơ đồ 3: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán


Kế toán trưởng

Kế toán tổng hợp

Kế toán bán hàng

Kế toán vật tư

Thủ quỹ

Kế toán chi phí và tính giá


* Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán:


- Kế toán trưởng : Là người đứng đầu phòng tài chính - kế toán, chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về thông tin tài chính kế toán cung cấp. Tổ chức điều hành và kiểm tra công tác hạch toán kế toán. Tham mưu cho lãnh đạo công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh về công tác quản lý tài chính kế toán. Đồng

thời hướng dẫn, cụ thể hoá kịp thời các chế độ, chính sách quy định tài chính của Nhà nước.

Ở đây, kế toán trưởng đồng thời kiêm kế toán tổng hợp chi phí và tính giá

thành.

- Kế toán tổng hợp : Kiêm nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền, kế toán

thanh toán, kế toán tiền lương và TSCĐ . Đồng thời điều chỉnh và tổng hợp số liệu kế toán do các bộ phận kế toán khác chuyển sang để ghi sổ tổng hợp, thực hiện các bút toán kết chuyển, khoá sổ kế toán cuối kỳ.

- Kế toán vật tư : Theo dòi tình hình sử dụng và quản lý các loại vật tư cho sản xuất, lập báo cáo nhập - xuất - tồn về vật tư. Đồng thời đối chiếu với kho và cung cấp số liệu cho kế toán tổng hợp.

- Kế toán bán hàng : có nhiệm vụ theo dòi, ghi chép, mở các sổ kế toán có liên quan đến toàn bộ quá trình mua hàng, bán hàng cả về số lượng, chất lượng, giá cả và tình hình thanh toán với cả khách hàng và nhà cung cấp.

Nhân viên kế toán phần hành này phụ trách những công việc chính sau:

+ Phản ánh kịp thời chính xác tình hình xuất bán thành phẩm, tính chính xác của các khoản bị giảm trừ và thanh toán với Ngân hàng các khoản thuế phải nộp

+ Tính chính xác các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ thành phẩm

+ Theo dòi bán hàng ra, lập hoá đơn bán hàng, cùng với kế toán tổng hợp theo dòi công nợ của các đại lý, chi nhánh.

+ Tính chiết khấu thanh toán hoa hồng cho đại lý

+ Xác định kết quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm

- Thủ quỹ : là một nhân viên độc lập có nhiệm vụ:

+ Kiểm tra chứng từ tiền

+ Thực hiện việc thu chi tiền mặt dựa trên chứng từ liên quan, phản ánh vào sổ quỹ

Xem tất cả 74 trang.

Ngày đăng: 01/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí