Nêu Cao Vai Trò, Trách Nhiệm Của Người Đứng Đầu Cơ Sở Trong Quản Lý, Thực Hiện Các Quy Định Của Pháp Luật Về Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh

vào các ngành học, bậc học trong hệ thống giáo dục, theo quy định tại Khoản 2a Điều 6 Luật Phòng cháy và chữa cháy thì “Cơ quan QLNN về giáo dục và đào tạo trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quy định việc lồng ghép kiến thức và kỹ năng về PCCC vào chương trình giảng dạy, hoạt động ngoại khóa trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác phù hợp với từng ngành học, cấp học ”;

- Lực lượng cảnh sát PCCC thành phố Hà Nội phải tích cực, chủ động trong việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về PCCC bằng khuyến khích việc tham gia, góp ý kiến của người đứng đầu các cơ sở, người lao động, quần chúng nhân dân, báo chí,… tạo thành dư luận xã hội phê phán mạnh mẽ đối với các hành vi vi phạm pháp luật xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC gây mất trật tự an toàn xã hội, đe dọa hoặc gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản của nhân dân. Đồng thời, kịp thời động viên, nêu gương và đề xuất khen thưởng xứng đáng đối với các tổ chức, cá nhân dũng cảm đấu tranh chống hành vi vi phạm pháp luật xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC;

- Tăng cường xử phạt nghiêm minh, triệt để đối với mọi vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC, từ đó làm cho các chủ thể xử phạt cũng như các chủ thể vi phạm nhận thức rõ mục đích của việc xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC là để giữ vững kỷ cương, phép nước, bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng, bảo vệ sự tôn nghiêm và công bằng của pháp luật xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC, răn đe và phòng ngừa vi phạm. Khi thực hiện pháp luật xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC cần phải kết hợp giáo dục thuyết phục và cưỡng chế, coi trọng thuyết phục trong xử lý VPHC điều này có tác dụng rất lớn đến nhận thức của các chủ thể vi phạm trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về PCCC;

- UBND các cấp cần tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao hiểu biết pháp luật về PCCC nói chung và pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC

cho người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn toàn thành phố, cho cán bộ công nhân viên, người lao động thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức thực tế, nghiệp vụ xử lý VPHC tại các đơn vị thông qua các hoạt động PCCC tại cơ sở, đảm bảo phù hợp với điều kiện của từng cấp, từng loại hình cơ sở, khu vực và địa bàn hoạt động. Cảnh sát PCCC thành phố cần thường xuyên cử cán bộ làm công tác kiểm tra an toàn PCCC đi đào tạo, học tập ở các cơ sở đơn vị bạn, học hỏi kinh nghiệm ở các đơn vị có kết quả tốt trong công tác xử lý vi phạm hành chính. Cần có sự phối hợp chặt chẽ, quan tâm, chỉ đạo sát sao, đồng bộ và có chất lượng của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, các cơ quan trong ngành tư pháp trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCC với mọi tầng lớp nhân dân; quan tâm đầu tư kinh phí cho các hoạt động PCCC, trong đó có công tác tuyên truyền, huấn luyện, phổ biến kiến thức pháp luật về PCCC theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy. Thực tế đã chứng minh rằng: ở đâu và khi nào có sự phối hợp đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các địa phương thì ở đó các văn bản pháp luật PCCC được phổ biến kịp thời, ý thức pháp luật về PCCC của nhân dân được nâng lên, việc chấp hành pháp luật về PCCC tốt hơn.

3.2.2.2. Nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở trong quản lý, thực hiện các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy tại cơ sở

Trong công tác PCCC nói chung, công tác xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC nói riêng. Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu là hết sức quan trọng, có tính chất quyết định đến việc chấp hành pháp luật về PCCC một cách nghiêm minh và hiệu quả. Luật Phòng cháy và chữa cháy quy định: “Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình là người chịu trách

nhiệm tổ chức hoạt động và thường xuyên kiểm tra PCCC trong phạm vi trách nhiệm của mình”.

Do đó việc nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong quản lý, thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC và xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC tại cơ sở cần tập trung ở một số mặt sau:

- Trong chỉ đạo, điều hành việc chấp hành các quy định của pháp luật về PCCC người đứng đầu cơ sở phải thực sự gương mẫu, quan tâm đến việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC của chính bản thân mình cũng như của người lao động, đây chính là biện pháp phòng ngừa một cách hữu hiệu đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC, theo đó thì người đứng đầu cơ sở cần phải chủ động: Ban hành quy định, nội quy và đề ra biện pháp, giải pháp về PCCC, các quy định, chế độ khen thưởng đối với các cá nhân chấp hành tốt các quy định về PCCC, các chế tài xử lý đối với các vi phạm quy định về PCCC phù hợp với đặc điểm tình hình, tính chất hoạt động và phù hợp với các quy định của pháp luật tại cơ sở do mình quản lý. Tổ chức thực hiện quy định, nội quy, các điều kiện an toàn, biện pháp, giải pháp về PCCC, các quy định của pháp luật về PCCC, yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về đảm bảo an toàn PCCC một cách nghiêm túc và có hiệu quả; theo đó, người đứng đầu phải phân công cụ thể người có trách nhiệm trong việc triển khai thực hiện các nội quy, quy định về PCCC, đồng thời xây dựng kế hoạch cụ thể để khắc phục các thiếu sót, ngăn ngừa chấn chỉnh các vi phạm về PCCC;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

- Làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức PCCC; huấn luyện nghiệp vụ PCCC; tiến hành tự kiểm tra an toàn về PCCC; xử lý hoặc đề xuất xử lý các hành vi vi phạm quy định, nội quy về PCCC; tổ chức khắc phục kịp thời các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về PCCC. Người đứng đầu cơ sở phải thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền các quy định

của pháp luật về PCCC, các quy định của pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC để cán bộ, nhân viên, người lao động nắm được các quy định, nội quy về PCCC của cơ sở cũng như các quy định của pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC, làm cho mọi người thấy được trách nhiệm của mình trong phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn đối với các hành vi vi phạm về PCCC, đồng thời tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về PCCC;

Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy - Qua thực tiễn thành phố Hà Nội - 14

- Trong thực hiện và duy trì các điều kiện PCCC ở cơ sở, phát hiện, ngăn chặn, phòng ngừa và xử lý đối với các hành vi vi phạm quy định, nội quy về PCCC tại cơ sở, người đứng đầu các cơ sở, chủ hộ gia đình, các tổ chức, cá nhân và công nhân lao động thấy rõ và luôn hành động một cách có trách nhiệm đối với các hoạt động PCCC, đây là một trong những nội dung rất quan trọng, chỉ khi nào người đứng đầu cao nhất của cơ sở, hộ gia đình thấy rõ trách nhiệm của mình trong hoạt động PCCC thì việc thực hiện cũng như tổ chức, triển khai thực hiện các biện pháp an toàn PCCC sẽ có hiệu quả. Để cho người lao động, các thành viên khác thấy được trách nhiệm của mình trong hoạt động PCCC, thì người đứng đầu các cơ sở, các chủ hộ gia đình, cần phải được trang bị các kiến thức cơ bản về PCCC thông qua công tác tập huấn, công tác tuyên truyền về PCCC của các cơ quan QLNN về PCCC, đồng thời phải tự nghiên cứu, nắm vững các quy định của pháp luật PCCC có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị mình, trên cơ sở đó ban hành quy định, nội quy về PCCC đảm bảo phù hợp với tính chất hoạt động của cơ sở và quy định của pháp luật về PCCC; phân công trách nhiệm cụ thể trong hoạt động PCCC đối với từng cá nhân trong cơ sở, doanh nghiệp của mình. Bên cạnh đó, cần phải đầu tư thời gian, kinh phí cho các hoạt động PCCC tại cơ sở nhằm duy trì tốt các điều kiện PCCC tại cơ sở. thực hiện nghiêm túc chế độ xử lý nội bộ đối với các cá nhân vi phạm các nội quy, quy định về an toàn PCCC tại cơ sở, đây là một trong những biện pháp, răn đe, giáo dục có hiệu

100

quả làm cho người lao động thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa thiết thực của việc chấp hành các quy định về PCCC;

- Phải làm tốt công tác tự kiểm tra an toàn PCCC tại cơ sở mình theo đúng các quy định của pháp luật, bởi việc tự tổ chức kiểm tra an toàn PCCC ở cơ sở có tác dụng rất lớn trong việc phát hiện các sơ hở, thiếu sót không đảm bảo an toàn PCCC, phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm nội quy, quy định về PCCC từ đó có giải pháp khắc phục kịp thời, chấn chỉnh công tác PCCC đi vào nề nếp. Theo đó, lực lượng Cảnh sát PCCC quản lý cơ sở cần hướng dẫn cho người đứng đầu cơ sở xây dựng kế hoạch kiểm tra an toàn PCCC tại cơ sở một cách chi tiết, cụ thể về nội dung, đối tượng, thời gian, biện pháp kiểm tra,…Về thời gian và chế độ kiểm tra, đó là: kiểm tra theo định kỳ, thường xuyên hàng ngày, có thể trước giờ làm việc, trong giờ làm việc và sau giờ làm việc. Về nội dung kiểm tra phải đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật như: Việc thực hiện các điều kiện an toàn PCCC, việc thực hiện trách nhiệm PCCC, người đứng đầu cơ sở cần phải phân công trách nhiệm và nhiệm vụ rõ ràng cho người thực hiện nhiệm vụ kiểm tra của cơ sở là đội viên đội PCCC cơ sở, lực lượng bảo vệ hoặc đội ngũ an toàn viên của cơ sở,… Do đó, để hoạt động tự kiểm tra của cơ sở đi vào nề nếp, Cảnh sát PCCC thành phố cần định kỳ bồi dưỡng, bổ sung kiến thức, trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động kiểm tra an toàn PCCC cho lực lượng trực tiếp làm công tác kiểm tra an toàn PCCC tại các cơ sở trên địa bàn;

- Người đứng đầu cơ sở cũng cần quan tâm thực hiện điều kiện đảm bảo an toàn PCCC theo các yêu cầu của pháp luật như: Thành lập lực lượng PCCC tại cơ sở, xây dựng các phương án chữa cháy, tổ chức thực tập các phương án này theo quy định, bên cạnh đó cần đầu tư trang bị đầy đủ, đồng bộ và sử dụng có hiệu quả phương tiện, dụng cụ PCCC tại chỗ, trang bị hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động phù hợp với yêu cầu bảo vệ, tính chất hoạt

101

động về PCCC của cơ sở theo đúng tiêu chuẩn quy định; thường xuyên làm tốt công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng đối với các phương tiện đã được trang bị này; duy trì thường xuyên công tác kiểm tra, đầu tư, mua sắm bổ sung, thay thế các phương tiện PCCC bị hư hỏng, bảo đảm cho các phương tiện này luôn ở trong tình trạng thường trực, sẵn sàng chữa cháy. Đối với các cơ sở chưa trang bị hoặc đã trang bị nhưng số lượng chưa đảm bảo yêu cầu, thì người đứng đầu cơ sở phải quan tâm đầu tư kinh phí trang bị, mua sắm đầy đủ số lượng, đúng chủng loại, chất lượng để có phương tiện dập tắt kịp thời các đám cháy ngay khi mới xảy ra [21, tr. 91];

- Tổ chức thống kê, báo cáo theo định kỳ về tình hình PCCC của cơ sở trong quá trình hoạt động, thường xuyên thông báo kịp thời cho cơ quan Cảnh sát PCCC những thay đổi lớn có liên quan đến bảo đảm an toàn về PCCC của cơ sở mình. Phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc điều tra xác định nguyên nhân các vụ cháy, nổ, trong điều tra xác minh và xử lý đối với các hành vi vi phạm hành chính về PCCC; phối hợp tốt với các cơ sở xung quanh trong việc đảm bảo an toàn về PCCC, không gây nguy hiểm cháy, nổ đối với các cơ sở lân cận. Tích cực tham gia các hoạt động PCCC khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền đây cũng là nội dung hết sức cần thiết nhằm nâng cao kiến thức và tích lũy kinh nghiệm trong chỉ đạo điều hành về PCCC của người đứng đầu.

3.2.3. Nâng cao năng lực, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở, địa bàn về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy

Thực tế cho thấy, cán bộ làm công tác quản lý cơ sở, địa bàn có vai trò rất quan trọng, đây là lực lượng trực tiếp làm công tác kiểm tra và thực hiện các xử phạt vi phạm hành chính về PCCC. Vì vậy, để công tác QLNN nói chung và công tác xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC nói riêng đạt được

102

hiệu quả, cần phải quan tâm đến việc nâng cao vai trò trách nhiệm, năng lực, trình độ của lực lượng Cảnh sát PCCC ở hai góc độ:

- Trong công tác tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo về PCCC và xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC, việc nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ này là hết sức cần thiết, điều đó được hợp thành từ nhiều yếu tố khác nhau như cần làm tốt công tác tổ chức, bố trí nhân sự, có cơ chế đãi ngộ phù hợp cho lực lượng này, đồng thời tạo điều kiện về vật chất, kỹ thuật để nâng cao hiệu quả công việc.

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như phẩm chất, năng lực, tinh thần trách nhiệm của cán bộ là yếu tố quyết định lớn đến tiến độ ban hành và chất lượng của văn bản pháp luật PCCC, đến việc tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về PCCC và các hoạt động phát hiện, xử phạt VPHC về PCCC. Nếu cán bộ có trình độ chuyên môn cao, năng lực quản lý giỏi, phẩm chất đạo đức tốt thì chất lượng của các văn bản quy phạm pháp luật về PCCC được ban hành hoặc tham mưu cho cấp có thẩm quyền ban hành sẽ sát thực tế, tính khả thi cao; việc tổ chức thực hiện các văn bản của cấp trên sẽ nhanh chóng, nghiêm túc; việc phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật sẽ nghiêm minh, kịp thời. Ngược lại, sự hạn chế về trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, sự yếu kém về phẩm chất, tinh thần trách nhiệm thấp có thể dẫn đến sai lầm trong việc ban hành văn bản pháp luật, đến việc áp dụng pháp luật, việc xử lý vi phạm sẽ thiếu nghiêm minh ngay cả khi hệ thống pháp luật đã được quy định khá hoàn thiện.

- Trách nhiệm trong việc thực thi pháp luật về PCCC và xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC của cán bộ được giao nhiệm vụ. Như đã phân tích ở trên, PCCC là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trong đó lực lượng Cảnh sát PCCC giữ vai trò là nòng cốt, quan trọng trong hoạt động này. Trong các lĩnh vực công tác của mình, vấn đề xử lý VPHC đối với những hành vi vi phạm

103

quy định an toàn PCCC cần phải được coi trọng. Làm tốt công tác xử lý những hành vi vi phạm quy định an toàn PCCC, vừa có tác dụng răn đe, giáo dục, vừa thể hiện tính nghiêm khắc của pháp luật, để mọi người chấp hành nghiêm chỉnh, thực hiện đầy đủ các quy định an toàn PCCC.

Thực tế hiện nay, vẫn còn tình trạng cán bộ được phân công quản lý về PCCC tại các cơ sở ở thành phố Hà Nội tuy tích cực song vẫn chưa làm hết trách nhiệm của mình theo chức trách nhiệm vụ được giao, điều này thể hiện rõ trong thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra an toàn PCCC và xử phạt vi phạm về PCCC; công tác kiểm tra an toàn PCCC nhiều khi chỉ mang tính hình thức, chạy theo số lượng; việc xử phạt các hành vi vi phạm quy định an toàn PCCC thiếu nghiêm khắc, chưa đúng mức. Có hiện tượng đó, một phần do thiếu tinh thần trách nhiệm, nể nang, một phần cũng do năng lực trình độ của cán bộ kiểm tra còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của thực tế công tác QLNN về PCCC.

Để tăng cường hiệu quả việc xử lý VPHC trong lĩnh vực PCCC trên địa bàn tỉnh thành phố Hà Nội, từng bước đưa công tác PCCC đi vào nề nếp, trong thời gian tới lực lượng Cảnh sát PCCC thành phố Hà Nội cần phải thực hiện một số biện pháp cụ thể sau đây:

- Các cấp Lãnh đạo, chỉ huy từ cấp Đội, cấp Phòng trong lực lượng Cảnh sát PCCC thành phố Hà Nội phải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc chỉ đạo, điều hành một cách kiên quyết, khách quan đối với công tác xử phạt VPHC về PCCC, thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC của cán bộ dưới quyền, có chế độ khen thưởng kịp thời, đồng thời cũng xử lý nghiêm các cán bộ lợi dụng nhiệm vụ để trục lợi, thiếu tinh thần trách nhiệm trong công việc.

- Cần phải thường xuyên giáo dục, nâng cao vai trò trách nhiệm đối với cán bộ chiến sỹ trong thực hiện nhiệm vụ được giao, đảm bảo người cán bộ

104

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 28/08/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí