Một Số Giải Pháp Chủ Yếu Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Cà Phê Việt Nam

nhu cầu dự báo sẽ tăng nhanh ở Hy Lạp, Italia và Bồ Đào Nha trong khi mức tiêu thụ bình quân đầu người ở Anh vẫn khá thấp. Tiêu thụ cà phê ở khu vực Bắc Mỹ chiếm khoảng 24% trong tổng nhu cầu tiêu thụ của các nước phát triển. Tăng trưởng tiêu thụ ở các nước Châu Âu khác dự báo cũng sẽ đạt ở mức cao, khoảng 1,8%/ năm. Mỹ là thị trường tiêu thụ đồng thời là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai thế giới sau EU, do đó, đây sẽ là một thị trường tiềm năng, có ý nghĩa chiến lược cả về kinh tế và chính trị đối với Việt Nam trong quan hệ Việt - Mỹ.

Nhật Bản là thị trường quan trọng của xuất khẩu cà phê Việt Nam. Năm 2008, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Nhật đạt được những thành công rất đáng mừng và năm 2009 được dự báo sẽ tiếp tục tăng nhẹ. Năm 2008 kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Nhật đạt 127,48triệu đô la, chiếm 6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước( 2,12 tỉ đô la). Cà phê Việt Nam xuất khẩu sang Nhật chủ yếu là loại cà phê chưa rang xay chiếm tới 99%. Năm 2008, lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu sang Nhật tăng 30,84% và kim ngạch tăng 72,06% so với năm 2007. Với tình hình kinh tế khó khăn của Nhật, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường này nhiều khả năng sẽ chậm lại trong một hai năm tới.

Ngoài ra, những thị trường tiềm năng cho xuất khẩu cà phê toàn cầu được dự báo còn có Bỉ, Rumani, Slovenia, Áo, Thuỵ Sĩ, Thuỵ Điển, Hàn Quốc.

Trong đó, Bỉ là thị trường tiềm năng nhất với kim ngạch nhập khẩu cà phê 11 tháng của năm 2008 gần 1,1, tỷ đô la Mỹ, đồng thời cũng là thị trường có tăng trưởng nhập khẩu cà phê lớn nhất( tăng 99,07% so với năm 2007). Năm 2009, tăng trưởng kinh tế của Bỉ sẽ đạt khoảng 0,2%, nhu cầu nhập khẩu cà phê theo đó cũng tăng nhẹ.

Rumani là thị trường tiềm năng nhập khẩu cà phê có tốc độ tăng trưởng kinh tế lớn nhất trong năm 2008 với tốc độ 8,6%. Năm 2009, với tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 4,8%, Rumani được kỳ vọng sẽ là một trong những thị trường có tiềm năng nhập khẩu cà phê rất lớn.

Slovakia là một trong số ít các thị trường có tăng trưởng nhập khẩu cà phê lớn hơn 50% trong 11 tháng năm 2008. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định( năm 2008 đạt 7,4%, năm 2009 dự báo đạt 5,6%), Slovakia sẽ tiếp tục là thị trường có tăng trưởng nhập khẩu cà phê lớn của thế giới.

Các thị trường tiềm năng khác như áo, Thuỵ Sỹ, Thuỵ Điển, Hàn Quốc, Bồ Đào Nha, được dự báo cũng sẽ tiếp tục tăng kim ngạch nhập khẩu cà phê trong năm 2009. Đây sẽ là những thị trường xuất khẩu rất tốt cho ngành cà phê các nước trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm kéo theo nhu cầu tiêu dùng cà phê ở các thị trường chính giảm đi.

3.2. Một số giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam

3.2.1. Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ chế biến

Công nghiệp chế biến nông sản của Việt Nam trong đó có cà phê, hiện nay vẫn còn rất lạc hậu so với thế giới, chưa đáp ứng được yêu cầu của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Hầu hết các cơ sở chế biến cà phê hiện nay đều có quy mô nhỏ, phân tán, phát triển tự phát, sử dụng thiết bị công nghệ lạc hậu nên cà phê của Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu dưới dạng sơ chế. Mặc dù cà phê Việt Nam được nhiều khách hàng quốc tế đánh giá là ngon, nhưng do sử dụng công nghệ chế biến khô lẫn nhiều quả xanh nên đã làm giảm hương vị tự nhiên, không thu hút được khách hàng, vì vậy, phải bán với giá thấp hơn cà phê cùng loại của nhiều nước khác. Do đó, việc đầu tư cho khoa học và đổi mới công nghệ là giải pháp quan trọng nhất và cần làm thường xuyên bao gồm:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

- Đầu tư nhiều hơn cho việc nghiên cứu tạo giống cà phê cho năng suất cao, chất lượng tốt.

Có thể khẳng định, đến thời điểm, này sự đầu tư cho cà phê của nước ta còn quá ít. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng các giống cà phê vẫn chưa cho ra chất lượng tốt như mong muốn. Mặt khác, chúng ta mới có một viện và một trung tâm nghiên cứu về cà phê. Khâu nghiên cứu chọn giống đòi hỏi đầu tư nhiều hơn nữa cho việc nhập nội giống, tăng cường khoa học và trang thiết bị để theo kịp các nước có ngành cà phê phát triển hơn hàng trăm năm như Braxin, Colombia, Indonexia. Do đó, cần đầu tư hơn nữa cho viện và trung tâm nghiên cứu, phát huy vai trò và đẩy lên một cấp độ chuyên nghiệp hơn.

Nâng cao năng lực cạnh tranh cho cà phê Việt Nam - 9

- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ chế biến hiện đại để nâng cao chất lượng cà phê.

Thực trạng công nghiệp chế biến cà phê của nước ta còn rất lạc hậu so với thế giới, cà phê được chế biến chủ yếu được thực hiện ngay tại các hộ gia đình(chiếm 80%) với các phương thức chế biến hết sức thô sơ làm giảm chất lượng cà phê. Do đó, cần xây dựng đồng bộ cơ sở vật chất kỹ thuật chế biến để đáp ứng liên hoàn công nghệ chế biến sản phẩm. Nên xây dựng các cụm chế biến công nghiệp bao gồm: công nghệ chế biến ướt và khô, hệ thống sấy, xay xát, đánh bóng, sân phơi, kho.Trong chế biến sản phẩm cà phê nên chọn dây chuyền có quy mô vừa và nhỏ nhưng thiết bị công nghệ hiện đại. Kinh nghiệm cho thấy, thị trường tiêu thụ cà phê chính là ở các nước công nghiệp phát triển do đó nên nhập công nghệ chế biến ở ngay các nước đó. Việc nhập có thể thông qua các hợp đồng liên doanh do các đối tác đầu tư thiết bị. Đồng thời cũng thực hiện các biện pháp thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực chế biến cà phê. Bên cạnh đó, Việt Nam nên thành lập các doanh nghiệp cơ khí thiết bị chế biến cà phê để sản xuất và cung ứng các máy móc thiết bị chuyên dùng trong công nghiệp chế biến cà phê.

Bên cạnh việc xây dựng các cụm chế biến, cũng cần phải nâng cấp công trình công nghệ chế biến. Công nghệ chế biến cà phê nhân sống xuất khẩu cần phải trải qua hai giai đoạn là sơ chế và chế biến sâu. Hiện nay, có hai phương pháp chế biến được sử dụng là phương pháp chế biến khô và chế biến ướt.

* Phương pháp chế biến Khô: trái cà phê được phơi khô dưới nắng trời trên nền sân xi măng hoặc gạch của các nông trại, và sẽ được đảo trộn liên tục cho khô đều. Sau khoảng 4 tuần cà phê sẽ đạt độ khô mong muốn. Khi đó máy bóc vỏ sẽ được sử dụng nhằm loại bỏ lớp vỏ quả.

* Phương pháp chế biến Ướt: Trong khi phương pháp chế biến Khô tách bỏ lớp vỏ thịt sau khi trái cà phê được phơi khô thì phương pháp chế biến Ướt lớp vỏ thịt sẽ được làm sạch và làm mềm và tách ra bằng máy xát vỏ. Trái cà phê sau khi loại bỏ lớp vỏ thịt sẽ được ủ lên men trong 24 - 36 giờ, công đoạn này sẽ làm mất đi lớp chất nhầy. Tiếp đến, hạt cà phê được phơi trên nền sân xi măng hoặc được sấy khô bằng máy. Sau đó, máy bóc vỏ sẽ giúp bóc đi lớp vỏ thóc.

Để thực hiện tốt và có hiệu quả công đoạn sơ chế, chế biến cà phê nhân cần phải:

- Đầu tư xây dựng đầy đủ hệ thống sân phơi đúng kỹ thuật, không để đống quả tươi nhằm hạn chế tỷ lệ hạt đen vỡ, hạt bị nấm mốc. Hạn chế phơi trên sân đất, trên đường giao thông để không bị lẫn cát, đá và mùi đất. Mở rộng sân phơi để đảm bảo 1ha cà phê có 100m2 sân phơi (theo đúng tiêu chuẩn của Vinacafe), khuyến khích đầu tư các nhà máy kinh doanh dịch vụ chế biến cà phê để đảm nhận được sản lượng cà phê trong dân, khu vực có công nghệ chế biến thô sơ, sân phơi và kho chứa không đúng tiêu chuẩn.

- Đầu tư xây dựng cơ sở chế biến theo phương pháp ướt đảm bảo màu sắc, hương vị, chất lượng sản phẩm để bán theo tiêu chuẩn thử nếm, nâng cao chất lượng xuất khẩu.

- Nghiên cứu, trang bị hoàn thiện các thiết bị xay xát tươi, xát khô, hệ thống sấy nhập ngoại hoặc chế tạo trong nước với quy mô nhỏ và vừa cho hộ gia đình hoặc nhóm hộ gia đình. Đồng thời khuyến khích các đơn vị, cá nhân, hộ gia đình có điều kiện đầu tư những công nghệ hiện đại hơn để làm vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn.

Trong những năm gần đây công nghệ chế biến cà phê ở Việt Nam đã có nhiều tiến bộ. Người ta đã trang bị thêm nhiều thiết bị hiện đại, chất lượng tốt trong chế biến. Tuy nhiên, với cà phê Arabica thì chế biến vẫn còn là một khâu có nhiều khó khăn, đặc biệt là ở khâu đầu tiên lột vỏ quả, làm sạch nhớt. Nhiều nơi có khó khăn vì lượng nước sạch dùng cho chế biến quả lớn và nó cũng dẫn đến khó khăn về xử lý nước thải để không gây ô nhiễm môi trường. Hiện nay, một số doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư các trang thiêt bị chế biến nhập ngoại như máy phân loại chọn màu để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, dễ tiêu thụ và tất nhiên giá bán cũng cao hơn so với những lô hàng chỉ khống chế tỷ lệ hạt đen vỡ 3% mà lâu nay các doanh nghiệp đang áp dụng. Việc đầu tư công nghệ trong sản xuất và chế biến cà phê mang lại hiệu quả rất khả thi. Tuy nhiên, việc thực hiện đầu tư công nghệ và nâng cấp cơ sở hạ tầng cũng cần chú ý các điểm sau:

- Đầu tư nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng và công nghệ chế biến phải được tiến hành trên cơ sở điều tra khảo sát hết sức chi tiết năng lực chế biến của từng đơn vị, từng địa phương, lượng mưa, phương pháp chế biến. để có biện pháp đầu tư thích hợp, tránh lãng phí do sử dụng không hết công suất thiết kế làm tăng giá thành sản xuất.

- Đầu tư công nghệ chế biến phải được thực hiện tập trung, không đầu tư khắp các địa phương, xây dựng vùng trọng điểm đầu tư là Tây Nguyên và Đông Nam Bộ để có các chính sách ưu đãi đầu tư thích hợp, các doanh nghiệp nên trang bị máy phân loại chọn màu có nguồn gốc từ nước ngoài nhằm một mặt nâng cao chất lượng cà phê, mặt khác phân loại chọn màu có thể sử dụng

chế biến các loại nông sản khác như đậu, gạo,. Do đó, doanh nghiệp có thể khai thác hiệu suất của thiết bị cao hơn.

Chế biến cà phê nhân xuất khẩu: Đây là công đoạn chế biến quan trọng sau thu hoạch, được thực hiện trong các doanh nghiệp nhà nước và các đại lý thu mua chế biến xuất khẩu. Với công đoạn này cần được đầu tư dây chuyền công nghệ tái chế, sàng phân loại, sàng tạp chất, hệ thống sấy khô đảm bảo độ ẩm, đánh bóng và chọn mặt hạt đen vỡ. Khuyến khích các doanh nghiệp và các cơ sở chế biến xây dựng nhà kho bảo quản, đổi mới công nghệ các thiết bị tiên tiến hiện đại đánh bóng, sấy khô và tách màu bằng Laser để nâng cao sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam, đảm bảo trên 80% lượng cà phê xuất khẩu đạt loại tốt, giá cao.

Thêm vào đó, một khi đứng trước những yêu cầu ngày càng khắt khe về chất lượng cà phê xuất khẩu thì các doanh nghiệp nên là những người đi đầu trong việc nâng cao chất lượng của nguyên liệu đầu vào cà phê. Bởi lẽ các doanh nghiệp giống như những nhà trung gian giúp đưa sản phẩm từ tay người nông dân ra thị trường. Chính vì lẽ đó nếu doanh nghiệp kiên quyết nâng cao chất lượng cà phê đầu vào sẽ là một khâu rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng của cà phê chế biến. Nhằm thực hiện điều này các bước mà doanh nghiệp nên làm ngay đó là:

- Cải tiến công tác thu mua, khuyến khích rồi dần dần tiến tới bắt buộc nâng cao chất lượng cà phê thu mua từ người nông dân bằng việc không thu mua cà phê có lẫn quá nhiều quả xanh. Bên cạnh đó thì phải xây dựng và phát triển nhiều hơn hệ thống thu mua, giá thu mua phải hấp dẫn hơn, các dịch vụ đưa ra phải tiện ích và hiệu quả hơn.

- Luôn tuân thủ một cách nghiêm ngặt các tiêu chuẩn của nhà nước đã ban hành trên cơ sở cập nhật nhất để tạo dựng thương hiệu và hình ảnh cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới. Tất cả các công ty cùng đồng tình thực hiện việc kiểm soát cà phê thu mua vào theo TCVN 4193-2005.

- Ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với giá cả phù hợp tạo điều kiện cho nông dân có thể yên tâm thu hoạch quả đúng tầm chín.

Để có thể thực hiện tốt nhất những biện pháp nói trên thì các công ty cà phê phải liên kết lại được với nhau cùng thống nhất cách thức thu mua và tuyên truyền đến người nông dân. Và có lẽ ở đây, vai trò của Hiệp hội Vicofa lại phải là tổ chức trung gian hỗ trợ các doanh nghiệp liên kết với nông dân trong quá trình tuyên truyền.

Bên cạnh đó, để tăng cường đầu tư cho nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ, ngành cà phê rất cần có sự hỗ trợ từ phía nhà nước về mặt tài chính. Vì hầu hết các doanh nghiệp cà phê nước ta đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực kinh tế yếu, nên việc chính phủ tạo mọi điều kiện cho vay vốn phát triển sản xuất sẽ tạo động lực hơn để mở rộng sản xuất, tăng sức cạnh tranh. Do đó, chính phủ nên chỉ đạo các ngân hàng phải có bộ phận chuyên trách, thẩm định các dự án trồng cà phê của người dân để mở rộng hơn đối tượng được vay vốn của ngân hàng.

Ngoài chính sách về tín dụng, nhà nước cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho cà phê Việt Nam ở trong và ngoài nước. Chính phủ cần xây dựng môi trường pháp lý rõ ràng minh bạch, ổn định, nhất quán trong quyết định và thực thi các chính sách, cơ chế điều hành liên quan đến sản xuất nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm xuất khẩu nhất là với các chính sách về các chi phí đầu vào bao gồm cơ sở hạ tầng máy móc cồng nghệ vật tư thiết bị cung cấp dịch vụ... Đẩy mạnh việc xúc tiến thương mại ở cấp Chính phủ: Nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức xúc tiến ở các thị trường ngoài nước. Nhà nước giao cho các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm thu thập và cung cấp định kỳ về tình hình tiêu thụ cà phê, giá cà phê, các đối thủ cạnh tranh, các điều kiện thâm nhập thị trường ở nước sở tại... để giúp các doanh nghiệp trong nước có chiến lược tiếp cận thị trường. Xây dựng chiến lược đào tạo dài hạn về nhân lực cho ngành cà phê, đào tạo kỹ lưỡng để

mỗi cán bộ, công chức, doanh nhân sản xuất kinh doanh cà phê phải là những người giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ và thạo về ngoại ngữ, nhanh nhậy trong việc cập nhật, phân tích, xử lý thông tin, dự báo được sự vận động của giá cả thị trường một cách sát thực.

3.2.2. Phát triển vùng nguyên liệu tập trung, chuyên canh, công nghệ cao

Xuất phát từ thực tế là hầu hết diện tích trồng cà phê nước ta đều do các hộ gia đình nhỏ lẻ quản lý, nên việc đầu tư cho khoa học kỹ thuật rất hạn chế, tỷ lệ suất đầu tư/ tấn sản phẩm của từng hộ gia đình nói riêng và toàn ngành cà phê nói chung còn tăng cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó, trong đó có nguyên nhân từ việc mỗi hộ gia đình đều tự mua sắm máy bơm, phương tiện vận chuyển, máy xay xát v.v… đầu tư xây dựng sân phơi, kho tàng, v.v… nhưng có tính thời vụ, chỉ sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn, làm tăng chí phí sản xuất dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp. Việc tiếp cận với những tiến bộ khoa học công nghệ cũng như các dịch vụ khác như vay vốn tín dụng, ngân hàng v.v… cũng hết sức khó khăn, do diện tích nhỏ, manh mún và khả năng tài chính hạn hẹp. Cũng do hình thức tổ chức theo kiểu sản xuất, nhỏ lẻ, phân tán và tính độc lập tương đối của các hộ gia đình nên sản phẩm làm ra không những chất lượng không cao mà còn không ổn định do điều kiện hiểu biết và mức độ đầu tư cho khâu thu hái chế biến khác nhau, từ đó làm cho chất lượng cà phê của toàn ngành bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Chính vì lẽ đó, đầu tư phát triển những vùng nguyên liệu tập trung, chuyên canh, công nghệ cao được coi là một giải pháp hiệu quả giúp nâng cao chất lượng giống cà phê. Thực hiện tốt giải pháp này sẽ giúp ngành quản lý dễ dàng hơn các diện tích cà phê hiện có, nâng cao được chất lượng cà phê ngay từ khâu thu hái và chăm sóc. Để làm được điều này ngành cần đưa ra những nghiên cứu chính xác các vùng có khả năng phát triển tốt nhất các giống cà phê sau đó khuyến khích người dân và các công ty đầu tư vào những vùng đã được quy hoạch.

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 16/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí