Năng Suất Cà Phê Của Việt Nam Và Một Số Nước Năm 2009



đồng




Từ 10 đến dưới 20 triệu

đồng


15 103


2 533


43

Dưới 10 triệu đồng

8 016

2 354

8

Bình quân chung

22 178

2 741

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.

Nguồn: Kết quả khảo sát nông hộ tháng 3 năm 2011

Năng suất cà phê của Đắk Lắk cao hơn so với năng suất của các vùng khác và so với năng suất bình quân chung của cả nước (Bảng 3.2). So với một số nước cho thấy Việt Nam (Đắk Lắk) có lợi thế cạnh tranh hơn hẳn về năng suất, năm 2009, năng suất cà phê vối của Việt Nam (Đắk Lắk) cao gấp hơn 2 lần so với Ấn Độ và gần gấp 3 lần so với Indonesia. Hai lý do chính khiến Đắk Lắk trở thành vùng canh tác cà phê vối đạt năng suất cao, đó là i) ưu thế nổi trội về điều kiện tự nhiên (đất đai, địa hình, khí hậu) và ii) thâm canh cao dựa vào đầu tư phân bón. Như vậy, sản xuất cà phê năng suất cao ở Đắk Lắk vừa được coi là lợi thế, cũng vừa là yếu tố tiềm ẩn ảnh hưởng xấu tới chất lượng sản phẩm do sử dụng nhiều phân bón hóa học.

Bảng 3.2 Năng suất cà phê của Việt Nam và một số nước năm 2009



Năng suất (kg/ha)

So sánh (Việt Nam = 100)

Indonesia

792

38

Ấn độ

940

45

Việt Nam

2 080

100

Vùng Tây Nguyên

2 130

102

Tỉnh Gia Lai

1 870

90

Tỉnh Đắk Lắk

2 210

106

Nguồn: FAOSTAT và Bộ NN & PTNT (Phụ biểu 1)

3.1.1.2 Giá thành sản phẩm và chi phí nguồn lực trong nước

* Giá thành sản phẩm

Tổng chi phí đầu tư 1 ha cà phê kinh doanh của các hộ nông dân năm 2010 là 53,6 triệu đồng (Phụ biểu 4), trong đó chi phí về phân bón và lao động chiếm tỷ lệ lớn (tỷ lệ tương ứng là 41% và 42% tổng chi phí). Trong thời gian qua, giá nhiên liệu, phân bón và lao động không ngừng tăng làm cho giá thành sản xuất cà phê ở các hộ nông dân cũng tăng (giai đoạn 2000 ­ 2010, bình quân mỗi năm, giá


thành sản xuất cà phê tăng 6,33%, Phụ biểu 2). Năm 2010, giá thành cà phê nhân xuất khẩu của Đắk Lắk là 1.142 USD/tấn, trong đó chi phí sản xuất ở các hộ nông dân (giá thành cổng trại) chiếm 92% và có vai trò quan trọng quyết định giá thành sản phẩm (Bảng 3.3). Các yếu tố khác cấu thành nên giá thành đó là chi phí vận chuyển, chi phí chế biến bổ sung của doanh nghiệp, chi phí lưu kho, kiểm định, thuế…

Bảng 3.3 Giá thành 1 tấn cà phê nhân xuất khẩu của Đắk Lắk


STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Giá trị

Tỷ lệ (%)


1

Chi phí SX (giá thành cổng trại)


Nghìn đồng


19 563


92,04

2

Chi phí vận chuyển

Nghìn đồng

400

1,88

3

Chi phí chế biến bổ sung

Nghìn đồng

726

3,42

2

Chi phí khác

Nghìn đồng

565

2,66


Giá thành 1 tấn cà phê nhân

Nghìn đồng/tấn

21 254

100


Giá thành 1 tấn cà phê nhân

USD/tấn

1 142


Nguồn: Số liệu khảo sát nông hộ (Phụ biểu 5), đại lý và doanh nghiệp

So sánh giá thành 1 tấn cà phê nhân xuất khẩu của Đắk Lắk với Gia Lai và một số nước trên thế giới cho thấy Đắk Lắk vẫn có lợi thế cạnh tranh về giá

thành do lợi thế năng suất cao (Bảng 3.4). So với các nước sản xuất cà phê

Robusta lớn trong khu vực như Indonesia và Ấn Độ, giá thành cà phê nhân của Đắk Lắk thấp hơn từ 5 đến 18%.

Bảng 3.4 Giá thành 1 tấn cà phê nhân của Đắk Lắk, Gia Lai và một số nước


Chỉ tiêu

Đắk Lắk

Gia Lai

Indonesia

Ấn Độ

Giá thành (USD/tấn)

1 142

1 158

1 200

1 343

So với Đắk Lắk (%)

100

101

105

118

Nguồn: FAOSTAT và tính toán của tác giả

* Hệ số chi phí nguồn lực DRC

Để xác định lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân, đề tài sử dụng hệ số chi phí nguồn lực trong nước DRC. DRC so với tỷ giá hối đoái mờ (DRC/SER) có giá trị bằng 0,72 (Bảng 3.5), nghĩa là Đắk Lắk có lợi thế về mặt kinh


tế khi sản xuất và xuất khẩu cà phê (có lợi thế so sánh). So với Gia Lai, với cả nước tính chung và Indonesia (Bảng 3.6), DRC/SER của Đắk Lắk là thấp nhất, chứng tỏ Đắk Lắk có lợi thế so sánh tốt hơn. Tuy nhiên, căn cứ quan trọng để xác định rằng Đắk Lắk có thể cạnh tranh một cách thành công trên thị trường thế giới hay không là dựa vào hệ số DRC so với tỷ giá hối đoái chính thức OER. DRC/OER của Đắk Lắk bằng 0,99 mặc dù thấp hơn so với Gia Lai nhưng lại rất gần giá trị 1. Như vậy, sản phẩm cà phê nhân của Đắk Lắk sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức khi cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Bảng 3.5 Chi phí nguồn lực trong nước cho 1 tấn cà phê nhân của Đắk Lắk


Chỉ tiêu

ĐVT

Giá xã hội

Giá thực tế

1. Giá trị sản phẩm

USD/tấn

1 464

1400

2. Chi phí

nghìn đồng/tấn

24 051

25 913

+ Chi phí trong nước

nghìn đồng/tấn

20 440

22 023

+ Chi phí nước ngoài

nghìn đồng/tấn

3 611

3 890

Chi phí nước ngoài

USD/tấn

194

209

3. Tỷ giá hối đoái chính thức bình

quân năm 2010

VND/USD


18 619

4. DRC


16 094

18 490

5. DRC/SER


0,72


6. DRC/OER



0,99

Nguồn: Phụ biểu 6


Bảng 3.6 Hệ số chi phí nguồn lực của Đắk Lắk, Gia Lai và một số nước


Chỉ tiêu

Đắk Lắk

Gia Lai Việt Nam

Indonesia


DRC/SER 0,72 0,73 0,77 0,81

DRC/OER 0,99 1,02 ­ ­


Nguồn: Bảng 3.5, Phụ biểu 7 và ICO


3.1.1.3. Lợi nhuận

Lợi nhuận được coi là chỉ


tiêu hiệu quả


cuối cùng để


đánh giá lợi thế

cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của các tổ chức kinh tế sản xuất kinh doanh cà phê. Mặc dù có lợi thế về giá thành thấp nhưng do mức giá xuất khẩu của Đắk


Lắk thấp nên lợi nhuận bình quân 1 tấn sản phẩm cà phê nhân của Đắk Lắk thấp hơn nhiều so với Indonesia và Ấn Độ (Bảng 3.7). Xét trên cả 2 khía cạnh lợi nhuận bình quân/tấn sản phẩm và lợi nhuận bình quân/ha canh tác cà phê có thể nhận thấy Ấn Độ là quốc gia sản xuất cà phê nhân có lợi thế cạnh tranh về hiệu quả cao nhất trong khu vực. Đắk Lắk nhờ có lợi thế năng suất cao nên mặc dù lợi nhuận/tấn sản phẩm thấp hơn so với Indonesia nhưng lợi nhuận/ha lại cao hơn 24%.


Bảng 3.7 Lợi nhuận của Đắk Lắk, Gia Lai và một số nước


Chỉ tiêu

Đắk Lắk

Gia Lai

Indonesia

Ấn Độ

Giá xuất khẩu (USD/tấn)

1 438

1 329

1 827

2 994

Giá thành (USD/tấn)

1 142

1 158

1 200

1 343

Lợi nhuận/tấn cà phê nhân (USD)

296

171

627

1 651

Lợi nhuận/ha (USD)

654

320

497

1 552

So sánh lợi nhuận/ha (Đắk Lắk = 100%)


100


49


76


237

Nguồn: Bảng 3.4 và FAOSTAT

Tóm lại, phân tích hiệu quả sản xuất cà phê nhân của các hộ nông dân và doanh nghiệp ở tỉnh Đắk Lắk, so sánh với Gia Lai và các nước sản xuất cà phê Robusta trong khu vực, cho thấy Đắk Lắk có lợi thế cạnh tranh tốt nhất về năng suất và giá thành sản phẩm nhưng lại đứng sau Ấn Độ về lợi nhuận. Do vậy, để khai thác tốt lợi thế, nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân trên thị trường quốc tế, hộ nông dân và doanh nghiệp cần kiểm soát chi phí sản xuất hiệu quả hơn để giảm giá thành, đồng thời tích cực cải thiện chất lượng sản phẩm để nâng cao giá xuất khẩu.

3.1.2 Chất lượng sản phẩm cà phê nhân


Chất lượng sản phẩm là nội dung quan trọng

thứ

hai

của lợi thế

cạnh

tranh sản phẩm cà phê nhân. Philip Kotler, “ông tổ” của marketing hiện đại, cho rằng chất lượng là khi khách hàng của chúng ta quay trở lại và sản phẩm của chúng ta thì không [76]. Sản phẩm cà phê nhân xuất khẩu bảo đảm chất lượng sẽ cải thiện uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp và quốc gia trên thị trường quốc tế, là cơ sở quan trọng để phát triển bền vững khách hàng.

3.1.2.1 Chất lượng sản phẩm cà phê nhân của các hộ nông dân

Sản phẩm cà phê tiêu thụ của các hộ nông dân là cà phê nhân xô (cà phê thu hoạch được chế biến chủ yếu theo phương pháp truyền thống đó là phơi khô


tự nhiên, xát vỏ, sản phẩm không được phân loại theo bất cứ tiêu chí nào). Chất lượng sản phẩm cà phê nhân phụ thuộc chủ yếu vào công đoạn sản xuất, chế

biến ở

nông hộ. Theo kết quả

khảo sát nông hộ, chỉ

có 43% khối lượng sản

phẩm tiêu thụ là bảo đảm chất lượng, đó là sản phẩm có màu sáng, mùi thơm, tỷ lệ hạt đen vỡ và tạp chất ít. Những hộ nông dân có sản phẩm tốt thường có điều kiện về lao động, thu hái sản phẩm đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, có sân phơi rộng

rãi và có kho bảo quản. Phần lớn sản phẩm của hộ nông dân có chất lượng

không bảo đảm (trọng lượng hạt không đồng đều; có nhiều lỗi như hạt đen, vỡ, hạt mốc, hạt nhăn nheo, dính vỏ trấu; lẫn tạp chất như đất, đá, cành que, côn trùng,…). Tuy nhiên, do chính sách thu mua không phân biệt giá theo chất lượng sản phẩm nên nông dân không có động lực để tích cực cải thiện chất lượng sản phẩm.

Bảng 3.8 Nhận biết thông tin chất lượng sản phẩm cà phê của nông dân


Chỉ tiêu

Tỷ lệ người nhận biết (%)


Màu sắc

Sáng tươi

7

Vàng xanh

66

Xanh

11

Không rõ

16


Mùi vị

Thơm

58

Không mùi

2

Không rõ

40


Độ ẩm

13 phần trăm

89

Không rõ

11


Tạp chất

Dưới 3 phần trăm

72

Không rõ

28


Tỷ lệ đen vỡ

Dưới 5 phần trăm

68

Không rõ

32

Nguồn: Kết quả khảo sát nông hộ tháng 3 năm 2011

Nhận thức của nông dân về chất lượng sản phẩm còn hạn chế, nhiều


người không nắm rõ thông tin về các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm (Bảng 3.8). Các tiêu chuẩn để nhận biết thông tin về chất lượng sản phẩm như màu sắc, mùi vị, độ ẩm, tạp chất và tỷ lệ hạt đen vỡ, chưa thực sự được nông dân quan tâm và thực hiện. Nhận biết về chất lượng sản phẩm chỉ được nông dân đánh

giá bằng cảm quan, chưa có một công cụ

nào được nông dân sử

dụng để đo

lường các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm cà phê của hộ nông dân không được kiểm soát chặt chẽ là nguyên nhân chính làm gia tăng chi phí chế biến của doanh nghiệp, đồng thời làm giảm giá xuất khẩu.

Chất lượng sản phẩm cà phê chịu tác động tổng hợp bởi nhiều yếu tố, bao gồm từ khâu chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác, kỹ thuật thu hái, kỹ thuật và phương tiện chế biến… Kết quả khảo sát nông hộ sản xuất cà phê ở Đắk Lắk cho thấy việc hái quả xanh là yếu tố lớn nhất làm hạn chế chất lượng sản phẩm cà phê nhân, tiếp đến là kỹ thuật canh tác và kỹ thuật thu hái sản phẩm (Biểu đồ 3.1).

Biểu đồ 3 1 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cà phê nhân Nguồn 1

Biểu đồ 3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cà phê nhân (%)

Nguồn: Kết quả khảo sát nông hộ tháng 3 năm 2011

3.1.2.2 Chất lượng sản phẩm cà phê nhân tiêu thụ của doanh nghiệp

Theo phân loại của Công ty giám định chất lượng hàng nông sản xuất khẩu (Cafecontrol), cà phê nhân tiêu thụ của các doanh nghiệp Đắk Lắk được


chia thành các nhóm chất lượng sau (Bảng 3.9):

­ Nhóm sản phẩm chất lượng cao bao gồm 3 loại hàng i) loại có rất ít tạp chất và tỷ lệ đen vỡ thấp (0 đến 1%), ii) loại sản phẩm được chế biến ướt (washed) và iii) loại sản phẩm được đánh bóng ướt (wet polisded). Nhóm sản phẩm chất lượng cao này được thực hiện đối với cà phê nhân có các cỡ sàng

khác nhau, từ S13 đến S18. Tập hợp số liệu của các doanh nghiệp chế biến

xuất khẩu cà phê trên địa bàn tỉnh cho thấy hầu hết các đơn vị đều có khả năng

cung cấp nhóm hàng này để

nâng cao khả

năng cạnh tranh. Tỷ lệ

sản phẩm

chất lượng cao trong tổng khối lượng cà phê nhân xuất khẩu của các đơn vị là 39%, trong đó chủ yếu tập trung ở loại có tỷ lệ đen vỡ thấp.

Bảng 3.9 Cơ cấu chất lượng cà phê nhân xuất khẩu của các doanh nghiệp


Loại sản phẩm

Mô tả sản phẩm

Tỷ lệ (%)


Chất lượng tốt

Tỷ lệ đen vỡ dưới 1%

22

Sản phẩm chế biến ướt

5

Sản phẩm đánh bóng ướt

12

Chất lượng khá

Tỷ lệ đen vỡ 2 đến 3%, S13, S16

29

Chất lượng trung bình thấp

Tỷ lệ đen vỡ trên 5%, S13

32

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của các doanh nghiệp


­ Nhóm hàng chất lượng khá bao gồm những sản phẩm có tỷ lệ đen vỡ từ 2 đến 3%, chủ yếu tập trung vào 2 cỡ sàng S13 và S16. Nhóm này chiếm tỷ trọng 29% trong tổng khối lượng cà phê nhân xuất khẩu và là nhóm được tiêu thụ khá ổn định trong nhiều năm qua.

­ Nhóm chất lượng trung bình thấp chủ yếu là loại hàng R2 S13, có tỷ lệ hạt đen vỡ cao trên 5%. Nhóm này có giá bán thấp, phù hợp làm nguyên liệu cho chế biến cà phê hòa tan, tuy vậy vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng khối lượng cà phê nhân xuất khẩu (xấp xỉ 1/3).

Giá bán sản phẩm theo từng loại chất lượng có khác biệt nhau đáng kể, ví dụ cùng loại R1 S16, chất lượng khác nhau giá bán chênh lệch nhau từ 30 đến 70 USD/tấn. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất đối với chế biến cà phê chất lượng cao đó

Xem tất cả 245 trang.

Ngày đăng: 09/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí